Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.55 KB, 6 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ KHI NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG
(Oxyeleotris marmoratus Bleeker)

Cá Bống tượng (BT), loài cá nước ngọt có giá trị kinh
cao đặc trưng của vùng nhiệt đới. Vì thế, chúng thích hợp
và phát triển tốt trong môi trường sinh thái vùng Nam bộ
nước ta. Tuy nhiên, trong phát triển nuôi hiện nay, vẫn còn
nhiều mô hình chưa mang lại hiệu quả, do gặp phải một số
vấn đề trong quản lý, chăm sóc ao nuôi. Muốn nâng cao
hiệu quả các mô hình nuôi, cần có sự kết hợp giữa kiến
thức, hiểu biết về các đặc điểm sinh học loài với những
kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý môi trường nước,
quản lý thức ăn, quản lý bệnh.
1. Điều kiện sinh thái thích hợp nhất cho tăng trưởng
của cá
Mặc dù điều kiện sinh thái môi trường nước giới hạn sự
phân bố của cá BT (tức mức mà chúng có thể sống được)
là: độ mặn từ ngọt đền lợ (0 – 12 %o), độ pH ở mức từ
trung tính đến phèn nhẹ (pH = 5 – 8), nồng độ oxy hòa tan
ở mức O. Tuy nhiên, để đảm bảo cá khỏe và tăng trưởng tốt
trong ao, cần quản lý nước ao nuôi sao cho:
+ Nhiệt độ: 26 – 28 độ C
+ Độ mặn: 0 – 5 %o
+ pH: 6,5 – 7,5
Ao nuôi ít bùn (10 cm), nước lưu thông tốt, tức ao có 2
cống ở 2 đầu đối diện và thay nước hàng ngày theo thủy
triều. Bống tượng là loài có thể sống ở cả thủy vực nước
chảy và nước tĩnh, nhưng không thích hợp trong thủy vực
nước tù đọng lâu ngày.
BT là loài có cơ quan hô hấp phụ, chúng có thể sử dụng


oxy từ không khí. Nhưng khoảng oxy hoà tan (DO) trong
ao vẫn cần đạt tối thiểu >= 4 mg/l . Vì ngoài việc cung cấp
oxy cho quá trình hô hấp của cá, oxy còn cần cho các quá
trình tự làm sạch nước ao, điều chỉnh các yếu tố, giúp cân
bằng sinh thái môi trường nước ao nuôi, hạn chế ô nhiễm.
1.2. Đặc tính dinh dưỡng và vấn đề quản lý thức ăn,
phòng bệnh
1.2.1.Đặc tính dinh dưỡng
Cá BT là loài cá dữ điển hình nhưng cũng rất nhát. Chúng
ăn động vật tươi sống là chủ yếu, không ăn thịt phân rã, chỉ
rình bắt mồi, hoạt động về đêm, ban ngày trú dưới đáy ao.
Từ những đặc điểm cơ bản này, trong chăm sóc, quản lý
cần quan tâm:
1.2.2.Thức ăn
Với tập quán nuôi quãng canh truyền thống, nhiều bà con
nông dân khi phát triển nuôi quãng canh cải tiến, bán thâm
canh hay thâm canh thường ít chú ý đến số lượng và chất
lượng thức ăn sử dụng cho cá. Đây là yếu tố đầu vào quyết
định 70 % sự thành công của mô hình. Đối với cá BT, thức
ăn cần chú ý:
Đảm bảo đủ số lượng, vì chúng là loài ăn động vật điển
hình nên không thể hoặc sử dụng không hiệu quả các loài
thức ăn thay thế khác (có sẳn trong ao hoặc do người nuôi
cung cấp) khi thiếu thức ăn chính. Nếu nuôi bằng thức ăn
tự chế biến hay thức ăn công nghiệp với độ đạm thấp sẽ
hạn chế tăng trọng của chúng. Trong khi với nhiều loài cá
ăn tạp khác: ảnh hưởng này không nghiêm trọng bằng.
Cần đa dạng loại thức ăn với các loài có tính chọn lọc
thức ăn cao như cá BT, khi chỉ cho ăn một loại thức ăn
thường dẩn đến mất cân đối dinh dưỡng, thiếu các

vitamine, khoáng hay axit amin. Từ đó làm giới hạn tốc độ
tăng trưởng của chúng. Nên tìm các nguồn đạm động vật đa
dạng như cá tạp, ốc, phế phẩm từ lò mỗ gia súc, gia cầm,
nhà máy chế biến thủy hải sản, …
Cách cho ăn phù hợp: cá hoạt động về đêm nên tăng
cường lượng thức ăn vào cử chiều tối. Sơ chế thức ăn như
cắt nhỏ để cá có thể ăn mồi dể dàng, không tranh giành,
không tốn năng lượng để xé thức ăn. Nấu sơ qua (trụng qua
nước sôi) là phương pháp dể thực hiện và rất có lợi: diệt trừ
mầm bệnh bám theo thức ăn, tăng độ tiêu hóa cho thức ăn
và hạn chế ô nhiễm nước. Theo kinh nghiệm từ nhiều mô
hình nên cho ăn trong sàn.
Chất lượng thức ăn phải đảm bảo càng tươi càng tốt, không
sử dụng hóa chất, kháng sinh trong bảo quản, không ươn
thối. Chất lượng thức ăn liên quan đến 3 yếu tố chính,
quyết định hiệu quả mô hình: chất lượng dinh dưỡng (ảnh
hưởng tăng trọng), sức khỏe của cá (khả năng đề kháng
bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc trị bệnh, khả năng phục
hồi sau điều trị, …) và chất lượng nước ao.
1.2.3.Phòng bệnh
Công tác phòng bệnh bao gồm việc quản lý tốt việc cho
ăn, chọn giống khỏe, duy trì được chất lượng nước tốt trong
suốt quá trình nuôi.
Chọn giống: cơ thể cá cân đối, màu sắc sáng đặc trưng, kỳ,
vây, đuôi nguyên vẹn, bụng và rốn bình thường, không đỏ.
Lật ngữa cá lên thì thấy cá phồng mang, đuôi xòe. Cá đang
ở trong nước thì nằm sát đáy.
Quản lý chất lượng nước ao, đảm bảo ổn định các thông
số môi trường sinh thái trên.
Ngoài việc chọn nguồn nước đảm bảo để thay hàng ngày.

Đối với ao nuôi cá BT sử dụng thức ăn động vật là chủ yếu
rất dể có hiện tượng phú dưỡng – tảo nở hoa sau vài ngày
nắng nhiều, ô nhiễm khí độc (CH4, H2S, NH3) khi ao thiếu
nắng (những ngày mưa bão).
Mặc khác, cá BT sống tầng đáy, thời gian nuôi dài (6 –
12 tháng), nên cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh, khí độc ở bùn
đáy ao là rất lớn. Để hạn chế bệnh bùng phát nên: Sát trùng
bùn đáy ao khi chuẩn bị (bón vôi, phơi nắng) ; Có biện
pháp rút bùn đáy trong quá trình nuôi (kết hợp thay nước
hoặc xi phong) ; Đảm bảo oxy trong ao dồi dào để hạn chế
cá quá trình phát sinh khí độc (chủ yếu từ bùn đáy).
Sức ăn của cá và chất lượng nước ao còn phù thuộc nhiều
vào thời tiết, người nuôi cần linh hoạt để gia giảm lượng ăn
của cá cũng là đề phòng ô nhiễm nước.
Để nâng cao năng suất cá nuôi nói chung, ngoài yếu tố
khách quan là giống đảm bảo, người nuôi cần có kế hoạch
chăm sóc, quản lý ao nuôi dựa trên cơ sở khoa học và
những kinh nghiệm về sinh thái vùng nuôi.
Ngọc Lê

×