Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KỸ THUẬT TRONG NUÔI CÁ DỨA (PANGASIUS KUNYIT) TẠI TP HỒ CHÍ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.1 KB, 7 trang )

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KỸ THUẬT TRONG NUÔI
CÁ DỨA (PANGASIUS KUNYIT) TẠI TP HỒ CHÍ
MINH
1.GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
-Phân loại ; Bộ
Siluriformes; Họ
Pangasiidae; Giống
Pangasius; Loài P. kunyit
- Tên tiếng Việt (kể cả tên
gọi địa phương): tra bần, tra
nghệ, cá dứa, bông lau nghệ
- Đặc điểm sinh thái: Trong tự nhiên, chúng phân bố chủ
yếu ở các vùng cửa sông, ở tầng nước khá sâu (có cùng khu
vực phân bố với cá bông lau). Phần lớn đời sống diễn ra
trong điều kiện nước lợ.
- Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính sống trong điều kiện
nuôi:
+ Cá bột mới nở tiêu hết noãn hoàng sau 24 – 36 giờ
+ Cá con ăn động vật phù du là chính, phổ thức ăn rất đa
dạng.
+ Cá có tính ăn thịt lẫn nhau, nhất là lúc nhỏ, đây là trở
ngại lớn nhất trong sản xuất giống vì tỉ lệ sống của cá sau
giai đoạn ương rất thấp
+ Cá trưởng thành ăn tạp thiên về thực vật thượng đẳng
+ Nhờ vào tính ăn tạp nên cá dể dàng thích nghi với
nhiều loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi và cũng
dể dàng chuyển đổi từ loại thức ăn này sang loại thức ăn
khác. Với đặc tính này, người nuôi sẽ rất thuận lợi trong
việc tận dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi cá, giúp
giảm giá thành. Đặc biệt có ý nghĩa đối với những hộ
nghèo, ít vốn.


+ Theo khảo sát ban đầu, đây là loài có khả năng tăng
trưởng bù rất tốt (tức cá không bị chai – bị còi khi điều kiện
dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian nhất định). Tuy
nhiên kết quả này cần xem xét thêm qua các thử nghiệm.
+ Trong điều kiện nuôi, cá ăn mạnh vào lúc chiều tối.
+ Tốc độ tăng trưởng: trong điều kiện tại Cần Giờ, Nhà
Bè, từ cá giống 1,5 tháng tuổi, sau 10 tháng nuôi có thể đạt
trọng lượng 0,8 – 1,1 kg/con.
2. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KỸ THUẬT TRONG
NUÔI CÁ DỨA TẠI CẦN GIỜ, NHÀ BÈ
2.1.Yêu cầu ao nuôi
- Diện tích ao tốt nhất: 3.000 – 5.000 m2
+ Ao nhỏ, biến động môi trường lớn, khó kiểm soát, cá
dứa ăn nhiều, lượng chất thải lớn, nên ao nhỏ sẽ mau phú
dưỡng (tảo phát triển quá mức) dể bị ô nhiễm.
+ Ao lớn (> 5.000 m2) khó thu hoạch. Việc cho cá ăn
cũng khó khăn hơn.
- Độ sâu ao tốt nhất: 1,5 – 2 m,
+ Ao cạn không phù hợp với bản tính sống vùng nước sâu
của cá, đồng thời môi trường nước ở các ao cạn cũng dể
biến động, vì thế ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá
+ Ao quá sâu: cá dứa thích sống tầng đáy, nếu ao quá sâu,
tầng đáy là tầng bị ô nhiễm đầu tiên và nhiều nhất trong ao.
Vì thế, tầng đáy càng sâu càng bất lợi. Ngoài ra, tầng đáy là
tầng có hàm lượng oxy hoà tan rất thấp, quạt nước cũng
khó tác động đến được tầng đáy.
- Chất lượng nước
+ Độ mặn: tuy chưa có kết quả nghiên cứu về sức tăng
trưởng của cá ở nhiều mức độ mặn khác nhau, hay tìm ra
độ mặn tối ưu cho tăng trưởng. Nhưng từ kết quả nuôi tại

CG, NB, cho thấy cá vẫn khoẻ mạnh và tăng trưởng đều
trong khoảng độ mặn từ 2 – 19 %o. Tuy nhiên, theo đặc
điểm sinh thái của cá đã nêu trên, trong tự nhiên cá phân bố
nhiêu ở vùng cửa sông, nơi có độ mặn dao động 8 – 20 %o.
+ Độ pH: tuy chưa có tài liệu công bố về ngưỡng pH phù
hợp cho cá dứa, nhưng dựa vào vùng phân bố trong tự
nhiên, nên kiểm soát độ pH trong ao trong khoảng 6,5 – 8.
+ Nhiệt độ: khí hậu miền Nam hoàn toàn phù hợp với cá.
Tuy nhiên, nên chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả
giống vào mùa lạnh.
+ Oxy hoà tan: đây là loài cá có ngưỡng chịu đựng oxy
hoà tan thấp, cần bố trí hệ thống sục khí khi nuôi ở mật độ
2 – 5 con/m2.
- Tu bổ, tẩy dọn ao: cách chuẩn bị ao cho nuôi cá dứa
cũng tiến hành các bước chuẩn bị ao cơ bản như ao nuôi
thuỷ sản khác: đắp bờ, vét bùn, bón vôi, phơi đáy, diệt tạp,
gây màu nước. Tuy nhiên, ao nuôi cá dứa cần chú ý một số
yếu tố:
+ Vét kỹ lớp bùn đáy, vì đây là loài cá ăn nhiều (20 - 30
tấn thức ăn/1 ha), thời gian nuôi dài, nên lượng chất thải
tích tụ nền đáy khá lớn.
+ Nên bố trí cầu cảng để có thể ra xa bờ cho cá ăn, tạo cơ
hội cho cá dù lớn hay nhỏ cũng dể bắt mồi hơn. Vì đây là
loài cá rất háo ăn, tranh ăn rất mạnh, nên cần có phương
pháp cho ăn đồng đều để giảm tỉ lệ phân đàn.
2.2.Chuẩn bị giống
- Kết quả thực hiện các mô hình tại TPHCM cho thấy:
+ Cá giống thích nghi tốt với chênh lệch độ mặn. Tuy
nhiên, chênh lệch càng ít càng thuận lợi cho cá.
+ Cá càng lớn, xây xát do vận chuyển càng nhiều, từ đó,

tỉ lệ hao hụt càng cao do các gai vi lưng, vi ngực rất cứng
và nhọn.
+ Đây là loài cá không có khả năng chịu đựng tốt với oxy
hoà tan thấp. Do đó, chắc chắn, thời gian vận chuyển có
ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá.
+ Như vậy, tốt nhất nên vận chuyển cá lúc nhỏ (cá hương
2 – 3 tuần tuổi) và có kế hoạch ương dưỡng tại vùng nuôi
trước khi thả ra ao nuôi.
- Kích cỡ giống thả: cá hương 3 – 4 tuần tuổi sau khi
ương dưỡng 3 – 4 tuần, cá đạt cỡ 16 – 18 mm (chiều cao
thân) là có thể thả ra ao nuôi thương phẩm
- Mật độ nuôi:
+ 1- 2 con/m2, nếu ao không có hệ thống quạt nước: thích
hợp với các hộ dân ít vốn hay nuôi mặt nước lớn.
+ 3 – 5 con/m2, bắt buộc phải có hệ thống quạt nước:
nuôi chuyên canh, trong hệ thống ao diện tích phù hợp.
+ Cần chú ý: với mật độ 1 – 3 con/m2, mức độ rủi ro
không khác biệt nhiều, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về
sản lượng và hiệu quả kinh tế. Cụ thể, cùng một diện tích
mặt nước, khi nuôi mật độ cao (phải trong giới hạn đã
khuyến cáo), sản lượng lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đồng thời, tiết kiệm được các chi phí thuốc, hoá chất tẩy
dọn ao, xử lý môi trường và cũng tiết kiệm công lao động.
2.3.Chăm sóc, quản lý ao nuôi
-Thay nước: đây là loài cá có thể nuôi trong điều kiện
nước chảy như nuôi bè, nuôi đăng quầng. Do đó, trong điều
kiện nuôi, tuỳ vào chất lượng nguồn nước cấp (mức độ ô
nhiễm, sự chênh lệch các yếu tố môi trường như độ mặn,
độ pH, ) mà có chế độ thay nước phù hợp. Tuy nhiên, cá
lớn (sau 3 tháng nuôi) có thể thay nước tối đa theo khả

năng: 1 – 2 lần/ngày, 50 – 60 % lượng nước mới/lần.
- Cho ăn: cá dứa có phổ thức ăn rộng, trong điều kiện nuôi
có thể tận dụng nhiều loại thức ăn để cho cá ăn. Khi nuôi
mật độ cao (> 2 con/m2) nên chọn loại thức ăn phù hợp để
vừa đảm bảo mức tăng trưởng tối đa của cá vừa hạn chế ô
nhiễm nước và giảm giá thành. Đặc biêt, như đã nói ở trên,
đây là loài cá tranh ăn rất mạnh. Nên cần có cách cho ăn
hợp lý: khu vực cho ăn càng rộng, càng xa bờ, càng có lợi
cho cá. Cá lớn đều hơn, giảm tỉ lệ phân đàn.
- Chăm sóc khác:
+ Quạt nước: có thể bố trí 4 – 6 giàn/ha, loại 12 quạt/giàn,
6 cánh/quạt. Thời gian vận hành tuỳ vào giai đoạn nuôi, cá
càng lớn, thời gian quạt trong ngày càng tăng.
+ Quản lý màu nước: cá dứa thải ra lượng chất thải khá lớn,
ao có nguy cơ phú dưỡng (ô nhiễm hữu cơ, tảo nở hoa) rất
cao. Do đó, cần có chế độ thay nước phù hợp và xiphong
đáy định kỳ hoặc khi cần thiết. Có thể sử dụng chế phẩm
sinh học để hỗ trợ kiểm soát nền đáy ao.
+ Tăng cường vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C để
phòng bệnh.
+ Theo dỏi bờ ao, cống bọng, lưới bao (nếu có).

×