Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GAP - Hướng Đi Cho Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.98 KB, 6 trang )

GAP - Hướng Đi Cho Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững
Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, do chạy theo lợi
nhuận, người nuôi ngày càng sử dụng nhiều loại thuốc, hóa
chất, chế phẩm. Ao nuôi và các loài thuỷ sản trong đó liên
tục gánh chịu những tác động do thuốc, hoá chất, chế phẩm
gây ra. Ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là tác động trực tiếp đến
tốc độ tăng trưởng, khả năng tiêu thụ mồi, khả năng đề
kháng dịch bệnh của tôm-cá nuôi, tất cả đều có xu hướng
giảm. Mặt khác cùng với sự phát triển của các ngành công
nghiệp, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng làm cho môi
trường nuôi thủy sản càng trở nên ô nhiễm trầm trọng trong
khoảng thời gian ngắn. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm hệ sinh thái, làm cho hệ động thực vật
ngày càng trở nên nghèo nàn hơn. Hơn lúc nào hết nuôi
trồng thủy sản hiện nay lại gặp nhiều khó khăn đến vậy,
diễn biến thời tiết-khí hậu thay đổi thất thường, nguồn nước
ô nhiễm năng nề, vật nuôi thủy sản mất dần đất sống, trong
khi sự đòi hỏi khắt khe của thị trường nhập hàng thủy sản
của chúng ta về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, về sản
phẩm thủy sản sạch luôn đặt chúng ta trước nguy cơ mất
dần thị trường xuất khẩu.
Người nuôi thủy sản vất vả, khốn đốn, liên tục đối mặt
với những thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế của mô hình canh tác thủy sản. Những trận đại dịch
bệnh liên tục sảy ra không có khả năng phục hồi, những
vùng tôm liên tục nhiễm dư lượng thuốc kháng sinh không
thể xuất bán, những khu vực môi trường ô nhiễm năng nề
không thể cải tạo để tiến hành cho vụ nuôi sau, khiến bà
con nhiều phen khốn đốn, lao đao, đành phải bỏ nghề hoặc
chuyển sang nghề khác. Thời tiết, khí hậu và những diễn
biến bất thường ảnh hưởng trực tiếp làm các vùng nuôi tôm


thu hẹp dần. Cuộc sống đói nghèo lại bám lấy những vùng
quê vốn không thể nghèo hơn. GAP viết tắt từ cụm từ
“Good Aquaculture Practice” tạm dịch là “Quy phạm thực
hành nuôi thuỷ sản tốt” Các hoạt động của GAP nhằm kiểm
soát các yếu tố đầu vào như con giống, nước, ao hồ, sức
khoẻ vật nuôi thuỷ sản, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, vệ
sinh chuồng trại,… để tôm-cá được nuôi trong điều kiện
thích hợp nhất, hạn chế stress, giảm thiểu dịch bệnh và đảm
bảo an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc thú y và chất độc
hại, vi trùng gây bệnh). 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế tác
hại xấu đối với môi trường, lãi nhiều hơn. GAP bao gồm
các bước lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở nuôi tôm-cá,
thiết kế và xây dựng cơ sở nuôi tôm-cá, chuẩn bị ao nuôi,
chọn giống, thả giống và mùa vụ, quản lý thuốc thú y, chất
cải tạo, xử lý môi trường, quản lý thức ăn và cho ăn, quản
lý môi trường ao nuôi, quản lý sức khỏe tôm-cá, quản lý
thu hoạch và bảo quản sản phẩm, quản lý chất thải, liên kết
trong cộng đồng, thiết lập hồ sơ theo dõi. Áp dụng GAP
nhằm đảm bảo một vùng nuôi, một ao nuôi triển khai vụ
nuôi theo hướng an toàn, bền vững, có hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm tôm, cá tại vùng áp dụng GAP thuận lợi trong
việc tìm kiếm đầu ra, chủ động trong thị trường tiêu thụ,
giá bán cao, người nuôi có lãi. Trước tình hình diễn biến
môi trường, dịch bệnh theo chiều hướng xấu, cùng với hiệu
quả cao từ việc áp dụng GAP trong nuôi trồng thuỷ sản, đặt
người nuôi thuỷ sản không có nhiều lựa chọn trong việc
ứng dụng GAP. Có rất nhiều vùng nuôi thuỷ sản trong cả
nước áp dụng GAP, tuy nhiên sự thành công và thất bại vẫn
còn song hành. Có thể hiểu chúng ta không nên lạm dụng

GAP, không phải bất cứ vùng nuôi nào, ao nuôi nào, đối
tượng thuỷ sản nào cũng đều có thể áp dụng GAP. Để áp
dụng GAP thành công, cần tập hợp nhiều yếu tố theo
hướng cộng hưởng, đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, môi trường,
nguồn nước, diện tích vùng nuôi, diện tích ao nuôi, tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân cư, sự phối hợp, quan
tâm của các cấp chính quyền địa phương, ban nghành liên
quan. Tổ chức bộ máy điều hành sản xuất trong vùng GAP
phải tinh gọn, chủ động kinh phí thực hiện. Phát huy vai trò
liên kết giữa người nuôi thuỷ sản, nhà quản lý, cán bộ kỹ
thuật, nhà chế biến, hài hoà trong một xu thế phát triển với
lợi ích cộng động làm nền tảng, đặt lên hàng đầu. Trên hết
là sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình, tự nguyện của
người dân trực tiếp tham gia nuôi trồng trong vùng áp dụng
GAP. Làm cho các hộ dân thấy được sự cần thiết, lợi ích và
trách nhiệm khi tham gia thực hiện GAP.
Chương trình cần được sự thống nhất cao từ Trung ương
đến các hộ dân, đặt lợi ích và trách nhiệm của người nuôi
trong vùng GAP với tập thể, với cộng đồng lên trên. Vùng
nuôi GAP cần đảm bảo các tiêu chí như: Hình thành khu
tập trung, tránh sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún; Đồng bộ
về hệ thống thủy lợi, kinh mương cấp thoát, hệ thống ao hồ
nuôi, lắng lọc, xử lý chất thải; Bờ, cống đúng, đủ tiêu
chuẩn yêu cầu, phục vụ tốt trong việc cấp, thoát nước cho
ao nuôi; Thiết lập các hệ thống cảnh báo, quan trắc, dự báo
môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu trong vùng; Lập sổ
nhật ký, cập nhật các thông số môi trường, thời tiết, khí
hậu, chế độ triều, diễn biến dịch bệnh; Xây dựng đội ngũ
kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thực tế, sẵn sàng ứng phó
với những tình huống xấu xảy ra trong quá trình nuôi.

Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, tham quan, trang bị
cho người nuôi những kiến thức cơ bản về nuôi trồng thủy
sản GAP. Liên tục cập nhật, chuyển tải đến người nuôi diễn
biến thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tình hình dịch bệnh, thông
tin thị trường, những khuyến cáo kỹ thuật mang tính thời
sự. GAP không thể thành công nếu cơ sở hạ tầng, ao,
mương, cống…không đồng bộ, càng không thể thành công
nếu giữa những người nuôi trồng thủy sản trong vùng GAP
và giữa người nuôi và ban quản lý, điều hành không có sự
đồng thuận, thống nhất cao. Khi ứng dụng GAP vào thực tế
sản xuất chắc chắn khoảng 40% diện tích đất sẽ dành cho
việc thiết kế ao lắng, ao xử lý thải, kinh cấp, kinh thoát
nước, bờ bọng…Đối với người nuôi, là một lựa chọn khó
khăn. Tuy nhiên, với một vùng nuôi, một ao nuôi đầy đủ hệ
thống trên, chắc chắn rủi ro rất ít sảy ra, ổn định trong quá
trình nuôi, và sự thành công thường đồng hành. Đối với
nghành thuỷ sản, vấn nạn lớn nhất hiện nay đó là môi
trường ô nhiễm, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, có
thể nói đó là những nguyên nhân thường niên, muôn thủa.
Sản phẩm hàng hoá sau nuôi trồng thuỷ sản cần có thị
trường, đầu ra ổn định.
Thị trường các nước nhập khẩu vởi những rào cản vô
hình, hữu hình thông qua các tiêu chuẩn cụ cảnh báo hàng
hoá thuỷ sản của chúng ta rằng, sân chơi canh tranh đang
ngày càng khốc liệt, và bất cứ lúc nào, sân chơi này cũng
có những bất lợi dành cho chúng ta. Hoà nhập, chấp nhận
cạnh tranh, đòi hỏi người nuôi thuỷ sản cần tuân thủ luật
chơi nghiêm túc, tự giác, bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.
GAP chỉ là điều kiện cần, những chưa đủ. Phần còn lại
thuộc về chúng ta, những người trực tiếp sản xuất.

Lý Vĩnh Phước

×