Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG dẫn ôn tập CHO THÍ SINH dự TUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU học môn TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.45 KB, 4 trang )

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN GVTH
MÔN: TOÁN
Phần I. Kiến thức chuyên môn. (liên quan đến những kiến thức mà thí sinh đã được
đào tạo trong trường sư phạm)
Trong phần kiến thức chuyên môn thí sinh cần chú ý những nội dung sau:
1. Phần phương pháp dạy Toán ở Tiểu học Ở phần này thi sinh cần chú ý những
nội dung sau:
- Dạy - học về phép cộng, phép trừ ở Tiểu học.
- Dạy - học về phép nhân, phép chia ở Tiểu học
- Dạy - học về phân số ở Tiểu học.
- Dạy - học về số thập phân ở Tiểu học.
- Một số phương pháp giảng dạy môn Toán thường sử dụng ở Tiểu học.
- Giảng dạy số học ở Tiểu học.
- Giảng dạy giải toán ở Tiểu học.
- Giảng dạy các yếu tố hình học.
- Giảng dạy về đại lượng và đo đại lượng.
Phần 2 Thực hành giải các bài toán trong chương trình môn Toán hiện hành ở
Tiểu học.
Chú ý các nội dung luyện tập liên quan đến các dạng toán sau:
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu quả hai số đó.
- Một số bài toán về Trung bình cộng.
- Một số bài toán về Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Các bài toán về hình chữ nhật, hình vuông.
- Các bài toán về tỉ số phần trăm.
* Một số lưu ý:


- Cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản khi giảng dạy các nội dung được đề cập đến trong
chương trình môn Toán ở Tiểu học, đặc biệt là những nội dung đã được nêu ở trên.
- Những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực thường được vận dụng trong dạy
học môn Toán ở tiểu học
- Hướng dẫn học sinh khai thác một bài toán có lời văn . Hướng dẫn học sinh trình bày
giải một bài toán có lời văn.
- Hướng dẫn đặt đề toán theo tóm tắt hoặc dựa vào dữ kiện đã cho rồi hướng dẫn giải
theo đúng quy trình. Thực hành giải toán ( kiến thức cơ bản hoặc mở rộng trong chương
trinh toán tiểu học).
* Có thể hướng dẫn theo từng đối tượng học sinh với một bài toán cụ thể.
* Phần giải toán, thí sinh cần thực hành giải các bài toán liên quan đến chương trình môn
Toán hiện nay ở bậc Tiểu học.
3. Một số tài liệu tham khảo:
1. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học( Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học hệ Cao
đẳng sư phạm và đại học sư phạm - Nhà xuất bản Giáo dục của các tác giả: Vũ Quang
Trung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Loan; Nguyễn Hùng Quang; Lê Ngọc
Sơn- xuất bản năm 2007)
1
100 câu hỏi và đáp về việc dạy Toán ở Tiểu học ( tác giả: Phạm Đình Thực - Nhà xuất
bản Giáo dục - xuất bản năm 1999)
- Sách giáo khoa môn Toán hiện hành bậc Tiểu học ( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Sách Bải tập phát triển Toán lớp 4 ( tác giả Nguyễn Áng; Đỗ Trung Hiệu - Nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản năm 2005)
- Sách Bải tập phát triển Toán lớp 5 ( tác giả Nguyễn Áng; - Nhà xuất bản Giáo dục xuất
bản năm 2009)
- Luyện giải toán các lớp 4( tác giả Đỗ Đình Hoan làm chủ biên - Nhà xuất bản Giáo
dục xuất bản năm 2010)
- Luyện giải toán lớp 5 ( tác giả Đỗ Đình Hoan làm chủ biên - Nhà xuất bản Giáo dục
xuất bản năm 2010)
Phần II. Thực hành soạn giáo án (Chỉ soạn giáo án lớp 4- 5).

1.Yêu cầu soạn giáo án
1.1. Xác định mục tiêu chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài dạy:
Mục tiêu bài soạn phải rõ ràng, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ, hợp lí giữa nội dung
( kiến thức, kĩ năng, phương pháp), với nhiệm vụ phát triển trí tuệ, rèn luyện thao tác tư
duy, năng lực lĩnh hội tri thức cho học sinh.
- Kiến thức phải chính xác, đúng, hợp lô gic, có hệ thống, đảm bảo liên hệ lí
thuyết với thực hành, thực tiễn. Đây là yêu cầu rất đáng quan tâm.
1.2. Nội dung bài soạn- giảng:
+ Đảm bảo đúng, chính xác, không sai kiến thức cơ bản, không sai đường lối quan
điểm chỉ đạo về giáo dục của Đảng.
+ kiến thức đảm bảo đầy đủ không gộp ghép, không cắt xén chương trình, giảng
giải phải rõ ràng, mạch lạc và chốt được kiến thức trọng tâm toàn bài.
1.3. Phương pháp
+ Bài soạn- dạy phải đưa ra được các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp với các đối tượng học sinh; tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học một
cách hợp lí, hoạt động giữa thầy và trò phải nhẹ nhàng, tạo điều kiện để học sinh tham
gia hào hứng và chủ động tích cực vào việc chiếm lĩnh tri thức.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi có thể được sử dụng trong đàm thoại theo nhiều
dạng, tìm tòi kích thích tư duy, đảm bảo lô gic và hệ thống; phù hợp với nội dung kiến
thức trong bài học đó.
+ Phân bố thời gian giảng dạy giữa các phần phải cân đối, phù hợp.
1.4. Thiết bị dạy học
+ Sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, có hiệu quả.
1.5. Liên hệ thực tế để giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh: Theo hướng lồng ghép, tích
hợp các hoạt động giáo dục trong quá trình giảng dạy để tăng cường giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh.
2. Hình thức giáo án
- Đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Bám theo cấu trúc bài soạn
trong SGV Toán 4-5, NXB Giáo dục theo chương trình hiện hành, từ 2005 đến nay).
- Trình bày khoa học, nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết, ngôn ngữ

trong sáng, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác.
- Chữ viết đẹp, rõ ràng.
2
YÊU CẦU GIÁO ÁN CỦA MỘT TIẾT LÊN LỚP
Thứ…. ngày …. tháng……năm ….
(Tên môn/ phân môn)
Tiết…. Tên bài dạy…….
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
II. Đồ dùng dạy học: (Tài liệu, phương tiện, thiết bị…)
1. Chuẩn bị của GV
2. Chuẩn bị của HS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định (đối với tiết đầu giờ).
1. 2. Kiểm tra bài cũ:
2. – Ghi nội dung câu hỏi kiểm tra (có thể
lồng ghép phần kiểm tra khi dạy bài mới
hoặc bỏ qua)
3. 3. Bài mới
4. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
5. Hoạt động 2: (Hình thành kiến thức).
6. – Nội dung kiến thức cần hướng dẫn học
sinh theo đúng chuẩn SGK.(Không nên
đưa các ví dụ minh chứng thay thế ví dụ
mẫu SGK).
7. – Hệ thống các câu hỏi dẫn dắt gợi mở để
học sinh khai thác kiến thức hoặc củng cố,
khắc sâu.

8. – Kế hoạch giao nhiệm vụ học tập cụ thể
cho từng loại đối tượng học sinh.
9. – Yêu cầu tốt nhất là tìm ra được tình
huống có vấn đề trong từng hoạt động,
cách giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu
hỏi, ví dụ minh chứng, thực hành………
10.– Tiểu kết hoạt động ( Có thể ghi vào cột
hoạt động của trò)
11. Hoạt động 3, 4: Tương tự.
12.………………………………
13.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của các
phần vừa dạy học.
- Hướng dẫn về nhà để học sinh có ý thức
vận dụng và tự ôn tập.
- Thực hiện các hoạt động theo yêu cầu
tương ứng
- Kiến thức trọng tâm, cơ bản học sinh
cần nắm được hoặc cần giải quyết được…
- Các phương án dành cho các đối tượng
học sinh.
- Những kiến thức cơ bản, trọng tâm của
phần vừa dạy học trong hoạt động vừa rồi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN.
1. Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học NXB Giáo dục, 2006.
2. Sách giáo viên – Toán 4,5 NXB Giáo dục, 2006.
3
3. Dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới – NXB ĐH Sư Phạm, 2007; dạy lớp 5
theo chương trình tiểu học mới – NXB ĐH Sư Phạm, 2007.

4. SGK Toán 4, 5 theo chương trình hiện hành, NXB Giáo dục.
4

×