Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sơn Chinh”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.25 KB, 62 trang )

chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường với chính sách kinh tế “mở cửa” có
sự tham gia quản lý điều tiết của Nhà nước, sự đa dạng của các nguồn vốn
đầu tư từ trong cũng như ngoài nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng
của nền kinh tế. Ở tất cả các thành phần kinh tế chúng ta đều có thể tìm được
những mô hình sản xuất kinh doanh năng động có hiệu quả cao. Đặc biệt là
ngay trong thành phần kinh tế Nhà nước vốn gắn bó lâu năm với cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp thì nay cũng đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
để có thể thích nghi và trụ vững trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị
trường.
Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường thì
mục tiêu của các doanh nghiệp đặt ra không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là
tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp với mức lợi nhuận hợp lý, điều đó có
nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải có được vị trí vững chắc trên thị
trường tiêu dùng. Và để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn
nghiên cứu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng
cao chất lượng sản phẩm với giá bán phù hợp với yêu cầu của người tiêu
dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, quản lý giá
thành sản phẩm đó là kế toán mà trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của toàn bộ
công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, việc hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Do đó sau
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sơn Chinh, cùng với những kiến thức
đã tích lũy được, tôi đã hoàn thành chuyên đề: “Kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sơn Chinh”.
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
1
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để làm rõ những vấn đề trên, chuyên đề được trình bày theo nội dung chính


như sau:
Chương I: Tổng quan chung về Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ Trần Nam
Thanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Phòng kế toán của Công ty cổ
phần Sơn Chinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề
thực tập chuyên nghành.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
\
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
2
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sơn Chinh
Công ty TNHH Sơn Chinh là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập
theo quyết định số 003865/ GPUB ngày 11/ 04/ 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân
Thành phố Hà Nội cấp và giấy phép kinh doanh số 047852 do Sở Kế hoạch
đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 24/ 04/ 1996. Ngày 27/ 05/ 2008 Công ty
TNHH Sơn Chinh chuyển đổi từ Công ty TNHH Sơn Chinh sang Công ty Cổ
phần Sơn Chinh được cấp giấy đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần theo số
0103024860 cấp ngày 27/ 05/ 2008 đây là một sự kiện lịch sử đánh dấu một
bước trưởng thành về chất của Công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Tên giao dịch quốc tế: SƠN CHINH JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: Sơn Chinh, JSC.
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đông Trì, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì,

Thành phố Hà Nội.
Mã số thuế: 0100573519 cấp ngày 21/07/1998 do cục thuế Hà Nội.
Điện thoại: 04.8615799- Fax: 04.8615636.
Email: SonChinh Ftv@ vnn.vn
Kế hoạch 5 năm: 2000- 2005 Công ty cổ phần Sơn Chinh tiếp tục đầu
tư chuyên sâu, mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất. Năm 2004 đã hoàn
thành công trình đầu tư và tổ chức sản xuất 04 phân xưởng may, 02 phân
xưởng sản xuất bao bì và giấy carton. 60% khu vực sản xuất được trang bị
điều hoà không khí, 100% phân xưởng được lắp hệ thống quạt thông gió công
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
3
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp đảm bảo môi trường tốt cho người lao động. Đến năm 2005 Công ty
đã trưởng thành vượt bậc với đội ngũ 600 lao động, gần 150 người có trình độ
đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chủ yếu gồm các ngành học:
Kinh tế, thương mại, kỹ thuật, ngoại ngữ và trên 300 công nhân có tay nghề
cao và có thâm niên công tác. Mặt hàng sản xuất đa dạng, phong phú và có
chất lượng cao, dây chuyền sản xuất ngày càng được hiện đại hoá, công nghệ
sản xuất đa dạng: may mặc, may đồ da, dệt thảm len,...
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
Sơn Chinh.
Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/03/1990. Công ty chuyên
sản xuất công nghiệp, sản phẩm chính của công ty là hàng dệt may để cung
cấp cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Sơn
Chinh.
Sự hoạt động có hiệu quả của Công ty là nhờ một phần vào tính ổn định
trong bộ máy quản lý của Công ty. Công ty có bộ máy quản lý được tổ chức
theo cơ cấu chức năng vậy mỗi người cùng một lúc có thể đảm nhận thực hiện

nhiều chức năng.
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
4
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và
Công ty cổ phần Sơn Chinh nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh
tự chủ về tài chính, hoạch toán độc lập. Do đó bộ máy tổ chức của Công ty đã
được thu gọn lại không cồng kềnh.
Công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những
cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng được yêu
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
5
Tổ cắt
B
Các tổ
may B
Tổ là
B
Phòng
XNK
Phòng
kế toán
Phòng
Kinh
doanh
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc

Phòng
HCTH
Phòng
KTCN
Phòng
QLCL
Các xi
nghiệp may
1,2,3,4,…
Xí nghiệp
dệt, sản xuất
bao bì
Phòng QA
(chất
lượng)
Các
PX
Phụ
Trợ
Phòng kỹ thuật
Công nghệCơ Điện
Phòng
kho
vận
Các xí
nghiệp địa
phương
Trưởng ca
A
Tổ Quản

trị
Tổ bao
gói
Tổ kiểm
hoá
Trưởng ca
B
Tổ cắt A Các tổ
may A
Tổ là
A
Phó Giám đốc
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cầu sản xuất trong tình hình hiện nay, đồng thời các phòng ban nghiệp vụ
đang đi vào hoạt động có hiệu quả.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay, nó
gắn liền cán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của
họ cũng như có trách nhiệm đối với Công ty. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm
vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối
cùng. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong
Công ty.
* Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người đứng đầu công ty, chịu trách
nhiệm cao nhất, giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh,
là người đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và là chủ tài khoản
đăng ký tại ngân hàng
* Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước tổng Công ty và pháp luật, mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phó giám đốc: Phụ trách công tác kỹ thuật chất lượng, đào tạo, đại

diện lãnh đạo về chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn và sức
khoẻ. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo sản xuất 5 Xí nghiệp tại Hà Nội. Thay mặt
Giám đốc điều hành, giải quyết mọi công việc khi Giám Đốc đi vắng. Chịu
trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
* Phó Giám đốc điều hành: Phụ trách công tác bảo hộ và an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại các Xí nghiệp địa phương.
Trực tiếp chỉ đạo sản xuất 2 Xí nghiệp thành viên tại địa phương. Thay mặt
Giám Đốc giải quyết các công việc được uỷ quyền khi Giám Đốc đi vắng.
Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
* Các phòng ban:
- Văn phòng Công ty: Phụ trách công tác quản lý lao động, tuyển dụng,
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
6
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bố trí, sử dụng, sa thải lao động, lựa chọn hình thức lương, thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ, bảo vệ, nhà trẻ, y tế, BHXH cho Công ty.
- Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm về công tác ký kết hợp đồng, phân
bổ kế hoạch cho các đơn vị, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ giao hàng
của các đơn vị, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức kinh doanh hàng trong
nước, chào hàng, quảng cáo sản phẩm.
- Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính trong Công ty và tổ chức
theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo kết
quả tài chính của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất,
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị máy móc
theo yêu cầu sản xuất.
- Phòng kho vận: Quản lý, chế biến, cấp phát nguyên phụ liệu cho sản
xuất, vận tải hàng hoá, nguyên phụ liệu phục vụ kịp thời cho sản xuất.
- Phòng QA: Có chức năng xây dựng và sửa đổi hệ thống quản lý chất

lượng, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị
trong Công ty, giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
* Xí nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý như sau:
- Giám đốc Xí nghiệp : 1 người
- Trưởng ca : 2 người
- Nhân viên thống kê : 1 người
- Nhân viên kế hoạch : 1 người
- Công nhân sửa máy : 3 người
- Công nhân công vụ : 3 người
- Công nhân quản lý phụ liêu: 2 người
* Các tổ sản xuất có: 494 người.
Trong đó:
+ 8 tổ may: 350 người
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
7
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ 2 tổ cắt: 50 người
+ 2 tổ là: 70 người
+ 1 tổ kiểm hoá: 8 người
+ 1 tổ hộp con: 6 người
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
* Ngành, nghề kinh doanh.
- Sản xuất hàng may xuất khẩu.
- Kinh doanh các loại hàng hoá, các mặt hàng gia dụng, văn hoá phẩm,
máy móc, thiết bị phục vụ tiêu dùng, dân dụng, công nghiệp nhẹ.
- Sản xuất bao bì giấy carton.
- Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hoá.
- Dịch vụ thương mại.
* Các loại sản phẩm chủ yếu: áo Jacket, quần áo sơ mi, áo váy phụ nữ,
khăn trẻ em, quần áo thể thao, găng tay da, thảm len, bao bì.

* Thị trường: Thị trường EU, Đài Loan, Mỹ.
* Năng lực Công ty:
- 04 xí nghiệp may.
- 01 xí nghiệp may găng tay da.
- 01 xí nghiệp dệt.
- 01 xí nghiệp sản xuất bao bì.
- Lao động 600 người.
- Thiết bị: Trên 200 thiết bị các loại.
- Sản lượng: 700000 áo Jacket/ năm.
* Cơ sở 2: Khu công nghiệp Đan Phượng- Đan Phượng- Hà Nội
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà chủ yếu là nhận gia
công xuất khẩu nên sản phẩm xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và
theo đúng đơn đặt hàng. Vì vậy, tại công ty cổ phần Sơn Chinh dây chuyền
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
8
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công nghệ là kép kín từ khâu triển khai mẫu đến khi sản phẩm được hoàn
thành nhập kho đóng gói. Quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm này gồm
06 giai đoạn: sản xuất mẫu đối, giác mẫu sơ đồ, cắt bán thành phẩm, phối
mẫu, may theo dây chuyền, thu sản phẩm, giặt, tẩy, là.
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
9
Nguyên liệu
Thiết kế giác sơ đồ mẫu
Thêu, giặt
Công đoạn cắt, may, là, gấp
QA (chất lượng)
Bao bì đóng gói

Thành phẩm nhập kho
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm tổ chức Kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng
bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế
toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của
đơn vị.
1.3.1. Tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
Theo mô hình kế toán phân tán, bộ máy kế toán được phân thành cấp
kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc. Kế toán trung tâm và kế toán trực
thuộc đều có hệ thống sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Kế toán trung tâm trong mô
hình kế toán phân cấp là nơi thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của cơ
sở, lập các báo cáo tài chính cho cơ quan tổ chức quản lý, chịu trách nhiệm
cuối cùng về hoạt động của đơn vị.
SƠ ĐỒ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
10
Trưởng phòng TCKT
Phó phòng
Kiêm KT thuế
Phó phòng
Kiêm KT tổng hợp
Kế
toán
Tiền
Lương và
Bảo hiểm
Kế
toán

Tiền
mặt
tiền gửi
tiền
vay
Kế
toán
TSCĐ

tạm ứng
Kế toán
tập hợp
CFSX và
tính giá
thành
Kế
toán
thanh
toán
công
nợ
Kế toán
tiêu thụ
hàng
xuất khẩu
và công nợ
phải thu
Kế
toán
tiêu

thụ
nội
địa
Thủ
quỹ
Kế
toán
nguyên
vật
liệu
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng và nhiệm vụ.
Phòng kế toán - Tài chính có chức năng tham mưu Giám đốc về công
tác kế toán tổ chức tại công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục
đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn Chinh cụ thể như sau :
- Trưởng phòng tài chính kế toán
- Phó phòng kế toán : 2 phó phòng ( phó phòng kiêm kế toán thuế và
phó phòng kiêm kế toán tổng hợp )
- Thủ quỹ
- Kế toán nguyên vật liệu : 2 kế toán
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm :1 kế toán
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay : 1 kế toán
- Kế toán TSCĐ, tạm ứng : 1 kế toán
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : 1 kế toán
- Kế toán thanh toán công nợ : 1 kế toán
* Kế toán tài sản cố định (TSCĐ):
- Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng,
chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ và tính khấu

hao TSCĐ.
- Cân đối nguồn vốn cố định, nguồn vốn đầu tư XDCB (xây dựng cơ
bản), nguồn vốn SCL, quỹ đầu tư phát triển.
* Kế toán tổng hợp :
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
11
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Làm kế toán tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo
tài chính và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý
nhà nước .
- Ghi chép, theo dõi vốn góp liên doanh của công ty tại các đơn vị liên
doanh về số vốn hiện có, tình hình tăng giảm và hiệu quả sử dụng vốn góp
liên doanh khác.
- Làm thống kê tổng hợp, lập các báo cáo thống kê theo quy định, gửi báo
cáo định kỳ cho các cơ quan nhà nước và các bộ phận có liên quan trong công
ty. * Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, hàng hóa:
- Quản lý theo dõi hạch toán : Kho thành phẩm, hàng hóa và vật,
nguyên liệu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản
phẩm. Tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm.
- Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng về cung cấp vật tư, hàng
hóa. Số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa.
- Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu ra, lập hồ sơ xin hoàn thuế,
lập các báo cáo và giải trình về thuế gửi cơ quan thuế .
- Tổng hợp tiêu thụ, xác định doanh thu, thu nhập, kết quả lãi lỗ toàn
công ty, phân phối thu nhập và thanh toán với ngân sách.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
- Hướng dẫn kiểm tra các cửa hàng thực hiện tốt các quy định về quản
lý của công ty, các chế độ ghi chép hóa đơn chứng từ và các biểu mẫu sổ sách
kế toán.

* Kế toán nguyên vật liệu công cụ lao động :
- Quản lý theo dõi hạch toán các kho : Nguyên vật liệu, công cụ lao
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
12
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động. có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hóa,
công cụ lao độngcó trong kho, mua vào, bán ra, xuất sử dụng. Tính toán phân
bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động vào chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ lao động,
phát hiện vật liệu thừa thiếu, ứ đọng, kém mất phẩm chất.
- Hướng dẫn và kiểm tra các kho thực hiện đúng chế độ ghi chép số
liệu ban đầu, sử dụng chứng từ đúng với nội dung kinh tế.
- Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đần vào theo mẫu biểu quy định.
* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH):
- Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và
các khoản thu nhập khác.
- Theo dõi phần trích nộp và chi trả BHXH, làm quyết toán và thanh
toán chi BHXH theo quy định.
- Theo dõi phần trích nộp và chi trả kinh phí công đoàn, BHYT.
- Theo dõi, ghi chép, tính toán và quyết toán vốn lãi cho các khoản tiền
gửi tiết kiệm để xây dựng công ty từ thu nhập của cán bộ công nhân viên
chức.
* Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân
chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính và phụ.
- Lập báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, có so sánh với kỳ
trước.
- Hướng dẫn các xí nghiệp thành viên, các công ty liên doanh lập các

Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
13
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
báo cáo thống kê theo quy định.
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế:
- Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh
số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các
khoản vay ngắn hạn dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của
chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định.
- Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm và phối hợp với các bộ phận
khác có liên quan lập và hoàn chỉnh các bộ chứng từ thanh toán, gửi ra ngân
hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng.
*Kế toán theo dõi thanh toán và công nợ:
- Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản phẩm,
hàng hóa và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn phục vụ sản xuất
kinh doanh.
- Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung
cấp vật tư hàng hóa cho công ty theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình
hình thanh toán, quyết toán các hợp đồng giao gia công cho các liên doanh và
vệ tinh, kiểm tra việc tính toán trong việc lập dự toán, quyết toán và tình hình
thanh toán quyết toán các hợp đồng về XDCB.
- Theo dõi đôn đốc việc thanh toán, quyết toán các hợp đồng gia công
kịp thời để thúc đẩy nhanh việc thanh của người mua và người đặt hàng.
- Theo dõi việc thu chi tạm ứng để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm
bảo tiền vốn quay vòng nhanh. Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu vào
theo mẫu biểu quy định.
- Quan tâm đúng mức đến các khoản nợ phải trả khách hàng.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
14

chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tượng để có số liệu cung cấp kìp thời khi cần thiết.
* Thủ quỹ :
- Làm thủ quỹ của công ty, có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt
không để hư hỏng và mất mát xảy ra.
- Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ
đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên đối
chiếu số dư với kế toán quỹ.
- Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo quy định.
- Cùng với kế toán tiền lương theo dõi các khoản gửi tiết kiệm của cán
bộ công nhân viên chức trong toàn công ty. Lập chứng từ thanh toán theo chế
độ cho người lao động.
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho kế toán quỹ trong việc xắp xếp và bảo quản
chứng từ quỹ.
- Quản lý và cấp phát nhãn giá phục vụ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong
nước.
1.3.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
- Công ty áp dụng theo chế độ kế toán: QĐ48
- Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N):
- Đơn vị sử dụng tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.
- Nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
theo tỷ giá hạch toán của ngân hàng ngoại thương.
- Hình thức sổ áp dụng: Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Theo QĐ206- BTC.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp xác định giá trị hàng
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
15
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tồn kho là theo giá thực tế: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương
pháp kê khai thường xuyên.

*Hệ thống chứng từ và tài khoản áp dụng tại Công ty.
Hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp áp dụng hiện nay đúng như trong
chế độ kế toán hiện hành như sau:
- Theo nội dung kinh tế
- Theo tính pháp lý về sử dụng chứng từ
- Tiêu chuẩn đã được đánh giá chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
- Các yếu tố bắt buộc của các chứng từ kế toán.
- Lập, luân chuyển kiểm tra lưu trữ chứng từ kế toán.
- Các chứng từ được sử dụng trong Công ty: Bảng thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán làm thêm ngoài giờ, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh
toán trợ cấp bảo hiểm xã hội…
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản theo như chế độ hiện hành và
từ hệ thống gốc này doanh nghiệp mở những tài khoản chi tiết thích hợp với
yêu cầu quản lý.
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
- Sổ nhật ký chứng từ: là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh tất cả
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bên Có của các tài khoản có quan hệ
đối ứng. Nợ với các tài khoản khác có liên quan. Số liệu ghi chép vào các sổ
NKCT được lấy từ các chứng từ gốc, sổ chi tiết, các bản kê, các bản phân bổ.
NKCT được ghi hàng ngày hoặc hàng tháng tuỳ theo từng sổ.
- Bảng kê: Số liệu được lấy từ các chứng từ gốc, có thể mở theo vế Nợ
hoặc vế Có tài khoản, kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có trong tháng, số dư cuối tháng. Bảng kê được sử dụng khi các
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
16
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể phản ánh trực tiếp
trên sổ NKCT được.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi từ dùng cho một tài
khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối tháng. Số liệu trên

sổ cái được lấy từ các sổ NKCT liên quan, việc ghi sổ được thực hiện một lần
vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các
NKCT.
- Sổ kế toán chi tiết: Được dùng để ghi chép các hoạt động kinh tế, tài
chính một cách chi tiết, cụ thể. Sổ kế toán chi tiết được ghi hàng ngày căn cứ
vào số liệu của các chứng từ gốc.
- Bảng phân bổ: Dùng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều lần
hoặc những chi phí cần phân bổ.
- Đối với các loại hình chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần
hoặc phải phân bổ thì trước hết được tập hợp vào các bảng phân bổ sau đó
mới lấy số liệu, kết quả ở các bảng phân bổ ghi vào các bản kê và NKCT có
liên quan.
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu
trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan,
lấy số liệu tổng hợp của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái.
- Các chứng từ ghi trực tiếp vào sổ, thẻ kế toán chi tiết thì cuối tháng
cộng các sổ đó để lập bảng tổng hợp chi tiết làm cơ sở đối chiếu với sổ cái. Số
liệu tổng cộng tại sổ cái và một số chỉ tiêu trong NKCT, bản kê, bản tổng hợp
chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
17
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 4: Trình từ ghi sổ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
*Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm có: Bảng CĐKT, Bảng
KQHĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC. Báo cáo tài
chính được lập vào cuối mỗi quỹ và cuối năm để phản ánh quý đó và năm đó

theo đúng quy định. Nơi nhận báo cáo tài chính: Thuế, thống kê, cơ quan
đăng ký kinh doanh. Tại công ty báo cáo tài chính nội bộ được tuân thủ theo
các quy định về nội dung, trách nhiệm người lập báo cáo, người cung cấp,
kiểm tra và sử dụng báo cáo.
- Báo cáo quản trị: Đây là hệ thống báo cáo được lập trên cơ sở số liệu
thông tin của kế toán quản trị cung cấp. Các báo cáo được lập theo yêu cầu
nội bộ quản trị doanh nghiệp với các mẫu biểu, chỉ tiêu, phương pháp tính
toán, thời hạn lập tuỳ thuộc yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
18
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chứng từ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
2.1. Đặc điểm yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty :
Chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty cổ phần Sơn Chinh được biểu hiện
bằng tiền nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, KHTSCĐ, tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng trong Công ty và các chi phí

khác mà công ty phải bỏ ra trong bất kỳ hạch toán để phục vụ cho hoạt động
sản xuất
Hiện nay Công ty chia CPSX ra làm 3 khoản mục, gồm : Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp(CPVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT),
chi phí sản xuất chung (CPSXC). Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất
của công ty , kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của công ty là từng đơn đặt hàng. Ở đây tôi xin chọn phạm vi
nghiên cứu là đơn đặt hàng số 216 sản xuất 5.500 áo jacket 3 lớp với giá ký
hợp đồng là 100.000 Đ/ áo vì đơn đặt hàng đã hoàn thành vào tháng 8/2007
và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng
tồn kho nên việc hạch toán CPSX cũng theo phương pháp này. Kế toán sử
dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí :
TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 : Chi phí sản xuất chung
TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
19
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ
được dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm .
-Nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm các loại vải, bông lót,…
-Nguyên vật liệu phụ : Cúc, nhãn mác, khoá chỉ,… các loại .
Công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty được tiến
hành như sau:
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng đơn hàng, phòng kế hoạch tiến
hành quá trình thu mua nguyên vật liệu.

-Căn cứ vào hoá đơn của người bán, kế toán lập phiếu nhập kho và tại
kho tiến hành kiểm nhận nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng.
Khi cần nguyên vật liệu để sản xuất thì kế toán sẽ tiến hành lập phiếu kho.
Đơn giá các nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương
pháp giá thực tế đích danh. Nguyên vật liệu xuất dùng phải căn cứ vào định
mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất của từng đơn đặt hàng.
Dựa vào đơn đặt hàng này ta có định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1
áo jacket 3 lớp như sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính :
+ Vải Microphai : 2,8m/áo x 13.000 đ/m = 36.400đ
+ Vải lót : 2,27m/áo x 8.000 đ/m = 18.160đ
+ Bông lót : 2,5 m/áo x 7500 đ/m = 18.750đ
Chi phí vật liệu phụ :
+ Khoá dài : 1 chiếc x 2000 đ/c = 2.000đ
+ Khoá ngắn : 2 chiếc x 1.000 đ/c = 2.000đ
+ Cúc dập : 10 bộ x 200 đ/b = 2.000đ
+ Mác áo 600đ
+ Chỉ : 500đ
Tổng cộng : 80.410 đ
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
20
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dựa vào phiếu xuất kho số 70,71,72(Biểu số 2,3,4) kế toán lập bảng kê
chứng từ phát sinh bên có TK 152(Biểu số 5). Từ bảng kê chứng từ phát sinh
bên có TK 152 kế toán lập Chứng từ ghi sổ số 128 (Biểu số 6) . Toàn bộ giá
trị vật liệu xuất dùng được phản ánh theo bút toán:
Nợ TK 621 - ĐĐH 216 : 439.780.000
Nợ TK 627 - ĐĐH 216 : 415.000
Có TK 152 : 440.195.000
BIỂU SỐ 2:

Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số70
Tên người nhận: Lê Đức Thắng - Tổ cắt
Lý do xuất : Nhận vật tư cắt áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
S
T
T
Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư
(SPHH)

Số
Đơn
vị
tính
Số
Lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Vải mi crophai m 15.400 13.000 200.200.000
2 Vải lót m 12.485 8.000 99.880.000
3 Bông lót m 13.750 7.500 103.125.000

4 Phấn mầu hộp 5 15.000 75.000
5 Giấy giác mẫu kg 34 10.000 340.000
Cộng 403.620.000
Thành tiền(bằng chữ): Bốn trăm linh ba triệu, sáu trăm hai mươi ngàn đồng.
Xuất ngày 01 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
BIỂU SỐ 3:
Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
21
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số 71
Tên người nhận : Đỗ Thị Nguyệt ( Tổ May 1 )
Lý do xuất : Sản xuất áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216.
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
STT
Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm

chất vật tư

Số
Đơn
vị
tính
Số Lượng
Yêu
cầu
Thực
Xuất
1 Bán thành phẩm Chiếc 3.000
2 Khóa dài Chiếc 3.000 2.000 6.000.000
3 Kháo ngắn Chiếc 6.000 1.000 6.000.000
4 Cúc dập Bộ 30.000 200 6.000.000
5 Mác áo Chiếc 3.000 600 1.800.000
6 Chỉ may 5000m Cuộn 35 5.000 1.75.000
Cộng 19.975.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười chín triệu, chín trăm bảy lăm ngàn đồng.
Xuất ngày 03 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)

Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
22
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BIỂU SỐ 4:
PHIẾU XUẤT KHO Số 72
Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
Tên người nhận : Nguyễn Thị Luyến ( Tổ May 2 )
Lý do xuất : Sản xuất áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216.
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
STT
Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư
(SPHH)

Số
Đơn
vị
tính
Số
Lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
Xuất
1 Bán thành phẩm Chiếc 2.500

2 Khóa dài Chiếc 2.500 2.000 5.000.000
3 Kháo ngắn Chiếc 5.000 1.000 5.000.000
4 Cúc dập Bộ 25.000 200 5.000.000
5 Mác áo Chiếc 2.500 600 1.500.000
6 Chỉ may 5000m Cuộn 32 5.000 160.000
Cộng 16.660.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười sáu triệu, sáu trăm sáu mươi ngàn đồng.
Xuất ngày 03 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
23
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BIỂU SỐ 5:
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK152
Số hiệu
chứng từ
Nội dung
Tổng
Số tiền
Các tài khoản ghi

bên nợ
Số
Ngày
tháng
621 627 …
70 01/07 Xuất vật tư sản xuất
áo jacket 3 lớp
403.620.00
0
403.205.000 415.000
71 03/07 Xuất vật tư sản xuất
áo jacket 3 lớp
19.975.000 19.975.000
72 03/07 Xuất vật tư sản xuất
áo jacket
16.600.000 16.600.000
Cộng 440.195.00
0
439.780.000 415.000
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
24
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BIỂU SỐ 6:
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 128
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ Tài khoản Số tiền
Số NT Nợ Có Nợ Có
70 01/07 Xuất vật tư
SX áo jacket 3

lớp của đơn
đặt hàng số
621 152 439.780.000 439.780.000
71 03/07 627 152 415.000 415.000
72 03/07
Cộng 440.195.000 440.195.000
Kèm theo 03 chứng từ gốc.
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đồng thời kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang, vào chứng từ ghi sổ số 129 ( Biểu số 7 ). Các chứng từ ghi sổ
được tập hợp theo đơn đặt hàng.
Nợ TK 154: 439.780.000
Có TK 621- ĐĐH 216 : 439.780.000
BIỂU SỐ 7
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 129
Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp L58K12
25

×