Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương thống kê tài chính -Học viện tài chính pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.09 KB, 13 trang )

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê tài chính?
• Thống kê tài chính nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình tài chính.
• Thống kê tài chính nghiên cứu các hiện tượng và quá trình tài
chính số lớn.
• Hiên tượng và quá trình tài chính phát sinh ở mọi lĩnh vực, nghành
từ tầm vi mô đến vĩ mô trong nền kinh tế vì vậy đối tượng nghiên
cứu của thống kê tài chính là các hiện tượng và quá trình tài chính
số lớn diễn ra trong các khâu của quá trình phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ.
• Thống kê tài chính nghiên cứu các hiện tượng và quá trình tài
chính diễn ra trong các khâu của quá trình phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ , trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Câu 2: Cơ sở lý luận, cơ sở phương pháp luận của thống kê tài
chính?
 Cơ sở lý luận:
Toàn bộ lý thuyết của TKTC được gọi là lý luận của thống kê tài chính.
Hệ thống lý luận của TKTC được xây dựng dựa trên cơ sở: Kinh tế học
nói chung, kinh tế thị trường (kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô), lý thuyết về
ngân hàng, chứng khoán… và đường lối chính sách của Đảng và Chính
phủ của từng quốc gia trong từng thời kì cụ thể.
 Cơ sở phương pháp luận :
• Trong quá trình nghiên cứu TKTC sử dụng nhiều phương pháp
chuyên môn của thống kê như: phương pháp quan sát số lớn,
phương pháp phân tổ, phương pháp chỉ số…
• Thống kê tài chính lấy chủ nghĩa duy vật biên chứng làm cơ sở
được biểu hiện tống quát trên một số khía cạnh:
1
- Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của CN duy vật biện
chứng cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ hữu cơ
với nhau. Theo nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật hiện tượng


luôn luôn ở trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng.
- Từ các nguyên lý trên CN duy vật biện chứng còn đề cập đến các
cặp phạm trù: Cái riêng- cái chung, tất nhiên- ngẫu nhiên, bản
chất- hiện tượng, nội dung- hình thức, nguyên nhân- kết quả, khả
năng – hiện thực.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn đề cập đến các quy luật cơ bản
như: quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng chất, quy định phủ định
của phủ định.
Câu 3: Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả chi phí bảo hiểm?
• Hiệu quả bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bảo hiểm doanh nghiệp BH thu
được trong kỳ, doanh nghiệp BH tiến hành bồi thường. chi trả bao nhiêu
đồng cho rủi ro tổn thất và được xác định bằng tỷ số giữa tổng số tiền
bồi thường và chi trả trong kì với doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ.
Hiệu quả bổi thường và chi trả bảo hiểm= Tổng số tiền bồi thường
và chi trả trong kì/ Doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
• Hiệu quả đầu tư trở lại nền kinh tế:
Hiệu quả đầu tư trở lại nền kinh tế của phí BH phản ánh cứ 1 đồng
doanh thu phí thu được trong kỳ, nhà BH đầu tư trở lại nền kinh tế xã
hội bao nhiêu đồng và được xác định bằng tỉ số giữa giá trị đầu tư trở
lại nền kinh tế trong kỳ với doanh thu BH trong kỳ.
Hiệu quả đầu tư trở lại nền kinh tế= Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế
trong kỳ/ Doanh thu phí BH trong kỳ.
2
• Hiệu quả nộp ngân sách:
Hiệu quả nộp ngân sách phản ánh cứ 1 đồng doanh thu phí thu được
trong kỳ, nhà BH nộp vào ngân sách bao nhiêu đồng và được xác định
bằng tỉ số giữa số tiền nhà BH nộp vào ngân sách trong kỳ với doanh thu
bảo hiểm trong kỳ.
Hiệu quả nộp ngân sách= Tổng số tiền nộp ngân sách trong kỳ/ Doanh

thu phí bảo hiểm trong kỳ
• Hiệu quả sử dụng phí bán hàng:
Phản ánh cứ 1 đồng doanh thu phí BH trong kỳ, nhà BH phải bỏ ra bao
nhiêu tiền cho hoạt động bán hàng.
Hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng= Tổng chi phí bán hàng trong
kỳ/Doanh thu phí BH trong kỳ
• Hiệu quả giám định và đề phòng tổn thất
Phản ánh trong kỳ nhà BH sử dụng bao nhiêu đồng cho chi phí giám
định và đề phòng rủi ro trong một đồng doanh thu phí BH thu được
trong kỳ, được xác định bằng tỷ số giữa tổng số tiền giám định và đề
phòng tổn thất với doanh thu phí BH thu được trong kỳ
Hiệu quả giám định và đề phòng tổn thất= Tổng chi phí giám định và
đề phòng tổn thất trong kỳ/ Doanh thu phí BH trong kỳ.
• Hiệu quả sử dụng phí BH tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp
Phản ánh một đồng doanh thu phí BH thu được trong kỳ đã mang lại cho
doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận, được xác định bằng tỉ số giữa
lợi nhuận thu được trong kỳ với doanh thu BH trong kỳ
Hiệu quả sử dụng phí BH tạo ra lợi nhuận trong kỳ= Lợi nhuận thu
được trong kỳ/ Doanh thu phí BH trong kỳ
3
Câu 4: Nhóm chỉ tiêu thống kê kết quả ?
• Doanh thu bảo hiểm (G
bh
):
Là tổng số tiền mà các công ty BH đã thu được trong kỳ từ các đối
tượng tham gia BH khác nhau.
D
bh
=∑D
i

Doanh thu BH phản ánh qui mô hình thành quỹ BH thương mại để
trang trải cho các khoản chi cần thiết trong phạm vi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp BH
• Doanh thu thuần
• Tổng giá trị sản xuất (GO)
Là toàn bộ giá trị sản phẩm do lao động trong các công ty BH hoặc
nghành BH tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
tổng giá phí bảo lợi tức chi phí Trách nhiệm chưa
trị sản xuât = hiểm + thuần từ - bảo hiểm ± hoàn thành năm
bảo hiểm thu được quĩ dự phòng trước chuyển sang
• Giá trị tăng thêm (VA)
Là một bộ phận của giá trị sản xuất của giá trị sản xuất của công ty BH
(hoặc ngành BH) còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian, là bộ phận giá
trị mới do lao động sản xuất của doanh nghiệp (nghành) BH tạo ra và
khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Phương pháp tính:
C1: phương pháp sx:
Giá trị tăng thêm= tong giá trị sx- cphi trung gian
VA= GO – IC
Trong đó chi phi trung gian IC bao gồm:
+ Chi phí vật chất:
4
Chi phi văn phòng phẩm, công cụ ld nhỏ, trang phục làm việc và bảo hộ lao
dộng, báo chí, tạp chí, vật chất khác.
+ chí phí dịch vụ mua ngoài:
Chi hoa hồng bảo hiểm, tái bảo hiểm theo hợp đồng đại lý, cước vận tải , dịch
vụ bưu điện, công tác phí, hội nghị, tuyên truyền quảng cáo, dịch vụ khác.
C2.Phương pháp phân phối:
Thu nhập thuế sx Khấu Thặng
Giá trị = của người + và + hao + dư

Tăng thêm lao động hh TSCĐ sx
• Lợi nhuận kinh doanh:
- Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp BH (LN
bh
)
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp BH thu về từ hoạt
động với tổng chi mà doanh nghiệp BH chi ra phục vụ cho các hoạt
động của mình trong một thời kỳ nhất định
Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm thườn gồm các bộ phận:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm , tái bảo hiểm
- Dthu từ hoạt động đầu tư tài chính
- Dthu khác
Chi phí bảo hiểm của 1 doanh nghiệp bao gồm các khoản:
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh BH, tái Bh
- Chi phí hoạt động đầu tư tài chính
- Chi phí khác
+ lợi nhuận được xđ:
L
bh
= ∑T
bh
- ∑ C
bh
trong đó
∑T
bh : tổng thu bảo hiểm bao gồm các khoản sau:
- thu phí bảo hiểm gốc
- thu phí nhận tái bảo hiểm
- hoa hồng nhận được từ hoạt động tái bảo hiểm
5

- thu phí đại lý, giám định
- khoản đòi người thứ 3
∑ C
bh : tông chi bảo hiểm bao gồm các khoản sau
+ Chi bồi thường theo định mức gốc và nhận tái bảo hiểm
+ Chi dự phòng hạn chế tổn thất( theo định mức)
+ Chi trả hoa hồng BH, tái BH
+ Chi phí giám định
Lợi nhuận được xác đinh theo năm tài chính: 3 phương pháp
PP1:
L
bh
= (phí BH + Hoa hồng tái BH + thu đòi người t3) – (chi bồi thường BH + chi
trích quỹ bồi thường tổn thất + chi fi quan li và chi #)
Pp2:
L
bh
= L
bh1
+ L
bh2
Trong đó:
L
bh1
= (phí BH + thu đòi người t3) – (chi bồi thường BH + Chi dự phòng hạn chế
tổn thất + chi quản lý)
L
bh2
= ( Thu bồi thường tái BH + thu hoa hồng tái BH) – (Phí tái BH + đòi người
t3 tái BH + chi quản lý tái BH)

PP 3:
L
bh
= ( phí BH – phí tái BH) + (đòi người t3 BH – đòi người t3 tái BH) – (bồi
thường BH – bồi thường tái BH) – (chi đề phòng hạn chế tổn thất + chi quản lý
và chi #) + hoa hồng tái BH.
Chú ý: phương pháp xác định lợi nhuận trong kinh doanh BH khác với
phương pháp xác định lợi nhuận trong các ngành kinh tế khác ở chỗ:
mỗi loại hình BH, mỗi nghiệp vụ BH có phương pháp xác định lợi
nhuận khác nhau. Đó là do đặc điểm thu, chi của BH gốc, tái BH của
mỗi nghiệp vụ BH trong các loại hình BH khác nhau đó
Câu 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến tới giá cổ phiếu
• Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế
giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển
6
(và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh
doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư
lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào
cổ phiếu.
• Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng
của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận
của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có
nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
• Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối
với DN. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận
mà DN dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu
thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ
chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất
cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN
vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó

mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ
phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay
giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm khiến giá CP tăng cao hơn.
Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá CP sẽ giảm. Nhưng với lạm
phát không fai là vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đàu tư vào TTCK
thường mang lại nhiều lãi.
• Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu
khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho
số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
• Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi
kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường.
Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh
doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên.
• Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: Yếu tố về kỹ
thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát
triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị
7
trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp
của công nhân; tình trạng tài chính của DN
• Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản
trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư
đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần.
Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm
người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư
chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi
quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi
tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh,
cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải

bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất xán lạn cần
phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người
mua, người bán.
Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật
của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng có thể khiến
thị giá cổ phiếu biến động.
Câu 6: Ưu nhược điểm của các phương pháp tính chỉ số giá cổ
phiếu?
• Phương pháp Passche
Chỉ số giá bình quân Passche là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị
với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Vì vậy
kết quả tính toán sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán
niêm yết) tại thời kỳ tính toán
Công thức:

8
Ưu điểm: chỉ số giá CP liên quan đến mức độ giao dịch hiện tại nhiều
hơn và thực tế được áp dụng rộng rãi nhất.
Nhược điểm: tính toán phức tạp hơn khi tính đến ảnh hưởng của quy mô
giao dịch dưới tác động của hai nhân tố: giá và số lượng CP giao dịch.
Và trong trường hợp có sự thay đổi lớn về khối lượng hoặc cơ cấu khối
lượng CP giao dịch thì sẽ không phản ánh được sự biến động riêng của
giá CP
• Phương pháp Laspeyers Chỉ số giá bình quân Laspeyers là chỉ số
giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là số lượng cổ phiếu
niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính toán sẽ phụ thuộc vào
cơ cấu quyền số thời kỳ gốc
Công thức:
Ưu điểm: xác định giá CP theo phương pháp này thuận lợi hơn vì dữ
liệu về khối lượng CP giao dịch kỳ gốc đã được tổng hợp .

Nhược điểm: không phản ánh, cập nhật được những thay đổi về
khuynh hướng đầu tư, đồng thời không cho phép xác định được lượng
tăng giảm thực tế của tổng giá trị giao dịch do ảnh hưởng biến động của
giá CP.
• Phương pháp Fisher
Là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá
Laspayer.
Công thức:
9
Ưu điểm:
Phương pháp này trung hòa được những ảnh hưởng về sự khác biệt
Cơ cấu khối lượng giao dịch giữa hai kỳ qua đó xác định được kết quả
chung phản ánh biến động của giá CP
• Phương pháp bình quân cộng giản đơn
Nếu xác định giá trung bình cộng của một CP trong danh mục tại thời
điểm gốc( chỉ số 0) là p
0
và tại thời điểm hiện hành( chỉ số t) là p
t
thì chỉ
số giá trung bình cộng của thị trường cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
Công thức:
Ưu điểm: là phương pháo đơn giản nhất trong việc tính toán và chỉ chịu
ảnh hưởng của tổng mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của giá các loại cổ
phiếu trong danh mục. Khi tổng mức tăng giá trị tuyệt đối lớn hơn tổng
mức giảm tuyệt đối thì chỉ số giá sẽ tăng so với thời điêm gốc và ngược
lại. PP này được áp dụng khi mới hình thành thị trường chứng khoán.
• Phương pháp bình quân nhân giản đơn
Bản chất của PP này là tính chỉ số giá cổ phiếu trên cơ sở giá cổ phiếu
bình quân theo pp bình quân nhân giản đơn

Công thức:
Nhược điểm: chịu ảnh hưởng của biến động giá tương đối, pp này ít
được dùng nhất.
10
• Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán VN: được tính căn cứ
vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết
Ưu điểm: các nhà đầu tư có thể đánh giá phân tích thị trường một cách
tổng quát và dự báo sự vận động của thị trường trong tương lai dựa vào
sự vận động của nó trong quá khứ
Nhược điểm: không phản ánh đúng sự biến động của giá cổ phiếu niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Câu7: Khi nào và tai sao phải điều chỉnh số liệu trong tính toán chỉ
số giá cổ phiếu?
Có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu
• Chọn quyền số
• Chọn rổ đại diện
• Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá
cổ phiếu chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá cổ phiếu
 Chọn quyền số:
Tính chỉ số giá theo CP niêm yết cho phép phản ánh đúng hơn biến động
giá CP. Vì vậy thường chọn số CP niêm yết khi nó khác với số CP đang
lưu hành và chọn số CP đang lưu hành khi nó giống với số CP đang
niêm yết làm quyền số khi xác định chỉ số giá CP.
 Chọn rổ đại diện
Chọn rổ đại diện để loại trừ bớt các CP không hoặc ít tham gia vào hoạt
động của thị trường để xác định đúng chỉ số giá CP. Xác định rổ đại diện
và xác định loại CP nào được tham gia tính chỉ số giá CP trên một thị
trường CK nào đó. Trên TTCK có nhiều CP không hoặc ít được giao
dịch trên thị trường. Vì vậy không nên đưa vào để tham gia tính chỉ số
giá CP. Khi một CP nào đó không có tính đại diện nữa thì cần thay đổi

thành phần rổ đại diện.
11
 Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng
và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá CP.
Trong quá trình tính toán một số nhân tố không thay đổi về khối lượng
và giá trị của các CP trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của
chỉ số như: phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng
nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số
giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. Các yếu tố
đó là:
- Thêm bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện:
+ Thêm CP vào rổ đại diện thường xảy ra khi nền kinh tế ổn định và
phát triển.
+ Bớt CP trong rổ đại diện thường xảy ra khi công ty hay doanh nghiệp
làm ăn lụi bại, thua lỗ, vai trò của chúng trong thị trường bị giảm sút.
Điều này ít sảy ra vì điều kiện được chọn vào rổ đại diện rất khắt khe.
- Thay CP trong rổ đại diện: thay loại CP không còn đại diện bằng
loại CP trước đây không đảm bảo tính đại diện nhưng nay có tính
chất đại diện hơn trên thị trường. đây là trường hợp thường xuyên
xảy ra.
- Nhập tách CP
+ Nhập (gộp) CP thường áp dụng khi CP xuống quá thấp. Trường hợp
này ít khi xảy ra.
+ Tách CP thường được áp dụng khi giá CP tăng lên nhiều lần tạo ra
nhiều bất tiện trong giao dịch ( số người có đủ tiền để mua các CP trên
giảm đi) để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch mua bán trên thị
trường.
- Thưởng cổ phần, thưởng tiền
- Tăng vốn bằng cách phát hành CP mới
12

- Bán chứng quyền: giấy chứng nhận quyền được mua CP mới phát
hành ở mức giá bán ra cho các cổ đông tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ
sở hữu.
- Cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch
không cố cổ tức: ngày ở trước ngày dự kiến phân phối cổ tức
(được coi như phát thưởng bằng tiền)
The end
13

×