Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Báo cáo chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.02 KB, 5 trang )

Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Họ và tên : Lê Đăng Tuấn
Lớp : ĐT Y Sinh K52
MSSV : 20073154
Mã lớp học : 18775 (D3-5 201)
Báo cáo chuyến đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng vào loại lớn nhất Việt Nam. Bảo tàng
tập trung chủ yếu vào việc trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí
Minh, Nằm trong khu vực có nhiều di tích như : Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh, Khu di
tích Phủ chủ tịch, Chùa Một Cột… Tạo thành một quần thể các di tích thu hút khách
tham quan trong và ngoài nước. Nhiệm vụ và chức năng của Viện bảo tàng Hồ Chí
Minh: “Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ
đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu
tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư
tưởng, đạo đức và tác phong của người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích
đó”. Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ hơn mười hai vạn tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc
về cuộc và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tài sản vô giá của
dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng đạo đức
trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bồi dưỡng các thế hệ người việt Nam kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Trong bảo tàng, các hiện vật được trưng bày theo các chủ đề, mỗi chủ để chứa
một nội dung, và giá trị riêng. Chủ đề thứ nhất: thời niên thiếu và các hoạt động yêu
nước đầu tiên (1989 - 1911). Giới thiệu đặc điểm của thời kỳ lịch sử khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh sinh ra và lớn lên, những tác động của hoàn cảnh xã hội, gia đình và trí tuệ
của bản thân Góp phần hình thành lòng yêu nước, thương dân và ý chí quyết tâm tìm
đường cứu nước của người.
Sinh Viên : Lê Đăng Tuấn Page 1
Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ đề 2: Tìm thấy con đường cứu nước (1911-1920). Giới thiệu hành trình tìm
đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Đó là quá trình hòa minh
với cuộc sống của nhân dân lao động, với thực tiễn đấu tranh cách mạng Người nhận


thức được nguồn gốc sâu xa của áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Kết hợp giữa lý
luận cách mạng và thực tiễn cách mạng, Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc Việt Nam.
Chủ đề thứ 3: Lên án chủ nghĩa thực dân, bổ sung và phát triển lý luận về cách
mạng thuộc địa (1921- 10/1924). Giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc lên án chủ
nghĩa thực dân, thức tỉnh, cổ vũ và đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng
theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Nhiều hình ảnh tài liệu và hiện vật về
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như: tham dự Đại hội đảng cộng sản Pháp năm 1921,
1922. Hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, xây dựng
tình đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp vô sản Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.
Sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra báo Le Paria(Người cùng khổ)… Một nội
dung quan trọng trong trưng bày hiện vật của chủ đề này là giới thiệu hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc tại Matxcova từ tháng 6/1923 đên tháng 10/1924. Những hoạt động
sôi nổi vủa Nguyễn Ái Quốc tại trung tâm của phong trào cách mạng thế giới nhằm
bảo vệ, bổ xung và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lenin về cách
mạng thuộc địa. Nhiều tư liệu như: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội V Quốc
tế Cộng sản, Hội nghị Nông dân Quốc tế, hoạt động trong Đoàn Chủ tịch Quốc tế
Nông dân, tham dự Hội nghị quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội…
Chủ đề thứ 4: Chuẩn bị điều kiện và sáng lập đảng cộng sản Việt Nam (11/1924
– 2/1930). Giới thiệu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm chuẩn bị về chính
trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tư liệu, hình ảnh
và hiện vật trưng bày ở chủ đề này phản ánh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong
những thời gian và địa điểm khác nhau như ở Quảng Châu – Trung quốc (từ tháng
11/1924 đến tháng 5/1927). Ở Liên Xô, Đức (từ tháng 5/1927 đến tháng 6/1928) Kết
hợp giữa nội dung với giải pháp mỹ thuật và phương tiện kỹ thuật, trưng bày làm nổi
bật ý nghĩa của sự kiện ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một sự kiện trọng đại
Sinh Viên : Lê Đăng Tuấn Page 2
Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
trong cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc và là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt
Nam.

Chủ đề thứ 5: Lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng
Tám, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930- 1945). Phản ánh sự quan tâm
chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đối với cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, cao trào cách
mạng đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ nước ngoài
Người kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ phong trào, phản đối sự khủng bố của đế quốc
với phong trào cách mạng Việt Nam. Chủ đề này cũng trưng bày nhiều tài liệu và hình
ảnh Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hồng Kông và cuộc đấu tranh của Người để được trả tự
do trong những năm 1931-1933. Tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm duy
trì thực hiện quan điểm của mình về cách mạng thuộc địa và sự chiến thắng quan điểm
của Người được khẳng định tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản(1935). Chủ đề này còn
dành một phần quan trọng giới thiệu vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong việc
sáng lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng với Đảng
Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện thắng lợi
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, sáng lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Nhiều tài liệu, hình ảnh trưng bày thời kỳ nay thể hiện rõ tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng ấy mọi người Việt Nam
không phân biệt tôn giáo, đảng phái, già trẻ, gái trai cùng nhau đoàn kết cứu nước.
Việt Nam độc lập đồng minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tháng 5/1941 đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử, đã tập hợp mọi người Việt Nam tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đã tập hợp mọi người Việt Nam tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Một nội dung quan trọng ở chủ đề này thể hiện
sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo chỉ thị của
Người ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã ra đời. Những chiến công đầu tiên đã mở
đầu cho truyền thống bách chiến bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ đề thứ 6: Lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc (1945-1954). Mở đầu
trưng bày chủ đề này là các tài liệu, hình ảnh về sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Sinh Viên : Lê Đăng Tuấn Page 3
Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Minh đấu tranh xây dựng, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng sau ngày tuyên
bố độc lập. Đó là việc giải quyết những yêu cầu cấp bách: chống giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm. Xây dụng Nhà nước dân chủ nhân dân với hệ thống chính quyền từ
Trung ương đến địa phương… Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tập trung thể hiện ý tưởng: Hồ Chí
Minh là linh hồn của ý chí độc lập, tự lập tự cường, huy động sức mạnh toàn dân và
kháng chiến toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Từ việc xây dựng các điều kiện
đảm bảo kháng chiến thắng lợi như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển
phong trào thi đua yêu nước mở rộng khối đoàn kết toàn dân, thành lập khối đoàn kết
của nhân dân Đông Dương chống xâm lược, tăng cường đoàn kết quốc tế… Những nội
dung này được thể hiện bằng một giải pháp riêng nhằm làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với cuộc kháng chiến và chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam ở
Điện Biên Phủ năm 1954.
Chủ đề 7 : Lãnh đạo công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (1954-1969). Giới thiệu đường lối
đúng đắn, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc lãnh
đạo nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền nam,
thống nhất Tổ quốc. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nêu cao chân lý
“không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh
với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) và hoạt động của
Người nhằm xây dựng, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng. Những ngày cuối đời, bản
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tang lễ Người được thể hiện bằng một giải pháp
độc đáo. Giải pháp đó nói lên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng hình ảnh và tư
tưởng của Người vẫn còn sống mãi.
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ chí Minh. Đảng Cộng
sản Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân Việt Nam biến những tư tưởng của Người thành hiện
thực. Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và đang lãnh

Sinh Viên : Lê Đăng Tuấn Page 4
Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
đạo nhân dân Việt Nam thực hiện mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa
kiệt xuất. Người đã hiến dâng trọn đời minh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng nhân dan thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định xây dựng Bảo
tàng về Người. Bảo tàng lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc về cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Mịnh. Đây là tài sản vô giá của dân tộc
Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong
sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung
thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Chuyến đi bảo tàng giúp cho
ta hiểu thêm về cuộc sống, nhân cách của Người, vị cha già mến yêu của dân tộc.
.



Sinh Viên : Lê Đăng Tuấn Page 5

×