Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 điều thường ngày làm tổn hại da bạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 4 trang )

10 điều thường ngày làm
tổn hại da bạn

Có những điều xảy ra hàng ngày, tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây
tổn hại đến làn da của bạn, có thể bạn chưa biết…



Ảnh minh họa

1. Không sử dụng đủ và thường xuyên kem chống nắng
Nhiều người chỉ sử dụng 25% tới 50% lượng kem chống nắng chỉ định
trên vỏ bao bì. Các chuyên gia da cho biết nên sử dụng nhiều như hướng
dẫn và thoa khắp cơ thể, cũng như thoa nhiều cho kem thấm. Cũng nên
lưu ý : kem chống nắng chỉ giữ được chừng 2-3 giờ sau khi thoa và nếu
phơi nắng lâu hơn, bạn nên thoa lại kem.
2. Lái xe
Kính xe hơi thường không ngăn được tia cực tím A, loại tia gây lão hóa
da (tia cực tím B làm da đen sạm và cháy nắng). Ánh nắng có thể xuyên
qua lớp kính xe hơi và gây hại đến mọi loại da.
3. Ngồi trong bóng râm
Tia cực tím phản xạ trên bề mặt cát và nước, vì thế dù bạn ngồi trong
bóng râm vẫn bị ảnh hưởng bởi chúng.
4. Sử dụng kem chống nắng cũ
Hầu hết các loại kem chống nắng hết hạn chừng 1-3 năm sau ngày sản
xuất. Không nên để kem chống nắng trong xe vì nhiệt độ và ánh sáng làm
các thành phần hóa học trong kem bị oxi hóa và mất tác dụng.
5. Kiểu tóc của bạn
Khi cột hay bới tóc cao lên, bạn gái thường quên thoa kem chống nắng ở
vùng da cổ và tai. Ngoài ra vùng da ở đường rẽ ngôi cũng bị ảnh hưởng
khi bạn để đầu trần đi ngoài nắng. Cách giái quyết tốt nhất là đội nón


rộng vành và thoa kem chống nắng lên vùng da cổ và tai.
6. Quần áo bạn liệu có thể chống nắng?
Áo thun trắng thường ngày có chỉ số chống nắng khoảng 7-8 SPF, nhưng
khi bị ướt chỉ số chống nắng giảm xuống còn 3 SPF. Để đảm bảo hiệu
quả chống nắng, thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn mặc quần áo dài
tay.
7. Kem chống nắng có trôi khi gặp nước?
Có một sự khác biệt lớn giữa kem chống nắng không trôi khi gặp
nước(waterproof) và kem chống nắng chịu được nước (water-resistant).
Cả hai đều phải được thoa lại sau khi bơi. Theo FDA, kem chống nắng
chịu được nước sẽ giữ được chỉ số chống nắng trong 40 phút hoạt động
dưới nước, còn kem chống nắng không trôi khi gặp nước sẽ kéo dài hiệu
quả chống nắng đến 80 phút.
8. Thuốc bạn đang dùng
Thuốc kháng sinh, bao gồm tetracycline và antihistamines làm da trở nên
nhạy cảm với ánh nắng. Khi bạn dùng thuốc và ra nắng ngay, thành phần
hóa học sẽ bị kích thích bởi ánh nắng và làm tổn hại tế bào da và cháy
nắng nhanh hơn. Những người đang dùng kháng sinh nên tránh ánh nắng
trực tiếp và áp dụng các biện pháp bảp vệ da dưới nắng.
9. Làm da rám nắng nhân tạo để làm nền
Nhiều người trước khi ra biển hay đến salon để tạo lớp nền rám nắng cho
da bằng các loại máy tắm nắng nhân tạo. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học
cho thấy việc phơi mình dưới tia cực tím trong các máy làm da rám nắng
nhân tạo làm phá hỏng cấu trúc DNA của tế bào da, làm hại mắt và dẫn
đến lão hóa sớm. Thay vào đó bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số
SPF cao khi ra biển là đủ có làn da rám nắng tự nhiên.
10. Trong ngày âm u
Tia cực tím A xuyên qua mây dễ hơn tia cực tím B và cũng gây tổn hại
làn da. Vì thế dù trời âm u hay ít nắng, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng
và che những vùng da nhạy cảm trước khi ra ngoài.



×