Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

Báo cáo: Một số vấn đề cơ bản về java - phần 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.09 KB, 89 trang )

Một số vấn đề cơ bản về
JAVA
Nhóm 07 :
Nguyễn Hồng Phương
Phạm Thiên Phúc
Nguyễn Giáp Nguyên Sinh
SEMINAR KĨ THUẬT PHẦN MỀM
SEMINAR KĨ THUẬT PHẦN MỀM
Nội dung trình bày
1. Nguyên tắc hoạt động của Java. Khái niệm
Java platform:
+ Java SE: JRE
+ Java ME: MIDP
2. Công cụ môi trường phát triển (JDK, Eclipse).
3. Cú pháp Java (package, tên file, tên lớp, cách
thừa kế lớp và thực thi giao diện)
4. Các loại Interfaces và lớp mảng Java
1-1. Nguyên tắc hoạt động
Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java
sẽ được biên dịch ra mã của máy ảo java (mã java
bytecode). Sau đó máy ảo Java chịu trách nhiệm
chuyển mã java bytecode thành mã máy tương ứng.
Java là một ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa
thông dịch. Chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ
lập trình Java có đuôi *.java đầu tiên được biên dịch
thành tập tin có đuôi *.class và sau đó sẽ được trình
thông dịch thông dịch thành mã máy.
1-2. Java SE, JRE
Java SE (Java Platform, Standard Edition): cho
phép xây dựng và triển khai các ứng dụng trên
desktop và server, cũng như thiết bị nhúng và


môi trường thời gian thực.
JRE (Java Runtime environment): bao gồm máy
ảo Java, các thư viện và các tập tin cần thiết. Là
môi trường để thực thi một ứng dụng Java.
1-3. Java ME, MIDP
Java ME (Java Platform, Micro Edition):
platform để phát triển các ứng dụng trên thiết bị
di động.
MIDP (Mobile Information Device Profile): là
môi trường để thực thi ứng dụng Java trên thiết
bị di động.
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 1: Download JDK
Bước 2: Cài đặt JDK
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 3: Cấu hình máy
(Win 7)
- Click phải vào Computer
- Properties
- Advanced system settings
- Chọn thẻ Advanced
- Environment Variables…
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 3: (tiếp)
Ở phần user variables nếu:
+ Tồn tại variable PATH: chọn PATH và nhấn
Edit > tại value thêm vào ;C:\Program Files\Java\jdk1.6.0_24\bin (đường
dẫn đến thư mục bin nơi cài JDK)
+ Chưa tồn tại variable PATH: nhấn New >
thêm variable name PATH và value C:\Program

Files\Java\jdk1.6.0_24\bin
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 4: Mở Notepad và tạo file HelloWorld.java
tại C:\ với nội dung:
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
System.out.println("Hello World");
}
}
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 5: Biên dịch HelloWorld.java thành
HelloWorld.class (dùng lệnh javac)
Start > Run > cmd > cd\ > javac HelloWorld.java
2-1. JDK – Compile và Run
Bước 6: Chạy (dùng lệnh java)
java HelloWorld > xem kết quả
2-2. Eclipse – Compile và Run
Bước 1: Download Eclipse
2. Eclipse – Compile và Run
Bước 2: Giải nén tập tin vừa tải
Bước 3: Tạo project Hello World
- Chạy eclipse.exe
- File > New > Java Project
- Tai Project name điền “Hello World”
2-2. Eclipse – Compile và Run
Bước 4: Thêm class HelloWorld
- Click phải vào Project Hello World > New >
Class
2-2. Eclipse – Compile và Run
Bước 4: (tiếp)

-
Đặt tên class là
HelloWorld
-
Check vào public static
void main (String[] args)
-
Click Finish
2-2. Eclipse – Compile và Run
Bước 5: Thêm vào hàm main đoạn code
System.out.println("Hello World");
Bước 6: Run và xem kết quả
2-3. Nhận xét
- JDK:
+ Tạo một file text
+ Dùng javac để biên dịch file text thành file
.class
+ Dùng java để thực thi file .class
- Eclipse: mọi thao tác thuận lợi hơn khi sử dụng
giao diện để tương tác
3-1. Package
- Việc đóng gói các lớp lại tạo thành một thư
viện dùng chung gọi là package.
- Một package có thể chứa một hay nhiều lớp bên
trong, đồng thời cũng có thể chứa một package
khác bên trong.
3-1. Package
-
Để khai báo một lớp thuộc một gói nào đấy ta
phải dùng từ khóa package.

-
Dòng khai báo gói phải là dòng đầu tiên trong
tập tin khai báo lớp.
- Các tập tin khai báo lớp trong cùng một gói
phải được lưu trong cùng một thư mục.
3-1. Package
Ví dụ:
package phuongtiengiaothong;
class xemay
{
// ….
}
Khi đó muốn sử dụng lớp xemay vào chương
trình ta sẽ khai báo như sau:
import phuongtiengiaothong.xemay;
3-2. Tên file, tên lớp
- Tên lớp:
+ Bao gồm một chuỗi các ký tự (Unicode), ký
số
(Unicode), ký số.
+ Phải bắt đầu bằng một chữ cái, dấu gạch dưới
‘_’ hay dấu dollar '$'
+ Không được trùng với các từ khóa
+ Không có khoảng trắng ở giữa
- Tên file: file .java phải có tên trùng với tên lớp
3-3. Kế thừa
Một lớp con (subclass) có thể kế thừa tất cả những
vùng dữ liệu và phương thức của một lớp khác (siêu
lớp - superclass).
Như vậy việc tạo một lớp mới từ một lớp đã biết sao

cho các thành phần (fields và methods) của lớp cũ
cũng sẽ thành các thành phần (fields và methods) của
lớp mới.
Khi đó ta gọi lớp mới là lớp dẫn xuất (derived class)
từ lớp cũ (superclass). Có thể lớp cũ cũng là lớp được
dẫn xuất từ một lớp nào đó, nhưng đối với lớp mới
vừa tạo thì lớp cũ đó là một lớp siêu lớp trực tiếp
(immediate supperclass).
3-3. Kế thừa
Dùng từ khóa extends để chỉ lớp dẫn xuất.
class A extends B
{
// …
}
3-4. Interface
Khái niệm: Như chúng ta đã biết một lớp trong
java chỉ có một siêu lớp trực tiếp hay một cha duy
nhất (đơn thừa kế). Để tránh đi tính phức tạp của
đa thừa kế (multi-inheritance) trong lập trình
hướng đối tượng, Java thay thế bằng giao tiếp
(interface). Một lớp có thể có nhiều giao tiếp
(interface) với các lớp khác để thừa hưởng thêm
vùng dữ liệu và phương thức của các giao tiếp
này.
3-4. Interface
Khai báo:
Interface được khai báo như một lớp. Nhưng các
thuộc tính của interface là các hằng (khai báo
dùng từ khóa final) và các phương thức của giao
tiếp là trừu tượng (mặc dù không có từ khóa

abstract).
Trong các lớp có cài đặt các interface ta phải tiến
hành cài đặt cụ thể các phương thức này.

×