Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổng quan Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ - Phần 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.09 KB, 5 trang )

ESCAP v.v Du lịch Việt Nam đã cam kết tham gia chơng trình hành động ASEAN
với 5 nội dung là: xúc tiến ASEAN - một điểm du lịch chung; tạo điều kiện đi lại
trong ASEAN; xúc tiến đầu t du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển du
lịch bền vững về môi trờng và tiếp tục tham gia trong khuôn khổ AFAS. Trong Hiệp
định Thơng mại Việt-Hoa Kỳ, DLVN đã cam kết 2 phân ngành là dịch vụ khách sạn,
nhà hàng và dịch vụ lữ hành. Trong quá trình chuẩn bị tham gia Tổ chức Thơng mại
thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã đa ra những cam kết tơng tự nh trong Hiệp
định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Nh vậy, nếu so với các cam kết của gần 120
nớc về dịch vụ du lịch trong WTO thì sự cam kết của du lịch Việt Nam còn hẹp và
thấp.
Từ thực trang của du lịch Việt Nam, để du lịch Việt Nam thực hiện đợc vai trò là
một ngành kinh tế mũi nhọn, và để hội nhập thực sự, mà trọng tâm là đáp ứng những
điều kiện của WTO, thì du lịch Việt Nam phải có những bớc đi đột phá:
Điều quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lợng ở mọi khâu của hoạt động du lịch
theo tiêu chuẩn chất lợng quốc tế, đa DLVN phát triển sang một giai đoạn mới
cao hơn những thập kỷ cuối thế kỷ 20, tức là chuyển từ phát triển chiều rộng sang
chiều sâu, lấy hiệu quả kinh tế cao làm chuẩn mực.
Ngành du lịch kinh doanh theo cơ chế thị trờng, bỏ bao cấp, bỏ bảo hộ, tự do hóa
càng sớm càng tốt. Để thực hiện đợc điều này, cần đổi mới căn bản hệ thống
doanh nghiệp nhà nớc, kể cả các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch, mở
cho hệ thống doanh nghiệp dân doanh kinh doanh du lịch bình đẳng, kể cả kinh
doanh du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nớc ngoài kinh doanh
ở Việt Nam nh họ kinh doanh ở các nớc trong khu vực.
Cần tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đáp ứng nhiều loại yêu cầu của
khách quóc tế và nội địa, đầu t nghiên cứu nhu cầu của thị trờng du lịch quốc tế,
nhất là những thị trờng quốc tế lớn nh Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc á, Đông
Nam á v.v Nắm đợc nhu cầu của từng thị trờng đó mà xây dựng các sản phẩm
và định ra những phơng pháp quảng bá để khai thác từng thị trờng.
Cải thiện kết cấu hạ tầng du lịch, xây dựng cho đợc các khu du lịch quốc gia có
tầm cỡ quốc tế và nâng cấp những cơ sở hiện có. Xây dựng các khu du lịch quốc
gia mới và lớn bằng cách kêu gọi FDI, huy động vốn xã hội bằng bán trái phiếu.


Rà soát lại tất cả các chính sách, loại bỏ những trở ngại, hạn chế đối với du lịch,
sớm xây dựng luật du lịch và ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với yêu cầu
của hội nhập, trong đó có yêu cầu của WTO, Cần đơn phơng bỏ thị thực nhập
cảnh cho khách du lịch của những thị trờng lớn nh Tây Bắc Âu, Canada, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nam Thái Bình Dơng, Đông Nam á. Thực hiện đối xử quốc gia
đối với khách du lịch quốc tế.
CIEM, Trung tõm Thụng tin T liu
11
Cải tiến việc quản lý khách du lịch thoáng hơn, bớt nặng nề, dẹp bỏ nhng hiện
tợng gây phiền hà đối với khách.
Tăng cờng công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch, nâng cao kỹ năng,
chuyên môn và nguồn tài chính cho công việc này, áp dụng công nghệ tin học
trong tất cả các khâu quản lý, kinh doanh, nhất là trong quảng bá, chào bán sản
phẩm, thơng mại điện tử trong ngành du lịch.
Sắp xếp lại tổ chức có quyền lực hơn. Bố trí lại nhân sự, phân loại cán bộ, nhân
viên để đào tạo và đào tạo lại, nhất là đội ngũ hớng dẫn viên, chú trọng đào tạo
ngoạị ngữ, tin học, chú ý cả ngoại ngữ phổ thông nh tiếng Anh, tiếng Pháp và
ngoại ngữ riêng biệt cho những thị trờng quan trọng nh tiếng Nhật, Đức, Italia,
Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, ả rập v.v

4. Bảo hiểm
Trong nền kinh tế thị trờng, nhất là ở các nớc phát triển, bảo hiểm là một ngành
lâu đời và có tỷ suất lợi nhuận rất cao. So với nhiều loại hình kinh doanh khác, hoạt
động kinh doanh bảo hiểm có phạm vi và mức độ ảnh hởng rộng lớn đến an sinh xã
hội và phát triển kinh tế quốc dân. Hệ thống bảo hiểm nhiều nớc trên thế giới phát
triển hơn cả ngân hàng và có vai trò quyết định trong hệ thống tài chính.
Bảo hiểm ở Việt Nam còn rất mới và cha phát triển, hiện nay có 3 loại hình là bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thơng mại (BHTM). Do
yêu cầu của đề tài nên ở đây chỉ xem xét loại hình BHTM. Sự phát triển kinh tế đã
từng bớc thay đổi và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm từ cơ chế hoạt động đến nội dung

kinh doanh. BHTM phản ảnh rõ sự phát triển về kinh tế và đóng góp đáng kể trong
việc ổn định kinh tế-xã hội. Trong các loại bảo hiểm ở Việt nam, BHTM mang đặc
tính thị trờng rõ nét nhất và có phạm vi hoạt động lớn nhất, vợt ra ngoài lãnh thổ
quốc gia.
BHTM Việt Nam đã phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1991-1995, TTBH tăng
trởng rất cao, doanh thu năm 1995 đã đạt 1.026,47 tỷ, tăng 40% so với 1994. Địa bàn
khai thác kinh doanh bảo hiểm đợc mở rộng. Các nghiệp vụ bảo hiểm đã từng bớc
đợc đa dạng hóa, đã triển khai cả 3 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm tài sản,
bảo hiểm con ngời, và bảo hiểm trách nhiệm. Sự tham gia của Công ty tái bảo hiểm
quốc gia đã góp phần tăng mức giữ lại trong nớc và ngăn chặn ngoại tệ chuyển ra
nớc ngoài. Từ 1995 khởi đầu hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, đã
có 26 công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nớc ngoài mở văn phòng tại Việt Nam.
Từng bớc nâng cao vai trò quản lý nhà nớc trong lĩnh vực bảo hiểm. Giai đoạn
1996-2000, tăng nhanh lực lợng tham gia TTBH. Nếu giai đoạn trớc chỉ có duy nhất
một cơ quan BHTM nhà nớc độc quyền là Bảo Việt thì cuối 2000 tại TTBH (TTBH)
Việt Nam đã có 15 công ty hoạt động gồm: 3 DNNN, 3 công ty cổ phần, 3 công ty tái
CIEM, Trung tõm Thụng tin T liu
12
bảo hiểm, 4 công ty liên doanh, và 4 công ty 100% vốn nớc ngoài hoạt động cả bảo
hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT), và 2 công ty môi giới,
ngoài ra còn có 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm quốc tế. Giai đoạn
này có 4 công ty liên doanh là UIC (Công ty bảo hiểm quốc tế liên doanh giữa Bảo
Việt và tập đoàn YASUDA), VIA (Công ty bảo hiểm quốc tế liên doanh giữa Bảo
Việt và 2 tập đoàn Tokyo Marin and Fire và Union Commerciale), BDIV-QBE (Liên
doanh giữa Ngân hàng Đầu t Phát triển Việt Nam và tập đoàn QBE), và Bảo Minh-
CMG. Điểm mới đáng chú ý là 1999 có 3 công ty 100% vốn nớc ngoài đợc phép
hoạt động chính thức ở Việt Nam đó là Allianz-AGF, Prudential, Chinfon-Manulife.
Kinh doanh bảo hiểm đã khá sôi động, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2000 đã đạt
3051 tỷ đồng. Giai đoạn 2001 đến nay, nhờ Luật kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu
lực, TTBH tiếp tục đợc mở rộng, hiện có 18 công ty, trong đó 11 công ty BHPNT, 5

công ty BHNT và 2 công ty môi giới bảo hiểm. Tổng phí bảo hiểm đạt tỷ trọng 1,5%
GDP trong 2003. Tuy tốc độ tăng bình quân hàng năm cao ở mức 29% trong 10 năm
qua, nhng nhìn chung vẫn cha ổn định và quy mô còn rất nhỏ so với tiềm năng, chỉ
tính riêng BHNT, một lĩnh vực phát triển khá sôi động cũng chỉ mới đạt mức 2% dân
c tham gia.
Bảo hiểm Việt Nam đã mở cửa khá sớm, từ 1995, nhng vẫn còn xa so với yêu cầu
của GATS. Việc mở cửa hơn nữa TTBH sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tranh thủ đợc
nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ
bảo hiểm nớc ngoài. Mặt khác, sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
nớc ngoài ở Việt Nam sẽ thúc đẩy cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam phải đổi mới, tăng cờng hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lợng dịch vụ, đa
dạng hóa sản phẩm. Sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn nớc ngoài sẽ
làm cho các nhà đầu t nớc ngoài ở Việt Nam yên tâm hơn do việc đáp ứng những
yêu cầu về bảo hiểm cho họ. Điều này gián tiếp cải thiện môi trờng đầu t tại Việt
Nam. Nó cũng góp phần giữ một lợng đáng kể ngoại tệ ở lại trong nớc.Việc tự do
hóa bảo hiểm còn góp phần giảm nhẹ ngân sách nhà nớc và có lợi cho nhân dân ở
chỗ khi bảo hiểm Việt Nam đa dạng hoá sản phẩm, thị trờng và các kênh phân phối
sẽ giúp hạ thấp chi phí, khách hàng có thêm sự lựa chọn các dịch vụ bảo hiểm tốt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi, khi mở cửa TTBH, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
trong nớc sẽ đối mặt với những thách thức, canh tranh gay gắt về sản phẩm bảo hiểm,
chất lợng dịch vụ, năng lực về vốn, giá cả. Giá chi phí trong lĩnh vực BHPNT giảm
liên tục nhiều năm nay và trong lĩnh vực BHNT u thế cạnh tranh nghiêng về các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài vì họ có công nghệ tốt, dịch vụ mới và chất
lợng cao hơn DNBH Việt Nam. Ngoài ra, BHNT sẽ phải chịu sự cạnh tranh từ các
loại dịch vụ tài chính khác nh ngân hàng, chứng khoán v.v
Giải pháp cơ bản cho hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm đã đợc xác định trong
mục tiêu chiến lợc phát triển TTBHVN đến năm 2010 là xây dng và phát triển
CIEM, Trung tõm Thụng tin T liu
13
TTBH với đầy đủ các yếu tố thị trờng, đẩy mạnh hoạt động BHPNT, tiếp tục phát

triển và mở rộng BHNT, thúc đẩy đầu t dài hạn, phát triển các kênh phân phối nh
môi giới, đại lý bảo hiểm và thơng mại điện tử. Việc phát triển và sắp xếp các DNBH
sẽ đợc tiến hành theo hớng phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh gốc,
tái bảo hiểm, BHNT và BHPNT theo hớng đa dạng hóa hình thức sở hữu, sắp xếp lại
các DNNN để nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động. Các DNBH trong
nớc cần đợc củng cố, kiện toàn về tổ chức, hoàn chỉnh chiến lợc kinh doanh, tập
trung vào chính sách bảo hiểm và đầu t đổi mới công nghệ, hiên đại hóa cơ sở vật
chất, kỹ thuật. Khuyến khích thành lập các DNBH cổ phần, DNBH tơng hỗ. Khuyến
khích các ngân hàng kinh doanh bảo hiểm. Để chuẩn bị tốt cho việc gia nhập WTO
cần hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống bảo hiểm hiện nay; phát huy vai trò của Hiệp
hội bảo hiểm; đổi mới công nghệ bảo hiểm, đa dạng hóa các nghiệp vụ, đồng thời
nâng cao trình độ dân trí tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, cần có biện pháp kiên quyết và
triệt để xây dng và ban hành một số văn bản pháp luật, tăng cờng quyền chủ động
và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra, giám sát theo hệ
thống tiêu chí công khai, khách quan, áp dụng nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, nâng
cao năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ cán bộ bảo hiểm.
5. Giáo dục
Giáo dục đóng vai trò chủ yếu và là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống
kinh tế-xã hội của một quốc gia, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các
lĩnh vực của xã hội từ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đến văn hóa, khoa học,
công nghệ v. v và là một chìa khóa của sự phát triển. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX
của Đảng đã khẳng định: Phát triển giáo dục-đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con ngời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững.
Sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam đã thu đợc những kết quả đáng khích lệ: phát
triển về quy mô, đa dạng hóa cơ cấu các loại hình đào tạo, cân đối giữa các vùng,
miền trong cả nớc nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài. Số
lợng học sinh các cấp và sinh viên cao đẳng, đại học tăng nhanh. Cả nớc đã hoàn
thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ
sở. Việc phấn đấu theo hớng xã hội học tập đã có một số kết quả bớc đầu. Tuy

nhiên, ngành giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, cha giữ đúng đợc vai trò quốc
sách hàng đầu, giáo dục phải đi trớc một bớc và đầu t cho giáo dục là đầu t cho
phát triển. Điều cần lu ý là chất lợng giáo dục còn quá thấp so với mặt bằng của các
nớc trong khu vực và trên thế giới, sự tụt hậu này có tác động rất tiêu cực đến sự phát
triển của đất nớc và sự cạnh tranh trong hội nhâp kinh tế. Tuy những năm gần đây ta
đã chủ trơng mở cửa dịch vụ giáo dục, đã có quan hệ hợp tác với 69 nớc, 16 tổ chức
quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ, nhng nguồn đầu t vào lĩnh vực này còn rất nhỏ,
CIEM, Trung tõm Thụng tin T liu
14
đã cấp giấy phép cho 37 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 66 tr. USD, trong đó
mới có 17 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn thực hiện gần 19 triệu USD.
Trong tình trạng yếu kém của giáo dục Việt Nam, sự hội nhập và mở cửa dịch vụ
giáo dục có tác dụng đa chiều: nó là một cú hích mạnh làm thay đổi nhận thức, đổi
mối căn bản hệ thống giáo dục hiện hành; tạo điều kiện tiếp cận và giao lu với nền
giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nền
giáo dục hiện đại; nâng cao chất lợng cho thầy và trò ở tất cả các bậc học. Ngoài ra,
cần đạt đợc một số mục tiêu cụ thể sau đây: xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục ở
các bậc học; liên doanh xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, chuyên nghiệp 100% vốn
nớc ngoài; phát huy phơng thức đào tạo từ xa bằng kinh nghiệm của các nớc; đẩy
mạnh chơng trình hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục; hợp tác xây dựng một
số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở giáo dục chất lợng cao, nhập thiết bị
khoa học, thiết bị thí nghiệm tiên tiến để tăng cờng hiệu quả nghiên cứu khoa học và
giảng dậy; khuyến khích các cơ sở giáo dục liên doanh, liên kết với các đối tác nớc
ngoài và Việt kiều, tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, tổ chức các hội nghị, hội
thảo giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam với các đối tác nớc ngoài.
Thách thức lớn nhất của giáo dục Việt Nam tham gia hội nhập là nhận thức cũ lạc
hậu, do dự, sợ chệch hớng. Ngoài ra còn những khó khăn cụ thể nh: văn bản pháp
luật còn thiếu và cha đợc cụ thể hóa; năng lực quản lý giáo dục từ trung ơng đến
địa phơng quá thấp; cải cách giáo dục kéo dài, nửa vời, đôi khi còn mâu thuẫn, cha
xây dựng đợc một hệ thống giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội;

chất lơng giáo dục thấp, năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục Việt Nam, nhất
là ở cấp đại học rất yếu cha đủ sức tham gia vào thị trơng nớc ngoài và cha đủ
khả năng thu hút các du học sinh nớc ngoài vào Việt Nam; năng lực quản lý các dự
án đầu t nớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục còn yếu.
Với thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, để chủ động hội nhập, chuẩn bị
tốt cho việc gia nhập WTO và thực hiện nghĩa vụ sau khi đã là thành viên WTO, điểm
mấu chốt tạo tiền đề cho giáo dục Việt Nam là đổi mới t duy, nhận biết những thành
quả giáo dục tiên tiến hiện nay của nền văn minh nhân loại mà Việt Nam phải phấn
đấu nắm bắt, khai thác, tiếp thu thông qua nhiều kênh , trong đó có kênh hội nhập.
Cần xác định dứt khoát đây là một thời cơ để cải cách căn bản hệ thống giáo dục rất
yếu kém hiện nay của Việt Nam. Tất nhiên cũng cần đề ra những biện pháp cụ thể , ở
đây xin nêu một số điểm chính: làm mới, bổ sung hoặc sửa đổi các văn bản pháp lý
phù hợp với WTO; phân cấp hợp lý theo hớng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm cho các cơ sở giáo dục; xây dựng lộ trình đẩy mạnh mở cửa dịch vụ giáo dục,
khuyến khích đầu t, hợp tác với các đối tác nớc ngoài, trong đó có việc cho phép các
đối tác nớc ngoài thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nớc ngoài, hoặc liên
doanh với các đối tác Việt Nam đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa v.v ; xây
dựng và thực hiện tốt chính sách khuyến khích việc du học tự túc, tăng cờng tiếp
CIEM, Trung tõm Thụng tin T liu
15

×