Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số bệnh hại mía doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.01 KB, 5 trang )

Một số bệnh hại mía
I. Bệnh than (đen đốt)
1. Triệu trứng bệnh:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh
là lá đọt cây mía biến dạng thành dạng
roi cong xuống, có trường hợp dài tới
hàng mét. Biểu hiện đầu tiên là bên
ngoài phủ 1 lớp màng mỏng màu trắng,
sau đó chuyển sang màu đen do được phủ bằng vô vàn bào tử dạng bột. Cây mía
bị bệnh hoàn toàn mất khả năng tạo dóng, ở gốc đẻ nhiều nhánh nhỏ, mầm nhánh
hầu như bị bệnh không phát triển được.
2. Phòng trừ :
Trồng giống kháng bệnh.
Kịp thời nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh; ruộng mía bị hại nặng không
nên để lưu gốc. Ruộng mía bị bệnh nặng nên luân canh với cây họ đậu 1-2 năm.
Không lấy hom giống ở ruộng mía bị bệnh nặng.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Tilt 250ND pha với nước nồng độ 0,2%, nhúng hom mía 5 phút
trước khi trồng.

II.Bệnh thối đỏ thân
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu
chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì
có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn có mùi rượu.
Số lượng không đều, có khi liên tiếp mấy đốt
hình dáng giống như con thoi, về sau vệt đỏ
phát triển mạnh, cả đốt biến thành màu đỏ thẫm.
Vết bệnh phân tán dọc theo cây và sản sinh
những bó sợi nấm màu đen, khi bị nặng nhìn bên ngoài thấy dóng mía màu đỏ
vàng và hơi lõm xuống. Giữa các đốm bệnh đỏ có các đốm ngang màu trắng.


2. Phòng trừ :
Trồng giống kháng bệnh.
Trừ sâu đục thân mía là biện pháp hữu hiệu.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Score 250ND pha với nước nồng độ 0,1-0,15, phun 1-1,5lít

III. Bệnh đốm vòng
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh hại trên lá già ở cuối thời kỳ sinh trưởng của
cây mía. Bệnh xuất hiện đầu tiên là những chấm hình thoi
hoặc hình bầu dục. Kích thước từ 2-3, 5-10mm; mầu xanh
thẫm, màu nâu sau chuyển sang màu đỏ nâu, bệnh phát
triển mạnh có viền vàng bao quanh. Vết bệnh phân bố không quy tắc, phát triển
dần và hợp thành từng đám lớn, giữa vết bệnh khô chết và có nhiều chấm đen.
Bệnh rất phổ biến nhưng chỉ hại lá già.
2. Phòng trừ :
Chọn giống kháng bệnh

IV. Bệnh gỉ sắt
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh hại tập trung trên lá bánh tẻ và lá già. Trên lá: bệnh bắt đầu phát sinh từ
ngoài và phát triển dần
vào trong. Bệnh phát sinh ở cả 2 mặt
lá, đầu tiên là những đốm dài nhỏ màu vàng
trong, về sau vết bệnh có dạng hình trụ, màu
nâu quýt. Các đốm nhỏ liên kết với nhau
thành đám lớn và làm cho lá chết khô sớm.
Mặt lá bị bệnh sờ tay thấy gồ ghề và dính
bột màu vàng.
2. Phòng trừ :

Bón đủ phân, cân đối; chăm sóc kịp thời để mía tốt đều tăng sức chống bệnh.
Trồng giống kháng bệnh.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Tilt 250ND lượng 1-1,5 lít/ha.

V. Bệnh thối ngọn
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh gây hại trên lá non, thoạt đầu là những
đám màu trắng ở gốc lá non, dần dần xuất hiện
thành đốm sọc nhỏ màu nâu và hợp lại thành vết to,
do vết bệnh xoắn lùn làm cho phiến lá dị hình. Bị
hại nặng thì gốc phiến lá ngắn lại, phiến lá không
xoè, ra bình thường, đọt bị chết thối, ngửi có mùi
khó chịu và có bụi phấn màu hồng nhạt.
2. Phòng trừ :
Trồng giống mía kháng bệnh.
Thời kỳ mía vươn lóng cắt và tiêu huỷ lá bệnh.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Boóc-đô hoặc sulphat đồng trộn với vôi bột và đất bột rắc vào
ngọn mía (tỷ lệ trộn: 10 : 40 : 50).

VI. Bệnh khô gốc
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh phát sinh ở phần gốc cây mía. Cây mía bị bệnh sinh trưởng còi cọc, gốc
bị thối, rễ không phát triển và mép lá cuộn vào trong giống như hiện tượng khi đất
thiếu nước. Cây mía khô chết rất nhanh, ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây.
Đặc biệt là đối với mầm mía lưu gốc.
2. Phòng trừ :
Trồng giống mía kháng bệnh.
Ruộng mía bị bệnh nặng không lưu gốc.

Sau thu hoạch thì thu nhặt tàn dư đem đốt để giảm nguồn bệnh

×