Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chóng mặt - Dùng thuốc gì? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.03 KB, 6 trang )

Chóng mặt - Dùng thuốc gì?


Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt là một triệu chứng của sự mất
thăng bằng cơ thể. Người bị chóng mặt cảm giác các vật quay xung
quanh hoặc bản thân người đó bị quay tròn.
Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt là một triệu chứng của sự mất
thăng bằng cơ thể. Người bị chóng mặt cảm giác các vật quay xung quanh
hoặc bản thân người đó bị quay tròn.
Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, có thể do thị giác (mắt), thính
giác mê đạo (tiền đình, ống bán khuyên và ốc tai) mà cơ quan thăng bằng là
tai trong - một cơ quan có cấu trúc rất tinh vi, phức tạp đòi hỏi sự phối hợp
thị giác, mê đạo, hệ tiểu não, vỏ não và sự cảm thụ bản thân. Các nguyên
nhân khác cơ thể do các bệnh có liên quan như viêm mũi - xoang, tim, phổi,
bệnh lý thần kinh, thiếu máu, khối u, nhiễm khuẩn hoặc virut, nhiễm độc tai,
say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc (lợi tiểu quai, kháng sinh aminoglycosid,
các salicylat, thuốc trị ung thư, thuốc trị tăng huyết áp ) hoặc có thể chồng
chéo do đa bệnh như cơ xương, cổ, chuyển hóa, tim mạch
Việc xác định bệnh đòi hỏi phải cẩn thận thông qua nhiều nghiệm
pháp để phân biệt chóng mặt ngoại vi, chóng mặt trung tâm và choáng váng.
Trên thực tế ta thường gặp triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền
đình, chóng mặt ngoại vi thuộc hệ thống mê đạo. Sinh bệnh học có thể do
thạch nhĩ bị di lệch do chấn thương hoặc thoái hóa tại túi bầu dục và ống bán
khuyên hoặc cũng có thể do rối loạn thần kinh tiền đình và mắt.
Chữa trị kinh điển là:
- Hạn chế muối ăn và nước hằng ngày. Có thể cần dùng thuốc lợi tiểu.
- Dùng các thuốc kháng histamin như meclizin hoặc phenothiazin.
- Nếu chóng mặt khó điều trị cần dùng thuốc benzodiazepin hoặc
thuốc chống loạn thần.
- Dùng kháng sinh nếu có bằng chứng nhiễm khuẩn.
- Loại bỏ hoặc thay đổi những thuốc có ảnh hưởng.


Một liệu pháp cụ thể dưới đây rất có ích và hiệu lực rõ rệt trong nhiều
trường hợp chóng mặt ngoại vi (tư thế kịch phát lành tính).
1. Với cơn nhẹ, biểu hiện hoa mắt, hơi choáng váng, vận động không
bình thường khi nằm, ngồi, đứng, đi lại thì dùng: cinnarizin (bd: stugcron)
uống 1 viên 25mg/lần x 3 lần/ngày, uống liền trong 5-7 ngày.
2. Với cơn vừa, cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế
hoặc vị trí lảo đảo như người say rượu, nhìn mọi vật không còn cố định, có
thể buồn nôn hoặc nôn thì dùng:
+ Gừng tươi khoảng 10g, làm sạch, giã nhỏ. Rót vào gừng giã nhỏ
khoảng 100-150ml nước thật sôi. Quấy đều, gạn lấy nước và thêm vào một
thìa đường kính đủ ngọt đậm và cho uống ngay lúc còn nóng. Nước gừng
tươi chống buồn nôn và nôn còn tốt hơn cả metoclopramid.
+ Cho uống cùng lúc 2 thuốc sau đây: Diphenhydramin (bd:
nautamin) hoặc dimenhydrinat (bid: dramamin) 1 viên 10mg/lần x 2
lần/ngày cùng với cinnarizin như với cơn nhẹ trên đây. Sau khi dùng 1-2
ngày đã đỡ chóng mặt thì bỏ diphenhydramin hoặc dimenhydrinat mà chỉ
dùng cinnarizin 1 viên/lần x 3 lần/ngày trong 5-7 ngày.
3. Với cơn nặng, rất khó khăn và khó chịu khi thay đổi tư thế (ví dụ:
nằm ngửa sang nghiêng), không thể ngồi dậy chưa kể đến đi, đầu óc như bị
chèn ép lại, nếu đi phải có người đỡ không sẽ ngã, nôn mửa có khi dữ dội,
nhìn mọi vật quay cuồng do rung giật nhãn cầu vì vậy người bệnh luôn
nhắm mắt, muốn tìm nơi yên tĩnh tránh ánh sáng hoặc tiếng động thì dùng:
+ Nước gừng tươi như trên. Nếu nôn nhiều cần dùng oresol.
+ Thuốc dùng như cơn chóng mặt vừa nhưng thêm vinpocetin (bd:
cavinton) viên nén 5mg hoặc có thể tiêm chậm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền
hoặc tanganil hoặc piracetan
Chóng mặt do rối loạn tiền đình thường hay bị các cơn lặp lại, đột
ngột thường vào đêm về sáng, xảy ra với người huyết áp thấp, thiểu năng
tuần hoàn não do thiếu ôxy, do thay đổi thời tiết, khí hậu hầu như không
có dấu hiệu báo trước. Sau cơn xảy ra thường có di chứng về vận động, có

thể xảy ra ù tai, mất ngủ, nhức đầu
Luyện tập, phục hồi chức năng tiền đình là rất quan trọng, nhất thiết
phải được thực hiện thường xuyên, ngoài những động tác luyện tập khác nếu
có.
Bài tập gồm các động tác cơ bản:
- Tập đầu: Nghiêng hết cỡ sang phải rồi sang trái, ngửa lên và cúi
xuống và quay tròn đầu, tối thiểu mỗi cử động là 10 lần.
- Chạy bộ nhẹ nhàng: (không chạy đứng tại chỗ) chạy đi chạy lại được
khoảng 10 phút.
- Đánh tay: Cúi người xuống, tay với tới chân, đánh 2 tay về phải rồi
về trái hết cỡ đồng thời quay cả mặt về phía đánh tay, mỗi phía 10 lần. Đứng
thẳng người, dạng chân vừa phải, hai tay giơ thẳng ngang tầm mắt, đánh 2
tay về phải rồi về trái như trên (lưu ý là phải quay cả mặt).
- Tập thở: Phương pháp thở PEITH (nén ôxy bão hòa): Hít không khí
qua đường mũi đến mức tối đa, hơi phình bụng, nín thở, lên gân cốt (gồng
người) như lực sĩ thể hình, tự đếm từ lúc nín thở làm sao được 20 rồi 30
hoặc hơn. Khi không thể nín thở được nữa, thở mạnh ra bằng miệng và thư
giãn. Mỗi lần tập cần được thở tối thiểu 5 lần, thở vào buổi sáng khi tập thể
dục, nếu cần thì thở 1 lần nữa trước khi đi ngủ ở tư thế nằm, ngồi hoặc đứng
đều được. Thở như vậy sẽ làm tăng bão hòa ôxy cho máu động mạch, một
nguyên liệu mà chỉ riêng não đã chiếm tới 15-20% ôxy của toàn cơ thể.
Những động tác luyện tập này giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh, các
cơn xảy ra ít dần đi, nếu có xảy ra cũng nhẹ hơn, giúp người bệnh nhanh
chóng trở lại bình thường, khỏe mạnh.

×