Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Aslem có phải thuốc chữa ung thư? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.82 KB, 5 trang )

Aslem có phải thuốc chữa ung thư?


Vài nét về nguồn gốc
Aslem là một hỗn hợp chiết xuất từ một dược liệu có tên gọi
Fontumin đã được nước ngoài nghiên cứu. Trường đại học Dược khoa Hà
Nội nghiên cứu theo hướng nhằm hoàn thiện đưa vào sản xuất điều trị. Công
trình đã được bàn giao cho Công ty cổ phần Dược Vĩnh Phú. Theo đó, trước
đây Công ty từng sản xuất 6.000 ống dùng cho bệnh viện, năm 2008, sẽ đưa
quy mô lên 600.000 ống/năm bảo đảm đủ thuốc cho người có nhu cầu.
Công dụng thực sự của Aslem
Chưa thấy có phát hiện nào trong nghiên cứu ở nước ta khác với nước
ngoài. Công dụng được ghi trong hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất
là: "Dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ
miễn dịch trong các bệnh mạn tính như lao, suy gan, suy thận, hiệp đồng tác
dụng với kháng sinh trong ngăn ngừa nhiễm khuẩn trước, sau phẫu thuật".
Cần nói ngay rằng, bản thân việc giới thiệu này cũng chưa thật rõ ràng, gây
nên hiểu lầm.
Thứ nhất: Từ năm 2001-2004, Bệnh viện K (bệnh viện chuyên khoa
điều trị ung thư) đã theo dõi trên 74 người ung thư vú. Một nhóm cho điều
trị theo phương pháp truyền thống, một nhóm điều trị theo phương pháp
truyền thống cộng thêm dùng Aslem. Kết quả sau hai năm theo dõi không
thấy có sự khác biệt về hiệu quả điều trị và tăng thể trạng. Bệnh viện Việt
Đức nghiên cứu dùng Aslem trên 23 người ung thư gan (so với 12 bệnh
nhân nhóm chứng), Bệnh viện Lao và Phổi TW nghiên cứu trên 88 người có
đưa ra nhận xét nhóm dùng Aslem có kéo dài thêm thời gian sống (khác
nhau ở các nghiên cứu). Để nghiên cứu giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ
cho bệnh nhân ung thư (ví dụ các thuốc nhóm nhằm trúng đích phân tử) các
nhà y học nước ngoài thường thực hiện ở nhiều trung tâm, trên số lượng
người bệnh lớn (đến hàng ngàn), chia ra nhóm dùng thuốc, nhóm không
dùng thuốc, trong nhóm dùng thuốc còn chia ra các phân nhóm nhỏ (với


cách dùng khác nhau), số liệu thu được cuối kỳ (sau 5 năm) còn phải hiệu
chỉnh các yếu tố ngẫu nhiên. Nghiên cứu ở Bệnh viện K và các bệnh viện
nói trên có cỡ mẫu nhỏ, thời gian ngắn, những nhận xét nêu lên mới là
những kết quả bước đầu chưa đủ độ tin cậy cần thiết. Để khẳng định một
cách chắc chắn có hay không có các tính năng này phải tăng cỡ mẫu, bố trí
lại cách theo dõi, thu thập, phân tích số liệu nghiên cứu như các nước vẫn
làm.
Thứ hai: Ung thư có nhiều loại xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau
(gan, phổi, thận, dạ dày, tử cung, cổ tử cung, vú, tuyến tiền liệt), tình trạng
bệnh thay đổi ở mỗi người, mỗi giai đoạn. Một thuốc tăng cường thể trạng
chỉ có thể phát huy hiệu lực này được hay không, nhiều hay ít là tùy thuộc
vào bệnh và tình trạng của từng người chứ không phải là như nhau với mọi
người. Để có thể kết luận thuốc có tăng cường được thể trạng cho người
bệnh ung thư hay không, cũng như trên, phải nghiên cứu trên từng nhóm
bệnh và tình trạng bệnh ung thư nhất định. Như thế mới có được kết luận cụ
thể từ đó thầy thuốc có cơ sở khoa học để chỉ định. Không thể nghe nói
thuốc tăng cường thể trạng mà người bệnh ung thư loại nào, tình trạng nào
cũng dùng (!).
TS. Trần Văn Thuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện K, người tham gia
nghiên cứu Aslem cho rằng: "Aslem không phải là thuốc điều trị ung thư,
còn tác dụng hỗ trợ thể trạng cũng cần nghiên cứu thêm với số lượng lớn
hơn. Bản thân Khoa nội 2, Bệnh viện K, nơi TS. Thuấn làm việc cũng dè dặt
"chưa ghi đơn cho người bệnh ung thư". Nhận xét và cách làm này là hợp lý.
Thứ ba: Muốn một thuốc có hiệu lực điều trị hay chỉ thuần túy tăng
cường thể trạng thì một trong những yếu tố quan trọng phải được chứng
minh là có chuyển hóa, thải trừ tốt. Ở ngững người suy gan, suy thận, việc
chuyển hóa thải trừ thuốc chắc chắn bị giảm sút. Aslem tác dụng trên những
người bệnh này như thế nào? Có gây hại không? là những câu hỏi chưa được
giải đáp. Nghe giới thiệu thuốc mà người bệnh ung thư nào cũng tự ý mua
dùng nguy hiểm (!). BS. Nguyễn Hữu Dũng, Phó Trưởng Khoa chạy thận

nhân tạo - Bệnh viện Bạch Mai có lời cảnh báo đáng chú ý: "Bệnh viện Bạch
Mai chưa khẳng định hiệu quả của Aslem trên người bệnh suy thận. Người
bệnh suy thận tự tiện dùng rất nguy hiểm, vì có thể làm hỏng nốt các chức
năng còn lại".
Thứ tư: Với những người bị các bệnh xã hội như lao, người có thể
nhiễm khuẩn trước hay sau phẫu thuật có cần dùng thuốc tăng cường miễn
dịch hay không là tùy điều kiện cụ thể và quyết định của thầy thuốc. Ví dụ:
Trong phác đồ hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát (DOST), người bị lao đã
dùng một lúc 5 kháng sinh (streptomycin, isoniazid, pyrazynamid,
etambuton, rifampicin) là khá đủ hiệu năng kháng khuẩn. Thêm nữa, 10 ống
thuốc Aslem giá tới 250.000 đồng (tăng gấp đôi so với trước tết). Vì lẽ này,
cần phải cân nhắc xem có cần thiết dùng hay không và cân nhắc cả khả năng
chi trả nếu tính đến việc dùng.
Thay lời kết: Theo các tài liệu hiện có thì Aslem chỉ là thuốc hỗ trợ,
chứ không phải là thuốc điều trị ung thư, tác dụng hỗ trợ này còn cần theo
dõi cụ thể thêm nữa mới có thể dùng hợp lý. Nếu muốn khoác thêm cho nó
một công dụng mới thì phải có những nghiên cứu dài hơi, chỉnh chu hơn.
Ung thư là một bệnh nặng, việc dùng bất cứ thuốc nào để điều trị hay hỗ trợ
cũng phải hết sức cẩn trọng và nhất thiết phải có đơn của thầy thuốc. Aslem
không thể là ngoại lệ.

×