Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh viêm khớp dạng thấp và cách điều trị ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.93 KB, 7 trang )

Bệnh viêm khớp dạng thấp
và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh phổ biến nhất trong số
các bệnh về khớp. Là một bệnh mang tính chất xã hội vì sự thường có, vì
sự diễn biến kéo dài mặc dù được điều trị và còn bởi vì hậu quả cuối cùng
sẽ dẫn đến sự tàn phế của người bệnh.
Bệnh VKDT gặp ở mọi nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh chung theo
nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới vào khoảng từ 0,5 - 3% dân số (ở
người lớn). Tại nước ta, bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 0,5% trong nhân dân và
20% trong số các bệnh nhân mắc bệnh về khớp điều trị ở bệnh viện. Có thể
nói VKDT là bệnh của phụ nữ tuổi trung niên, vì 70-80% bệnh nhân là nữ và
60-70% có tuổi trên 30. Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp.
Bệnh có diễn biến kéo dài nhiều năm, phần lớn có tiến triển từ từ tăng
dần, nhưng có tới 1/4 trường hợp có tiến triển từng đợt, có những giai đoạn
lui bệnh rõ rệt. Rất hiếm thấy trường hợp lui dần rồi khỏi hẳn.
VKDT là một loại bệnh hệ thống mà nguyên nhân vẫn còn đang là
vấn đề được bàn luận. Người ta nhận thấy có sự phối hợp giữa những người
bị VKDT với yếu tố HLA - DR4 (một loại kháng nguyên phù hợp tổ chức);
ngoài ra, yếu tố di truyền hay môi trường cũng có ảnh hưởng nhiều tới bệnh
sinh và tiến triển của bệnh.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, nhưng dấu hiệu quan trọng
nhất biểu hiện tại khớp đó là: sưng, đau có tính chất đối xứng các khớp nhỏ
như khớp cổ tay, bàn ngón tay; khớp cổ và bàn ngón chân kèm theo dấu hiệu
"phá gỉ khớp buổi sáng", nghĩa là sau một đêm, buổi sáng ngủ dậy, người
bệnh thấy các khớp của mình bị dính cứng lại, cử động rất khó khăn. Sau
một lúc cử động nhẹ nhàng, xoa bóp các khớp mới "mềm" dần, và sau đó
mới cử động được bình thường. Các triệu chứng đau có thể kéo dài (khác
với triệu chứng đau khớp thoáng qua trong bệnh thấp khớp cấp - hay thấp
tim), cũng có khi tự hết hoặc dưới tác động của các thuốc chống viêm - giảm
đau. Bệnh thường tái đi, tái lại nhiều lần; nhất là khi thay đổi mùa, thay đổi


thời tiết dần dần dẫn đến dính, cứng các khớp và gây tàn phế cho người
bệnh.
Chính vì đặc điểm diễn biến kéo dài của bệnh nên việc điều trị VKDT
phải mang tính chất lâu dài, bền bỉ.
Nguyên tắc điều trị chung:
- Việc điều trị phải kiên trì, liên tục thường là suốt cuộc đời người
bệnh.
- Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại
khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng.
- Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và tập
luyện phục hồi chức năng.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, gia đình
người bệnh; giữa cơ sở điều trị với điều dưỡng, phục hồi chức năng và tái
giáo dục nghề nghiệp.
Tóm lại, việc điều trị VKDT là vấn đề mang tính chất xã hội, liên
quan đến nhiều chuyên khoa, nhiều ngành khoa học. Các thuốc điều trị bệnh
VKDT nhìn chung có rất nhiều tác dụng phụ, do vậy việc điều trị phải được
theo dõi chặt chẽ; tuân thủ các chống chỉ định khi dùng thuốc; kịp thời thông
báo cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường.
Các phương pháp điều trị có thể được chia ra:
- Các thuốc chống viêm, giảm đau
- Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
- Các phương pháp vật lý và ngoại khoa.
Việc điều trị bệnh cụ thể phải tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển
khác nhau của bệnh. Mỗi giai đoạn khác nhau, đòi hỏi các thuốc và những
biện pháp hỗ trợ khác nhau.
Các thuốc chống viêm, giảm đau:
Đây là nhóm thuốc cơ bản trong điều trị các bệnh khớp nói chung và
bệnh VKDT nói riêng. Gồm có :
- Aspirin (axit salicilic) và các dẫn chất của nó: thuốc này có đặc

điểm, nếu dùng liều thấp và trung bình sẽ có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt,
chống kết vón tiểu cầu; liều cao có tác dụng chống viêm.
Liều dùng: nếu để giảm đau đơn thuần dùng 0,5-1g/ngày (khi bệnh
nhân chỉ có dấu hiệu đau đơn thuần); nếu để chống viêm dùng liều từ 2-
4g/ngày (khi có sưng, nóng khớp kèm theo sốt ). Thuốc phải được uống lúc
no để tránh tác dụng phụ trực tiếp trên niêm mạc dạ dày.
Không dùng thuốc ở những bệnh nhân bị bệnh viêm - loét dạ dày, tá
tràng hoặc có tiền sử dị ứng với aspirin.
- Các thuốc giảm đau không steroid: đây là nhóm thuốc được sử dụng
rộng rãi nhất trong điều trị VKDT, gồm rất nhiều nhóm khác nhau và đều có
tác dụng chống viêm, giảm đau với các mức độ khác nhau. Trước đây, tất cả
các thuốc nhóm này đều có tác dụng phụ bất lợi trên đường tiêu hóa, đặc biệt
có thể gây loét, thủng, xuất huyết đường tiêu hóa. Ngày nay, đã có thêm
ngày càng nhiều nhóm thuốc mới, tác dụng chọn lọc hơn, ít tác dụng phụ
hơn trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này vẫn phải
luôn luôn hết sức thận trọng ở những người có tiền sử bị viêm - loét dạ dày -
tá tràng và thuốc phải luôn được uống sau khi ăn no.
+ Các thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày tá tràng hiện nay đang được sử
dụng rất phổ biến: diclofenac (biệt dược voltarel) ống 75mg; viên 25, 50, 75
và 100mg; đạn đặt hậu môn 100mg; tilcotil viên và ống 20mg; profenid
viên, ống 150mg.
+ Các thuốc có tác dụng chọn lọc, ít ảnh hưởng tới đường tiêu hóa
hơn (hay còn có tên gọi - các thuốc ức chế chọn lọc Cox 2) : thuốc đầu tiên
là mobic viên 7,5mg, ống 15mg; các thuốc ra đời sau mobic có tác dụng
chọn lọc cao hơn như celecoxib (biệt dược celebrex)
- Các thuốc steroid: các thuốc nhóm này có tác dụng chống viêm rất
mạnh, đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy thuốc chỉ
được dùng trong những trường hợp cấp tính nặng mà các thuốc nhóm không
steroid không đạt hiệu quả; liều lượng thuốc nếu dùng kéo dài phải thấp nhất
có thể kết hợp với theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Các thuốc hay dùng:

dạng tiêm như: solu-medrol lọ 40mg; hydrocortisol lọ 125 mg; depersolon
ống 30mg Dạng viên uống như prednisolon viên 5mg, dexamethasol viên
0,5mg; medrol viên 16mg
Các thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh: chủ yếu là các thuốc có
tác dụng ức chế miễn dịch. Do cơ chế của bệnh VKDT là bệnh tự miễn
(nghĩa là cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chính bản thân mình - nên gọi là
tự miễn). Các thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp nặng và trơ
với các loại thuốc điều trị nhóm khác. Các thuốc hay dùng là clorambucil
viên 2mg, azathioprin viên 50mg, cyclophosphamid viên 50mg Các thuốc
nhóm này có tác dụng phụ rất mạnh trên máu và cơ quan tạo máu, do vậy
khi dùng phải được theo dõi hết sức chặt chẽ.
Điều trị vật lý và ngoại khoa:
- Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hai trường hợp: cắt bỏ màng
hoạt dịch khi bệnh chỉ còn khu trú ở một mình khớp gối và phẫu thuật chỉnh
hình để phục hồi lại chức năng (thay thế bằng khớp nhân tạo bằng chất dẻo
hay kim loại).
- Điều trị vật lý đối với bệnh VKDT là một yêu cầu bắt buộc nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng, nhằm giáo dục lại khả năng lao
động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng điện
(điện xung, điện phân ); bằng tay (xoa bóp phục hồi chức năng, day bấm
huyệt ), nước khoáng (tắm hoặc ngâm nước khoáng nóng, tắm bùn ) kết
hợp với các biện pháp tập vận động thụ động và chủ động.

×