Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn : NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN part 7 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.15 KB, 11 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55


Máy móc ngoài việc là phục vụ cho quá trình sản xuất nó còn có ý
nghĩa là một nguồn vốn cho các hộ khi cần có thể chuyển đổi thành tiền mặt
để sử dụng do vậy nó cũng thể hiện nguồn vốn cho các hộ nghiên cứu.
Nhà ở là một yếu tố quan trọng để đánh giá về mức sống của người dân,
thông thường các hộ có mức sống cao hơn sẽ có tình trạng nhà ở tốt hơn và có
giá trị cao hơn. Về giá trị nhà cửa vùng II và vùng III cao hơn so với vùng I đó
là do ở khu vực này có nhiều nhà kiên cố, trong khi đó ở khu vực vùng I nhà
tạm chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 3.8: Nhà của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
VùngIII
(n=35)
Kiên cố
19,04
35,2
38,89
Bán kiên cố
57,14
52,61
55,56
Nhà tạm


23,81
12,2
5,56
Nguồn: số liệu điều tra
* Vốn tín dụng và tiết kiệm
Vốn bằng tiền mặt đối với những hộ gia đình là rất quan trọng nó là
nguồn để hộ gia đình trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển. Tuy nhiên
nguồn này luôn bị hạn chế đặc biệt là đối với những gia đình nghèo ở khu vực
vùng I và II.
Từ điều tra, người nông dân cho biết vốn đáp ứng cho nhu cầu của hộ
gia đình đến từ hai nguồn chính: Thứ nhất từ tiền vốn tự có và tiết kiệm, thứ
hai là từ vốn vay của ngân hàng và vay khác.
- Tiền tiết kiệm: đây là nguồn quan trọng nhất giúp hộ chủ động
trong kế hoạch để đầu tư cho chăn nuôi hay trồng trọt những khi cần. Để
tiết kiệm được một lượng tiền đó cần phải có thời gian và cũng cần phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56


đề cập đến là không phải tất cả các hộ đều có thể tiết kiệm đủ cho nhu cầu
của mình đặc biệt là các hộ nghèo họ luôn phải sống trong tình trạng thiếu
vốn đầu tư cho sản xuất.
Thực tế điều tra cho thấy (Bảng 3.9), với những hộ gia đình vùng
nghiên cứu số lượng hộ gia đình tiết kiệm được tiền là rất ít bởi vì giá trị sản
phẩm sản xuất ra còn thấp do vậy mức độ tiết kiệm còn bị hạn chế. Tiền tiết
kiệm chỉ có được ở những hộ gia đình sống gần các khu trung tâm còn ngoài
sản xuất nông nghiệp còn có các ngành nghề phụ khác có thu nhập thì mới có
thể tiết kiệm được từ các nguồn thu này, còn các hộ khu vực hẻo lánh thì tiền
tiết kiệm là gần như không có bởi họ làm ra bao nhiêu thì chi cho cuộc sống

hàng ngày như ăn, mặc, giáo dục và y tế thậm chí còn không có đủ cho chi
tiêu hàng ngày của gia đình.
Lượng tiền tiết kiệm ít nên khả năng đầu tư cho việc khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên vốn đã hạn chế lại càng kém hiệu
quả hơn đặc biệt là đối với các hộ vùng cao (vùng I) được minh hoạ trong các
phần phân tích tiếp theo.
Bảng 3.9: Tình hình vốn tự có của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính:1000 đồng
Chỉ tiêu
Vùng I
(n=30)
VùngII
(n=35)
Vùng III
(n=35)
1. Kim loại quí
(Vàng, bạc)
550,3
(236,0)
120,0
(150,7)
1350,0
(1500,2)
2. Vốn bằng tiền mặt
2250,0
(1207,0)
3616,2
(133,0)
8030,5
(2494,0)

Tổng tài sản

2800,0
(722,0)
3736,2
(142,0)
9381,5
(1997,0)
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại mức
01,0


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57


* Vốn vay
Ngoài tiền tiết kiệm ra các hộ gia đình còn sử dụng thêm vốn vay. Mục
đích sử dụng vốn đó khác nhau nhưng chủ yếu cho việc mua vật tư để sản
xuất nông lâm nghiệp, trang trải một phần chi phí giáo dục, chi cho các mục
đích sinh hoạt của gia đình.
Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng chính sách như ngân hàng
NHNN, các hộ chủ yếu vay qua hình thức tín chấp qua hội Phụ nữ hoặc hội
Nông dân. Ngoài ra các hộ còn vay của tư nhân, những lúc gặp khó khăn
trong tài chính, tuy nhiên người dân phải trả một khoản lãi suất cao hơn nhiều
so với vay từ các tổ chức tín dụng của nhà nước. Tình hình vốn vay của hộ
được thể hiện qua bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.10. Tình hình vốn vay trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai
Đơn vị tính:1000 đồng

Chỉ tiêu
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
Số lƣợng các khoản vay
1570
2510
4240
- Vay ngân hàng và các tổ chức
1320
2080
3490
- Vay từ các cá nhân
250
430
750
Nguồn: số liệu điều tra năm 2006
Một điều cần phải lưu ý ở đây là mặc dù thiếu vốn, song người dân
không dám vay nhiều vì một tấm lý ngại vay vì sợ không trả được. Điều này
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ do
thiếu vốn đầu tư cho việc khai thác các nguồn lực đất và nước cũng như đầu
tư cho sản xuất lâm nghiệp.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

58


Biểu đồ 3.5: Nguồn vốn vay của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006

0
10
20
30
40
50
60
70
Vùng I Vùng II Vùng III
Vay ngân hàng và các tổ chức Vay từ các cá nhân

Tóm lại: Nguồn lực của các hộ trong đó đặc biệt phải kể đến nguồn lực
tự nhiên sẵn có của các hộ có quan hệ mật thiết tới kết quả sản xuất kinh
doanh của các hộ. Bản thân bên trong mối quan hệ giữa các nguồn lực cũng
hết sức quan trọng vì hộ là một hệ thống nếu các quan hệ bên trong hệ thống
tốt thì sẽ làm cho hệ thống vận hành tốt hơn, chính vì vậy mà để sử dụng tốt
các nguồn lực tự nhiên thì cần phải có sự cân đối của các nguồn lực khác và
ngược lại.
3.1.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ
Kết quả kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức
độ sử dụng của các nguồn lực khác nhau cũng như sự phối hợp giữa các
nguồn lực đó. Nó sẽ giúp ta có được những đánh giá tổng thể của cả quá trình
sản xuất kinh doanh của hộ trong một thời gian.
Việc đánh giá kết quả sản xuất rất quan trọng cho chúng ta biết hộ đã sử
dụng các nguồn lực ra sao, nguồn lực nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với

các hộ, ta lên tác động đến những nguồn lực nào nếu muốn giúp các hộ làm
ăn có kết quả cao hơn.
Trước hết để đánh giá được kết quả ta cần phải xem xét thực tế sản xuất
kinh doanh của các hộ gia đình vùng nghiên cứu như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59


3.1.3.1. Hệ thống cây trồng, vật nuôi
* Hệ thống cây trồng
Cây lúa và cây ngô đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của người dân khu vực nghiên cứu, tỷ lệ diện tích dành cho 2 loại cây này
chiếm phần lớn diện tích canh tác của các hộ nhìn chung từ vùng I đến vùng
III. Tuy nhiên do sự khác biệt về quy mô đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp
của các hộ giữa các khu vực do vậy mà diện tích của các cây trồng này cũng
có sự khác biệt giữa các vùng trong khu vực nghiên cứu được thể hiện qua
Bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11: Hệ thống cây trồng hàng năm của hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
Loại cây chủ yếu
Nhóm hộ
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
Lúa




- Diện tích (ha/hộ)
0,15
0,25
0,32
- % trong diện tích cây hàng năm
34,88
36,23
39,02
Ngô



- Diện tích (ha/hộ)
0,18
0,26
0,30
- % trong diện tích cây hàng năm
41,86
37,68
36,59
Cây trồng hàng năm khác(Đậu, lạc, )



- Diện tích (ha/hộ)
0,11
0,18
0,20

- % trong diện tích cây hàng năm
25,58
26,08
24,39
Tổng diện tích đất canh tác (ha)
0,43
0,69
0,82
Nguồn: Số liệu điều tra

Nhìn chung diện tích cững như tỷ lệ diện tích trong tổng diện tích đất
canh tác của hộ cho cây lúa có xu hướng tăng lên nếu ta đi từ các hộ khu
vực vùng cao đến các hộ khu vực thấp hơn. Điều này hoàn toàn đúng với
thực tế vì khu vực vùng cao diện tích đất thấp có thể trồng lúa được ít hơn
rất nhiều so với khu vực thấp hơn. Trong khi đó tỷ lệ diện tích cho nương
rẫy lại nhiều hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60


Các cây trồng chính của toàn bộ khu vực nghiên cứu là lúa, ngô và một
số cây họ đậu khác. Các cây trồng chủ yếu trong vụ mùa do phụ thuộc vào
nước trời, diện tích lúa hai vụ rất ít đặc biệt là ở khu vực vùng cao. Đây chính
là một hạn chế chính cho khu vực này trong việc đảm bảo an ninh lương thực
trước sức ép của sự gia tăng dân số.
Các loại cây trồng trong phần lớn các hộ nhằm mục đích tự cung tự cấp
là chính đặc biệt là ở các hộ khu vực I do vậy tính đa dạng của các loại cây
trồng cao, tuy nhiên lại không tập trung và đặc biệt là khả năng thâm canh để
tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân trong

đó phải kể đến đất đai ít, chủ yếu đất dốc có độ màu mỡ thấp và đất đai manh
mún thiếu tập trung khó cho đầu tư. Ngoài ra cũng cần phải kể đến trình độ
canh tác, hạn chế về vốn đầu tư
Ngoài các cây hàng năm trên các hộ cũng chú ý phát triển các cây lâu
năm khác trong đó đặc biệt phải kể đến các cây ăn quả. Kết quả điều tra hệ
thống cây trồng lâu năm của hộ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.12: Hệ thống cây trồng lâu năm của hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
Loại cây
Nhóm hộ
VùngI
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
Chè



- Diện tích (ha/hộ)
0,01
0,01
0,04
- % trong diện tích cây lâu năm
3,03
6,25
40,00
Cây ăn quả (Nhãn, vải, na, xoài, ) (ha)




- Diện tích (ha/hộ)
0,28
0,14
0,04
- % trong diện tích cây lâu năm
84,85
87,50
40,00
Cây lâu năm khác (ha)



- Diện tích (ha/hộ)
0,04
0,01
0,02
- % trong diện tích cây lâu năm
12,12
6,25
20,00
Tổng diện tích cây lâu năm (ha)
0,33
0,16
0,10
Nguồn: Số liệu điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61



Tổng hợp chung cho thấy các trồng cây hàng năm chủ yếu được phân
bố trên đất phù sa sông suối và các loại đất Feralit có độ dốc dưới 10
o
đến 25
o
,
các cây lâu năm và cây lâm nghiệp chủ yếu trên các chân đất có độ dốc >25
o
.
Qua số liệu phân tích cho thấy vùng III có diện tích đất trồng chè lớn hơn
so với các vùng khác. Về năng suất cũng tương tự như vậy ở vùng III do họ
có kỹ thuật tốt hơn trong chăm sóc cũng như chuyên môn hoá cao hơn so với
các vùng khác. Bởi vậy rất cần có những chính sách hỗ trợ thích hợp như các
chương trình khuyến nông để giúp các hộ gia đình phát triển kinh tế vườn đồi.
* Vật nuôi
Nhìn chung trong những năm gần đây các hộ gia đình đã đầu tư nhất
định vào chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, Gia cầm, Tuy nhiên phần lớn chăn nuôi
vẫn còn mang nặng tính quảng canh để tận dụng lao động và các nguồn sản
phẩm phụ từ trồng trọt do vậy mà người dân không quan tâm nhiều đến hiệu
quả sản xuất. Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm của các hộ nghiên cứu
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.13: Trung bình đàn gia súc, gia cầm của hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
Số lƣợng gia súc (con)
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)

Vùng III
(n=35)
Trâu
0,85
(0,37)
1,13
(0,35)
1,33
(0,65)

0,32
(0,24)
0,48
(0,20)
0,77
(0,43)
Lợn
2,85
(1,03)
3,45
(2,35)
3,71
(2,27)
Gia cầm
20,14
(10,25)
27,10
(17,02)
25,10
(10,70)

Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: Gía trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại mức
01,0



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62


Qua bảng ta thấy lợn là con gia súc nuôi chủ yếu tại các hộ với mục
đích chính là lấy phân bón, tận dụng nguồn phụ phẩm từ trồng trọt. Gia cầm
chăn nuôi trong hộ chủ yếu cho mục đích tự cung tự cấp với số lượng không
nhiều, sở dĩ không phát triển chăn nuôi gia cầm được là do dịch bệnh thường
xuyên và xa thị trường khó vận chuyển.
3.1.3.2. Doanh thu từ sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ
Doanh thu của hộ được hình thành trên cơ sở tổng doanh thu của tất cả các
lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, Lâm nghiệp, thủy sản và hoạt động khác.
Theo số liệu điều tra của các nhóm hộ cho thấy doanh thu của các hộ
chủ yếu từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi mang lại trong đó trồng
trọt chiếm tỷ lệ cao hơn. Từ thực tế khảo sát cho thấy các hộ trong khu vực
nghiên cứu chủ yếu sản xuất theo hình thức quảng canh là chính vì vậy có
thể nói đất đai đóng một vai trò quan trọng trong doanh thu của trồng trọt
của các hộ khu vực nghiên cứu. Sự khác nhau về đất đai như đã phân tích
phần trước là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong doanh thu từ trồng
trọt của các hộ ví dụ các hộ gia đình vùng I đất dốc là chủ yếu (15-25
o
C),
có độ xói mòn cao chiếm tỷ lệ lớn nên không thuận tiện cho việc trồng trọt,
Trong khi đó đất vùng II và III có ít đất đồi với độ dốc thấp hơn (0-15

o
C)
nên doanh thu của các hộ khu vực này cũng cao hơn so với hộ ở vùng I.
Khi đề cập đến nguồn lực đất đai chúng ta cũng cần phải nhắc đến nguồn
lực nước vốn rất hạn chế và phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình của khu
vực như phần đầu đã đề cập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63


Bảng 3.14: Trung bình doanh thu của hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu

Nhóm hộ
Sai khác có ý
nghĩa thống kê
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
I/II
I/III
II/III
Trồng trọt
3971,85

(2163,96)
6185,26
(3091,35)
7662,16
(5092,35)
-
**
-
Chăn nuôi
4138,05
(877,60)
5283,08
(3319,20)
5202,91
(1861,55)
-
-
-
Lâm nghiệp
2.990,48
(1.107,32)
1.523,81
(1.314,98)
1.768,42
(940,74)
*
-
-
Thủy sản
161,60

(80,80)
34,56
(16,85)
490,96
(327,60)
**
**
***
Các hoạt động phi nông nghiệp
1572,55
(318,08)
1934,52
(456,26)
2322,50
(609,01)
-
*
-
Tổng doanh thu
12439,51
(4318,47)
15729,08
(7980,31)
18616,03
(10403,86)
*
***
**
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: 1. Gía trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại mức

01,0


2. *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99% theo kiểm
định Manny Whitney.
Rừng và các hoạt động từ rừng cũng đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày của các hộ, nhìn chung hộ có nhiều diện tích
rừng như đã phân tích trong phần trước sẽ có thu nhập từ rừng cao hơn so
với các hộ khác.
Điều đó lý giải sự tác động của nguồn lực tự nhiên sẵn có như đất và
rừng đến doanh thu của hộ như thế nào. Hộ có nhiều nguồn lực và có chất
lượng nguồn lực tốt hơn như các hộ thuộc vùng III có doanh thu cao hơn hẳn
so với các hộ thuộc vùng I.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64


3.1.3.3 Chi phí cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ
Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí nguyên vật liệu: giống, phân
bón, thuốc trừ sâu, thức ăn trong chăn nuôi Chi phí cho sản xuất các hộ gia
đình là khác nhau. Ở vùng III nơi chủ yếu là trồng lúa, ngô, và trồng màu và
phát triển chăn nuôi hơn lên chi phí cao hơn so với các vùng khác. Chi phí sản
xuất thấp một phần cũng do điều kiện hạn chế về vốn của các hộ vùng I và II.
Hạn chế về các nguồn lực tự nhiên đồng thời lại thiếu vốn cho đầu tư sẽ làm
cho các hộ khu vực I đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Bảng 3.15: Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu

Nhóm hộ
Sai khác có ý
nghĩa thống kê
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
I/II
I/III
II/III
Chi cho trồng trọt
2017,28
(883,08)
2313,30
(925,30)
2195,00
(954,34)
-
-
-
Chi cho chăn nuôi
2057,38
(1058,49)
2006,80
(995,30)
3202,01

(1247,85)
-
-
-
Chi cho lâm nghiệp
377,96
(241,69)
200,07
(50,0)
517,80
(129,45)
-
*
*
Chi cho thủy sản

51,50
(22,30)
00,00
00,00
136,25
(72,00)
**
*
***
Chi cho các hoạt động
PNN
120,00
(46,15)
210,00

(166,00)
350,00
(125,08)
-
-
-
Tổng chi phí
4624,06
(1022,95)
4730,17
(1116,67)
6401,06
(1349,57)
-
**
**
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú:1. Gía trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại mức
01,0


2. *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99% theo kiểm
định Manny Whitney.

3.1.3.4. Thu nhập từ sản xuất
Thu nhập của các hộ điều tra chủ yếu từ nông nghiệp. Ở hộ khá thu từ
trồng trọt, chăn nuôi chiếm đến 72,02% lớn hơn gấp 2,6 lần so với thu nhập phi
nông nghiệp của hộ. Hộ khá khu vực III thu chủ yếu từ: chè, cây ăn quả và
trồng màu, thu từ chăn nuôi: lợn, gà, trâu, bò, còn nhóm hộ nghèo ở khu vực I


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65


chủ yếu thu từ cây lương thực thực phẩm, và một phần thu từ gia cầm. Đây
cũng là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các nhóm hộ. Trung bình thu nhập của
nhóm hộ Vùng III cao hơn 1,18 lần so với hộ Vùng I.
Thu nhập phi nông nghiệp của nhóm hộ Vùng I, II chủ yếu là từ làm
thuê. Kể cả phụ nữ và những trẻ em ở các nhóm hộ này thường phải kiếm tiền
để nuôi sống gia đình bằng cách đi làm thuê. Họ làm đủ thứ việc kể cả những
công việc nặng nhọc: Vác gỗ thuê, cày bừa thuê, lên rừng hái củi chặt gỗ thuê
(bán) và vào bất cứ mùa nào trong năm.
Thu nhập thấp dẫn đến tích lũy của hộ rất thấp. Đặc biệt là các nhóm hộ
Vùng I đang ở trong tình trạng bấp bênh giữa tích lũy và và thâm hụt. Đây
thực sự là gánh nặng cho các hộ gia đình có thu nhập ít ỏi họ phải lo lắng, tính
toán chi tiêu làm sao cho không bị thâm hụt.
Bảng 3.16: Trung bình thu nhập của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu

Nhóm hộ
Sai khác có ý
nghĩa thống kê
Vùng I
(n=30)
Vùng II
(n=35)
Vùng III
(n=35)
I/II

I/III
II/III
1. Thu nhập từ sản xuất
nông lâm nghiệp
6407,90
(1589,51)
9274,39
(1630,27)
10242,47
(1947,27)
**
***
-
- % So với tổng thu nhập
81,5
84,3
83,8



- TN/ lao động
1841,98
(354,26)
2739,41
(397,01)
3527,79
(507,25)
***
***
***

2. Thu nhập PNN
1452,55
(271,93)
1724,52
(290,26)
1972,50
(483,93)
**
***
**
- % So với tổng thu nhập
18,5
15,7
16,2



3. Thu nhập của hộ (1+2)
7860,45
(1861,44)
10998,91
(1920,53)
12214,97
(2431,20)
**
***
**
- Thu nhập/ nhân khẩu
1800,29
2558,16

3608,29
**
***
***
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú:1. Gía trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại mức
01,0


2. *, ** và *** Sai khác có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 90%, 95% và 99%
theo kiểm định Manny Whitney.
Qua việc phân tích các số liệu điều tra từ hộ giúp ta có được bức tranh
tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội của các hộ, tuy nhiên để thấy rõ được
mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố trong hệ thống của hộ gia đình ta cần

×