Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Luận văn : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN part 5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.2 KB, 16 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

56

Bảng 2.6. Tình hình sử dụng đất

Loại đất
2004
2005
2006
So sánh (%)
Tốc độ
PTBQ
(%)
Số lượng

Cơ cấu
(%)
Số lượng

Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ cấu
(%)
05/04 06/05
I. Tổng diện tích tự nhiên
25.667,60
100


25.667,60
100
25.667,60
100
100
100
100
1. Đất nông nghiệp
12.496,16
48,68
12.489,70
48,66
12.271,77
47,81
99,95
98,26
99,10
1.1. Đ ất trồng cây hàng năm
8.221,61
65,79
8.216,10
65,78
8.160,44
66,50
99,93
99,32
99,63
1.2. Đ ất trồng cây lâu năm
1.418,26
11,35

1.418,10
11,35
1.425,00
11,61
99,99
100,49
100,24
1.3. Đ ất trồng cỏ
35,50
0,28
35,50
0,28
35,20
0,29
100
99,15
99,58
1.4. Đ ất vườn tạp
2.820,79
22,57
2.820,00
22,58
2.651,13
21,60
99,97
94,01
96,95
2. Đất lâm nghiệp
7.367,80
28,70

7.367,60
28,70
7.325,70
28,54
100
99,43
99,71
2.1. Đ ất rừng tự nhiên
676,69
9,18
676,60
9,18
676,70
9,24
99,99
100,01
100
2.2. Đ ất rừng trồng
6.691,11
90,82
6.691,00
90,82
6.649,00
90,76
100
99,37
99,68
3. Đất có mặt nước nuôi trồng TS
352,62
1,27

325,00
1,27
320,88
1,25
99,81
98,73
99,27
4. Đất chuyên dùng
3.508,83
13,67
4.202,30
16,37
4.458,40
17,37
119,76
106,09
112,72
5. Đất khu dân cư
971,89
3,79
975,00
3,80
986,74
3,84
100,32
101,20
100,76
6. Đất chưa sử dụng
997,30
3,89

308,00
1,20
304,11
1,18
30,88
98,74
55,22
II. Một số chỉ tiêu bình quân









1. Hệ số sử dụng đất (lần)
1,94

2,01

2,06




2. Đất NN/khẩu NN (sào)
2,89


2,86

2,76




(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên năm 2007)

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

57
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Phổ Yên
2.1.3.1. Những lợi thế và hạn chế
* Lợi thế:
- Là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, gần các khu công
nghiệp, đô thị lớn của Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có thế
mạnh trong phát triển kinh tế xã hội như: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển công nghiệp và đô thị, thuận lợi giao lưu hàng hoá với các
thị trường lớn, tiếp nhận nhanh khoa học công nghệ, thông tin từ thủ đô Hà
Nội. Những lợi thế này hiện nay chưa được khai thác triệt để do kết cấu hạ
tầng còn yếu kém, trình độ kinh tế và chính sách vĩ mô chưa hấp dẫn các nhà
đầu tư.
- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho việc phát triển một nền nông
nghiệp phong phú vừa mang tính chất vùng đồi núi bán sơn địa, vừa mang
tính chất vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho các khu đô thị,
công nghiệp trong tương lai.

- Cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phổ yên có truyền thống đoàn
kết, hiếu học, có kinh nghiệm và sáng tạo trong sản xuất và vượt mọi khó
khăn để xây dựng quê hương Phổ Yên giàu mạnh.
- Nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, đã và đang hình thành các khu công nghiệp lớn với các ngành nghề đa
dạng, phong phú.
- Phổ Yên là huyện có nhiều tiềm năng du lịch như khu Suối lạnh, Vân
Thượng và Nước hai. Lợi thế này cần được đầu tư khai thác trong tương lai.
* Những hạn chế:
- Với vị trí giáp thủ đô Hà Nội và thành phố Thái Nguyên, một mặt có
lợi thế như đã nêu trên nhưng mặt khác cũng chịu những thách thức. Đó là các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

58
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Phổ Yên phải có sức cạnh tranh cao trong
các thị trường vốn rất khó tính. Vì vậy, tại Phổ Yên cần phát huy các sản phẩm
truyền thống đặc thù mà nơi khác không có để tận dụng lợi thế cạnh tranh.
- Địa hình, khí hậu một mặt thích hợp cho một nền sản xuất đa canh,
mặt khác cũng gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và suất đầu tư
thường rất cao. Các xã vùng đồi núi nếu không có biện pháp canh tác hợp lý
sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.
- Nền kinh tế của huyện có bước phát triển khả quan nhưng cần quan
tâm đến chất lượng phát triển, những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối
giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai
thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao,
thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh. Đây là một hạn chế
cần khắc phục từng bước.
- Kết cấu hạ tầng gồm giao thông, thuỷ lợi, thoát nước, dịch vụ tài

chính, ngân hàng chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
- Do điểm xuất phát thấp nên mặc dù tốc độ phát triển cao nhưng thu
nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với bình quân cả nước, một bộ phận
nhân dân đời sống còn khó khăn.
2.1.3.2. Các áp lực lên đất đai
Như đã nêu, vị trí địa lý huyện Phổ Yên có lợi thế trong phát triển công
nghiệp và đô thị hoá - đây là nhân tố sẽ gây áp lực lớn đối với đất đai của
huyện, cụ thể ở những khía cạnh sau:
- Từ nay đến 2010 và sau 2010, trên địa bàn huyện sẽ hình thành nhiều
khu công nghiệp mới, các điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch -
dịch vụ. Quỹ đất dành cho mục đích này là rất lớn.
- Việc nâng cấp và làm mới hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông,
thủy lợi, các công trình văn hoá phúc lợi cũng đòi hỏi phải dành một quỹ đất
đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

59
- Sự gia tăng dân số và sự hình thành các khu đô thị, khu tái định cư
phải cần một quỹ đất để xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp lại dân cư.
Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho các mục đích trên sẽ gây áp lực lớn đến
đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa. Đó là một điều bất khả kháng
đối với một huyện có lợi thế phát triển công nghiệp và đang trong thời kỳ đô
thị hoá mạnh. Điều quan trọng là trong phương án quy hoạch, khi chuyển đổi
đất nông nghiệp sang mục đích khác phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng theo
hướng tận dụng triệt để không gian. Vì vậy, trong mỗi hợp phần quy hoạch
phải đảm bảo khai thác quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu
quả cao về kinh tế, môi trường và xã hội.
2.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của các hộ nông dân
ở 2 vùng nghiên cứu

Huyện Phổ Yên có đặc điểm địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt. Một
vùng đồi núi thích hợp với trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây chè và chăn
thả đại gia súc. Một vùng có địa hình thấp, bằng phẳng (kiểu đồng bằng) rất
thích hợp cho sản xuất lúa, trồng cây rau màu và chăn nuôi gia cầm, thủy
cầm.
Bảng 2.7. Phân tích
SWOT cho 2 vùng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên
Vùng 1 (Phúc Tân, Phúc Thuận)
Vùng 2 (Đắc Sơn, Tiên Phong)
Các đặc điểm riêng:

- Địa hình đồi núi là chính.
- Đất dốc và nghèo dinh dưỡng.
- Đất hàng năm phân tán thành nhiều
cánh đ ồng to nhỏ, cao thấp khác nhau.
- Thiếu nước, chủ yếu nhờ nước trời.
- Hệ thống thuỷ lợi khó khăn.
- Mật độ dân cư thấp.
- Khó khăn đi lại và buôn bán.
- Sản phẩm chính: chè, cây ăn quả,
trồng rừng, chăn nuôi lợn
- Là vùng có sông Cầu chảy qua.
- Nhiều đồi núi thấp xen kẽ giữa các
cánh đồng khá rộng.
- Đất đai tương đối bằng phẳng với
độ cao trung bình 8,2m.
- Hệ thống thuỷ lợi khá phát triển,
phần lớn đã được bê tông hoá.
- Loại cây trồng chính là: lúa nước,
cây rau màu.

Hệ thống nông nghiệp và những cây
trồng chính


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

60
- Trồng chè, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
- Trồng lúa ở những cánh đồng nằm
dưới chân dãy núi.
- Trồng nhiều loại cây trồng khác
nhau theo hướng đa canh.
- Thả cá ở ao hồ nhỏ.
- Canh tác lúa nước, kết hợp trồng
cây rau màu vụ đông.
- Tr
ồng cây dược liệu, cây hoa, trồng dâu
nuôi t ằm ở các xã gần ven sông Cầu.
- Chăn nuôi gia c ầm, thuỷ cầm, thủy sản
Điểm mạnh (S)

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn.
- Thích hợp trồng cây lâu năm, cây
công nghiệp dài ngày.
- Chăn thả đại gia súc.
- Phần lớn diện tích tự nhiên là đất
nông nghiệp. Trong đó, diện tích
trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu
trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Thích hợp với các loại cây trồng

hàng năm như: cây lương thực, cây
thực phẩm thâm canh, cây hàng hoá.
- Giao thông thuận lợi, dễ tiếp cận
thị trường.
- Thuỷ lợi thuận tiện.
Điểm yếu (W)

- Rừng nghèo kiệt, đất dốc và khả
năng bị xói mòn cao.
- Trình độ nhận thức, văn hoá thấp.
- Thiếu nước sản xuất.
- Giao thông đi lại khó khăn.
- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng
được điều kiện sản xuất.
- Thiếu vốn, thiếu thông tin, nhiều
người nghèo.
- Phương thức chăn thả tự do theo
hướng quảng canh là chính, hiệu
quả thấp.
- Đất đai bị biến đổi nhiều do canh
tác. Độ phì nhiêu giảm.
- Mật độ dân số cao, diện tích đất
nông nghiệp bình quân trên hộ thấp,
gây khó khăn cho phát triển thị
trường nông sản hàng hoá.
- Cường độ sử dụng các hoá chất
cao như: thuốc bảo vệ thực vật,
phân vô cơ
- Thức ăn chủ yếu còn dạng sơ chế.
- Phụ thuộc nhiều vào các đầu vào

sản xuất.

Cơ hội (tiềm năng) (O)

- Phát triển sản xuất lâm nghiệp,
trồng cây lấy gỗ, trồng chè đặc sản
dùng cho xuất khẩu.
- Trồng cây công nghiệp.
- Chăn thả đại gia súc.
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Trồng các loại cây trồng hàng hoá
cung cấp cho thị trường thành phố,
thị xã như: rau thực phẩm đặc sản,
hoa.
- Sản xuất lúa giống.
- Thả cá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

61
Nguy cơ (T)

- Phá rừng.
- Xói mòn đất, khô hạn.
- Tranh chấp nguồn tài nguyên rừng.
- Đất đai dễ bị biến chất, ô nhiễm.
- Rễ gặp rủi ro từ thị trường.
- Lạm dụng chất hoá học trong sản xuất.
(Nguồn: Tổng hợp từ PRA tại 2 điểm nghiên cứu tháng 12 năm 2006)


2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên
Do đặc điểm của địa hình Phổ Yên chia thành 2 vùng rõ rệt. Một vùng
núi ở phía Tây sông Công, nơi tập trung nhiều đất trồng cây lâu năm và trồng
cây lâm nghiệp. Ở vùng này diện tích đất nông nghiệp ở các cánh đồng dưới
chân những dãy núi đất vẫn còn giàu chất dinh dương, nhưng diện tích đất
có thể tròng cây hàng năm ít, phân bố không tập trung, khó khăn cho phát
triển nông nghiệp. Diện tích đất trên những sườn núi đất, sau nhiều năm bị
bạc màu, rửa trôi do canh tác không bền vững dẫn tới khó khăn cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Vùng còn lại là các xã phía Đông sông Công, đây là
vùng đất thấp, đất nông nghiệp thích hợp với các cây trồng hàng năm. Cư dân
ở đây phần lớn là người Kinh từ vùng xuôi di cư lên từ rất sớm, họ có tập
quán canh tác lúa nước, trồng những cây hoa màu. Thổ nhưỡng ở đây chủ yếu
là những cánh đồng do phù sa sông, phù sa cổ tạo nên từ lâu đời. Đất đai đã bị
bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng do quá trình canh tác của người dân (xem
bảng 2.8).











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

62

Bảng 2.8. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên năm 2006
Lo
ại đất nông
nghiệp
Diện tích
(ha)
Đặc điểm thổ nhưỡng
Loại cây
trồng
Phương án
sử dụng đất
hiện tại
Tổng DT
12.271,77



1. Đất trồng
cây hàng năm
8.160,44
Có độ dốc nhỏ hơn 3
0

và tầng dày trên 110cm.
Bao gồm các loại: Đất
phù sa được bồi ở ven 2
con sông Cầu và sông
Công; Đất phù s
a có
tầng loang lổ; đất phù sa

sông suối
Trồng lúa,
rau thực
phẩm, ngô,
lạc, đậu
tương
2lúa + 1 màu
2 lúa
Chuyên màu
2. Đất trồng
cây lâu năm
1.425
Bao gồm các loại đất :
Đất đỏ vàng trên sét, đất
vàng nhạt trên đá cát
Chè, cây ăn
quả (vải,
nhãn, hồng,
chanh )
Chuyên chè;
Vải + nhãn
+ hồng
3. Đ ất vườn tạp
2.651,13
Đất dốc tụ, đất có tầng
dày > 100cm, đ ộ dốc < 8
0

Cây rau, ăn
quả, chè


4. Đất có
vườn cỏ dùng
trong chăn
nuôi
35,2
Bao gồm các loại đất: đất
đỏ vàng trên sét, đất vàng
nhạt trên đá cát


(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên năm 2007)
2.2.2. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên liên tục
giảm mạnh cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng diện tích đất tự nhiên. Năm
2004, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12.496,16 ha (chiếm 48,68% tổng
diện tích đất tự nhiên), nhưng tới năm 2006, tổng diện tích đất nông nghiệp đã
giảm -224,39 ha, tỷ trọng trong tổng diện tích đất tự nhiên chỉ còn là 47,81%.
Bình quân giai đoạn 2004 -2006, diện tích đất nông nghiệp đã giảm 8,9%
(xem bảng 2.9). Diện tích đất nông nghiệp giảm do đất trồng cây hàng năm
giảm từ 8.221,61 ha năm 2004, giảm xuống còn 9.160,44 ha (giảm 61,17 ha)
năm 2006, mỗi năm giảm bình quân 0,37% một năm. Xét nguyên nhân gây ra
sự biến động của đất hàng năm chính là sự thay đổi của đất các loại đất: Đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

63
một vụ (đất trồng cây hàng năm) đã giảm mạnh (giảm bình quân 20,97%
trong 3 năm) đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi -591,11ha. Phần
diện tích đất trồng được 1 vụ cây hàng năm này đã chuyển đổi mục đích sử

dụng sang phát triển đô thị và một phần diện tích đã được tăng vụ do người
dân thay đổi hệ thống cây trồng và hệ thống kênh mương đã được nâng cấp có
thể sản xuất được 2 đến 3 vụ (xem bảng 2.9).
Đất trồng cây lâu năm bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2004-2006.
tăng 0,24% (tốc độ rất nhỏ). Loại đất này chủ yếu tập trung ở các xã vùng gò
đồi ở khu vực phía Bắc của huyện, với tập đoàn cây ăn quả và cây chè. Cây
lâu năm là thế mạnh của vùng gò đ ồi và trong những năm qua góp phần vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
Diện tích đất vườn tạp có thể sản xuất nông nghiệp trong những năm
qua cũng giảm mạnh (giảm 169,66 ha từ năm 2004 đến 2006, bình quân giảm
3,05% mỗi năm). Diện tích này giảm chủ yếu do chuyển sang đất thổ cư, do
áp lực tăng dân số. Trên diện tích nhỏ này (bình quân 0,09 ha/hộ nông
nghiệp) này chủ yếu được các hộ sử dụng để trồng một số loại cây ăn quả, cây
rau, màu, hiệu quả kinh tế thấp.
Qua 3 năm, không những diện tích đất nông nghiệp có sự biến động về
mặt số lượng mà còn có sự chuyển dịch về cơ cấu đất nông nghiệp. Diện tích
đất trồng cây hàng năm tăng dần tỷ trọng (tăng từ 65,79% lên 66,50% năm
2006). Diện tích trồng cây hàng năm cũng tăng dần tỷ trọng trong tổng diện
tích đất nông nghiệp, tăng từ 11,35% (năm 2004) lên thành 11,61% (năm
2006). Mặc dù sự thay đổi này không đáng kể nhưng qua đây ta thấy được
phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của Phổ Yên trong những năm
qua vẫn là chú trọng phát triển cây hàng năm như lúa, ngô, cây công nghiệp
ngắn ngày, bước đầu có sự phát triển của trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, diện
tích đất trồng cây lâu năm tăng lên tập trung chủ yếu ở cây chè với các xã
chính như Phúc tân, Phúc Thuận (xem 2.13).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

64


Bảng 2.9. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006

Loại đất
ĐV
T
2004 2005 2006 So sánh (%)
Tốc độ
PTBQ
(%)
Số lượng

Cơ cấu
(%)
Số lượng

Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ c
ấu
(%)
05/04 06/05
I. Tổng diện tích tự nhiên
(ha)
25.667,6 100 25.667,6 100 25.667,6 100 100 100 100
1. Đất nông nghiệp
(ha)
12.496,16 48,68 12.489,7 48,66 12.271,77 47,81 99,95 98,26 99,10
1.1. Đất trồng cây hàng năm
(ha)

8.221,61
65,79
8.216,1
65,78
8.160,44
66,50
99,93
99,32
99,63
1.1.1. Đất 1 vụ (ha) 1.574,44 19,15 1.230,77 14,98 983,33 12,05 78,17 79,90 79,03
1.1.2. Đất 2 vụ (ha) 5.589,05 67,98 5.662,54 68,92 5.697,62 69,82 101,31 100,62 100,97
1.1.3. Đất 3 vụ (ha) 1.058,12 12,87 1.322,79 16,1 1.479,49 18,13 125,01 111,85 118,25
1.2. Đất trồng cây lâu năm
(ha)
1.418,26 11,35 1.418,1
11,35
1.425,0 11,61 99,99 100,49 100,24
13. Đất trồng cỏ
(ha)
35,50 0,28 35,5 0,28 32,20 0,29 100 99,15 99,58
1.4. Đất vườn tạp
(ha)
2.280,79 22,57 2.820 22,58 2.651,13 21,60 99,97 94,01 96,95
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên số liệu tổng hợp năm 2007)
64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

65




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

66
2.2.3. Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông
nghiệp giai đoạn 2004 - 2006
2.2.3.1. Cây trồng trên đất hàng năm
* Biến động diện tích gieo trồng:
Diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm nhẹ trong giai đoạn từ 2004-2006
(bình quân mỗi năm giảm 0,34%). Trong đó diện tích lúa xuân tăng bình quân
mỗi năm 0,9% diện tích gieo trồng. Xét sự biến động trong từng năm, số liệu
trong bảng 2.9, cho thấy diện tích lúa xuân trong năm 2004 giảm, còn các năm
tiếp theo đều tăng lên. Trong các loại cây trồng hàng năm thì diện tích trồng
ngô là tăng mạnh nhất, bình quân mỗi năm trong giai đoạn này tăng lên là
10,61%. Riêng trong năm 2005, diện tích trồng ngô tăng mạnh nhất (tăng 204
ha, hay tăng 19% so v ới năm 2004). Các loại cây hàng năm khác đều giảm diện
tích gieo trồng mỗi năm như: khoai lang giảm 1,04%; lạc, đậu tương giảm trên
7% diện tích. Diện tích của các loại cây trồng cũng biến động khá lớn giữa các
năm (xem chỉ số CV): diện tích trồng ngô biến động lớn nhất so với diện tích
bình quân cả giai đoạn là 16,03%; diện tích trồng màu cũng có sự thay đổi khác
nhau giữa các năm (hệ số CV của rau là 12,56% lạc và đậu tương trên 14%)
(xem bảng 2.10 và biểu đồ 2.14). Như vậy diện tích các loại cây trồng biến
động không được kiểm soát của các nhà quản lý, hầu như người dân chủ động
trong việc lựa chọn cây trồng, số lượng diện tích sẽ trồng. Qua phỏng vấn các
hộ thì vịêc canh tác thường dựa vào điều kiện của năm trước. Đây chính là điều
bất cập trong vấn đề quản lý nông nghiệp ở địa phương.
* Biến động về năng suất cây trồng qua các năm:
Năng suất của một số loại cây hàng năm đều có xu hướng tăng, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2004 - 2006 trên 2%. Quan sát sự biến động của

năng suất các loại cây trồng ở giai đoạn trên cho thấy, năng suất năm tăng,
năm giảm phản ánh năng suất cây trồng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều
vào điều kiện canh tác, nhất là thời tiết, lượng mưa. Qua tham khảo ý kiến của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

67
các chuyên gia thấy rằng hầu hết giống của các cây hàng năm trong những
năm qua chưa thay đổi, tỷ lệ diện tích có giống mới không cao, chủ yếu là
giống cũ do các hộ tự để từ vụ trước và kết hợp với độ phì của đất đã giảm
nhiều. Điều này dẫn tới năng suất cây trồng không cao. Để có thể thấy rõ hơn
điều này, chúng ta xem xét chỉ số biến động xung quanh năng suất bình quân
lần lượt là: năng suất lúa xuân biến động 6,05%; năng suất lúa mùa biến động
4,52%; năng suất của ngô biến động 7,4% và không ổn định nhất là lạc và đậu
tương (trên 8%).






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

68

Bảng 2.10. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm, Phổ Yên giai đoạn 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
2005/2004 2006/2005
Tốc độ
PTBQ
±∆
±%
±∆
±%
I. Diện tích
(ha)








1. Lúa cả năm

(ha)
10.012
10.006
10.119
-6,00
-0,06
113
1,13
99,76
1.1. Lúa xuân
(ha)
3.390
3.946
4.065
16,00
0,41
119
3,02
100,90
1.2. Lúa mùa
(ha)
6.082
6.060
6.054
-22,00
-0,36
-6
-0,10
99,02
2. Ngô

(ha)
1.277
1.440
1.452
163,00
12,76
12
0,83
110,61
3. Khoai lang
(ha)
2.492
2.405
2.482
-87,00
-3,49
77
3,20
98,96
4. Sắn
(ha)
742
741
730
-1,00
-0,13
-11
-1,48
97,12
5. Rau các loại

(ha)
1.381
1.434
1.375
53,00
3,84
-59
-4,11
104,50
6. Lạc
(ha)
958
852
732
-106
-11,06
-120
-14,08
92,26
7. Đậu tương
(ha)
987
941
688
-46
-4,66
-253
-26,89
92,94
II. Năng suất

(tạ/ha)








1. Lúa cả năm
(tạ/ha)
45,85
46,84
48,53
0,99
2,17
1,68
3,59
102,67
1.1. Lúa xuân
(tạ/ha)
49,81
51,06
50,50
1,24
2,49
-0,56
-1,09
102,46
1.2. Lúa mùa

(tạ/ha)
43,29
44,10
47,20
0,81
1,88
3,10
7,03
102,77
2. Ngô
(tạ/ha)
40,67
43,28
43,73
2,60
6,40
0,45
1,04
102,40
3. Khoai lang
(tạ/ha)
65,55
64,57
64
-0,98
-1,50
-0,57
-0,88
99,91
4. Sắn

(tạ/ha)
100
110,04
110
10,04
10,04
-0,04
-0,04
103,18
5. Rau các loại
(tạ/ha)
124,11
124,57
124
0,46
0,37
-0,57
-0,46
99,84
6. Lạc
(tạ/ha)
12,27
14,67
13,27
2,41
19,62
-1,40
-9,55
101,95
7. Đậu tương (tạ/ha) 14,69 15,21 14,42 0,52 3,51 -0,79 -5,18 100,18

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

69

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Phổ Yên năm 2007)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

70
2.2.3.2. Cây trồng trên đất lâu năm
* Biến động diện tích:
Đa số diện tích trồng cây ăn quả và cây chè tăng dần qua các năm với
tốc độ tăng giảm khác nhau giữa các loại cây lâu năm. Trong đó, diện tích
trồng chè giảm từ 1.190 ha năm 2004 xuống 1.157 ha năm 2006, tức là giảm
bình quân 2.85%; diện tích trồng vải và nhãn tăng 158 ha từ năm 2004 đến
2006 (tốc độ tăng bình quân là 4,65%). Trong giai đoạn 2004 - 2006, diện tích
trồng cam, quýt và bưởi biến động rõ rệt trong các năm với diện tích các năm
biến động 18,79% là cao nhất, tiếp đến là diện tích trồng dứa cũng biến động
mạnh, diện tích chè mặc dù có biến động nhưng nhìn chung tăng đều qua các
năm. Phần diện tích tăng lên do các hộ gia đình đã chuyển những diện tích
trồng cây hàng năm khác không có hiệu quả sang trồng chè, một phần diện
tích vườn đồi trước kia trồng cây gỗ nay đã chuyển dần sang trồng chè (xem
bảng 2.11).
* Biến động về năng suất của cây trồng lâu năm:
Cũng trong giai đoạn này, năng suất chè tăng bình quân là 6,82%,
trong khi đó năng suất của cây ăn quả như vải, nhãn, cam lại giảm (vải, nhãn
giảm 0,24%). Các cây ăn quả như vải, nhãn hầu như không được các hộ chăm
sóc bón phân nên năng suất và sản lượng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện

thời tiết. Còn các loại cây khác như dứa thì thường các hộ bón phân hữu cơ
(phân chuồng) và thực hiện chăm sóc nên năng suất tăng đều qua các năm.
Có sự biến động về năng suất trong các năm của cây trồng được thể
hiện thông qua hệ số CV%. Theo hệ số này thì năng suất chè có sự biến động
cao thứ 2 (biến động 23,24% so với năng suất bình quân của cả giai đoạn), lý
do là trong năm 2004 các hộ đã thực hiện cải tạo vườn chè kinh doanh cho
nên năng suất cả năm sụt giảm. Tuy vậy sang năm sau năng suất chè tiếp tục
tăng ổn định.

×