Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG AO NUÔI THỦY SẢN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.84 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG AO
NUÔI THỦY SẢN
Trong nuôi trồng thủy sản từ giai đọan tôm, cá bột
đến nuôi tôm, cá thịt; công tác bón phân cho ao nuôi
tôm, cá có ý nghĩa quyết định việc thành công và
đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
Ý nghĩa đầu tiên trong việc bón phân cho ao nuôi
thủy sản là tạo nguồn thức ăn tự nhiên, phong phú
trong ao nuôi thủy sản.Thông thường, trước khi thả
nuôi các lòai thủy sản, người nuôi tiến hành công
đọan gây màu nước trước đó một đến hai tuần. Công
đọan này được thực hiện sau khi đã hoàn tất việc cải
tạo và xử lí ao, phơi nắng ao nuôi. Phân bón dùng
trong giai đọan gây màu nước gồm phân hữu cơ như
phân heo, gà, cút…tốt nhất các phân này đã qua công
đọan ủ hoai kỹ trước khi dùng. Lượng dùng đối với
phân hữu cơ từ 25-30 kg/100 mét vuông ao. Ngòai ra,
sử dụng các lọai phân vô cơ được khuyến cáo sử
dụng nhiều hơn vì tính an tòan, và khả năng hạn chế
được mầm bệnh thâm nhập vào ao nuôi tốt hơn so với
việc phân hữu cơ. Các lọai phân vô cơ dùng phổ biến
hiện nay như DAP, NPK, Urê được bón với liều
lượng trung bình 300-500g/100 mét vuông. Trong
qúa trình nuôi, các lọai phân trên được dùng bổ sung
định kỳ với liều lượng như trên, nhằm duy trì, ổn
định màu nước. Sau khi bón, phân hòa tan vào nước,
kích thích tảo và các sinh vật phù du trong ao phát
triển. Các lòai như Rotifer (luân trùng), Dapnhia,
Moina (bobo); các lòai Cyclop (giáp xác chân chèo),
tảo Chlorella (tảo lục), tảo Sketonema (tảo khuê), tảo
Spirulina (tảo lam), ấu trùng muỗi lắc, giun nhiều


tơ… sinh sôi mạnh, gia tăng số lượng, chủng lọai, thế
hệ. Đây là những lọai thức ăn quan trọng đối với cá
tôm, đặc biệt là giai đọan ấu trùng, cá bột, vì phù hợp
với kích thước miệng cá tôm, và chứa đầy đủ chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Quan tâm và thực
hiện nghiêm túc việc gây và duy trì màu nước trong
suốt qúa trình nuôi, có tác động tích cực trong việc
nâng cao tỉ lệ sống và phát triển bền vững cá tôm
nuôi trong ao. Thức ăn tự nhiên phong phú, góp phần
giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, giảm giá thành sản
xuất, hạn chế hiện tượng còi cọc, phân đàn, dịch
bệnh.
Ý nghĩa thứ 2 đó là, khi bón phân cho ao nuôi tôm cá,
đặc biệt ở những vùng nuôi chịu nhiều ảnh hưởng,
tác động từ các yếu tố môi trường như: hàm lượng
oxy, pH (độ phèn)… luôn biến động, hàm lượng các
chất độc hại luôn tăng cao như: NH
3
, H
2
S, NO
3
đây là
sản phẩm được sinh ra từ các phản ứng phân hủy các
chất hữu cơ luôn có sẵn trong ao như: thức ăn dư
thừa, phân xác tôm cá chết, sản phẩm bài tiết từ tôm -
cá nuôi. Khi bón phân, sẽ kích thích các vi sinh vật
hữu ích phát triển mạnh về quầng đàn, với số lượng
đông đúc, chủ động trực tiếp tham gia vào các cơ chế
phân giải, phân hủy, hấp thụ, chuyển hóa, hoặc giảm

thiểu các chất độc hại kể trên, thành những chất ít,
không độc hại hoặc triệt tiêu chúng…Mặt khác, khi
bón phân, các loài tảo hữu ích được sinh ra và tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu trình quang hợp,
thông qua việc các loài tảo sử dụng ánh sáng mặt trời,
sử dụng khí carbonic (CO
2
), để chuyển hóa thành khí
oxy, góp phần duy trì và cải thiện hàm lượng oxy đạt
mức tối ưu, bền vững. Các vi sinh vật hữu ích được
sinh ra thông qua việc bón phân, sẽ tham gia tích cực
trong việc xây dựng và củng cố hệ đệm Bicarbonac ở
đáy ao theo hướng bền vững, trực tiếp hoặc gián tiếp
góp phần ổn định độ cứng, độ kiềm và pH nước ao
nuôi. Sử dụng phân bón lót đáy ao trước khi lấy nước
vào ao còn có tác dụng “ém, giữ” khống chế tối đa
hiện tượng xì phèn, trở phèn lại ao nuôi trong quá
trình nuôi. Như vậy, trong các mô hình nuôi thủy sản,
để đảm bảo tính an toàn, bền vững và có hiệu qủa,
cần thiết phải "nuôi nước", thông qua việc thực hiện
đầy đủ các công đoạn bón phân chính cũng như bón
phân định kỳ (căn cứ vào màu nước, bón định kỳ
tháng 1-2 lần). Góp phần giàu hóa nguồn thức ăn tự
nhiên, gây nuôi các loài tảo hữu ích, ổn định và duy
trì màu nước; góp phần giảm thiểu, hạn chế tối đa tác
động xấu từ các tác nhân môi trường, dịch bệnh.
KS. Lý Vĩnh Phước

×