Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

079 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.59 KB, 34 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, hệ thống
cơ sở hạ tầng ở nước ta có nhiều bước phát triển vượt bậc.đóng góp cho sự phát
triển này là lỗ lực phấn đấu không ngừng của ngành xây dựng cơ bản, một ngành
mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước. Sản phẩm của ngành xây dựng
cơ bản có tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật cao. Vấn đề được đặt ra là
làm thế nào để quản lý - sử dụng vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí,
chống thất thoát vốn trong điều kiện xây dựng cơ bản trải qua những giai đoạn thời
gian thi công kéo dài và địa bàn trải rộng, phức tạp.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần
xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh, em đã lựa chọn đề tài ”Giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Bảo Tàng Hồ
Chí Minh” làm đề tài bài luận văn tốt nghiệp cho mình, với mong muốn vận dụng
những kiến thức đã được học ở nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn, từ đó phân
tích, đánh giá những kết quả đã đạt được cùng những vấn đề còn tồn tại góp phần
hịan thiện cơng tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại cơng ty
cổ phần xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh .
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý
vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Chương 3: Đánh giá chung và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Do hạn chế về mặt hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình
viết luận văn em cũng đã gặp khơng ít khó khăn. nhưng sau những nỗ lực của bản
thân và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn cũng như các cơ chú ,
anh chị ở các phịng ban trong cơng ty nói chung và phịng tài chính kế tốn nói


riêng , em đã có thể hồn thành xong đề tài này.

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

1

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ để bài viết được hoàn
thiện hơn. cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – THs . Lê Thị
Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

2

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỆ VỐN LƯU ĐỘNG

TRONG DOANH NGHIỆP
1.1

Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh
nghiệp cịn cần cócác đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối
tượng lao động ( như nguyên – nhiên vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ tham gia
vào một chu kỳ sản suất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của
nó được chuyển dịch tồn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu tồn tại ở trạng thái hiện vật được gọi
là các tài sản lưu động, cịn về hình thái giá trị của nó được gọi là vốn lưu động
(VLĐ) của doanh nghiệp.
Vậy VLĐ là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong
các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: Tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận là những hàng hoá vật tư dự trữ
để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên – nhiên vật
liệu,.. và một bộ phận là những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
- Tái sản lưu động lưu thơng: bao gồm sản phẩm hàng hố chờ tiêu thụ, vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán ( nợ phải thu ).
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu động lưu thơng ln vận động, thay thế và chuyển hố lẫn nhau, đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Để hình thành những tài sản
lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông đó, doanh nghiệp phải bỏ ra một
số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Số vốn đó được gọi là VLĐ.
Như vậy, VLĐ của doanh nghiệp là số vốn được ứng ra để hình thành nên tài
sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

3

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào
lưu thơng, và từ trong lưu thơng tồn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần
sau một chu kỳ kinh doanh.

1.1.2: Đặc điểm của Vốn lưu động
VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hoá qua nhiều
hình thái khác nhau.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ với hình thái ban đầu là tiền được
chuyển sang hình thái vật tư dự trữ rồi tiếp tục chuyển hố lần lượt sang hình thái
sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hố và khi kết thúc q trình tiêu thụ thì lại
trở về hình thái là tiền nhưng với khối lượng lớn hơn.
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ hình
thái ban đầu là tiền chuyển hố sang hình thái hàng hố rồi lại trở về hình thái tiền.
Sự vận động của VLĐ như vậy được gọi là sự vận động của vốn. Quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục khơng ngừng, vì thế sự tuần
hồn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp laị có tính chất chu kì, tạo thành sự
chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển
toàn bộ giá trị ngay trong một lần, và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp

tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng. Như vậy VLĐ hồn thành một vịng
tuần hồn sau một chu kì kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh tài sản lưu động thay đổi hình thái khơng ngừng,
do đó tại một thời điểm nhất định, VLĐ cũng tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.

1.2 Phân loại Vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại VLĐ của
doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau.
Thơng thường có các cách phân loại sau:
-

Phân loại theo hình thức biểu hiện

-

Phân loại theo vai trị

-

Phân loại theo nguồn hình thành
ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

4

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

1.2.1 Phân loại theo hình thức biểu hiện
Theo cách phân loại này, VLĐ được chia thành:
- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyền. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển
đổi thành các loại tài sản khác, hoặc để trả nợ, do vậy trong hoạt động kinh
doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
- Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện
số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình bán hàng
hố, cung cấp dịch vụ, dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một
số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho
người cung ứng, từ đó hình thành nên khoản tạm ứng.
- Vốn vật tư hàng hoá: Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư hàng
hoá gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm ( hay
còn gọi là hàng tồn kho ). Trong các doanh nghiệp thương mại hàng tồn kho chủ
yếu là hàng hoá dự trữ, đây là các sản phẩm, hàng hoá mua về để chuẩn bị cho tiêu
thụ.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét,
đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.2.2: Phân loại theo vai trò
Theo cách phân loại này, VLĐ được chia thành:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: gồm các nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ.
- VLĐ trong khâu sản xuất: gồm các khoản giá trị sản xuất dở dang, bán thành
phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- VLĐ trong khâu lưu thơng: gồm các giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả
vàng, bạc, đá quý,…). Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn
hạn, cho vay ngắn han,..) .Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các

khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản tạm ứng,..).
Việc phân loại VLĐ theo phương pháp này giúp xem xét đánh giá tình hình phân
bổ VLĐ trong các khâu của q trình chu chuyển VLĐ, từ đó đề ra biện pháp tổ
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

5

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý và tăng được tốc độ
chu chuyển của VLĐ.

1.2.3: Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này VLĐ được chia thành:
- Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hứu, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại
hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở
hữu có nội dung cụ thể riêng, như: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn
do doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần…
- Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, vốn vay thơng qua phát hành
trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành
bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định
đúng đắn trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ tốt hơn.

1.2.4: Phân loại theo nguồn hình thành
Theo cách phân loại này,VLĐ được chia thành:
- Nguồn vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách ( khoản chênh
lệch về tỉ giá, các khoản phải nộp được để lại,…).
- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu từ.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số VLĐ được hình thành từ góp vốn liên
doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có
thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật là vật tư hàng hoá,..
- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay bằng
phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc phân loại này giúp doanh nghiệp thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu
VLĐ trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ
đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn vốn
tài trợ tối ưu để giảm bớt chi phí sử dụng vốn của mình.
ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

6

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

1.3: Nhu cầu Vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu
đông
1.3.1: Nhu cầu Vốn lưu động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát

sinh nhu cầu VLĐ.
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết mà doanh nghiệp
ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất đinh, các khoản cho khách
hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của người cung cấp và các khoản chiếm dụng
đương nhiên khác ( nợ thuế ngân sách nhà nước, nợ cơng nhân viên, nợ khác.)
Nhu cầu VLĐ có thế xác định theo công thức sau:

Nhu cầu VLĐ =

Mức dự trữ
Hàng tồn kho

+

Các khoản phải thu
từ khách hàng

-

Các khoản phải trả
Người cung cấp

1.3.2: Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động
Để xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, các doanh nghiệp có thể sử dụng những
phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn
phương pháp thích hợp. Có hai phương pháp chủ yếu là: Phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp.
* Phương pháp trực tiếp:
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn để xác định nhu
cầu của từng khoản VLĐ trong từng khâu, rồi tổng hợp lại tồn bộ nhu cầu VLĐ

của doanh nghiệp.

Cơng thức tổng qt
k

n

 (Mij x Nij)
Vnc = 
i 1
j 1

Trong đó:
Vnc : nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

7

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

M: mức tiêu dùng bình qn 1 ngày của loại vốn được tình tốn
N: số ngày dự trữ và bảo hiểm của loại vốn được tính tốn
i: số khâu kinh doanh (i= 1,k)
j: loại vốn sử dụng(j= 1,m)
* Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này dựa vào kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn.
Dựa vào kinh nghiệm thực tế, tức là dựa vào hệ số VLĐ tính theo doanh thu được
rút ra từ hoạt động thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu
cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Dựa vào tình hình sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp đê xác định
nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời ký tiếp theo.

Công thức tổng quát:
VIC= M1 X ( Td + Tt )
Trơng đó:

VIC: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
M1: DTT năm kế hoạch
Tđ: tỷ lệ nhu caầu VLĐ theo doanh thu
Tt: : tỷ lệ tăng hay giảm VLĐ do thay đổi của các nhân tố như dự trự, sản xuất ,tiêu
thụ, thanh toán

1.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
1.4.1: Tốc độ luân chuyển của Vốn lưu động:
Việc sử dụng tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết là ở tốc độ luân
chuyển của VLĐ nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Để xác định tốc độ luân
chuyển của VLĐ,người ta xem xét thông qua hai chỉ tiêu sau

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

8

MSV 07D15101



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

1.4.1.1: Số lần luân chuyển hay số vòng quay của Vốn lưu động:

Số vòng quay của VLĐ

Tổng số doanh thu thuần

=

VNĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay
chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ có hiệu quả và ngược lại.
VLĐ bình qn đựoc tính như sau:
VLĐ bình quân

=

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2

hoặc :
VLĐ bình quân

=


VLĐdq1/2 + VLĐ cq1 + VLĐ cq2 +VLĐ cq3 + VLĐcq4/2
4

Trong đó :
VLĐdq1 : VLĐ đầu quý 1
VLĐ cq1, VLĐ cq2, VLĐ cq3, VLĐcq: VLĐ cuối quý 1,2,3,4

1.4.1.2: kỳ luân chuyển vốn lưu động

kỳ luân chuyển VLĐ

=

thời gian của kỳ phân tích
số vịng quay của VLĐ trong kỳ

Trong đó : thời gian của kỳ phân tích:
- 1 năm là 360 ngày
- 1 quý là 9 ngày
- 1 tháng là 30 ngày
chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho VLĐ quay được 1 vòng. thời
gian của 1 vịng ( kỳ) ln chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích ta cịn có thể sử dụng chỉ tiêu:
ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

9

MSV 07D15101



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

1.4.1.3: mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động:
số VLĐ tiết

tổng mức luân

kiệm được(-),

chuyển của VLĐ

hay lãng

trong kỳ này
360

phí(+) do thay

=

X

kỳ luân
chuyển VLĐ

Kỳ luân
-


chuyển vốn

kỳ này

đổi tốc độ

kỳ trước

luân chuyển

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được hay lãng phí do tăng hay giảm
tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước

1.4.1.4: Hệ số đảm nhiệm VLĐ:
hệ số đảm nhiệm VLĐ

VLĐ bình quân
tổng số doanh thu thuần

=

Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết
kiệm được càng nhiều. qua chỉ tiêu này ta biết được, để có một đồng doanh thu,
doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.

1.4.1.5: hệ số sinh lời vốn lưu động
lợi nhuận trước( hoặc sau) thuế
hệ số sinh lời VLĐ
VLĐ sử dụng bình quân
chỉ tiêu này cho thấy một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đông lợi nhuận trước


=

thuế hoặc sau thuế.

1.4.2 : hệ số khả năng thanh toán
1.4.2.1: hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

hệ số khả năng thanh tốn
hiện thời

ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

Giá trị tài sản lưu động và đầu

=

tư ngắn hạn
tổng số nợ ngắn hạn

10

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các

khoản nợ ngắn hạn , vì vậy nó cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng
chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ thanh toán và ngựơc lại. tuy nhiên hệ số khả
năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp quá cao chưa chắc năng lực thanh toán
của doanh nghiệp đã là tốt .

1.4.2.2 hệ số khả năng thanh toán nhanh

hệ số khả năng thanh
toán nhanh

=

Giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho
tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho ta thấy khả năng chi trả của doanh
nghiệp cho các khoản nợ đã đến hạn thanh tốn mà khơng phụ thuộc vào giải
phóng hàng tồn kho. hệ số này càng cao thì khả năng thanh tốn càng lớn, uy tín
của doanh nghiệp với khách hàng cũng tăng.

1.4.2.3: hệ số khả năng thanh toán tức thời:

hệ số khả năng thanh
toán tức thời

=

vốn bằng tiền + các khoản tương đương tiền

tổng số nợ ngắn hạn

Trong đó :
- vốn bằng tiền : tiền mặt , tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- các khoản tương đương tiền: thương phiếu , đầu tư ngắn hạn về chứng khoán
Hệ số này phản ánh mức độ thanh toán ngay lập tức khi nợ ngắn hạn đến kỳ
thanh tốn.

1.5: Vai trị của Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng Vốn lưu động
1.5.1: Vai trò của Vốn lưu động:
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

11

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

VLĐ được coi là nguồn lực quan trọng nhất là tiền đề cơ sở vật chất không
thể thiếu đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.VLĐ có mặt
ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu mua sắm vật tư, sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm. việc sử dụng hiệu quả VLĐ và đảm bảo được nhu cầu
VLĐ sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, VLĐ có
tính quyết định rất lớn trong việc thiết lập chiến lược sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
VLĐ luân chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm và là nhân tố chính tạo

nên giá thành sản phẩm, quản lý tốt VLĐ sẽ có cơ hội giảm được chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường.

1.5.2 các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để quản lý tốt nguồn VLĐ trong doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nắm bắt
được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ, từ đó mới có thể phát huy
những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực. Các nhân tố ảnh hưởng
này chia thành hai nhóm:
- Những nhân tố khách quan:
+

Cơ chế chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn

tới các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu môi trường vĩ mô thuận lợi sẽ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
+

Sự biến động của nền kinh tế: ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái

kinh tế, sức mua của đồng tiền bi giảm sút, vật tư hàng hoá lên giá ảnh hưởng tới
nhu cầu vốn của doanh nghiệp, vốn đẩu tư của doanh nghiệp có thể bị mất dần do
sự mất giá của đồng tiền.
+

Những rủi ro bất thường trong hoạt động kinh tế như thị trường

không ổn định, thị hiếu tiêu dùng thay đổi,.. ngồi ra cịn có những rủi ro do thiên
tai gây ra như lũ lụt, hoả hoạn,…
- Những nhân tố chủ quan:

+

Do trình độ doanh nghiệp kém, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí

vốn, làm cho sản xuất khơng có hiệu quả, thua lỗ kéo dài,…
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

12

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Do xác định các yếu tố như nhu cầu VLĐ khơng chính xác, hoặc có

cơ vốn khơng hợp lý, khơng sử dụng, các định mức trong quản lý.

1.6 : Bảo toàn vốn lưu động
Bảo toàn VLĐ là một nội dung trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
và là yêu cầu tối thiểu đối với hoạt động kinh doanh của mỗt doanh nghiệp. VLĐ
cuả doanh nghiệp tồn tại dưói dạng vật tư hàng hoá tiền tệ, sự chuyển hoá của
chúng thường chịu tác động của nhiều yếu tố cả về mặt chủ quan và khách quan,
các nhân tố đó sẽ làm VLĐ bị giảm sút dần. Do vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng
vốn khơng tốt, khơng bảo tồn được vốn sẽ dẫn đến thất thốt vốn, làm ảnh hưởng
tới q trình sản xuất kinh doanh, quy mô vốn sẽ bị thu hẹp, vốn chậm luân

chuyển, hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn đến doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn VLĐ nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao.
Thực chất bảo toàn VLĐ là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ có thể đủ mua mơt
lượng hàng hố tương đương với đầu kỳ khi giá cả của hàng hố đó tăng lên. thể
hiện ở khả năng mua sắm hàng hoá cho khâu dự trữ và tài sản cố định mức nói
chung, duy trì khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên cho thấy vấn đề bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Có nhiều cách bảo tồn vốn như:
-

Nhà nước cho phép trượt giá các nguyên vật liệu chính theo chỉ số giá
cả ( tốc độ lạm phát)

-

Mua bảo hiểm đối với tài sản cố định

-

Lập các quỹ dự phịng tài chính
Quỹ dự phịng giảm giá hàng tồn kho
Quỹ dự phịng nợ phải thu khó địi
Quỹ dự phịng trợ cấp mất việc làm

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

13


MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Chương 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
2 . 1 Quá trình hình thành và phát triển Cơng ty cổ phần xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh
Tên Công ty : Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trụ sở giao dịch
Điện thoại

: 381 Phố Đội Cấn –Quận Ba Đình - TP Hà Nội

Fax : (04) 8329026

: (04) 8327414

Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước có tên cũ là Cơng ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh và trực
thuộc Tổng Cơng ty xây dựng Hà Nội- Bộ xây dựng.
Công ty Cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được chuyển đổi từ
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo nghị định 187/2004/NĐ-CP
ngày 16 tháng 12 năm 2004. Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là
đơn vị giàu truyền thống được thành lập cách đây 30 năm, có đội ngũ thợ tay nghề
cao, có máy móc, thiết bị hiện đại chuyên dùng cho xây dựng.


2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty .
-Xây dựng cơng trình CN công cộng, nhà ở và xây dựng chủ yếu khác.
-Trang trí nội, ngoại thất.
-Kinh doanh nhà .
-Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ngói, tấm lợp, đá ốp lát, sản xuất cấu kiện
bê tông, cấu kiện kim loại cho xây dựng.
-Kinh doanh vật tư ,vật liệu xây dựng
-Phá dỡ các cơng trình kiến trúc, giải toả mặt bằng xây dựng.
-Thi cơng xây lắp các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, đường dây trạm biến thế điện và các cơng trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu
đơ thị, khu công nghiệp.
-Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, cấu kiện, vật liệu xây dựng.
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

14

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

-Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện lạnh và trang trí nội ngoại thất.
-Đầu tư kinh doanh phát triển nhà.
-Tư vấn xây dựng các dự án nhà ở đô thị, khu công nghiệp và các cơng trình
xây dựng.
-Đầu tư kinh doanh du lịch: du lịch sinh thái, khách sạn lữ hành.
Là một doanh nghiệp giàu truyền thống, Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng

Hồ Chí Minh đã tạo được cho mình một uy tín lớn mà khơng phải một doanh
nghiệp cũng có được. Với trang thiết bị cơ giới đa dạng và hiện đại cùng với đội
ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty
cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thi cơng xây dựng nhiều cơng trình
phục vụ cho Đảng, Nhà nước và cho các đoàn ngoại giao… trên địa bàn Hà Nội và
các tỉnh thành khác trong cả nước. Những đóng góp khơng nhỏ của Cơng ty vào
sự phát triển chung ngành xây dựng đã được ghi nhận, Công ty đã được tặng
thưởng nhiều huân chương, huy chương và bằng khen cao quý

2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp Nhà
nước hạng 1 (theo quyết định số 1218/BXD- TCLĐ ngày 12/9/1994 của Bộ trưởng
Bộ xây dựng) trực thuộc Tổng Cơng ty xây dựng Hà Nội. Chính vì vậy quy mô của
Công ty cũng tương xứng với khả năng hoạt động.

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

15

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Sơ đồ 2.1 sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh
Đại hội đồng cổ đông


Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt

Giám đốc điề hành

Phó giám đốc

Phịng
hành
chính
quản
trị

Phịng
QLD
A và
hồ sơ
thầu

Kế tốn trưởng

Phịng
tổ
chức
lao
động

Ban
QLC

T làng
QTT
L

Phịng
kế
hoạch
kinh
tế

phó giám đốc

Phịng
KT
thi
cơng

Phịng
tài
chính
kế
tốn

các xí nghiệp
trực thuộc

Ban
quản

cơng

trình
nội bộ

Phịng

điện

Phịng
an
tồn

Trung
tâm
tư vấn
xây
dựng
số 1

Các đội trực
thuộc

(nguồn cơ cấu tổ chức của công ty CPXD bảo tàng Hồ Chí Minh)

2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phịng ban
1. Phịng hành chính quản trị
- Quản lý cơng tác hành chính, quản trị của Cơng. Đóng dầu hồ sơ, giấy tờ.
- Quản lý nội bộ các tòa nhà về cơng tác hành chính.

2. Phịng tổ chức lao động tiền lương:


ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

16

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

- Dự thảo hợp đồng giao khoán. theo dõi kiểm tra định mức đơn giá lương
khoán, phân phối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, thực hiện chế độ đốu
với người lao động theo bộ luật lao động.

3. Phịng Tài chính Kế tốn
- Chủ động lo và ứng vốn tạm thời theo dự toán thầu đã được Chủ đầu tư phê
duyệt tạo điều kiện cho đơn vị có vốn hoạt động.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay của các đơn vị đảm bảo đúng mục đích, nhằm sử
dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Kiểm tra việc hạch toán giá thành của các đơn vị trong q trình thi cơng theo
đúng luật kế tốn và các thơng tư hướng dẫn của Bộ tài chính.
- Tạo điều kiện và kết hợp chặt chẽ với các đơn vị để làm tốt cơng tác haọch
tốn kế tốn và kiểm tốn.

4. Phịng kế hoạch- Kinh tế thị trường
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu với Chủ đầu tư hay thầu phụ,
đồng thời theo dõi đơn vị thi cơng trong q trình thực hiện Hợp đồng để điều
chỉnh hoặc bổ sung.
- Tiến hành thanh lý hợp đồng giữa Côngty với Chủ đầu tư sau khi cơng trình

hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng và có đầy đủ hồ sơ được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Soạn thảo giấy giao nhiệm vụ cho đơn vị thi cơng sau khi có hợp đồng với
Chủ đầu tư trình ký giám đốc.
- Lập dự tốn và thanh quyết tóan các dự án do Cơng ty làm Chủ đầu tư.

5. Phòng quản lý dự án và hồ sơ thầu
- Tiếp nhận mọi thơng tin có liên quan đến khai thác việc làm của tất cả cán bộ
CNV, các Cổ đông và các đơn vị, tổng hợp thông tin và thị trường để báo cáo
Giám đốc Công ty xem xét giải quyết.
- Làm thủ tục và đăng ký dự thầu các cơng trình với Chủ đầu tư khi có nhu cầu
về hồ sơ đăng ký dự thầu.

6. Phòng kỹ thuật thi cơng

ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

17

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

- Lập biện pháp tổ chức thi cơng cho các cơng trình theo như phân cấp quy
định, duyệt biện pháp thi công cho các đơn vị trước khi cơng trình khởi cơng.
- Kiểm tra tính tốn khối lượng dự kiến thực hiện và khối lượng đã thực hiện
hàng tháng của các đội. Kiểm tra giám sát chất lượng cơng trình thi cơng theo chức

năng nhiệm vụ.

7. Phòng cơ điện
- Kiểm tra giám sát việc sử dụng máy móc thiết bị thi cơng của Cơng ty cho các
đơn vị thuê.
- Kiểm tra giám sát chất lượng phần điện nước các cơng trình thi cơng.
- Cùng các phịng ban liên quan hồn tất các hồ sơ đầu tư mua sắm máy móc
thiết bị của Cơng ty.

8. Ban an tồn
- Kiểm tra hướng dẫn cơng tác an tồn lao động theo quy định của cấp trên và
Cơng ty.
- Giải quyết mọi cơng việc có liên quan đến cơng tác an tồn lao động. Nếu xảy
ra mất an tồn lao động phải báo cáo cấp có thẩm quyền và tham gia giải quyết
khắc phục hệu quả.

9. Ban quản lý các cơng trình nội bộ
- Quản lý nội bộ các tồ nhà của Cơng ty.

10. Ban quản lý chung cư làng quốc tế Thăng long
- Quản lý tòa nhà.

11. Trung tâm tư vấn xây dựng số 1
- Trung tâm có nhiệm vụ quản lý, thực hiện và kiểm tra các dự án do Công ty
làm Chủ đầu tư.
- Giúp giám đốc Công ty trong công việc chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện
các dự án của Công ty đảm bảo kinh doanh có lãi. Thực hiện đúng theo các quy
định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình của Nhà nước, của ngành và của
Tổng Công ty.
- Tư vấn thiết kế và giám sát xây dựng các dự án Nhà ở, đô thị, khu công

nghiệp và các cơng trình khác do Cơng ty làm Chủ đầu tư.
ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

18

MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Các phịng có Trưởng phịng phụ trách, các Phó phịng giúp việc và định biên
cán bộ của từng phòng theo chức năng được Hội đồng quản trị phê duyệt.

2.4 Nguồn nhân lực của công ty
Bên cạnh kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động đầu tư ,xây dựng và cung
ứng dịch vụ xây dựng. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân của công ty luôn thể
hiện được tác phong làm việc, nhạy bén sáng tạo và trình độ chun mơn cao.
Trong tổng số nhân lực của cơng ty trình độ đại học chiếm số lượng lớn và luôn
hợp tác chặt chẽ với các công nhân kỹ thuật bậc cao.
Bảng 2.2
Bảng tổng hợp

Năng lực cán bộ kỹ thuật và quản lý của công ty
Cán bộ chuyên
môn và kỹ thuật Số lượng
theo nghề









Đại học
-Xây dựng
- Kiến trúc
- Giao thông
- Thủy lợi
- kinh tế
Trung cấp
- Xây
dựng
Đại học
-Xây dựng
- Kiến trúc
- Giao thông
- Thủy lợi
- kinh tế
Trung cấp
Xây dựng

Số năm trong nghề

92
5
6
2

6

>2-10 năm
………..
………..
……….
…………
………….
…………

8

>15 năm
………..
………..
………..
………..
………..
………..
……….

13
2
1
1
3
7

Đã
qua

kinh
nghiệm cơng trình
quy mô và cấp nhà
nước
>2 năm
……….
……….
………..
……….
……….
………..
>15 năm
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..

( Nguồn báo cáo thống kê năng lực kỹ thuật và quản lý của công ty)

2.5 Tình hình hoạt động của cơng ty trong những năm gần đây.
2.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trong ba năm sản xuất, kinh doanh gần đây những kết quả mà Cơng ty đạt
được có thể tóm tắt thơng qua bảng sau:
ĐỒN THỊ QUỲNH ANH

19


MSV 07D15101


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Tỷ đồng

chỉ tiêu

2008

2009

2010

So sánh

So sánh

Số

Số

Số

tiền


tiền

tiền

2009/2008
Số
Tỷ

2010/2009
Số
Tỷ

tiền
Doanh thu thuần
Chi phí sản xuất
Lãi gộp
Chi phí quản lý
LN trước thuế
Tổng quỹ lươngiêu
Các khoản nộp NS

(+/-)
73,412 81,421 85,458 8,009
68,328 75,522 78,120 7,224
5,084 5,899 7,337 0,815
2,412 2,783 2,978 0,371
2,671 3,116 4,359 0,445
11,011 12,213 12,818 1,202
5,762 6,208 7,925 0,446


trọng tiền

trọng

%
10,01
10,57
16,03
15,38
16,66
10,92
7,74

%
4,96
3,44
24,59
7
39,89
4,95
27,66

(+/-)
4,037
2,598
1,448
0,195
1,243
0,605
1,717


( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009,2010 )

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy DT năm 2008 là 73,412 đến năm doanh thu
tăng lên là 81,412 hơn năm 2009 8,009 tỷ đồng tương đương với 10,01 %. Năm
2009 doanh thu là 81,421 so với năm 2010 tăng lên gần 4,037 tỷ với tỷ lệ là 4,96%.
Vậy tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước thể hiện hiệu quả của cơng ty.
Về chi phí việc chi phí tăng lên hàng năm từ 2008 là 63,328 so với năm 2009 là
75,552 tăng 10,57 %. Năm 2009 là 75.552 so với năm 2010 là 78,120 tăng 3,44 %
điều này chứng tỏ hiệu quả tăng theo quy mô của công ty
Lợi nhuận hàng năm của công ty trên 2 tỷ đồng năm 2008 là 2,671 đến năm
2010 tăng lên 4,359
Trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế, Công ty cổ phần xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh khơng ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng: nguồn vốn sản
xuất tăng lên liên tục một cách đáng kể, khối lượng công nhân ngày càng lớn mạnh
cả về số lượng lẫn chun mơn, chất lượng cơng trình thi công luôn được bên A
đánh giá cao, thời gian thi cơng được rút ngắn .
Trong q trình hoạt động, Cơng ty ln được đánh giá có khả năng thanh
tốn cao các khoản nợ ngắn hạn bao gồm cả nợ ngắn hạn ngân hàng và nợ phải trả
nhà cung cấp

ĐOÀN THỊ QUỲNH ANH

20

MSV 07D15101




×