Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM " “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sĩ Tân Huyền " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.5 KB, 8 trang )


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương
Trường Cao đẳng sư phạm tháI bình
====== =======
Bài tập
Tìm hiểu hình tượng người giáo viên nhân dân
trong ca khúc “ Em đứng giữa giảng đường hôm
nay” của nhạc sĩ Tân Huyền
Giáo Viên hường dẫn:

Người thực hiện : Bùi Văn Tuân
Lớp : Đại học sư phạm nhac KII
Năm học 2009 – 2010
1
Đề bài: Tìm hiểu hình tượng người giáo viên nhân dân trong ca khúc “ Em đứng giữa
giảng đường hôm nay” của nhạc sĩ Tân Huyền.
Bài làm
Lịch sử Việt Nam vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX là một giai đoạn lịch sử
hết sức đặc biệt: Miền Bắc vừa khẩn trương xây dựng đất nước, vừa tích cực chi viện
sức người sức của cho Miền Nam anh dũng, ngoan cường đấu tranh chống Mỹ – Ngụy
thống nhất đất nước. Âm nhạc giai đoạn này cũng diễn biến vô cùng sôi động, phong
phú. Đề tài phổ biến nhất là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong chiến đấu và trong
cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hình ảnh người trí thức mới cũng bắt đầu được
xuất hiện tuy chưa nổi bật nhưng cũng đã trở thành nhân vật đáng chú ý của nền âm
nhạc mới Việt Nam. Tiêu biểu cho đội ngũ này là các nhà giáo – những người đang ươm
trồng lớp lớp mâm xanh làm rạng danh cho non sông đất nước. Có nhiều tác phẩm hay
của các nhạc sĩ Việt Nam trong cả nước đã viết về đề tài người nhân dân như: “Cô đi
nuôi dạy trẻ” của Nguyễn Văn Tý, “Yêu người bao nhiêu yêu người bấy nhiêu” của
Nguyễn Văn Quỳ, “Em sẽ lớn lên dưới mái trường” của trọng Loan, “Ước mơ xanh” của
Lệ Giang, “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi” của Văn Ký hay “bài ca người giáo viên


nhân dân” của Hoàng Vân.
Trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến ca khúc “Em đứng giữa giảng đường
hôm nay” của nhạc sĩ Tân Huyền. Vì lẽ gì mà cho tới bây giờ ca khúc này vẫn được
nhiều người yêu nhạc Việt Nam yêu thích? Phải chăng nghề dạy học – nghề “trồng
Người” là nghề đem lại lợi ích lớn lao cao cả như Bác Hồ kính yêu đã dạy: “ vì lợi ích
trăn năm trồng Người”, hay do người ta yêu thích quý trọng nghề dạy học bởi như
nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong
các nghề cao quý”. Vâng! Nói về khía cạnh xã hội thì nghề dạy học là nghề được nhiều
người yêu quý, kính trọng, nhưng không phải vì thế mà nhiều người lại yêu thích và ghi
nhớ được bài hát này trong trong rất nhiều bài hát hay có cùng chủ đề. Có lẽ điểm nhấn
quan trọng nhất của ca khúc được yêu thích trên đây chính là “Hình tượng người giáo
viên” được bộc lộ một cách hết sức tự nhiên, gần gũi, giản dị nhưng lại rất có ấn tượng.
2
Chính vì vậy tôi đã chon ca khúc: “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sĩ
Tân Huyền trong rất nhiều ca khúc có cùng chủ đề để phân tích.
Trước khi đi sâu vào phân tích ca khúc “Em đứng giữa giảng đường hôm nay”
chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về nhạc sĩ Tân Huyền – Người đã sáng tác ca khúc này.
Nhạc sĩ Tân Huyền tên thật là Phan Văn Tần, sinh năm 1931 ở Hà Tĩnh. Ông đã có công
lao đào tạo cho các nhạc sĩ ở nhiều địa phương trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Ông còn là
nhà biên tập âm nhạc, viết tiểu luận, phê bình âm nhạc và viết báo. Tuy sự nghiệp chính
của ông vẫn là lĩnh vực sáng tác âm nhạc. Nhạc sỹ Tân Huyền đã sáng tác rất nhiều tổ
khúc, hợp xướng và ca cảnh cho các đoàn ca múa ở TW và địa phương. Ông là tác giả
của hàng trăm ca khúc cho cả người lớn và thiếu nhi, trong đó có rất nhiều ca khúc nổi
tiếng như: “Tiếng hò trên đất Nghệ An”, “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”, “Mỗi bước
ta đi thêm yêu tổ quốc”, “Chị Ong nâu và em bé’ vv
Ca khúc “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của ông được coi là bước chấm phá
mới mẻ về hình tượng người giáo viên nhân dân trong thời đại mới. Đó là hình ảnh đẹp
về một cô gái trẻ có tâm hồn tươi sáng và có rất nhiều ước mơ. Ước mơ của cô giáo trẻ
có lúc được bộc lộ một cách trung thực mộc mạc rất đời thường “Em đứng giữa giảng
đường hôm nay mà niềm vui trong lòng dâng đầy ”, nhưng cũng có khi bay bổng thật

lãng nạm “Bao tháng bao năm em hằng ước mơ được cùng chi cùng em bay tới những
chân trời khoa học bao la”. Để thực hiện được ước mơ của mình, bằng những lỗ lực phi
thường người giáo viên trẻ đã không ngừng “vươn lên, vươn lên” để trở thành “người
giáo viên trong thời đại mới”. Bên cạnh sự phấn đấu đó cô còn luôn có lòng tin mãnh
liệt vào bản thân và tương lai tươi sáng của đất nước “Bước chân em ngày càng vững
hơn trên chặng đường mới, như cánh chim tung bay giữa cao đẹp trời mây”. Hình tượng
người giáo viên trong ca khúc còn hoàn chỉnh và trọn ven hơn bởi cô giáo trẻ còn luôn
mang trong lòng những tình cảm, tình người chan chứa yêu thương “Nghĩa mẹ công cha,
ơn Bác Hồ sâu nặng”. Một cô giáo trẻ có mơ ước cao đẹp, có trình độ tri thức khoa học,
có nghị lực phấn đấu phi thường, có tình yêu và lòng biết ơn cao cả đó chính là hình
tượng khái quát về người giáo viên nhân dân được thể hiện qua ca từ trong ca khúc “Em
đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sỹ Tân Huyền. Nhưng thật không đầy đủ và
thiếu đi sự cảm nhận sâu sắc nhất về hình tượng người giáo viên nhân dân nếu chúng ta
không nói đến phần âm nhạc, bởi đây chính là linh hồn của hình tượng mà chúng ta
dang nói tới.
3
Bài hát “em đứng giữa giảng đường hôm nay” như một câu chuyện kể về một cô
giáo trẻ xuất thân từ một xóm thọ nghèo ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Nhờ công ơn của
Đảng và Bác Hồ, đac đem lại cuộc sống độc lập tự do cho dân tộc, cô đã vươn lên để trở
thành một người giáo viên giỏi của thành phố. Toàn bộ nội dung câu truyện đó đã được
tác giả thể hiện trong hình thức ba đoạn đơn phát triển, giong amoll. Trong mỗi đoạn
đều có 3 câu (trừ đoạn tái hiện rut gon nên chỉ có 2 câu). Bố cục của tác phẩm này có thể
biểu thị bằng sơ đồ sau đây:
Đoạn a Đoạn b Đoạn a
,
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 1 Câu 2
4 nhịp 4 nhịp 4 nhịp 4 nhịp 4 nhịp 4 nhịp 3 nhịp 6 nhịp
Kết:
V/amoll
I/dmoll IV/amoll I/amoll II/amoll I/amoll II/amoll I/amoll

Đoạn a: Viết ở giọng amoll tự nhiên. Chủ đề được trình bày trong câu thứ nhất gồm
2 tiết nhạc, mỗi tiết nhạc đồng thời là một mô típ lớn có 2 nhịp. Tiết tấu và âm điệu của
câu nhạc đơn giản, đều đăn, tạo tính chất kể lể, tĩnh lại. Câu 1 được kết ở bậc V của
giọng amoll.
Câu 2 và câu 3 hoạ lại chất liệu chủ đề ở câu 1 nhưng có thay đổi về tiết tâu để phù
hợp với số lượng ca từ, cụ thể là: mỗi tiết nhạc ở câu 1 ứng với 7 từ thì ở câu 2 ứng với
8 từ, câu 3 ứng với 14 từ.
Tiết tấu câu2:
Tiết tấu câu 3:
Sự thay đổi tiết tấu này làm cho âm nhạc có phần sôi động hơn, lời kể cũng khẩn
trương gấp gáp hơn, đã tạo ra các cao trào bộ phận cho đoạn nhạc
Câu 2:
4
Câu 3:
Trong đoạn a: Tác giả đã sử dụng nhiều quãng nhảy hẹp (quãng 3, quãng 4) xen kẽ
giữa một số quãng nhay rộng (quãng 5, quãng 6, quãng 7 đến quãng 8). ở ô nhịp thứ 9
giai điệu sang giọng Rê thứ hoà âm và cũng là kết của câu 2 (Bậc I/dmoll). Sang đầu câu
3, điệp âm mi (Bậc V/amoll) nhắc lại nhiều lần nhằm củng cố điệu tính cho đoạn nhạc,
cũng là việc tác giả muốn nhấn mạnh hơn hình tượng người giáo viên nhân dân đã được
trình bày trong đoạn nhạc. Kết câu nhạc thứ 3, đồng thời cũng là kết của đoạn nhạc ở
bậc hạ át (Bậc IV) của giọng chính tạo cho người nghe cảm giác bồi hồi như có một
niềm vui đang dần được dâng cao, dâng cao
Đoạn b: Cũng gồm 3 câu:
Câu 1 gồm có 4 ô nhịp, chất liệu chủ đề được phát triển bằng thủ pháp kéo dài và
xé lẻ trường độ. Âm điệu ở khu âm cao với lối tiến hành giai điêu đi xuống cùng các
quãng tiến hành bình ổn. Lời ca được chia thành những cú đoạn có 2 từ (ở tiết nhạc thứ
nhất) Với đặc điểm này đã phần nào tạo lên sự tương phản nhất định đối với đoạn a và
sau đó tiết tấu của câu nhạc lại trở lại bình thường như câu 1 ở đoạn a. Câu 1 được kết ở
bậc I của giọng amoll.
Sang đầu câu 2, giai điệu được chuyển tạm về giong Cdur (ở ô nhịp 19) rồi nối tiếp

sang bậc V của giọng amoll và kết ở bậc II của giọng này.
Câu 3 của đoạn b có mô típ và âm điệu tuy đơn giản những rất đặc trưng:
5
được nhắc lại 2 lần để dẫn đến cao trào chính của tác phẩm và kết trọn về bậc I của
gịong amoll. Cách xây dựng âm điệu ở khu âm cao, kết hợp với việc nhắc lại các âm
điệu, âm hình tiết tấu và đẩy lên thành cao trào, tạo cho hình tượng có một hình hài sáng
sủa, rõ nét hơn, sống động hơn.
Đoạn a
,
dần trở lại chất liệu của chủ đề ban đầu của đoạn a trình bày, nhưng cũng
có một chút thay đổi về tiết luật, đó là việc tác giả sử dụng tiết tấu đảo phách (ở cuối ô
nhịp 27 đầu ô nhịp 28) như muốn thể hiện những bước tiến bộ, đổi thay trong sự phấn
đấu và trưởng thành của cô giáo trẻ.
Câu 1 của đoạn a
,
được kết ở bậc II của giọng amoll như đang mở ra một sự phát triển
tiếp tục của đoạn nhạc cũng như sự tiếp tục phấn đấu vươn lên của cô giáo trẻ. Trong
câu 2, giai điệu lặp lại ở câu 1 đoạn a một cách rõ ràng hơn, tuy cũng có thay đổi đôi
chút về khuôn khổ, tiết nhịp và cao độ ở 2 ô nhịp cuối cùng. Kết thúc đoạn nhac đồng
thời là kết thúc tác phẩm về âm chủ giọng amoll.
Ca khúc “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sỹ Tân Huyền được viết ở nhịp
2/4 với nhịp độ vừa phải, với tiết tấu đều đặn ít thay đổi đã tạo được sự gắn kết nhịp
nhàng giữa các đoạn của tác phẩm. Dù được viết ở giọng moll, nhưng do cách vận động
giai điệu theo hình làn sóng, kết hợp các bước nhảy lên xuống hợp lý và đôi chút ly điệu
trong đoạn b đã nhảy dần lên các cao trào ở âm khu cao, tạo cho tác phẩm có tính chất
vừa vui tươi trong sáng vừa sôi nổi mãnh liệt.
Qua ca khúc “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sĩ Tân Huyền trên
đây tôi thấy rằng: Thật tự hào cho ca khúc này vì nó đã được ra đời trong một thời điểm
6
lịch sử đặc biệt. Sự ra đời của nó đã khai sinh cho một hình tượng mới của thời đại - đó

là hình tượng người giáo viên của nhân dân sống trong lòng nhân dân và phục vụ cống
hiến hết mình cho nhân dân. Cho tới bây giờ ca khúc này vẫn được những người yêu
nhạc Việt Nam yêu thích. Sức sống bền lâu của tác phẩm này trước hết là bởi sự hấp dẫn
của nội dung lời ca. đây là một câu chuyện có thực về một nhân vật có thực trong cuộc
sống, đã được nhạc sĩ Tân Huyền thể hiện không chỉ bằng những dòng ca từ dạt dào cảm
súc, đầy tính nhân văn, mà còn bởi sự quyến rũ tuyệt vời của những âm thanh âm nhạc
trong bài hát. Việc sử dụng hình thức 3 đoạn đơn phát triển, với phần tái hiện có thay đổi
dạng rút gon đã giúp tác giả thành công khi khắc hoạ “hình tượng người giáo viên nhân
dân” với tính cách khá mộc mạc, giản dị nhưng cũng thật bay bổng và thật thống nhất
với những hình tượng đã được nhạc sĩ phác thảo nên trong phần trình bày.
Việc tìm hiểu hình tượng người giáo viên nhân dân trong ca khúc “Em đứng giữa
giảng đường hôm nay” của nhạc sỹ Tân Huyền giúp tôi mở mang thêm được nhiều điều.
Trước tiên tôi xin ghi nhận và luôn cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của các nhà giáo.
Tôi thầm hứa với mình “Phải phấn đấu suốt đời để đạt được phần nào những phẩm chất
tốt đẹp âý”. Nhận ra được điều này tôi thấy mình phải biết cảm ơn nhạc sĩ Tân Huyền và
rất nhiều nhạc sĩ khác, những người đã cống hiến tình yêu, sự nghiệp cho sự sáng tạo
nghệ thuật để sáng tác được những tác phẩm hay, tạo dựng được những hình tượng đẹp
như: “Hình tượng người giáo viên nhân dân để chúng ta học tập noi theo.
Thái bình, ngày 15 tháng 7 năm 2010

Người viết

Bùi Văn Tuân
7
Nhận xét của thầy cô giáo
8

×