Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dinh dưỡng dự phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.42 KB, 6 trang )


Dinh dưỡng dự phòng và hỗ trợ
điều trị một số bệnh mãn tính


Sự thay đổi về thói quen ăn uống theo hướng tăng lượng đạm và
chất béo, nhất là chất béo động vật trong khẩu phần làm gia tăng những
bệnh mãn tính. Vậy nên ăn uống như thế nào để dự phòng bệnh tật?



Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy có sự gia tăng nhanh
chóng của các bệnh mãn tính có liên quan tới dinh dưỡng như: Thừa cân,
béo phì, đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp và đột quỵ đang ngày càng tăng
tại Việt Nam. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thay đổi về thói
quen ăn uống theo hướng tăng lượng đạm và chất béo, nhất là chất béo động
vật trong khẩu phần. Bên cạnh đó một lối sống ít vận động, thiếu luyện tập
thể dục thể thao góp phần làm gia tăng các bệnh nói trên. Vậy dinh dưỡng
như thế nào để có sức khỏe và dự phòng được bệnh tật?
Chế độ ăn cho người dư cân
Nên có chế độ ăn thấp năng lượng, đủ đạm, đủ các acid amin, đủ các
acid béo cần thiết, đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có thể chọn
các thực phẩm thấp năng lượng và có tác dụng hỗ trợ cho giảm cân như sau:
- Cà chua: Chứa nhiều acid hữu cơ, chất tomatine và lycopersicin,
giúp cơ thể dễ dàng tiêu thụ thức ăn. Đặc biệt, trong cà chua rất giàu chất
Lycopen có tác dụng chống oxy hóa và tốt đối với làn da và sức khoẻ tim
mạch.
- Cải cúc: Có nhiều caroten, kẽm, canxi, sắt hơn hơn các loại rau khác
như rau muống, cải bắp, cải bẹ.
- Dưa chuột: Nằm trong nhóm rau xanh chứa năng lượng thấp, giàu
kali. Thành phần propanol chứa trong dưa chuột giúp hạn chế đường hóa


chuyển thành mỡ, chất xơ thúc đẩy bài tiết chất thải trong ruột.
- Rau cần: Chứa nhiều chất xơ, có thể loại trừ cholesterol và các chất
độc hại trong ruột; giàu kali có tác dụng giảm huyết áp.
- Ngô: Lượng chất xơ trong ngô (bắp) cao gấp 4-10 lần gạo, chứa
nhiều magiê, giúp tăng cường nhu động trong ruột, thúc đẩy sự bài tiết chất
thải của cơ thể. Râu bắp còn có tác dụng lợi tiểu, có thể uống thay trà.
Ăn làm giảm cholesterol máu cao
Chọn chế độ ăn nhiều rau xanh, quả
chín: Nên ăn các món rau xào với dầu đậu nành, (hoặc dầu hạt cải, dầu lạc,
dầu vừng, dầu ô liu, dầu ngô, và dầu hướng dương… - những loại dầu có tác
dụng làm hạ mức cholesterol xấu trong máu), hoặc nên ăn ở dạng trộn salat
như rau xanh và giá đỗ với dầu thực vật, hoặc vừng lạc…
Ăn ít chất béo: Các món ăn nên cho ít béo, tránh ăn mỡ động vật (mỡ
lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo
no, những chất rất dễ làm tăng các thành phần lipid xấu trong máu - dẫn tới
làm tăng vữa xơ động mạch. Cách tốt nhất là chọn thịt nạc, ăn cá thay cho ăn
thịt (Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu để có đủ axit béo nhóm
Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch), uống sữa gầy, sữa đậu nành, ăn các
món từ đậu đỗ. Hạn chế uống cà phê với kem thực vật vì trong thành phần
có dầu cọ hay dầu dừa cũng không tốt cho sức khoẻ tim mạch. Tránh ăn
nhiều các thức ăn như bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán,
mì ăn liền, thịt nướng và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác.
Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng
cholesterol xấu trong máu.
Ăn nhiều rau quả để tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là chất
xơ dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức,
bánh mì đen, các hạt họ đậu, đậu lăng, rau, hành, trái cây (chuối, táo, lê, ổi,
mận, cam, bưởi). Món măng cũng là món ăn cổ truyền và rất giàu chất xơ.
Các thức ăn trên làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào
cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật (có cho- lesterol) ra ngoài. Bên cạnh

đó chế độ ăn giàu chất xơ còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, và dự
phòng ung thư đại, trực tràng.
Ăn các loại đậu, nhất là các sản phẩm chế biến từ đậu tương: Có tác
dụng cung cấp rất nhiều chất xơ, giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL).
Trong đậu tương rất giàu Isol avon có tác dụng chống oxy hóa nên giảm
được rối loạn lipid máu và vữa xơ động mạch. Có thể chọn các sản phẩm từ
đậu nành như đậu phụ, bột đậu tương, sữa bột đậu tương, các loại bánh làm
từ đậu tương, sữa đậu tương...
Nên ăn các thực phẩm giàu axid folic: Nếu hàm lượng axit này trong
máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh
mạch vành tim. Nên ăn đủ mỗi ngày 400 mcg axid folic qua các thực phẩm
như rau hoa lô xanh, nước ép trái cam, lạc, đậu trắng và các thực phẩm có
tăng cường acid folic và vi chất dinh dưỡng.
Dinh dưỡng cho người mắc cao huyết áp
Người mắc cao huyết áp cần có chế độ dinh dưỡng sao cho không
tăng cân quá mức và không làm tăng huyết áp. Cần nhất là hạn chế ăn muối
(chỉ dùng không quá 4-6g mỗi ngày) để giảm lượng natri hấp thu vào cơ thể.
Nên ăn nhiều trái cây tươi (nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam,
bưởi, quýt, chuối) để tăng sức bền của thành mạch máu và cũng là nguồn
giàu kali có tác dụng thải bớt natri cho cơ thể. Ngoài ra, người mắc cao
huyết áp cần bỏ rượu, giảm bớt các thức uống có rượu và bỏ các chất kích
thích như cà phê, thuốc lá.
Cần có chế độ ăn chứa ít chất béo no và cholesterol. Chất béo no
thường có ở thịt mỡ, da gà, bơ động vật và dầu dừa. Lưu ý là không ăn quá 4
lòng đỏ trứng mỗi tuần, hạn chế dùng não, tim, gan, thận, lòng lợn, lòng bò
vì đây là những thực phẩm có nhiều cholesterol, không tốt cho người bị tăng
huyết áp và mỡ máu cao. Nên bỏ lượng muối thêm vào trên bàn ăn như nước
mắm, nước tương, muối tiêu, bột canh... để giảm 3-5g muối/ngày. Không ăn
nước xào, nước ninh xương và da, đầu, cổ, cánh, chân của các loại gia cầm
vì rất nhiều acid béo bão hòa và cholesterol.

Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn như thế nào?
Hạn chế ăn ngọt như bánh kẹo thông thường, các món chè ngọt nấu
với đường mật, quả ngâm đường, quả khô vì các món ăn này sẽ làm tăng
nhanh gluccse máu sau ăn, do vậy rất không tốt với người bị bệnh đái tháo
đường. Nên sử dụng đường Isqnalt thay cho đường kính như vâỵ sẽ tốt cho
người bệnh. Nên ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín ít ngọt như táo, cam,
bưởi, nên ăn các món ăn chế biến từ mướp đắng như: Nộm mướp đắng, canh
mướp đắng, mướp đắng nhồi thịt, tốt cho kiểm soát glucose máu.

×