Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cẩn trọng với các độc tính của thuốc chống động kinh valproat pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 4 trang )

Cẩn trọng với các độc tính của thuốc chống
động kinh valproat


Valproat sodium hay acid valproic (derparlin derpackot, epival,
valcot) tác dụng theo cơ chế làm tăng nồng độ hoặc hoạt hóa chất ức chế dẫn
truyền GABA nên chống lại các cơn động kinh. Thuốc hấp thu nhanh sau
khi uống. Ở liều điều trị có tới 90% phân tử valproat liên kết với huyết
tương. Khi nồng độ valproat cao, sự kiên kết này giảm đi, lượng valproat tự
do tăng lên. Do đạt được đỉnh sớm, chu kỳ bán hủy dài, valproat có nồng độ
tự do cao, thâm nhập vào hệ thần kinh, bảo đảm hiệu quả chống động kinh.
Valproat được chỉ định một mình hay phụ trợ trong cơn động kinh
vắng ý thức, cơn động kinh giật cơ, cơn động kinh toàn thể (cơn động kinh
lớn), cơn động kinh mất trương lực và các cơn động kinh phức hợp. Trong
cơn động kinh vắng ý thức (hoặc kèm thêm co giật toàn thân), valproat
được thầy thuốc, người bệnh thích dùng hơn mặc dù ethosuximid có cùng
công dụng nhưng độc tính thấp hơn. Trong cơn động kinh mất trương lực,
cơn động kinh giật cơ, valproat có hiệu lực như phenytoin, carbamazepin.
Trong cơn động kinh cục bộ valproat cũng được chọn, song được xếp vào
hàng thứ hai sau phenytoin, carbamazepin.
Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan tạo thành các chất chuyển hóa
trung gian, bài tiết qua nước tiểu. Không được dùng cho người suy giảm
chức năng gan hoặc mắc bệnh gan cấp hay mạn. Cần thận trọng với người
có tiền sử bệnh gan, người dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ em rối loạn
chuyển hóa bẩm sinh, bị các cơn động kinh nặng kèm theo chậm phát triển
trí tuệ, bị bệnh não thực thể, vì các đối tượng này thường có nguy cơ nhiễm
độc thuốc cao.
Valproat ức chế hệ thần kinh trung ương. Khi dùng valproat không
nên dùng thuốc hay các chất ức chế hệ thần kinh trung ương như thuốc ngủ,
rượu, vì tác dụng hiệp đồng của thuốc làm cho người bệnh mỏi mệt và có
thể xảy ra độc như dùng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương quá liều. Khi


dùng valproat cũng không được vận hành máy móc, lái tàu xe.
Đã có bằng chứng valproat gây quái thai: dị tật nứt đốt sống xấp xỉ
1%-2%. Dị dạng khác gồm khuyết tật sọ mặt, dị tật tim bẩm sinh hoặc gây
giảm fibrinogen ở mẹ và trẻ nhỏ làm rối loạn đông máu. Một vài trường hợp
người mẹ mang thai dùng valproat trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị suy gan
dẫn đến tử vong. Valproat tiết vào sữa mẹ, nồng độ trong sữa xấp xỉ 1% -
10% so với nồng độ trong máu mẹ. Không dùng valproat cho người có thai
và cho con bú. Trước khi dùng, phải thử chắc chắn là không có thai. Trong
khi dùng thuốc phải có các biện pháp ngừa thai hữu hiệu, phải ngừng thuốc
sau một thời gian nhất định mới được có thai. Nếu vì điều kiện nhất thiết
phải dùng thuốc, phải ngừng cho trẻ bú.
Khi kết hợp valproat với các thuốc chống động kinh khác, thì các
thuốc phối hợp này gây cảm ứng enzym làm cho thanh thải valproat tăng,
rút ngắn chu kỳ bán hủy, gây tương tác bất lợi. Gần đây (2007) Viện
Gasthuisberg (Bỉ) đã phát hiện tương tác bất lợi này khi phối hợp valproat
với thuốc chống động kinh meropenem. Trong một nghiên cứu 18 tháng trên
39 người bệnh thấy nồng độ valproat trong huyết tương giảm trung bình tới
66% (từ 119mg/lít xuống chỉ còn 34mg/lít). Việc giảm nồng độ valproat dẫn
tới không kiềm chế được cơn động kinh đồng nghĩa với cơn động kinh tăng
lên. Ngừng sự phối hợp, nồng độ valproat trở lại bình thường. Khuyến cáo
không nên phối hợp valproat với meropenem hoặc khi phối hợp với các
thuốc chống động kinh khác phải cân nhắc rất thận trọng vì nguy cơ làm
giảm nồng độ valproat như nói trên.

×