Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập nhà máy bia Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.02 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Lời mở đầu
Bia là loại nước giải khát có từ lâu đời và được nhân dân thế
giới rất ưa chuộng. Trải qua hàng ngàn năm cùng với sự phát triển
của khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất bia cũng không ngừng phát
triển về chất lượng và số lượng. Bia đã trở thành thứ đồ uống không
thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Trong những năm gần đây, trước xu thế hội nhập mở cửa nền
kinh tế, ngành công ngiệp bia ổ Việt nam phát triển rất nhanh chóng,
nhiều nhà máy đã được xây dựng trên mọi miền của Tổ quốc nhằm
đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, phục vụ xuất khẩu, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của
nền kinh tế xã hội.
Để tìm hiểu sâu hơn về thực tế sản xuất bia nước ta hiện nay,
được sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo, nhà trường và công ty bia Huế,
tôi đã được thực tập tại công ty.
Nay tôi xin trình bày bài “Báo cáo thực tập rèn nghề“để trình
bày những nội dung, kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tìm hiểu
được trong quá trình thực tập tại công ty Bia - Huế.
Nguyễn Thị Như Thủy
1
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Phần I : TÌM HIỂU CHUNG
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy Bia - Huế
* Lịch sử hình thành
Ngày 15/09/1989 UBNN Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 315
QĐ/UBNN quyết định thành lập ban quản lý công trình xây dựng nhà máy
Bia Huế.
Nhà máy Bia hình thành theo hình thức công ty cổ phần bao gồm
nhiều ngân hàng và ngân sách địa phương đóng góp, tổ chức trên nguyên
tắc hợp tác tự nguyện cùng có lợi. Tổng vốn đầu tư ban đầu là khoản 11 tỉ


đồng Việt Nam, với công suất ban đầu là 3 triệu lít năm. Nhà máy được
xây dựng và lắp đặt với công nghệ tiên tiến của Denmark thiết bị do hang
Danbrew cung cấp và chuyển giao.
Ngày 10/10/1990 nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động có trụ sở ở 324
Nguyễn Sinh Cung thành phố Huế. Sản phẩm đầu tiên của công ty là loại
bia chai mang nhãn hiệu Huda và cũng trong năm đầu tiên cho ra đời loại
sản phẩm này trên thị trường đã chấp nhận và sản phẩm đã đạt huy chương
vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu khoa học toàn quốc
Lúc đầu sản phẩm của nhà máy Bia chỉ có mặt ở thị trường Huế và
Quảng Trị với chất lượng tốt giá cả phải chăng đánh vào đối tượng có thu
nhập bình dân. Với định vị sản phẩm như vậy bia Huda ngày đã thành công
trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm ngày một tăng
cao nhu cầu vượt hẳn nhu cầu cung ứng của nhà máy. Với tình hình như
vậy đòi hỏi nhà máy phải nâng cao công suất và mở rộng phạm vi hoạt
động sản xuất khinh doanh rất nhiều lần.
- Năm 1992 công suất nâng lên 9 triệu lít/ năm
Nguyễn Thị Như Thủy
2
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
- Năm 1993 công suất nâng lên 14 triệu lít/ năm
- Và đến nay đã xây dựng thêm nhà máy bia Huda ở Phú Bài hiện tại
cả hai nhà máy có công suất trên 150 triệu lít / năm
* Quá trình phát triển
Trong quá trình gần 20 hoạt động công ty Bia Huế ngày càng khẳng
định vai trò của mình là một đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp cũng
như trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thừa Thiên Huế.
Ngày nay sản phẩm của công ty Bia Huế đã có mặt hầu hết trên các thị
trường miền Trung miền Nam và Tây Nguyên mà còn xuất khẩu đi các
nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, Indonexia, Malayxia, Lào….
Những thành tích mà công ty Bia Huế đạt được chính là nhờ sự nỗ

lực phấn đấu không ngừng của ban điều hành cũng như toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty. Sau gần 20 năm hoạt động kể từ ngày chính
thức liên doanh công ty bia Huế đã đạt mức sản lượng tăng gần 50 lần
doanh thu tăng cao và đặt biệt hiệu quả tăng hơn 60 lần được đánh giá là
một trong 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay.
Từ những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất khinh doanh công ty bia
Huế xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp của tỉnh Thừa
Thiên Huế và được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý như Huân
chương lao động hạng 3, hạng 2 hạng nhất và nhiều giải thưởng cao quý
khác như sao vàng Đất Việt và nhiều bằng khen của chính phủ trong các
hoạt động khác
I.2. Cơ cấu tổ chức và quản lí của nhà máy:
Nguyễn Thị Như Thủy
3
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40


: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Như đã phân tích ở phần trên, quản trị nhân lực trong công ty bia
HUẾ cũng bao gồm những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực và được
thể hiện qua sơ đồ khái quát dưới đây.
Nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong công ty bia
Nguyễn Thị Như Thủy
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Tổ Chức Hành
Chính
Giám Đốc
Tài Chính

Giám Đốc
KT
Giám Đốc Tiếp
Thị
Phòng
T ổ
chức
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Kế
Hoạch
Vật Tư
Bộ
phận
Bán
Hàng
Bộ
phậnTiế
p Thị
P.X
Chiết
P.X
Nấu

P.X
Lên
Men
P.X

Điện
P. Thí
Nghiệm
Bộ
phận
Kho
4
Mô hình tổ chức bộ máy tại công ty Bia Huế
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Tuy các nội dung của công tác quản trị nhân lực được phân thành 7
bước như sơ đồ trên, nhưng trên thực tế các bước này có mối quan hệ rất
mật thiết với nhau. Trong đó bước sau là hệ quả của bước trước, nhưng
đồng thời là tiền đề cho bước tiếp theo và ảnh hưởng quyết định đến việc
triển khai và tổ chức thực hiện các bước trước đó. Đồng thời trong quá
trình triển khai phải tính đến các nhân tố đặc thù, ảnh hưởng đến công tác
quản trị nhân lực trong công ty
Nguyễn Thị Như Thủy
Phân tích công việc
Lập kế hoạch nguồn nhân lực
Tuyển chọn nhân lực
Bố trí sắp xếp lao động
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đánh giá thực hiện công việc
Tạo động lực cho người lao động
5

Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Phần II: NỘI DUNG CHÍNH
II.1. Kĩ thuật sản xuất nhà máy Bia - Huế
II.1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA
Nguyễn Thị Như Thủy
6
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Nguyễn Thị Như Thủy
Nấu malt
Hội cháo
Đường hoá
Malt
Làm sạch
Nghiền
Lọc dịch, rửa bã
Houblon hoá
Lắng trong
Làm lạnh
Lên men
Làm lạnh
Lọc bia
Ổn định bia
Chiết chai
Thanh trùng
Men giống
Nấu gạo
Nghiền
Làm sạch
Gạo

Nước rửa

Hoa houblon
Nhân giống
Men thu hồi

Thu hồi
Rửa Chai
Thành phẩmDán nhãn
7
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
II.1.2. Nguyên liệu:
* Nước
Nước là một trong những nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia.
Thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá
trình công nghệ và chất lượng thành phẩm. Trong quá trình sản xuất bia
cần một lượng nước rất lớn để hồ hóa, đường hóa, rửa men, rửa thiết bị,
cung cấp cho lò hơi Chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng bia.
Yêu cầu của nước dùng để sản xuất bia:
− Độ cứng từ mềm đến trung bình
− Hàm lượng muối cacbonat không quá 50 mg/l.
− Hàm lượng muối Mg2+ không quá 100 mg/l.
− Hàm lượng muối clorua 75 – 150 mg/l.
− Hàm lượng CaSO4 150 – 200 mg/l.
− NH3 và muối NO2 không có.
− Hàm lượng ion sắt 2 không quá 0,3 mg/l.
− Vi sinh vật không quá 100 tế bào/ml.
* Hoa Houblon
Cây Houblon có tên khoa học là “Hamulus Lupulus”, là một loài

thân leo thuộc hàng urticacée, họ moracé. Hoa houblon được coi như là
nguồn nguyên liệu chính thứ hai trong sản xuất bia. Hoa houblon tạo cho
bia có vị đắng đặc trưng và mùi thơm dễ chịu, đồng thời hoa cũng chiết ra
các chất có tác dụng tiệt trùng do đó làm tăng thời gian bảo quản bia và
giúp cho các thành phần bia được ổn định và bọt bia giữ được lâu hơn cũng
như cung cấp khoáng, tanin, protein, tanin kết hợp với protein còn lại chưa
thủy phân và làm tách protein ra tránh hư hỏng trong bia.
* Gạo
Nguyễn Thị Như Thủy
8
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Trong thực tế sản xuất thì có thể dùng gạo để thay thế tới 50% malt
nếu hệ enzyme trong malt tốt.
Yêu cầu:
- Độ ẩm w = 12,6%.
- Hợp chất chứa nitơ 7,9%.
- Chất béo 0,5%.
- Tinh bột 77,8%.
- Xenlulo của vỏ lụa 0,5%.
- Chất tro 0,7%.
* Đại mạch
Yêu cầu của hạt đại mạch trong sản xuất bia:
- Vỏ không vượt quá 7 – 9% trọng lượng hạt.
- Hàm lượng ẩm w = 10 – 15%.
- Hàm lượng protit 8 – 14%.
- Hàm lượng tinh bột 55 – 60% trọng lượng hạt.
* Nấm men
Nấm men sử dụng trong lên men bia là loại vi sinh vật đơn bào thuộc
giống Saccharomyces có nhiệt độ sinh trưởng là 25 – 30oC nhưng có thể
phát triển được ở 2 – 3oC và chịu đến -180oC, ở nhiệt độ không khí lỏng

vẫn sống.
* Các chất phụ gia
Chất phụ gia là chất được sử dụng làm nguyên liệu phụ để tăng giá
trị cảm quan và chất lượng của bia. Có các nhóm chất phụ gia như sau:
- Nhóm các chất phụ gia để xử lý nước: nhóm này có thể dùng các chất làm
mềm nước phục vụ cho quá trình sản xuất như các muối Na2SO3, Na2SO4,
CaCl2.
- Nhóm sát trùng nước và điều chỉnh pH của nước và dịch lên men như
Clorin, axit clohydric, axit lactic.
- Nhóm các chất dùng sát trùng, tẩy rửa (vệ sinh đường ống, thiết bị rửa
Nguyễn Thị Như Thủy
9
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
chai ) gồm dung dịch Clo, axit HCl, NaOH, KMnO4.
- Nhóm các chất dùng trong quá trình thu hồi CO2 gồm: than hoạt tính,
H2SO4, KMnO4, CaCl2 khan.
- Nhóm các chất chống oxy hóa cho bia: axit ascorbic, H2O2, benzoat natri
(C7H5O2Na).
- Nhóm các chất làm tăng màu, mùi vị cho bia: chất màu caramen và hương
bổ sung cho bia.
- Nhóm các chất trợ lọc: bột diatomit, bentomit.
- Nhóm các chất dùng cho sát trùng thiết bị lấy men, bổ sung men: dùng
cồn 70%.
II.2. Nội dung thực tập
II.2.1. Nhật kí thực tập
- Địa điểm thực tập: Công ty Bia - Huế
- Thời gian thực tập: Từ ngày 09/03 – 22/03/2009
Tuần 1:
+ Thứ 2 (09/03): Tham quan tổng thể nhà máy
+ Thứ 3 (10/03): Tham quan, tìm hiểu các công đoạn chính ở phân xưởng

chiết
+ Thứ 4 (11/03): Tìm hiểu về máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất
ở phân xưởng chiết.
Quan sát các thao tác vận hành và công việc của công nhân tại từng công
đoạn: rửa chai, chiết chai, thanh trùng, dán nhãn.
+ Thứ 5 (12/03): Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ các phòng ban.
+ Thứ 6 (13/03): Thực tập công nhân trong dây chuyền bốc và xếp két.
+ Thứ 7 (14/03): Được phép nghỉ.
+ Chủ nhật (15/03): Được phép nghỉ.
Tuần 2:
+ Thứ 2 (16/03): Thực tập công nhân trong dây chuyền bốc két và xếp két.
Nguyễn Thị Như Thủy
10
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
+ Thứ 3 (17/03): Được phép nghỉ của cán bộ tham gia hướng dẫn tại công
ty để hoàn thành bài báo cáo.
+ Thứ 4 (18/03): Nộp bài báo cáo cho cán bộ hướng dẫn sửa chữa.
+ Thứ 5 (19/03): Nhận bài báo cáo, tài liệu để chỉnh sửa hoàn thiện.
+ Thứ 6 (20/03): Được phép nghỉ của cán bộ tham gia hướng dẫn tại công
ty để hoàn thành bài báo cáo.
+ Thứ 7 (21/03): ): Nộp bài báo cáo cho cán bộ hướng dẫn.
II.2.2. Nội quy lao động ở nhà máy Bia - Huế
* Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Điều 1: Biểu thời gian làm việc trong ngày
- Đối với công việc làm theo giờ hành chính
Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng.
Số giờ làm việc trong tuần : 44 tiếng.
Số ngày làm việc trong tuần: Từ thứ 2 đến sang thứ 7.
Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: 7h30 sáng.
Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày: 5h chiều.

Thời gian nghỉ ngơi trong ngày: 11h30 – 13h.
- Đối với việc làm theo ca
Ca sáng: Từ 6h – 14h Nghỉ giữa ca 30 phút.
Ca chiều: Từ 14h – 22h Nghỉ giữa ca 30 phút.
Ca đêm: Từ 22h – 6h sáng hôm sau Nghỉ giữa ca 45 phút.
Điều 2: Ngày nghỉ hàng tuần.
Điều 3: Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương.
Điều 4: Nghỉ việc riêng có lương.
Điều 5: Nghỉ viêc riêng không lương.
Điều 6: Ngày nghỉ bệnh.
* Trật tự trong công ty
Điều 7: Thủ tục ra vào công ty trong và ngoài giờ làm việc
Nguyễn Thị Như Thủy
11
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
- Trong giờ làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc
theo quy định, không được làm bất cứ công việc riêng nào ngoài công việc
đựơc giao.
- Không được vắng mặt tại công ty nếu không có lý do chính đáng.
- Không được ra vào công ty ngoài giờ làm việc và các ngày nghỉ nếu
không có sự chấp thuận của cấp trên.
- Không gây mất trật tự trong giờ làm việc làm ảnh hưởng đến công
viêci của người khác.
Điều 8: Quy định về tiếp khách trong công ty.
Điều 9: Quy định về tác phong trang phục thái độ làm việc.
Điều 10: Cấm sử dụng các chất cồn và đánh bạc trong giờ làm.
* An toàn lao động - Vệ sinh lao động ở nơi làm việc.
Điều 11: Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Điều 12: An toàn lao động.
- Tất cả mọi người phải nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn

về an toàn lao động, phải mang đầy đủ bảo hộ lao động do công ty trang
cấp.
- Người lao động có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc thấy rã có
nguy cơ xảy ra tyai nạn lao động, đe doạ tính mạng hoặc sức khoẻ của bản
thân hoặc cho những người khác cho đến khi sự cố được khắc phục.
- Lãnh đạo có trách nhiệm bảo đảm thực hiện trang bị bảo hộ lao
động.
- Người lao động có bệnh được phép đề nghị xin nghỉ.
Điều 13: Vệ sinh lao động
- Vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra thiết bị điện, nước tại chỗ.
- Người lao động chịu trách nhiệm bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bi tại
chỗ làm việc.
- Phải chịu trách nhiệm giữ các thiết bị tại chỗ làm sạch sẽ.
* Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Thị Như Thủy
12
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
- Phải triệt để chấp hành các quy định, quy chế về phòng cháy chữa
cháy.
- Không được mang vật dễ cháy nổ vào công ty và đặc biệt nghiêm cấm
hút thuốc lá nơi làm việc.
- Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của công ty.
II.2.3. Chuyên về phân xưởng chiết
II.2.3.1. Sơ đồ chung ở phân xưởng chiết
Chai thu hồi
Nguyễn Thị Như Thủy
13
Vỏ chai
Máy rửa
Kiểm tra

Rửa két
Máy chiết Máy thanh
trùng
Kiểm tra
Dán nhãn
Thành phẩm
Lưu kho
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
II.2.3.2. Thuyết minh quy trình hoạt động ở phân xưởng chiết
Bia trong thu được sau khi thực hiện quá trình lọc - xử lí sau lên men
đã qua kiểm tra chất lượng được đưa qua phân xưởng chiết.
Vỏ chai và két chai được thu hồi từ nơi tiêu thụ được đưa về nhà máy tập
kết và được chuyển đến vị trí đầu dây chuyền. Vỏ chai được rửa sạch tự
động trong khoảng 20 -25 phút và được điều khiển qua màn hình cảm ứng.
Chai được kiểm tra nhờ hệ thống soi chai bằng mắt thường nhờ đèn huỳnh
quang và bảng soi để loại bỏ các chai bị nứt, mẻ sau khi rửa và các chai rửa
không đạt yêu cầu thì được thu hồi và đem đi rửa lảitước khi thực hiện
công đoạn chiết. Bia được chiết theo nguyên tắc đẳng áp: Cân bằng áp suất
bên trong bầu chứa bia và chai. Ở vị trí sau khi chiết chai và trước khi đóng
nắp có vòi phun nước nóng đă khử trùng 90
0
C với áp lực lớn phun thẳng
vào chai trong thời gian rất nhanh, gây xáo trộn và làm CO
2
trào lên, đẩy
O
2
ra ngoài, kéo dài thời gian bảo quản. Sau khi thực hiện xong quá trình
chiết và đóng chai, bia được vận chuyển bằng băng tải đến hệ thống thanh
trùng sản phẩm nhằm tiêu diệt vi sinh vật, tế bào nấm men, ức chế enzyme,

làm tăng độ bền sinh học cho bia. Thời gian thanh trùng kéo dài trong 60
phút rồi bia được vận chuyển qua hệ thống soi chai bằng mắt thường để
loại bỏ các chai chưa đạt yêu cầu: chai bẩn, nứt vỡ, xì, chiết chưa đủ…
trước khi dẫn qua hệ thống dán nhãn hoàn thiện sản phẩm.
Sau khi ra khỏi hệ thống dán nhãn người ta tiến hành lựa chọn, kiểm
tra lại một lần nữa để loại bỏ chai chưa đạt yêu cầu đem đi xử lí lại trước
khi đưa đến bộ phận vào két. Cuối dây chuyền, công nhân tiến hành bốc bia
thành phẩm vào két, vào balet rồi nhập kho.
Nguyễn Thị Như Thủy
14
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
II.2.3.3. Các thiết bị chính trong phân xưởng chiết
a. Máy rửa chai KRONES Lavatec KESK
Cấu tạo:

Sơ đồ thiết bị rửa chai
Ghi chú:
1. Chai ra
2. Vòi phun nước sạch
3. Vòi phun nước thường
4. Vòi phun nước ấm lần hai
5. Vòi phun nước ấm lần một
6. Vùng ngâm sút
7. Cơ cấu cào nhãn
8. Vòi phun nhãn
9. Bộ phận trao đổi nhiệt
10. Bơm cho vòi phun nhãn
11. Bơm cho vòi phun nước ấm lần một
12. Bơm cho vòi phun nước ấm lần hai
13.Vòi phun nước ấm

14. Bơm cho vòi phun nước thường
15. Vùng ngâm nước ấm
16. Đế thiết bị
17. Chiếu chờ chai
Nguyên tắc hoạt động:
Máy rửa chai có công suất là 20.000 chai/h.
Nguyễn Thị Như Thủy
15
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Chai bẩn được công nhân xếp lên băng tải rồi vận chuyển đến chiếu
chờ chai (17). Ở đây chai được vận chuyển vào các cacset nhờ cơ cấu
truyền động, sau đó chai được chuyển đến vùng ngâm nước ấm (15) có
nhiệt độ khoảng 55
o
C. Sau khi qua vùng ngâm nước ấm, chai được vận
chuyển đến vòi phun nước ấm, tiếp theo là đến vùng ngâm xút (6) có nồng
độ khoảng 1,5 - 2%, ở vùng ngâm xút có 2 bể, bể chính có nhiệt độ khoảng
78
o
C và bể xút phụ có nhiệt độ khoảng 65
o
C. Trong quá trình ngâm xút
chai được chuyển qua vòi phun tẩy nhãn (8), nhãn được tách ra và cào ra
ngoài thông qua cơ cấu cào nhãn . Sau đó lần lượt chuyển đến các vòi
phun: vòi phun nước ấm (4) và (5) có nhiệt độ khoảng 55
o
C, đến vòi phun
nước thường (3) và cuối cùng đến vòi phun nước sạch (2). Chai vận chuyển
trong thiết bị rửa chai nhờ băng tải, các tank dẫn và môtơ truyền động. Sau
khi chai ra khỏi máy rửa chai thì băng tải vận chuyển đến khu vực soi chai

để kiểm tra, nếu chai đạt yêu cầu thì tiếp tục vận chuyển đến máy chiết
chai, nếu không đạt yêu cầu thì loại bỏ ra ngoài.
b. Máy chiết
Cấu tạo :


Sơ đồ máy chiết
Nguyễn Thị Như Thủy
16
1. Đường ống hơi
2. Đường ống thong hơi
3. Đường ống chân không
4. Van hình nón
5. Cam điều khiển
6. Chốt van xả
7. Chốt van chân không
8. Van điều áp
2
CO
9. Đường ống thêm
2
CO
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Bia trước khi chiết phải kiểm tra các chỉ tiêu như độ cồn, hàm lượng
CO
2
, hàm lượng oxy, độ màu mới tiến hành chiết.
Chiết bia chai
Yêu cầu với chai: chai bia được thổi từ các loại thuỷ tinh chất lượng
cao có màu nâu hoặc màu xanh nhạt, mục đích là để tránh sự tác động của

ánh sáng làm cho bia chóng bị giảm chất lượng. Đồng thời chai phải đồng
nhất về chủng loại, lành lặn.
Nguyên tắc hoạt động
Quá trình chiết chai được tiến hành 9 bước:
Bước 1: Hút chân không lần một
Bước 2: Thổi CO
2
vào lần một
Bước 3: Hút chân không lần hai
Bước 4+5: Thổi CO
2
vào và cân bằng áp
Bước 6: Rót bia vào và thu hồi CO
2
lại
Bước 7: Kết thúc quá trình chiết
Bước 8: Điều chỉnh mức chiết
Bước 9: Xả khí nén CO
2
, trả lại vị trí ban đầu để chuẩn bị chiết chai tiếp
theo
Quá trình chiết chai bia được tiến hành dưới áp suất dư của khí
2
CO
và nhiệt độ từ 0

÷ 1
0
C, hạn chế sự tiếp xúc giữa bia và không khí càng
nhiều càng tốt. Tránh rót bia đầy quá sẽ vỡ chai, hoặc bị bật nắp đậy chai khi

thanh trùng.
Máy dùng để chiết chai vào chai có bộ phận quan trọng nhất là vòi
chiết, vòi chiết có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: xilanh ở phía ngoài và
pittong ở phía trong phần xilanh được kết thúc ở phía dưới bằng một miếng
lọc (hình loa kèn) bằng cao su, khi chai đẩy lên bằng một xupap (pittong
chuyển động dọc lên hoặc xuống theo xilanh là nhờ lực nén khí); khi máy
làm việc pittong được đẩy xuống, cắm vào chai.
Nguyễn Thị Như Thủy
17
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Dựa trên nguyên tắc cơ bản áp suất giữa chai và thùng chứa bia,
khoảng không trong chai trước khi chiết chai cần được thông với khoảng
không
2
CO
trên bề mặt thùng chứa bia, áp suất trong chai khi cân bằng với
2
CO
trong thùng chứa bia. Thì bia tự động rót bia vào chai. Gọi là chiết
đẳng áp. Trong khi chiết, bia vào chiếm chỗ khí
2
CO
và một ít không khí
có trong chai và lượng
2
CO
không khí này sẽ thoát khỏi chai do sự chênh
lệch áp suất về khoảng trống bên trên thùng chứa bia. Do đó người ta dùng
một tia nước nhỏ áp suất cao bơm thẳng vào chai lúc này dòng bia bị xáo
trộn sinh ra CO

2
đẩy O
2
ra ngoài. Bia sau khi chiết vào chai được đưa sang
đóng nắp, rồi đem đi thanh trùng
Hiện nay trong nhà máy có 3 dây chuyền chiết bia: dây chuyền chiết
chai với công suất 16.000 chai/h đối với dây chuyền cũ, 13.000 chai/h đối
với dây chuyền mới và dây chuyền chiết lon với công suất 11.000 lon/h.
c. Thiết bị thanh trùng
Cấu tạo
Sơ đồ thiết bị thanh trùng
Nguyễn Thị Như Thủy
18
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Ghi chú:
1, 2, 10. Các khoang nước thường và nước nóng
11. Môtơ 12. Lớp lưới phun
13. Băng tải 14. Tank truyền động
15. Đường ống tuần hoàn
P. Bơm HE. Bộ phận trao đổi nhiệt
Nguyên tắc hoạt động:
Chai bia sau khi đóng nắp theo băng tải được vận chuyển đến cửa
của thiết bị thanh trùng, sau đó được chuyển dần vào bên trong thiết bị
máy. Thiết bị thanh trùng hoạt động theo một đường thẳng vào ở đầu này
và ra ở cuối thiết bị nhờ băng tải (13) và tank dẫn (14) với công suất
15.000chai/h.
Ở thiết bị thanh trùng được chia thành mười vùng nhiệt độ trong đó
có bốn vùng độc lập nhau. Nhiệt độ trong thiết bị thanh trùng đảm bảo
nguyên tắc nâng nhiệt dần khi vào và hạ nhiệt dần khi ra để tránh hiện
tượng vỡ chai. Nhiệt độ ở vùng thanh trùng khoảng 64

o
C, ở vùng nâng
nhiệt và hạ nhiệt có các khoảng nhiệt độ như sau:
Vùng 1 và vùng 10: 30
o
C.
Vùng 2 và vùng 9: 40
o
C.
Vùng 3 và vùng 8: 50
o
C.
Sau khi chai đi qua hết các vùng nhiệt trên thì chai bia được đưa ra
ngoài, tổng thời gian từ lúc chai vào đến khi chai ra là 75 phút, nhiệt độ sau
khi thanh trùng nhỏ hơn 30
o
C và độ thanh trùng khoảng 20 ± 5 PU.

Nguyễn Thị Như Thủy
19
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
d. Dán nhãn
Cấu tạo

Sơ đồ thiết bị dán nhãn
Ghi chú:
Nguyễn Thị Như Thủy
20
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
1. Gắp nhãn

2. Hộp nhãn
3. Bàn chai
4. Báo xung nhịp
5. Tủ điều khiển
6. Thiết bị phát hiện chai vào
7. Bánh răng đưa chai vào
8. Quét hồ lên nhãn
9. Trục lăn hồ
10. Điểm giao
Nguyên tắc hoạt động:
Chai được băng chuyền đưa vào máy dán nhãn nhờ bánh răng (4), ở
đó có thiết bị phát hiện chai vào chuyển tín hiệu đến tủ điều khiển để bắt
đầu hộp nhãn đưa nhãn vào nhờ bộ phận gắp nhãn (1) chuyển động ngược
chiều để quét hồ lên nhãn. Sau khi hồ được quét lên nhãn thì nhãn đi theo
chiều quay đến điểm giao (10) để dán nhãn lên chai. Chai sau khi dán nhãn
thì được đưa ra ngoài.
Sau khi hoàn thành chiết, thanh trùng, dán nhãn thì sản phẩm được
hoàn thiện và được đưa qua băng chuyền. Ở đó các bia chai thành phẩm
được công nhân đóng hộp và bao gói bằng tay. Bia thành phẩm đi trên băng
chuyền được các công nhân lấy đưa vào két, mỗi két 24 chai và các két bia
này được xe nâng chuyển đến kho thành phẩm.
II.2.3.4. Một số yêu cầu đối với công nhân ở phân xưởng chiết
Công nhân ở công đoạn bốc chai
- Phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động do công ty trang cấp.
- Thao tác nhanh nhẹn.
- Thành thạo công việc và các yêu cầu kĩ thuật.
- Không làm nứt, bể chai gây tổn thất lớn cho nhà máy.
Công đoạn ở công đoạn rửa chai
- Thành thạo việc điều khiển tự động hoạt động máy rửa chai.
- Có biện pháp xử lí khi gặp sự cố.

- Lựa chọn để loại bỏ các chai bị nứt, vỡ, các nắp chai còn sót lại trước
khi vào máy rửa.
Nguyễn Thị Như Thủy
21
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
Công nhân ở công đoạn soi chai
- Quan sát kĩ các chai bị nứt, vỡ để loại bỏ, thu hồi các chai chưa đạt
yêu cầu để xử lí lại.
Công nhân ở công đoạn chiết chai
- Vận hành máy móc một cách thành thạo.
- Quan sát sự hoạt động của máy, quá trình nạp chai, nắp chai và có
biện pháp xử lí khi có sự cố xảy ra.
Công nhân ở công đoạn thanh trùng
- Vận hành máy móc thành thạo.
Công nhân ở công đoạn hoàn thiện sản phẩm (dán nhãn, chụp phôi ).
- Thao tác vận hành máy móc thành thạo.
- Điều chỉnh hợp lí lưu lượng hồ vào dán nhãn chai.
- Tiến hành quan sát để thu hồi các chai chưa đạt yêu cầu.
II.2.3.5. Các sự cố xảy ra
- Chai bị nứt bể trong quá trình vận chuyển, bốc chai.
- Chai bị mắc kẹt trên băng tải.
- Chai bị bể trong quá trình chiết chai do sự chênh lệch nhiệt độ giữa
dung dịch chiết và chai, do độ bền nhiệt của chai kém, do chai được
tái sử dụng quá nhiều lần.
- Nắp chai bị mắc kẹt dẫn đến dừng hệ thống chiết chai và đóng nắp.
- Bia chiết chai chưa đạt yêu cầu.
- Bia bị lỗi, xì do quá trình ghép nắp.
Nguyễn Thị Như Thủy
22
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40

Phần III : TỔNG KẾT
III.1. Bài học thực tiễn
Đợt thực tập rèn nghề kéo dài 2 tuần tại công ty Bia - Huế vừa rồi là
khoảng thời gian giúp cho em sau khi đã học lý thuyết ở trường, bước đầu
làm quen với thực tế sản xuất trong nhà máy. Tuy khoảng thời gian thực
tập là rất ngắn nhưng phần nào đã giúp em thấy được những kiến thức còn
hạn chế của mình để từ đó em sẽ bổ sung và củng cố lại chuyên môn, để
sau khi ra trường có thể đáp ứng được một phần nào đó của thực tế sản xuất.
Bên cạnh việc củng cố lại chuyên môn thì em còn có cơ hội được
tiếp xúc với môi trường làm việc của các bác, các anh chị công nhân đã
giúp em có thêm những bài học riêng trong cuộc sống, những tác phong
trong lúc làm việc, cần phải gọn gàng, nhanh nhẹn. chăm chỉ và thật thà, đó
là những đức tính tốt giúp cho một người kĩ sư như em sau này ra trường
có thể đứng vững.
Nguyễn Thị Như Thủy
23
Báo cáo thực tập rèn nghề Lớp: BQ 40
III.2. Kết luận
Được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty Bia - Huế đã tạo điều kiện
cho chúng em được thực tập rèn nghề tại nhà máy trong thời gian là 2 tuần.
Mặc dù thời gian thực tập không dài, nhưng với sự giúp đỡ của lãnh đạo
công ty, các anh chị, cô chú công nhân, cán bộ kỹ thuật đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt đợy thực tập này.
Em xin cám ơn các thầy cô giáo, ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện cho chúng em được tiếp xúc thực tế, và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ
dẫn tận tình của cán bộ công ty đã giúp em xây dựng hành trang khi vào
đời. Em xin chân thành cám ơn !

Huế, ngày 22 tháng 03 năm 2009
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Như Thuỷ
Nguyễn Thị Như Thủy
24

×