Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn : NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN part 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.12 KB, 11 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22


Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông - Bắc của tỉnh
Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí.
- 105
o
45

- 106
o
17

Kinh độ Đông
- 21
o
36

- 21
o
56

Vĩ độ Bắc
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Tỉnh Lạng Sơn)
- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lương


- Phía Nam giáp với Huyện Đồng Hỷ và Huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang)
- Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Tỉnh Bắc Kạn)
Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách TP Thái Nguyên 37km và cách
thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km.
Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3xã vùng II, còn
lại 5 xã vùng III [20].
2.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn
chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc
Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá
phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.
Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi
(chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các
thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất
nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23


Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có
những đặc điểm sau:
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường,
Thần Xa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi
(72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 25
o
trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các
khe suối và thung lũng có độ dốc từ 0

o
- 25
o
là vùng thích hợp để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân
Tiến) và Thị Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng
chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai
của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Lâu Thượng, Liên Minh, Bình
Long, Phương Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối,
sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối
bằng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 10-20
o
, có thể sử dụng phát triển cây
hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả [29].
2.1.3. Khí hậu
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng
điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành
đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai
miền rõ rệt:
- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25,2 -
28,6
0
C.
- Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình từ 14 -
20,1
0
C.
Chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, số giờ nắng được thể

hiện qua bảng 2.1.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24


Bảng 2.1. Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai.
Tháng

Chỉ tiêu

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

TB

Nhiệt độ trung bình (
o
C)
16,6
18,6
20,1
24,7
25,2
28,4
28,6
27,4
26,8
24,1
20,6
14,4
22,9
Nhiệt đô tối cao TB(
o
C)
29,1
28,1
30,0

32,8
37,6
39,7
35,7
36,7
34,0
33,9
34,8
30,7
33,6
Nhiệt độ tối thấp TB(
o
C)
10,4
12,2
15,6
18,0
21,8
23,8
24,7
23,4
18,0
17,9
13,9
12,5
17,7
Độ ẩm (%)
83,0
85,0
87,0

81,5
81,0
82,0
88,0
86,0
87,0
86,0
79,0
79,0
84,0
Tổng lượng mưa(mm)
27
5
53
65
24,2
237
148
278
103
128
64
40
1390
Lượng bốc hơi (mm)
64,4
49,1
54,4
73,3
1133

110,9
68,8
78,2
60,2
59,2
99,6
77,6
908,8
Số giờ nắng(giờ)
60
53
39
78
90
163
158
140
207
121
105
51
1265
(Nguồn: Trạm thủy văn huyện Võ Nhai, 2006)
Qua bảng cho thấy:
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,9
0
C, Tổng tích ôn
trong năm khoảng 8.000
0
C, nhiệt độ tối cao trung bình 33,6

0
C, nhiệt độ tối
thấp trung bình là 17,7
0
C. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
39,7
0
C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 10,4
0
C, số giờ nắng
trong năm 1.265 giờ.
* Chế độ mưa:
Cũng như các huyện khác ở Võ Nhai mưa tập chung từ tháng 4 đến
tháng 10, lượng mưa trong thời gian này chiếm 90% tổng lượng mưa trong
năm, lượng mưa đạt 115,83mm trong tháng. Tháng 1,2 có lượng mưa ít nhất
trong tháng khoảng (5-27mm/tháng), tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất
278mm/tháng đáp ứng nhu cầu về nước của các loại cây trồng.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm của Huyện đạt 985mm, tháng 5 có
lượng bốc hơi lớn nhất tới 100mm, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn
hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt <0,5, dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt,
rất cần có các biện pháp tưới nước, giữ ẩm nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm bình quân của Huyện dao động từ 80 - 87%. Các tháng mùa
khô, nhất là các tháng cuối năm (11,12), độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25



phát triển cây vụ Đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và
bảo quản nông sản trong thời kỳ này[23].
2.1.4. Thủy văn
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu
và sông Thương được phân bố ở hai vùng phía Bắc và phía Nam huyện.
- Hệ thống sông Nghinh Tường: Phân bố ở phía Bắc huyện, là nhánh
của sông Cầu bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn),
chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Xa và đổ ra
sông Cầu.
+ Tổng diện tích lưu vực: 397km
2
.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 5,7 x 108m/s
+ Lưu lượng bình quân năm: 3,9m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt:1,1 - 3,5m/s
- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam của Huyện là nhánh của sông
Thương. Bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá,
Dân Tiến, Bình Long và chảy sang tỉnh Bắc Giang.
+ Tổng diện tích lưu vực: 228km
2
.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 12,4 x 108m/s
+ Lưu lượng bình quân năm: 3,0m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt: 0,7m/s
Bên cạnh đó còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần
nhằm đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
2.1.5.1. Tài nguyên đất
Với diện tích đất tự nhiên 84.510,41ha Võ Nhai là huyện lớn thứ nhất

trong tỉnh, bình quân diện tích bình quân trên người là 1,34ha/người cao hơn
bình quân cả tỉnh (0,33ha/người).
Cơ cấu diện tích các loại đất được thể hiện qua biểu đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26


68,31
11,09
0,19
17,67
2,74
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi NN
Đất chưa sử dụng
17,67

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2006
Trong giai đoạn 2004 - 2006, diện tích các loại đất có sự thay đổi thích
ứng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội: Cụ thể qua 3 năm
diện tích đất lâm nghiệp tăng hơn 2%, diện tích đất chưa sử dụng giảm 6,7%,
trong khi đó các diện tích khác tăng lên, diện tích đất nông nghiệp tăng
2,65%, diện tích đất dân cư tăng lên mạnh 17,80% do quá trình tăng dân số và
đô thị hóa mạnh.
Tổng diện tích của huyện là 84.510,41ha trong đó gồm nhiều loại đất
khác nhau: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc mầu, đất đỏ.
Bảng 2.2: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005
Các loại đất
Diện tích (ha)

% so với diện
tích tự nhiên
I. Đất phù sa
1.816,0
2,15
II. Đất đen
935,5
1,11
III. Đất xám bạc màu
63.917,7
76,0
1. Đất dốc tụ trồng lúa nước bậc màu
1.361,6

2. Đất đỏ vàng
54.825,6

3. Đất nâu vàng
709,5

4. Đất vàng nhạt
7.021,0

IV. Đất nâu đỏ
3.770,8
4,09
V. Các loại đất khác
14.070,41
16,65
Cộng:

84.510,41
100
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Võ Nhai
Về độ dốc tầng dầy:
Diện tích đất của Huyện được phân cấp thành 4 mức độ như sau:
+ 0 - 8
o
chiếm 6% tổng quỹ đất
+ 8 - 15
o
chiếm 13% tổng quỹ đất
+ 15 - 25 chiếm 13% tổng quỹ đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27


+ > 25
o
chiếm 51 % tổng quỹ đất
+ Các loại đất khác chiếm 17%
Diện tích đất có tầng dầy chiếm 8,3%, tầng trung bình 35,5% và tầng
mỏng chiếm tới 50%.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác song chủ yếu là đất đồi
núi phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, những diện tích
đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít (đất ruộng lúa chỉ còn
2.916,81ha chiếm chưa đầy 4% trong tổng diện tích của huyện).
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Võ Nhai năm 2005
Đơn vị tính:ha
Tên xã

Tổng
diện tích
tự nhiên
Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất nuôi
trồng
thủy sản
Đất ở
Đất
chuyên
dùng
Đất chƣa
sử dụng
Tổng số:
84.510,41
7.723,64
56.127,03
155,28
615,90
1.596,92
18.291,64
01. TT Đình Cả
1.015,66
164,78
203,67
14,40
41,81

79,97
511,04
02. Xã Phú Thượng
5.440,00
612,95
3.682,34
12,00
39,13
76,72
1.016,86
03. Xã La Hiên
2.360,00
539,54
1.243,13
4,00
65,72
106,97
400,64
04. Xã Lâu Thượng
3.452,75
472,21
1.148,19
15,80
59,49
131,74
1.625,32
05. Xã Tràng Xá
4.609,00
1.865,64
1.380,18

75,00
115,69
224,86
947,63
06. Xã Phượng Giao
5.926,00
359,57
5.356,69
2,50
30,02
109,53
67,69
07. Xã Liên Minh
7.290,00
467,86
3.814,98
4,00
38,48
75,55
2.889,13
08. Xã Dân Tiến
5.535,00
1.002,69
2.481,36
3,00
48,15
71,74
1.928,06
09. Xã Bình Long
2.653,00

399,44
1.597,83
4,00
63,30
91,53
496,90
10. Xã Sảng Mộc
10.756,00
235,93
9.545,92
2,25
20,04
252,40
699,46
11. Xã Nghinh Tường
9.850,00
330,76
6.089,31
2,50
19,89
43,40
3.364,05
12. Xã Thần Xa
10.144,00
422,35
8.815,22
4,19
15,07
103,88
783,29

13. Xã Vũ Chấn
7.340,00
243,76
4.738,62
5,00
20,51
49,62
2.282,49
14. Xã Thượng Nung
4.368,00
353,49
3.793,36
2,14
17,74
91,11
101,16
15. Xã Cúc Đường
3.771,00
252,67
2.236,23
4,50
20,78
87,90
1.168,92
(Nguồn số liệu: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính- Sở NNPTNN 2005)
Hiện nay tổng quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích phát
triển kinh tế - xã hội là 66.218,77ha, chiếm 78,36% tổng quỹ đất trong đó:
- Đất nông nghiệp: 7.723,64ha chiếm 9,14%
- Đất lâm nghiệp: 56.127,03ha chiếm 66,41%


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28


- Đất chuyên dùng: 631,82ha chiếm 0,75%
- Đất ở: 615,90ha chiếm 0,73%
So với toàn tỉnh thì tổng quỹ đất đai bình quân trên đầu người của huyện
cao gấp 4,6 lần. Nhưng tỷ trọng diện tích đất đai sử dụng vào các mục đích
kinh tế-xã hội xấp xỉ bằng toàn tỉnh (Tỷ lệ này của toàn tỉnh là 70,52%)
Tình trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện hiện nay không đồng đều
giữa các xã. Xã Thượng Nung là xã có tỷ lệ đất đã sử dụng cao nhất (96,11%).
Các xã có tỷ sử dụng đất thấp là: TT Đình Cả (40.29%) và xã Lâu thượng
(50,47%).
Hiện nay toàn huyện còn 18.291,64 ha đất chưa sử dụng chiếm 21,64%
tổng quỹ đất, trong đó Đất bằng chưa sử dụng 201,70ha, đất đồi núi chưa sử
dụng 13.975,54ha, Núi đá không có rừng cây 4.114,40ha. Vì vậy rất cần có
những giải pháp để đưa những diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích
phát triển kinh tế - xã hội.
- Đất nông nghiệp:
Bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông thôn là 1.159m
2
/khẩu (năm
2006). Như vậy tuy tỷ trọng đất nông nghiệp của huyện chỉ bằng 1/3 so với
bình quân chung toàn tỉnh (của tỉnh là 22,97%), nhưng bình quân đất nông
nghiệp trên khẩu nông thôn của huyện gấp 1,23 lần so với bình quân chung
của cả tỉnh (của tỉnh là 944m
2
/khẩu).
Các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là xã Tràng Xá (1.865,64ha),
Dân tiến (1.002,69ha). Các xã có diện tích đất nông nghiệp ít là Vũ Chấn

(243,76ha), Xã Cúc Đường (252,67ha), Xã Nginh Tường (330,76ha), Sảng
Mộc (235,93ha), Xã Phượng Giao (359,57ha), Xã Bình Long (399,44ha)
Nhìn chung các xã ven quốc lộ 1B có diện tích đất nông nghiệp lớn, các xã
vùng sâu vùng xa có tỷ lệ đất nông nghiệp nhỏ. Bởi vì các xã vùng sâu, vùng
xa phần lớn là núi đá, đất dốc, đất bị thoái hoá nên chất lượng đất này không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29


thích hợp cho trồng loại cây nông nghiệp, còn dọc theo quốc lộ 1B Diện tích
đất bằng chiếm phần lớn nên rất thuận tiện cho trồng cây lương thực rất tốt
cho trồng và chăm sóc cây nông nghiệp.
Trong đất nông nghiệp đang sử dụng thì đất trồng cây hàng năm là
6.877,14ha chiếm 89,04% diện tích đất nông nghiệp (trong đó có Đất trồng
lúa 3.220,27ha, Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 43,84, Đất trồng cây hàng năm
khác 3.613,03ha). Điều đáng lưu ý trong đất trồng cây hàng năm là diện tích
đất 1 vụ còn khá cao (1.989,22ha) và diện tích đất nương rẫy là khá lớn
(1.739,42). Với diện tích đó người dân chưa khai thác được triệt để nguồn lực
đất trong nông nghiệp để phục vụ cho phát triển kinh tế của hộ gia đình. Vậy
cần chú ý khai thác bằng việc thực hiện đa dạng hoá cây trồng đưa cây trồng
cạn vào vụ xuân để tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đất trồng cây lâu năm hiện có 846,50ha gồm cây công nghiệp lâu năm
năm 2005: 366 ha chè, 12.444 Cây ăn quả (gồm Cam, Quít, Bưởi, Dứa, Nhãn,
Vải, ). Tiềm năng đất đai và khí hậu cho phép huyện có khả năng đẩy mạnh
và phát triển trồng cây lâu năm, đồng thời phát huy lợi thế trong việc sử dụng
hiệu quả trên đất dốc.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có 155,28 ha chủ yếu là nuôi quảng
canh, năng suất chưa cao bởi lượng nước vào mùa khô thường không có đủ
nên không thích hợp cho điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản phát triển.

Bên cạnh đó đất đồng cỏ chăn nuôi chủ yếu tập chung ở Xã Tràng Xá và
Dân Tiến còn các xã khác gần như rất ít.
Nguồn lực đất của hộ gia đình chưa được khai thác triệt để nên nguồn thu
về nông nghiệp của hộ gia đình là chưa cao do vậy để nâng cao thu nhập cho
hộ các hộ cần quan tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.1.5.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, ở độ sâu từ 60m đến 90m
có lưu lượng khoảng 360lít/giây, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huỵên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30


Ngoài ra còn rất nhiều hang động trong núi đá vôi cũng tạo ra nguồn
nước sử dụng và tạo ra những cảnh quan du lịch.
Trong những năm gần đây, do nạn chặt phá rừng, khai thác rừng bất hợp
lý đã làm giảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước về mùa khô và
gây lũ lụt vào mùa mưa làm phá huỷ các công trình giao thông, thuỷ lợi và
phá hoại sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Võ Nhai. Biện pháp
cấp bách là trồng rừng và bảo vệ rừng tái sinh ở các vùng thượng nguồn để
điều tiết nguồn nước phục vụ cho dân sinh kinh tế.
2.1.5.3. Tài nguyên rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện ở vùng núi cao khí hậu
nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến
nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp,
chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu
Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn huyện có Rừng tự nhiên có diện
tích: 57.730,99ha, chiếm 68,31% diện tích đất có rừng, tập trung ở các xã có
tiểu vùng phía bắc của huyện như Sảng Mộc, Thần Xa, Nghinh Tường các xã

này chỉ có rừng tự nhiên [23].
Bảng 2.4: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm 2005
STT
Loại rừng
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
1
Rừng tự nhiên
Rừng sản xuất
11.540,47
20,00
Rừng phòng hộ
32.093,34
58,00
Rừng đặc dụng
9.168,59
17,00
2
Rừng trồng
Rừng sản xuất
2.817,78
4,00
Rừng phòng hộ
891,00
1,00
Rừng đặc dụng
0,00
0,00
3
Đất ươm cây giống

7,00


Tổng diện tích đất có rừng
57.730,99
100
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Võ Nhai
Tập đoàn cây đa dạng và phong phú, cây đặc sản quế, lát nhưng các loại
gỗ quý hiếm hầu như không còn hoặc còn rất ít. Cây bản địa có trám, mữ, vầu,
nứa, cọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31


- Rừng gỗ: 20.115ha, có trữ lượng 12.810ha, chưa có trữ lượng 7.350ha.
- Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha
- Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha
- Rừng núi đá: 26.437 ha
- Rừng trồng hiện có: 3.729,59ha, có trữ lượng 1.191ha, chưa có trữ
lượng 2.516,11ha và rừng cọ 7,75ha.
So với mức bảo đảm cân bằng sinh thái của một huyện miền núi thì tỷ
lệ che phủ của rừng gần đạt chỉ tiêu (chỉ tiêu 75-85%).
* Chất lượng đất rừng:
Với đặc điểm là một huyện miền núi địa hình chia cắt phức tạp, đất dốc
nhiều (chiếm trên 90%), Nhưng hiện nay diện tích đất đồi dốc được sử dụng
vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt khoảng 53.000ha
chiếm khoảng 70% diện tích đất đồi núi của huyện. Diện tích đất đồi núi của
huyện chưa sử dụng: 13.975,54 ha. Vì vậy mà chất lượng đất cũng như hiệu
quả kinh tế đem lại cho các hộ gia đình là chưa cao nên rất cần có mục đích sử

dụng đất cho nông, lâm nghiệp để hộ gia đình có thu nhập từ rừng là ổn định
và phát triển.
Hệ động vật tương đối phong phú gồm thú rừng, bò sát, chim, Hiện nay
số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn bắt bừa bãi và chặt phá
rừng làm mất nơi cư trú.
2.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, tìm kiếm thăm dò của các đoàn địa chất đã phát
hiện Võ Nhai có các loại khoáng sản.
- Kim loại màu: Chì, Kẽm được tìm kiếm ở Thần Xa, qui mô trữ lượng
nhỏ, không tập trung
- Vàng có ở Thần Xa, nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp.
- Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng được đánh giá khá, dự kiến tổng trữ
lượng khoảng 60.000 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32


- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Khoáng sản vật liệu xây dựng như: Đá
xây dựng, đá sét, cát sỏi Đặc biệt có sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng
lớn và chất lượng tốt.
Nhóm khoáng sản lớn nhất phải kể đến là đá Cácbonát bao gồm đá vôi
xây dựng, đá vôi xi măng, đolomít cùng các mỏ khác ở núi Voi, La Giang và
La Hiên đã được xác định có trữ lượng khoảng 222 triệu tấn.
Ngoài các khoáng sản nói trên Võ Nhai còn có nhiều loại sét làm gạch
ngói, cát dùng cho xây dựng, đá bùn, đá dăm dùng cho làm đường giao
thông Tuy có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như vậy nhưng đến
nay Võ Nhai khai thác chưa đáng kể, tài nguyên khoáng sản còn nằm ở dạng
tiềm năng là chính, ngay cả việc khai thác đá để nung vôi phục vụ cho xây
dựng và đời sống dân sinh cũng còn nhiều khó khăn. Nhiều vùng như Thượng

Nung, Thần Xa vẫn phải ra La Hiên để mua vôi.
2.1.5.5. Tài nguyên nhân văn
Là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống, do đó có nhiều phong tục tập
quán của từng dân tộc. Hiện nay còn có những dấu tích lịch sử như Mài Đá
Ngườm ở xã Thần Xa là cái nôi sinh ra người vượn cổ, Rừng Khuân Mành tiền
thân sinh ra đội Cứu Quốc quân, các di tích này đã đợc Nhà nước công nhận.
2.1.5.6. Cảnh quan và môi trường
Địa hình của Huyện chia thành 3 tiểu vùng, có độ dốc từ Bắc xuống
Đông - Nam, xen giữa vùng Trung tâm gồm ba xã và một thị trấn có địa hình
tương đối phẳng thung lũng xen đồi thấp tạo nên một địa hình có một cảnh
quan môi trường sinh động. Vùng núi cao có đất rừng đa dạng với tập đoàn
cây con phong phú, có thể tạo thành những thắng cảnh đẹp tự nhiên của rừng
núi như hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà có nguồn nước trong mát chảy vô
tận. Động Ngườm ở xã Thần Xa được coi là cái nôi sớm nhất của người Âu
Lạc. Vùng thấp có các loại cây đặc sản của vùng Trung Du. Do vậy tạo nên
môi trường xanh, sạch, đẹp ít bị ô nhiễm.

×