Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.27 KB, 7 trang )

Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật

Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi
rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đo
lường được biểu thị dưới dạng LD50
(Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ
thể. LD50 là lượng hoạt chất gây chết
50% cá thể trên các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ, chó, chim hoặc cá… Các
loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Mức độ độc
Thuốc
rắn
Thuốc
nước
Thuốc
rắn
Thuốc
nước
Rất độc, nguy
hiểm
< 5 < 20 < 10 < 40
Độc cao 5 - 50 20 - 200 10 - 100

40 - 400
Trung bình 50 - 500

200 - 2000

100 -


400 - 4000

1000
Ít độc > 500 > 2000 > 1000 > 4000

Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thì có độ độc cao và ngược lại. Cho nên,
trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có
LD50 cao, vì an toàn hơn.
Hiện nay, ký hiệu màu cũng sử dụng trên chai thuốc được dùng phổ biến. Vạch
màu được xác định dựa trên bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) được
chia ra:
-Thuốc rất độc (nhóm I, LD50 < 50 mg/kg): vạch màu đỏ.
-Thuốc độc trung bình (nhóm II, LD50 >50-500 mg/kg): vạch màu vàng.
-Thuốc ít độc (nhóm III, LD50 >500 mg/kg): vạch màu xanh nước biển.
Các loại thuốc BVTV luôn có ký hiệu đầu lâu xương chéo trên nền màu nhằm
giúp người sử dụng cẩn thận khi tiếp xúc.
Trong các loại đã nêu trên, các thuốc có gốc clo và phốt pho có độc tính cao.
Ngoài ra, một số thuốc có độc tính thấp nhưng do có những tác động phụ cũng bị
hạn chế sử dụng như 2,4,5 T; Difolatan (captafol).
An toàn và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
Khi dùng thuốc BVTV cần áp dụng bốn đúng như sau:
-Đúng thuốc: Chỉ dùng từng loại cho đối tượng phòng trị thích hợp.
Thí dụ: Chỉ dùng trị bệnh bằng thuốc trừ nấm, và không thể dùng loại này cho cỏ
và côn trùng.
-Đúng lúc: Ngoài việc chọn đúng thuốc, thời điểm xử lý cũng đóng vai trò quan
trọng không kém để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.
Thí dụ: Dùng glyphosate diệt cỏ tranh nên xử lý khi cỏ sinh trưởng mạnh và không
thể dùng khi cỏ già và ra bông, vì cỏ càng sinh trưởng mạnh thuốc được hấp thu
nhiều cũng như lưu dẫn xuống thân ngầm tốt hơn.
-Đúng cách: Mỗi loại thuốc đều có cách dùng khác nhau, nên áp dụng đúng theo

hướng dẫn theo đặc tính của từng loại thuốc.
Thí dụ: Roundup (glyphosate) chỉ có hiệu quả khi xử lý vào thời điểm cỏ mọc và
không có tác dụng khi xử lý đất như một số cỏ tiền nảy mầm khác.
-Đúng liều lượng: Cần áp dụng đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên tự ý
tăng hoặc giảm vì ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như có tác dụng ngược lại đối với
con người và môi sinh.
Thí dụ: Dùng Roundup (glyphosate) diệt cỏ tranh với liều lượng 4 - 6 lít/ha, nếu
lượng dùng thấp hơn hiệu quả diệt cỏ kém.
An toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật
-Không ăn, hút thuốc trong khi đang phun thuốc. Không dùng thuốc vào mục đích
khác như trị ghẻ, rệp, chí, muỗi
-Cần có trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, gang tay, quần áo, kính khi pha
chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.
-Không sử dụng bình phun bị rò rỉ vì có thể gây ngộ độc. Rửa sạch bình sau khi
phun và không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.
-Không phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả các bộ phận của
cơ thể. Nếu thuốc dính vào cần rửa ngay và nhiều lần bằng nước sạch và xà bông.
Nếu cảm thấy mệt nên nghỉ ngơi và thay người khác.
-Cấm tất cả người và gia súc vào khu vực đã phun thuốc từ 1 - 2 tuần. Chỉ thu
hoạch nông sản sau thời gian cách ly cần thiết để tránh ngộ độc cho người sử
dụng.
-Không sử dụng trẻ em và phụ nữ có thai vào bất kỳ công việc gì có liên quan đến
thuốc BVTV.
-Trong trường hợp bị ngộ độc áp dụng tất cả phương tiện để cấp cứu, và đưa đến
cơ quan y tế gần nhất cùng v?i thuốc gây ngộ độc.
Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV thường ở dạng lỏng, bột hòa nước, hạt, bột rải… tùy theo từng dạng
mà có cách bảo quản thích hợp để giữ được chất lượng tốt trong thời gian dài,
cũng như không gây ảnh hưởng cho người, động vật và môi sinh.
Thuốc nhũ dầu dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hoặc để ở nhiệt độ cao trên

30oC trong thời gian dài sẽ bị bay hơi, đổi màu và phân thành từng lớp, hoạt chất
bị phân hủy nên ảnh hưởng đến hiệu quả. Khi pha thuốc, có những đám dầu nổi
trên bề mặt và không tạo thành dung dịch đồng nhất như thuốc có phẩm chất tốt.
Đối với thuốc dạng bột hòa nước, hạt, bột rải dễ hút ẩm, đóng cục và đổi màu. Vì
vậy cần có nơi cao ráo, thoáng mát để bảo quản được tốt hơn. Các thuốc nhũ dầu
cần chú ý đến nhiệt độ, trong khi các thuốc dạng bột hòa nước, hạt, bột rải cần chú
ý về ẩm độ. Nên có những kệ riêng cho từng loại, tránh để thuốc trên sàn nhà.
-Thuốc cần có nhãn hiệu rõ ràng, không sử dụng bất kỳ một bao bì thuốc vào mục
đích khác. Hoặc dùng bao bì thực phẩm để đựng thuốc.
-Các loại thuốc phải xếp riêng theo đối tượng phòng trị và có tên riêng để tránh
nhầm lẫn khi sử dụng.
-Kho chứa thuốc nên xa dân cư, nguồn nước, thực phẩm và gia súc. Kho cần xây
dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, nơi không bị ngập úng. Kho phải có các
phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.
Triệu chứng và xử lý ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật
- Triệu chứng
Tất cả thuốc BVTV đều gây độc cho người sử dụng, tùy theo từng loại mà mức độ
độc khác nhau. Triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi bị nhiễm độc, hoặc sau
vài giờ, ngày. Tùy vào độc tính, liều lượng, mức độ nhiễm và thời gian tiếp xúc
với thuốc mà có biểu hiện khác nhau:
-Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nhẹ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt
mỏi, rát da (mắt, mũi, họng), tiêu chảy, đổ mồ hôi, ăn không ngon (mất vị giác).
-Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc trung bình: nôn mửa, mờ mắt, đau bụng dữ
dội, mạch đập nhanh, khó thở, co đồng tử mắt, đổ mồ hôi nhiều, cơ (bắp thịt) run
rẩy, co giật…
-Triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc nặng: cơ bắp co giập, không thở được, mất
tỉnh táo, mạch đập yếu (không bắt được mạch). Trong một vài trường hợp có thể
gây tử vong.
Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị mê man liền, chắc chắn đã bị ngộ độc thuốc, cần có
biện pháp cấp cứu kịp thời.

Chú ý: Trường hợp ngộ độc nặng biểu hiện sau 12 giờ kể từ khi tiếp xúc với thuốc
là do nguyên nhân khác.
- Kiểu ngộ độc
-Ngộ độc cấp tính: là hậu quả của tai nạn, hoặc tự tử, hoặc do tiếp xúc lập đi lập
lại nhiều lần với một lượng thuốc đáng kể.
-Ngộ độc mãn tính: do hậu quả nhiễm thuốc với liều lượng thấp trong thời gian
dài.
Hai kiểu ngộ độc trên là hậu quả của nhiễm thuốc qua đường miệng, hô hấp và da.
- Sơ cứu nạn nhân ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật
Là việc cấp bách ngay sau khi tai nạn xảy ra, theo các bước:
-Nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm thuốc.
-Nếu nạn nhân không còn thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
-Thay quần áo nhiễm thuốc, lau rửa cơ thể nạn nhân bằng xà bông và nước sạch.
Trách gây vết thương trên da vì sẽ làm thuốc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân nhanh
hon.
-Nếu mắt bị dính thuốc, phải rửa nhiều lần bằng nước sạch, ít nhất trong 15 phút.
-Nếu uống, nuốt phải thuốc không nên gây nôn mửa ngoại trừ:
+ Có hướng dẫn trên nhãn thuốc.
+ Thuốc trong nhóm bipyridylium (như Gramoxone).
+ Các loại thuốc của nhóm độc bảng I (LD50 đường miệng < 20 mg/kg).
Chỉ dùng ngón tay hay lông gà móc họng làm môn mửa. Không dùng nước muối
và không bao giờ dùng miệng tiếp xúc với nạn nhân.
-Cho nạn nhân uống dung dịch than hoạt tính (3 muỗng canh pha trong 200 ml
nước) do có tác dụng hấp thu chất độc trong đường tiêu hóa. Ngoại trừ thuốc có
gốc cyamide.
-Nếu nạn nhân bị co giật dùng gạc, lược… chặn giữa hai hàm răng để tránh nạn
nhân cắn đứt lưỡi.
-Giữ ấm, thoáng và yên tĩnh cho nạn nhân.


×