Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn : NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN part 8 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.19 KB, 11 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66


phải có các công cụ đủ mạnh để phân tích, Việc sử dụng mô hình hàm hồi quy
sẽ giúp ta thực hiện được mong muốn này.
3.2. QUAN HỆ GIỮA NGUỒN LỰC VÀ THU NHẬP CỦA HỘ
Bên cạnh việc sáng suốt trong việc ra quyết định của người chủ hộ, việc
sẵn có các nguồn lực như đất, nước, rừng, khí hậu sẽ giúp cho các hộ có
những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, việc sử dụng các nguồn lực
này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả mà các hộ sẽ đạt được. Như đã phân tích
trong phần trước, các hộ thuộc khu vực I là những hộ có mức sống kém hơn
so với các hộ khu vực vùng II và III và họ cũng bị hạn chế hơn về các nguồn
lực tự nhiên đặc biệt là đất và nước, họ có nhiều rừng nhưng chất lượng rừng
thì nghèo do vậy xét cả hai góc độ đều kém hơn so với các hộ của vùng II và
III. Điều này cũng đã chỉ ra được một mối liên hệ giữa các nguồn lực tự nhiên
và mức sống của các hộ. Tuy nhiên để thấy rõ được mối quan hệ này chúng
tôi sử dụng hàm hồi quy để phân tích.
3.2.1. Mô tả mối quan hệ
Để minh hoạ cho mức sống của hộ chúng tôi sử dụng chỉ tiêu thu nhập/
nhân khẩu, đây là tiêu chí định lượng quan trọng nhất trong số các tiêu chí để
đánh giá mức sống của các hộ.
Như đã phân tích ở phần trên chúng ta nhận thấy có một mối quan hệ
nhất định giữa các nguồn lực tự nhiên (Đất đai, rừng, nước) dưới hai góc độ
số lượng và chất lượng các nguồn lực với đời sống của các hộ, vì vậy để xây
dựng mối quan hệ với chỉ tiêu thu nhập/nhân khẩu chúng tôi sử dụng các tiêu
chí: diện tích đất, tỷ lệ diện tích đất các loại (thể hiện cho chất lượng đất),
diện tích được tưới tiêu (thể hiện cho nguồn nước của hộ), diện tích rừng, thu
nhập từ rừng
Qua phân tích định lượng chúng ta thấy một mối quan hệ thuận giữa các


nguồn lực với kết quả thu nhập của hộ, tuy nhiên nếu các nguồn lực tăng liên tục
thì việc gì sẽ diễn ra, liệu thu nhập có tiếp tục tăng hay không? với suy luận về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67


hiệu suất biên giảm dần chúng tôi cho rằng một sự mất cân đối (tương tự như
việc gia tăng liên tục một nguồn lực trong khi các yếu tố khác giữ nguyên) sẽ
dẫn đến một kết cục không ổn định hay nói cách khác là thu nhập sẽ bị giảm đi.
Trong số các nguồn lực tự nhiên, những nguồn lực mà ta có thể lượng
hoá được mới được phép đưa vào mô hình, đồng thời các chỉ tiêu có sự khác
biệt giữa các hộ khi đưa vào mô hình mới có ý nghĩa, do vậy các nhân tố tác
động đồng đều lên tất cả các hộ và không thể lượng hoá được như: thời tiết,
đa dạng sinh học, sẽ không đưa vào mô hình để tìm hiểu sự tác động.
3.2.2. Kết quả phân tích
Qua số liệu thực tế của 100 hộ nghiên cứu, sử dụng mô hình hồi quy CD
kết quả phân tích hàm cho thấy nguồn lực có mối quan hệ chặt giữa thu nhập bình
quân/đầu người của các hộ với các yếu tố: Nhân khẩu của hộ, diện tích đất của hộ,
diện tích canh tác được tưới tiêu (minh hoạ cho chất lượng đất đai cũng như khả
năng tưới tiêu), diện tích đất lâm nghiệp, thu từ rừng và thu từ trồng trọt (thể hiện
cho việc sử dụng đất đai là yếu tố quan trọng trong trồng trọt như đã phân tích
trong phần trước) và vốn (cũng được sử dụng trong chạy mô hình).
75% thu nhập/nhân khẩu được giải thích thông qua các yếu tố kể trên.
Bảng 3.17: Bảng phân tích hồi qui về nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập
của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006

Hệ số
Sai số chuẩn
T-Kiểm địng

Giá trị xác suất
Intercept
1.515299642
1.809350709
1.837482548
0.030426045
lao động
-1.189892005
0.143482464
-8.29294378
4.4483E-13
Diện tích
0.200712012
0.135475422
1.881538194
0.028151607
Diện tích được tưới tiêu
0.152193352
0.109811044
2.385956689
0.018753464
Diện tích đất lâm nghiệp
0.013222372
0.031564864
1.418895244
0.167616495
Vốn
0.017017622
0.075745459
0.224668547

0.822682235
Thu từ trồng trọt
0.910313
0.090138238
10.0990769
4.45356E-17
Thu từ lâm nghiệp
-0.006461779
0.010963336
-1.589398953
0.155688429
R
2
= 0,75 F-kiểm định = 42,92
Nguồn: Kết quả phân tích hồi qui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68


Trong các yếu tố này có hai yếu tố tác động theo chiều nghịch đó là:
Nhân khẩu của hộ và thu nhập từ rừng. Điều này có thể hoàn toàn dễ hiểu khi
số lượng người trọng hộ mà tăng lên xong các yếu tố khác không có sự thay
đổi thì sẽ làm cho thu nhập bình quân đầu người giảm đi, điều này có vẻ
giống như đối với các hộ nghèo ở vùng I có nhiều người trong hộ nhưng lại
nghèo hơn so với các vùng khác. Có lẽ nó cũng khác với suy nghĩ bấy lâu nay
ở các vùng nông thôn là đông con thì sẽ có điều kiện về nhân lực song họ lại
không nghĩ đến những hạn chế khác về đất đai, nước, vốn Còn đối với thu
nhập từ lâm nghiệp nó thể hiện là hộ đó thuộc khu vực vùng cao, có nhiều đất
lâm nghiệp hơn, nhưng chúng ta cũng có thể hình dung ra được với quy mô

đất lâm nghiệp nhỏ bé, chất lượng rừng kém thì việc có thu nhập từ rừng sẽ
không nhiều, hay nói cách khác hộ có thu từ rừng là hộ vùng cao nghèo hơn
so với các hộ có nguồn thu cao từ các nguồn khác.
Trong số các yếu tố tác động thuận tì yếu tố tổng diện tích và diện tích
được tưới tiêu có tác động mạnh nhất đến thu nhập/ đầu người của hộ. Như
vậy nó một lần nữa khảng định tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên đất
đai và nước cho các hộ nông dân khu vực vùng núi huyện Võ Nhai.
Ngoài ra yếu tố vốn không có ý nghĩa thống kê trong hàm hồi quy điều
này có thể giải thích vì trình độ sản xuất còn quá thấp, mang tính chất tự cung
tự cấp, sản xuất quảng canh do vậy mà yếu tố vốn không có nhiều ảnh hưởng
đến thu nhập/ đầu người, nó có thể ảnh hưởng đến thu nhập chung của hộ
hoặc là đến doanh thu của hộ mà thôi.
Nói tóm lại: các yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong đời sống
của người dân và nó có quan hệ mật thiết với vấn đề đói nghèo của các hộ khu
vực nông thôn miền núi nói chung và miền núi tỉnh Thái Nguyên như ở Võ
Nhai nói riêng. Hộ có thế mạnh về các nguồn lực tự nhiên trên cả hai khía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69


cạnh số lượng và chất lượng sẽ có đời sống cao hơn, còn ngược lại dễ dàng
rơi vào tình trạng nghèo đói.
Qua việc phân tích chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của các yếu tố tự
nhiên và mối quan hệ chặt chẽ với mức sống của người dân từ đó có những
giải pháp khả thi và thực tế để giúp người dân làm giàu bằng chính nội lực
của mình và đối mặt với những hạn chế về nguồn lực mà họ hiện đang có.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ NÂNG
CAO THU NHẬP VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN
3.3.1. Các giải pháp chung

Từ thực tế nghiên cứu nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân
đã cho thấy: Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong hộ gia đình
trước hết là tạo cho họ có được năng lực thực sự, giúp cho họ tự phát huy sự
đóng góp của bản thân trong lao động sản xuất. Đồng thời, cần xây dựng môi
trường thuận lợi hơn để họ có cơ hội tiếp cận với cái mới, với những tiến bộ
xã hội. Từ đó họ tự khẳng định năng lực của mình. Theo tinh thần đó chúng
tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:
3.3.1.1. Nâng cao kiến thức cho các hộ gia đình
Nâng cao kiến thức cho người dân thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên
môn, tập huấn kỹ thuật, chuyên đề về các lĩnh vực sử dụng nguồn lực, sản
xuất, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Đây là biện pháp
đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm nâng cao năng lực thực để họ có thể tiếp
cận thực tế sản xuất mà không ngần ngại, lo lắng đồng thời có cơ sở để ra
quyết định cũng như thực hiện quyết định của mình.
Nâng cao học vấn, kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản lý và pháp luật
nhằm tạo nội lực cho người dân. Hướng tới gia tăng đóng góp của họ cho gia
đình, xã hội. Để nâng cao kiến thức cho người dân trong vấn đề sử dụng
nguồn lực. Mối quan hệ đó được mô tả qua sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70


Sơ đồ 3.1: Nhân tố tác động đến việc nâng cao thái độ cho các hộ gia đình








3.3.1.2. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các
nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước.
* Đất đai, rừng: Để phù hợp với mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo. Cần triển khai các chiến dịch
tuyên truyền, đồng thời tiến hành tập huấn cho các cán bộ ở cấp huyện và cấp
xã để đảm bảo các điều luật sẽ được thực thi một cách hữu hiệu giúp hộ nông
dân sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ.
* Tín dụng: Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện vay và
chấp nhận các mục tiếu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các chính sách, các thủ
tục và qui trình hoạt động cần có tính linh hoạt trong việc cho vay và hướng
dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa cán bộ ngân hàng với các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập
huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch
sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình cần được
thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận được.
* Nguồn nước: Cần thực hiện việc phân tích cách sử dụng nguồn nước
như là một phần việc trong quá trình thiết kế các dự án nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn. Mặt khác cần nêu cao vai trò sử dụng và quản lý các hệ
thống thủy lợi trong sử dụng tưới tiêu phát triển sản xuất của các hộ nông dân.

Nâng cao
kiến thức
Năng lực
quyết định
Năng lực
thực hiện
Nâng cao
thái độ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71


3.3.1.3. Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ kỹ
thuật nông nghiệp.
Đây là yếu tố rất quan trọng và phải được trang bị trước khi đưa vốn
vào cho dân. Đáng chú ý là ngoài việc đề cao vai trò của kiến thức, các hộ gia
đình và cán bộ địa phương đã chỉ rõ đó là những loại kiến thức gì. Kiến thức
khoa học kỹ thuật, khuyến nông là rất quan trọng, song phải thích hợp, khả thi
để người nghèo sau khi tiếp thu có thể làm được. Phải có các mô hình, quy
trình, dự án thí điểm để người nghèo làm theo. Rồi còn phải cung cấp con
giống, vật tư đi kèm Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là kiến thức
quản lý kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, phải biết tính toán hiệu quả kinh tế.

3.3.2. Các giải pháp cụ thể cho hộ nông dân
3.3.2.1. Hỗ trợ vốn cho sản xuất
Song song với vấn đề nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn cho
người dân cần phải tạo điều kiện hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho các hộ gia đình
phát triển kinh tế hộ. Thực hiện giải pháp này cần có các biện pháp cụ thể sau:
Một là: Xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế, trong đó cần
có các chương trình dành riêng cho các hộ gia đình vùng sâu, vùng hẻo lánh.
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng: củng cố diện tích cây
chè ở nơi đất tốt, có điều kiện canh tác thuận lợi, cho năng suất cao.
Theo chương trình của Tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế vườn
đồi, chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các cây trồng khác theo
hướng hàng hóa, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản
xuất, ổn định sản lượng lương thực bảo đảm cung ứng nhu cầu lương thực tại
chỗ, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên một đơn
vị diện tích.

Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây, con trên cơ
sở phân định 3 tiểu vùng kinh tế. Đưa giống đỗ tương mới có năng suất cao,
chất lượng tốt vào sản xuất tại các xã Phía Nam của huyện. Phát triển mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72


cây chè, nhất là giống chè lai ở các xã Tràng Xá, Liên Minh, Lâu thượng
Phấn đấu đến năm 2010 sản phẩm chè búp tươi đạt sản lượng 3.500 tấn.
Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên ràng, tiếp tục thực
hiện trồng rừng theo các dự án và trồng cây nhân dân nâng độ che phủ của
rừng lên 67%. Ngoài trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng theo các dự
án 661 càn phát triển nhanh trồng rừng lấy gỗ phục vụ ngành công nghiệp xây
dựng và gỗ nguyên liệu. Mỗi năm trồng khoảng 300 ha để đến năm 2010 có
1.200 ha rừng. Phát triển rừng theo hướng nông, lâm kết hợp trồng các loại
cây đặc sản,cây nguyên liệu để nâng cao giá trị sản phẩm của rừng.
Phát triển chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc ở các xã
Phía Nam và phía Bắc. Phát triển đàn gia súc gia cầm theo hướng sản xuất
hàng hóa với quy mô trang trại vừa và nhỏ, thực hiện tốt dự án cải tạo và phát
triển đàn trâu để đến năm 2010 đàn trâu có 15.300 con, đàn bò có 5.500 con,
đàn lợn 35.000 con. Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nhất là phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm theo kỹ thuật mới. Trong nghiên cứu ở trên, chúng ta
cũng thấy được rằng chăn nuôi chưa phát triển thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ
lệ không cao. Chủ yêú là chăn nuôi gia đình với qui mô nhỏ ở các hộ vùng III.
Đối với các hộ vùng II và vùng I thì chăn nuôi còn quá ít và nhỏ lẻ. Chăn nuôi
phát triển sẽ gia tăng đóng góp thu nhập cho gia đình. Điều đó góp phần giảm
thiểu lao động nhàn rỗi đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi của địa phương.
Hai là: Hỗ trợ vốn cho hộ gia đình phát triển kinh tế hộ

Qua thực tế cho thấy, việc vay vốn của nông dân ở địa phương gặp
nhiều khó khăn. Các hộ chỉ được vay tối đa 2-3 triệu đồng và thời hạn vay
ngắn nên không thể mở rộng sản xuất. Lượng vốn vay này không xóa được
đói, giảm được nghèo mà chỉ giải quyết một phần khó khăn trước mắt mà
thôi. Vì vậy phải cải tiến cơ chế chính sách cho vay, giảm bớt phiền hà và các
điều kiện cho vay, tăng cường lượng vốn cho vay đảm bảo yêu cầu tối thiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73


cho đầu tư phát triển sản xuất của hộ, tăng thời hạn cho vay, cho vay bằng
hiện vật gắn với hướng dẫn kỹ thuật theo phương thức "cầm tay chỉ việc".
Ba là: Hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức học
tập trao đổi tại chỗ, đầu bờ. Đây là những hình thức tuyên truyền tốt nhất với
người dân huyện Võ Nhai.
Các cấp hội (Hội phụ nữ, hội nông dân ) cần phát huy vai trò của mình
hơn nữa để khai thác được nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư vào
phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới việc định hướng
sản xuất, tạo việc làm cho các hộ gia đình.
3.3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng
Hiện nay nông nghiệp của Huyện Võ Nhai là nguồn thu chính nhưng
lại rất bấp bênh, do phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nếu không có sự cải
thiện về cơ sở hạ tầng, chủ động tưới tiêu, thì hỗ trợ về khoa học kỹ thuật hay
vốn cũng không thể giảm thiểu được rủi ro.
Đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng cho sản xuất sẽ khuyến khích có
thêm nhiều doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp cho người
dân địa phương. Không chỉ đầu tư vào cây con giống mà còn tìm đầu ra cho
sản phẩm thì người dân mới yên tâm làm ăn, giảm bớt phần rủi ro trong chăn
nuôi, sản xuất. Riêng các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít

người cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn, tạo mọi điều kiện cho các hộ gia
đình có điều kiện phát triển kinh doanh tại địa phương. Nếu huyện phát triển
tốt cơ sở hạ tầng, đầu tư đúng mức thì việc làm phi nông nghiệp mới có thể
phát triển được.
* Cải thiện kết cấu hạ tầng.
Để từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nông
dân, điều cần thiết là phải cải tạo kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cụ thể cần thực
hiện một số công việc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74


Đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở rộng các tuyến giao
thông liên xã tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn trong toàn huyện để giao
lưu trao đổi hàng hóa, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc
làm hết sức cần thiết. Trong tương lai, hệ thống giao thông nội huyện cần phải
được cải tạo nâng cấp để đạt được một số cơ bản sau:
- Xe cơ giới có trọng tải cao đi lại dễ dàng vào trung tâm tất cả các xã
trong huyện.
- Xe cơ giới trọng tải nhỏ, các loại máy công cụ phục vụ nông nghiệp
hoạt động thuận tiện trên đồng ruộng.
- Đường liên xã phải được rải nhựa, với bề rộng từ 5-7 mét mới có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nói chung và vận chuyển sản
phẩm nông nghiệp nói riêng.
- Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, xây dựng thêm một số công
trình trọng điểm nhằm đảm bảo cung cấp nước để khai hoang tăng vụ và
chuyển diện tích đất một vụ thành đất hai vụ.
- Đầu tư vốn để từng bước hoàn chỉnh hệ thống dẫn nước từ kênh chính

về các xã và xuống từng cánh đồng.
- Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cống, đặc biệt là cống nhỏ nội đồng.
- Xử lý hệ thống tiêu nước cho những vùng đất bị úng nước mùa hè.
- Mở rộng chợ nông thôn, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ vật
tư kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân trong trao đổi hàng hóa và phát
triển sản xuất.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện lưới, nâng cấp và tăng cường hệ
thống thông tin, đặc biệt là hệ thống phát thanh tạo điều kiện cho người dân
tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất.
* Cơ chế chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75


Từng xã, vùng phải xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp
với quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của toàn huyện.
Tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế quản lý để các thị trường nông
thôn trong khu vực phát triển nhanh, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa được thuận tiện.
Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề đóng trên địa bàn thành phố để thực hiện có hiệu quả công tác đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa
học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ địa phương, cũng như hiểu biết của nông dân.
Đưa các chính sách hợp lý về sử dụng đất đai của huyện để phát triển
kinh tế cho nông dân, phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệ đất, bảo vệ
môi trường.
Xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, tiếp tục
cung ứng vốn cho các hộ nông dân.
3.3.2.3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ

Một kinh nghiệm XĐGN hiệu quả nhất là tổ chức phát triển nghề phụ,
phi nông nghiệp. Bên cạnh hỗ trợ về vốn vay và tăng cường những hiểu biết
về khoa học kỹ thuật chongười dân, việc khai thác các ngành nghề phi nông
nghiệp và nghề phụ để người dân chủ động thêm các nguồn thu trong khi
nông nghiệp chưa thể tăng sản lượng là rất cần thiết. Phải biết tận dụng các
nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển kinh tế hộ. Phải tạo điều kiện
và khuyến khích để cho người nghèo học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành
nghề mới để giảm nghèo.

3.3.3. Kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ đặc biệt là nguồn lực
tự nhiên.
Sử dụng hợp lý các nguồn lực có nghĩa là biết cách phối hợp tốt nhất
các nguồn lực có hạn với nhau để phát huy tối đa việc sử dụng các nguồn lực
này mang lại kết quả cao nhất. Thông qua việc sử dụng mô hình bài toán quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76


hoạch tuyến tính với mục tiêu tối đa hoá thu nhập của hộ trên cở sở xắp xếp
bố trí lại việc sử dụng các nguồn lực trọng hộ một cách hợp lý giúp khai thác
tốt nhất lợi thế của các nguồn lực tự nhiên. Đề tài sử dụng mô hình tĩnh trong
một năm để xây dựng phương án sử dụng tối ưu các nguồn lực trong hộ.

*Kết quả
Mô hình được xây dựng dựa trên giả thuyết rằng người dân mong muốn
đưa ra những quyết định đúng đắn và tối ưu nhất trong thời gian tới. Đồng
thời mô hình được xây dựng trên cơ sở các hoạt động thực tiễn đang diễn ra,
với các nguồn lực thực sự của các hộ gia đình đại diện cho hai vùng (vùng I
và vùng III) và mức sống khác nhau, mô hình cũng được xây dựng dựa trên

giả thuyết một số loại cây dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
và cây lâm nghiệp sẽ được giữ nguyên như trong thực tế. Kết quả của mô hình
được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.18: Sự so sánh giữa kết quả mô hình tối ƣu số liệu điều tra hộ
tại huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu
Vùng I
Vùng III
Điều tra
Mô hình
tối ƣu
Sự khác
biệt
(%)
Điều tra
Mô hình
tối ƣu
Sự khác
biệt
(%)
Thu nhập từ NN

7115,7
8285,9
16,44
10459,3
14501,7
38,6

Thu nhập PNN

1003,4
1225,0
22,08
1633,5
1794,0
9,8
Thu nhập của hộ

8119,0
9510,9
17,14
12092,8
16295,7
34,8
Thu nhập của
hộ/đầu người/năm
1623,8
1902,2
17,14
2015,5
2716,0
34,8
Nguồn: Kết quả phân tích hồi qui

×