Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhóm sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ thuật trồng trọt các loại rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

1


Giới thiệu
Nhóm Sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và
gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ
thuật trồng trọt các loại rau. Một lần nữa chúng tôi xin
nhắc lại rằng tài liệu này được viết chung cho các cây
trồng ở các vùng khác nhau. Vì vậy chúng có thể lệch đôi
chút về mùa vụ, mật độ, khoảng cách, v.v. so với quy trình
của địa phương. Do vậy, chỉ nên dùng để tham khảo. Khi
cần áp dụng vào thực tể thì nên đến các phòng Nông
nghiệp, Trạm khuyến nông tại địa phương để xin các quy
trình phù hợp nhất với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,
tập quán, .v.v. tại địa phương.











2

PHỤ LỤC
KỸ THUẬT TRỒNG RAU
PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RAU CẢI 3


I. Kỹ thuật trồng cải ngọt 3
II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo 5
IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong 6
V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp 10
VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ 14
VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ 18
VIII. Kỹ thuật trồng Su hào 19
PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ 22
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ 22
II. Kỹ thuật trồng rau bí ngô theo hướng khai thác ngọn 26
III. Kỹ thuật trồng bí xanh 28
IV. Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột 31
VI. Kỹ thuật trồng cây dưa lê 35
VII. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu 40
VIII. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua) 45
IX. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su 49
PHẦN 3 : KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU 52
I. Cách trồng đậu cô ve lùn 52
II. Kỹ thuật trồng đậu Cove leo 54
III. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan 56
IV. Kỹ thuật trồng đậu đũa an toàn 59
PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ 61
PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÁC LOẠI CÂY RAU LÀM GIA VỊ 71
I. Kỹ thuật trồng tía tô 71
II. Kỹ thuật trồng rau mùi (ngò) 74
III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi 75
IV. Kỹ thuật trồng hành tây xuất khẩu 77





3

PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY RAU CẢI
I. Kỹ thuật trồng cải ngọt
: trung tâm khuyến nông quốc gia//. www.khuyennongvn.gov.vn
1. Thời vụ
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8
đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2
đến tháng 6.
2. Vườn ươm:
Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng
hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất
nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai
mục 2 – 3 kg/m
2
. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m
2
; nếu gieo
vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m
2
. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ
lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.
3. Làm đất, trồng:
Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên
luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 –
2kg/m
2
. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng

dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt
luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2
- 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo
đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.
4. Bón phân
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):
+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi).
Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3
lượng phân chuồng).
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua.
4

Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30%
lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc:
- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau
trồng 7 - 10 ngày).
- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau.
Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể
sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.
5. Chăm sóc
Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ
ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1
lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun
gốc 1 - 2 lần.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy,
sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng

trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng
Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng
độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp
phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân
đối
7. Thu hoạch
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch,
cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.


5

II. Kỹ thuật trồng cây cải thảo
 trung tâm khuyến nông quốc gia//.Theo www.khuyennongvn.gov.vn
Khi trồng, bà con nên chọn các giống cải
thảo lai, thích nghi rộng, có năng suất, chất
lượng cao như: cải thảo Minh Nguyệt, Bạch
Dương
1. Thời vụ
Các tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10
dương lịch, phía Nam trồng từ tháng 7 năm
trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.
2. Vườn ươm
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm,
cao 25 cm. Bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat
cho 1m
2
đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau
đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2 – 2 cm.
Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 50

0
C trong 20 phút, tiếp tục ngâm
vào nước sạch trong 4 - 6 giờ. Gieo 1,5 – 2 g hạt/m
2
. Gieo hạt xong phủ lên một
lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên
khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12 -
15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới
1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc
bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ
đem cấy ra ruộng sản xuất.
3. Làm đất, chăm sóc
Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng
1,2 m, rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng
cách: Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 -40 cm.
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m
2
); Phân chuồng hoai mục
0,7 - 1 tấn, đạm urê 10 - 12kg, supe lân 15 - 20kg, kali sunfat 5 – 6 kg. Nếu đất
chua (độ pH< 6) bón thêm 20 – 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.
6

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali.
Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4
đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali.
Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt
bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate,
Yogen, khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất
lượng vẫn đảm bảo.

Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô
nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.
IV. Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
 />ytrongkythuat=rau%20c%E1%BA%A3i (ThS. Trần Thị Ba; Bộ môn Khoa học
cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT)
1. Giới thiệu chung
Cải xà lách xoong có nguồn
ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng
ở phía Tây Châu Á và nhiều nước
trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn
Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân,
Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu
Phi. Cải xoong giàu Calcium (64
mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…
Ở Việt Nam cải xoong được
trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu
mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình
Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi
trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung
cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần
Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.
Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm tùy
thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép
có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng
7

cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất
dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập.
Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập
khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực

nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 20
0
C, ở độ
cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích
hợp nhất là 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong
mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.
2. Chọn giống
Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy
nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu
nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng
3. Thời vụ
Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng 11 – 12 dương
lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất
cao.
4. Làm đất
 Trồng mới
Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7
Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn
Lên luống chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa luống rộng 30 – 40 cm, cao hơn
mặt luống 10 – 20 cm, xung quanh luống có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15
cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa.
Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh.
Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó
cấy cây cải hoặc rải đều lên luống, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn
nước cho rau phát triển.
 Cải gốc
8

Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa

bờ và rãnh thoát nước.
Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống
nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.
5. Bón phân
Lượng phân sử dụng cho 1000 m
2

 Trồng mới:
Super lân (lót): 50 kg
Vôi bột: 50 kg
Phân chuồng hoai: 500 kg. (Có thể thay thế bằng phân dơi)
 Cải gốc:
Lân vi sinh: 20 kg
Phân tôm: 30 – 40 kg
Phân chuồng hoai: 200 kg
NPK 16-16-8: 30 – 40 kg
Phân Urê: 4 – 5 kg
 Cách bón:
+ Bón lót: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước.
Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng.
Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg
Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng
Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg
Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng
9

Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg
Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê.
- : Ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch
6. Tưới nước

Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày)
Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày)
7. Làm cỏ
Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học
Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,
dùng diệt cỏ ở đầu vụ.
Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các
loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho
các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm)
Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc
8. Che mát
Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng
ánh sáng)
9. Phòng trừ sâu bệnh
Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:
 Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp
Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải.
Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc
dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.
 Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn)
10

Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng,
nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)
 Bệnh thán thư (nổ lá)
Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng,
Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,
 Bệnh đốm vằn
Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza,

Anvil,…
10. Thu hoạch
Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.
Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu
hoạch lứa trước.
Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10
tấn/ ha/ vụ.
V. Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp
Ngun: />=971
1. Giới thiệu chung
Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 1-
10
0
C.
Cải bắp có bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lạ có
bộ rễ chùm khá dày, do đó chịu hạn và chịu nước tốt hơn so với su hào và xuplơ.
Cải bắp sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt dộ 18-20oC, ưa ánh
sáng ngày dài và cường độ chiếu sáng yếu. Cải bắp thích hợp trồng trong vụ
Đông - Xuân. Độ ẩm thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí thích hợp là 80-
90%. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha, có độ pH=6,5. Tốt nhất là đất phù sa
được bồi hàng năm.
11

Cải bắp đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Để đạt được năng suất 80 tấn / ha cần
610kg đạm ure, 400kg supe lân, 500 kg KCl.
2. Một số giống cải bắp
Hiện nay nước ta có nhiều giống cải bắp: cải bắp Bắc Hà, Lạng Sơn, Hà
Nội, Nhật Bản Giống sớm nhất là CB26 của Hà Nội, K-cross của Nhật, tiếp đó
là giống của Lạng Sơn, Bắc Hà, N-cross Nhật Bản.
3. Thời vụ gieo trồng

Thời gian gieo trồng: có 3 vụ chính
* Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trồng cuối tháng 8 và trong
tháng 9. Thu hoạch vào tháng 11 và 12.
* Vụ chính: Gieo trong tháng 9 và tháng 10. Trồng từ giữa tháng 10 đến
hết tháng 11. Thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau.
* Vụ muộn: Gieo trong tháng 11, trồng voà giữa tháng 12. Thu hoạch vào
các tháng 2-3 năm sau.
4. Gieo hạt ươm cây con
Chọn nơi đất tốt, làm đất nhỏ, lên luống 15-20 cm luống rộng khoảng 1,2-
1,5m (Tưới phân loãng trước khi làm đất). Gieo khoảng 1 lạng hạt/ 25m
2
đất.
Phủ một lớp rơm nhẹ, thoáng ( rơm phủ mặt được chặt nhỏ khoảng 8-12cm).
Tưới nước nhẹ để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và cây con phát triển.
Tuổi cây giống tốt nhất là có từ 4-6 lá thật, tương ứng với thời gian 20, 25, 30
ngày.
5. Làm đất bón phân:
Làm đất nhỏ đều. Lên luống cao 20-25 cm, luống rộng 1-1.2cm, rãnh luống
rộng 20-25 cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để thoát nước khi mưa. Vụ chính
và vụ muộn làm luống phẳng.
Bón lót cho 1 ha: 20 - 30 tấn phân chuồng + 150 kg phân lân, 50 - 60 kg
kali, 40 – 60 kg đạm ure. Phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều với nhau rồi
rải vào đất khi lên luống, hoặc bón vào hố trồng. Có thể bón vào giữa luống
bằng cách rạch một rãnh sâu ở giữa luống, rải phân vào đó rồi lấp đất. Phân đạm
bón sau khi trồng, bón xong tưới nước ngay.
12

6. Kỹ thuật trồng
Chọn cây giống lá tròn, cuống lá dẹt, to và ngắn. Cây sinh trưởng tốt đồng
đều, không có sâu bệnh.

Dùng dầm hay cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây. Trên
1 luống trồng 2 hàng, sắp xếp theo kiểu so le. Khoảng cách giữa các cây thay đổi
tuỳ thuộc vào bắp cuống của giống to hay nhỏ.
Vụ sớm trồng với mật độ trồng 50 x 40cm.
Vụ chính trồng với khoảng cách 50 x 50cm.
Vụ muộn trồng với khoảng cách 50 x 40cm.
7. Kỹ thuật chăm sóc:
Sau khi trồng cây xong phải tưới ngay. Sau đó tưới hàng ngày cho đến khi
cây hồi xanh. Từ đó trở đi có thể 5-7 ngày tưới 1 lần. Có thể kết hợp tưới với
bón thúc bằng phân nước hay phân đạm hoà tan.
Khi cải bắp trải lá bàng nên dẫn nước vào rãnh, ngập đến 1/3 luống, để
nước thấm dần vào luống. Khi cải bắp đã cuốn cho nước vào rãnh lần thứ 2, để
ngập 2/3 rãnh . Không nên để thưa trong ruộng cải bắp. Khi cải bắp đã cuốn
chắc thì không tưới nữa để tránh hiện tượng nứt bắp.
 Bón thúc cho cải bắp vào 2 thời kì chính:
Kỳ đầu bón vào thời gian từ lúc ra ngôi đến lúc cây trải lá bàng, trong
khoảng 30 - 45 ngày tuỳ theo giống. ở thời kì này cải bắp cần được bón thúc 2
lần. Lần đầu bón khi cây ra ngôi 10 - 15 ngày. Dùng phân chuồng loãng 30% để
tưới. Lần thứ 2 khi cây sắp trải lá bàng. Lần này cũng tưới nước phân chuồng
pha loãng, kết hợp với bón 60-70kg phân đạm cho 1 ha.
Kì thứ 2 bón vào giai đoạn cây trưởng thành đến khi cuốn xong, kì này bón
làm 2 - 3 lần. Lần đầu bón khi cây bắt đầu vào cuốn. Dùng phân chuồng pha đặc
kết hợp với 50 kg đậm ure để bón thúc cho 1 ha. Lần thứ 2 bón khi cải bắp đã
cuốn chắc. Cũng dùng lượng phân chuồng pha đặc như trên kết hợp với 60-70
kg đạm ure bón cho 1 ha.
13

Sau đó nều điều kiện thời tiết thuận lợi thì không cần bón thúc nữa. Nhưng
nếu thời tiết xâu, cây sinh trưởng kém, lá vàng thì bón thúc thêm lần thứ 3.
Lượng phân chuồng pha đặc tuỳ theo trạng thái tốt xấu của cây.

Sau khi trồng 10 - 12 ngày cần tiến hành xới cho cây, kết hợp với nhặt cỏ
trước khi bón thúc lần đầu.
Khi cây cải bắp sắp trải lá bàng thì xới sâu trên mặt luống, xới mép luống
và vun gốc. Sau đó vài hôm thì bón thúc.
Khi trời mưa đất bị dính mà cây bắp còn nhỏ thì cần xới phá váng kịp thời
và bón thúc sau khi xới.
Sau khi ra ngôi được 4- 5 ngày thì tiến hành giặm ở những nơi cây bị mất
để đảm bảo mật độ.
Khi cây vào cuốn, cần tỉa bỏ những lá chân đã già cỗi, không còn khả năng
quang hợp,làm cho ruộng cải bắp thông thoáng, hạn chế sự phát trển sâu bệnh.
Việc này cần tiến hành thường xuyên cho đến khi thu hoạch. Chú ý làm cẩn thận
không để giập gãy các lá còn khoẻ mạnh.
Thời gian đầu khi bắp cải còn nhỏ, nên trồng xen xà lách, cải trắng, cải
thìa. Thời gian trồng xen không nên quá 30-35 ngày.
8. Kỹ thuật làm giống bắp cải
Giống cải bắp được thu hoạch từ những cây được để làm giống. Những cây
này được gieo hạt đại trà vào cuồi tháng 7 và đầu tháng 8. Cây giống được 35
ngày thì ra ngôi, chăm sóc giống như cây cải bắp trồng đại trà. Đến tháng 12 thì
thu hoạch. Dùng dao sắc chặt hơi vát không làm giập làm xước vỏ cây. Chú ý
chọn những cây to mập, có những đặc điểm tiêu biểu của giống để làm giống.
Sau khi thu hoạch bắp cải, các gốc cây được dồn vào một khu vực trên ruộng. ở
khu vực này cũng lên luống và bổ hốc để đặt các gốc cải bắp vào, hốc này các
hốc kia 40-50cm. Bón mỗi hốc 2 kg phân chuồng đã ủ với 100g tro bếp và
khoảng 7 g supe lân. Phân được trộn đều với đất, đặt gốc cây cải vào, nén cho
chặt gốc rồi tưới nước.
Sang xuân gốc cải bắp phát ngồng và ra hoa. Ngồng vừa vươn cao vừa ra
hoa kết quả. Mỗi gốc chỉ giữ 3 - 4 ngồng hoa. Khi ngồng hoà 50-60 cm thì phải
cắm cọc và buộc giữ các ngồng để không bị gió làm gãy. Tiến hành bấm ngọn
để nước và chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả và hạt. Khi quả có đốm vàng là
14


quả đã chín. Cần tiến hành thu hoạch ngay để đem ủ thêm 3-5 ngày cho quả chín
thêm rồi đem phơi khô, tách lấy hạt, sàng sẩy kỹ cất kĩ để đảm bảo cho vụ sau.
Ở các vùng núi cao, cải bắp để giống được gieo hạt vào tháng 6, trồng vào cuối
tháng 7 sang đầu tháng 8, thu hoạch bắp cải vào tháng 11 và tháng 12. Sau đó
lấy gốc trồng, ngay hoặc để lại tại chỗ rồi tiến hành chăm sóc. Đến tháng 2 cải
bắp trổ ngồng, ra hoa. Tháng 4-5 thu hoạch hạt để giống. Cần thu hoạch hạt
nhanh gọn, kịp thời vì lúc này ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường có mưa sớm,
dễ làm hạt bị thối, mốc, hoặc mọc mầm ngay trên cành.
VI. Kỹ thuật gieo trồng súp lơ
Theo: Rauhoaquavietnam.vn
1. Giới thiệu chung
a. Đặc tính sinh học
Thực phẩm của Súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm,
xốp không chịu được mưa nắng.
Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển
kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 - 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt
động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.
b. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
 Yêu cầu nhiệt độ
Súp lơ là loại cây 2 năm, chịu được lạnh; nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh
trưởng và phát triển là 15
0
– 18
0
C. Từ 25
0
C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa
già, hoa súp lơ bé và dễ nở. Quả lại ở giai đoạn súp lơ đang ra hoa nếu nhiệt độ
dưới 10

0
C hoa lơ cũng bé phẩm chất kém, vì thế giai đoạn này nếu gặp gió mùa
đông bắc cần có biện pháp che phủ, chống rét cho súp lơ.
 Yêu cầu ánh sáng
Ở thời kỳ cây con cần nhiều ánh sáng, sau khi bộ lá đã phát triển đầy đủ rồi
thì yêu cầu ánh sáng lại giảm đi. Ngày dài rút ngắn sự sinh trưởng và phát triển
của súp lơ. Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới đạt năng suất và phẩm chất
cao.
 Yêu cầu về độ ẩm
15

Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp nhiệt độ
không khí cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì hoa
bé, chóng già , năng suất thấp.
Nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ
thối.
Độ ẩm đất trên 90% súp lơ dễ bị các vi khuẩn hại bộ rễ.
Độ ẩm thích hợp là 50 - 80% độ chứa ẩm đồng ruộng.
 Yêu cầu chất dinh dưỡng
Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân
bón gấp đôi so với cây cải bắp, đến 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung
vào thời kỳ làm hoa. Vì thế bón thúc rất có hiệu lực.
 Các giống phổ biến
Có hai loại:
- Súp lơ đơn: Để trồng vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có
lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ
1- 2 kg
- Súp lơ kép: Để trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to, nặng từ 1,5 - 3
kg, màu trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.
Ngoài ra còn trồng loại súp lơ xanh của Nhật Bản. Khác với loại súp lơ

thông thường có hoa màu trắng hoặc trắng ngà, loại súp lơ này cả cuống lẫn ngù
hoa đều có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn,
nhưng ăn ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng.
2. Thời vụ gieo trồng
- Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 - 9.
- Vụ chính: gieo tháng 10 - tháng 12, trồng tháng 11 - 12.
Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50
0
C trong 25 - 30 phút để
diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo.
16

Lượng hạt gieo trên 1m
2
khoảng 3,5 - 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi
gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 - 70%.
Chú ý: che mưa nắng cho cây giống.
Riêng đối với súp lơ vụ sớm sau khi cây con mọc được 15 - 18 ngày thì
phải đem giâm. Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, cây
cách cây 5 - 6 cm theo hình nanh sấu.
Chú ý: Nên giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong
tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 - 25 ngày thì nhổ đem trồng.
3. Làm đất, bón phân lót
Luống rộng 0,9 – 1m: vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện, vụ muộn và
chính làm luống thấp và phẳng.
Bón lót cho 1 ha: phân chuồng ủ hoai 40 tấn.
Phân đạm urê 50 kg.
Phân lân 25kg.
Phân kali 70kg.
Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi theo hốc trồng là tốt nhất.

Mỗi hốc bón từ 800g đến 1.000g. Bón xong đảo đất cho đều.
4. Trồng súp lơ
Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50cm hoặc 40 x
50 cm (21.000 - 23.000 cây trên 1 ha); khoảng 750 - 820 cây/sào). Tuổi cây
giống khoảng 40 - 50 ngày (khi cây giống có 5 - 6 lá). Chọn cây to, mập, lá
xanh, gốc đỏ, không bị dị hình để đem trồng.
5. Chăm sóc súp lơ
Xới vun và tưới nước: Sau khi trồng phải được tưới nước mỗi ngày 2 lần
vào buổi sớm và chiều mát, trong 7 - 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới nhẹ
và đều). Sau đó cứ hai ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa khoảng 70-
80%.
17

Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa
nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 - 2 ngày một lần. Gặp
tiết trời nồm không được tưới nước.
Khi xới phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau
khi trồng khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 - 12 ngày.
Bón phân thúc: thường dùng nước giải, phân bắc, phân nước và phân đạm
pha loãng để thúc 2 - 3 lần.
Lượng phân để bón thúc cho 1 ha như sau:
Phân bắc, phân đạm urê 80 - 100kg. Các kỳ bón thúc:
Kỳ 1: Sau khi trồng độ 15 ngày, dùng phân bắc pha 1/10 phân đạm cho 20
kg urê để tưới.
Kỳ 2: Sau đó 10 - 12 ngày, cũng thúc như vậy.
Kỳ 3: Khi cây đã chéo nõn, lúc này tập trung số phân còn lại bón nốt để
thúc cây ra ngù nhanh, chắc.
Kỳ này có thể rắc phân đạm và rải phân bắc, phân mục vào giữa luống, rồi
cho nước vào rãnh, lấy gáo té lên mặt luống.
Che đậy hoa: Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày

(giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay.
Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé,
có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy
chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến
lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy
khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Ngoài những sâu bệnh hại cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối
đen. Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh mẽ trong
điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).
Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước
quá ẩm gây độc hại cho bộ rễ súp lơ.
18

7. Thu hoạch súp lơ
Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa
lơ.
Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt
đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.
Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống
hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển. Năng suất súp lơ có
thể đạt từ 18 - 22 tấn/ha (6 - 8 tạ/sào).
8. Để giống súp lơ
Chúng ta phải tính toán thời vụ để khi súp lơ ra hoa kết quả không gặp mưa
nhiều, lúc thu hoạch có thể hong phơi được ngay.
Khi để giống người ta thường bố trí cho quả chín vào tháng 4 và tháng 5.
Gieo hạt vào hạ tuần tháng 9 đến thượng tuần tháng 10, ra ngôi tháng 11 và
tháng 12. Tính bình quân một cây súp lơ giống cho 5 - 7g hạt, trồng tốt, chăm
sóc chu đáo có thể đạt 12 - 15g mỗi cây, tức là vào khoảng 3 - 5 tạ/1 ha (10 -
18kg/sào).

VII. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rau cải củ
Ngun: Theo Nhà XB Văn hoá dân tộc
1. Thời vụ
Chính vụ: gieo từ tháng 8 đến cuối tháng 9. Vụ muộn; gieo tháng 10, tháng
11. Vụ chiêm hè: gieo tháng 4, tháng 5.
2. Làm đất, bón phân , gieo hạt
Cần cày, cuốc sâu để ải và làm nhỏ, nhặt bỏ các loại sỏi, đá, gạch vụn; làm
luống rộng 1,2 m – 1,5 m. Bón lót cho 1 ha cần: 15 – 16 tấn (5 – 6 tạ/sào) phân
chuồng ủ với 5% lân và kali. Tải phân trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1 –
2 ngày rồi gieo hạt; gieo 15 – 17 kg /ha (0,5 – 0,6 kg/sào). Nếu gieo hàng thì bỏ
phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Hàng cách nhau 25 – 30 cm. Gieo xong
lấp đất, phủ rạ.
3. Chăm sóc
19

Tưới nước phân thúc: Phủ rạ sau khi gieo rồi tưới nước giữ ẩm. Hai ngày
tưới một lần cho đến khi mọc. Chỉ tưới lướt để giữ ẩm chứ không cần tưới đẫm
nước. Cây có 2 – 3 lá thật thì tỉa lần thứ nhất, rồi bón thúc lần đầu bằng nước
phân pha loãng; sau đó 5 –7 ngày tỉa lần thứ hai kết hợp với nhặt cỏ, để lại
khoảng cách 15 – 20 cm một cây. Sau đó thúc lần thứ hai. Thúc lần ba khi cây
đang phát triển.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại cải củ giống như sâu bệnh hại các loại rau cải, đặc biệt là rệp
rau và bọ nhẩy, cần phát triển và phun phòng kịp thời.
Chú ý: không nên gieo 2 – 3 đợt cải củ trên cùng một diện tích.
5. Thu hoạch
Vụ chính sau khi gieo 60 – 70 ngày được thu hoạch; vụ muộn phải 80 –
100 ngày mới được thu hoạch, trái lại vụ chiêm chỉ 25 – 35 ngày là thu hoạch cả
cây, ăn cả lá, rễ, củ rất bé có vị hăng gắt. Năng suất cải củ có thể đạt 17 – 30
tấn/ha ( 6 – 10 tạ/sào) tuỳ giống và tuỳ vụ gieo trồng.

6. Để giống cải củ
Sau khi đã chuẩn bị đất kỹ, tìm những cây rủ lá vào buổi trưa, chọn củ to,
đều đặn, dáng đẹp, không sâu bệnh; cắt bỏ chỉ lấy 1/3 củ và 15 – 18 cm ls; chấm
mặt cắt vào tro bếp, chờ cho lát cắt se rồi trồng theo hàng với khoảng cách 30 x
40 cm hoặc 40 x 50 cm, ấn chặt đất quanh gốc và tưới giữ ẩm liên tiếp cho cây
ra rễ mới. Nửa tháng sau tưới thúc bằng nước phân loãng. Khi cây trổ ngồng thì
bấm ngọn để ngồng phát nhanh sẽ cho nhiều hoa và quả. Từ khi trổ ngồng đến
khi ra quả cần tưới nước phân cho cây 3 – 4 lần nữa, quả sẽ sáng, hạt chắc.
Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng lục thì thu hoạch, cắt cả cành
đem về bó lại để chỗ thoáng độ 5 – 7 ngày sau đó mới phơi khô lấy hạt. Một
hecta cải củ có thể thu từ 600 – 1000 kg hạt cải củ ( 22 – 35 kg/sào).
VIII. Kỹ thuật trồng Su hào
 />cat_view&amp;gid=87&amp;Itemid=154
1. Giới thiệu chung
20

Cây su hào thuộc họ Thập tự.
Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều
chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi
giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn
cải bắp 2 - 3
o
C. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do
đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.
Su hào lại không đòi hỏi nhiều đối với đất cũng như phân bón.
2. Các giống su hào trồng ở nước ta.
Thường có 2 giống.
- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và
phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.
Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến
lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu
Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).
3. Thời vụ gieo trồng:
- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và
su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.
- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần
loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây
giống 25 - 30 ngày.
4. Trồng su hào.
Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện
cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.
Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.
- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).
- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).
21

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.
Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén)
hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay
giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

Bón lót:
Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 -
20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg. Phân kali: 40 - 50 kg.
Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân
với đất rồi trồng.
5. Chăm sóc
- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2
lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi

cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời
gian sinh trưởng.
- Bón thúc: bón thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha
loãng 20%. Sau đó cứ một tuần lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt
quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng
phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nẩy đều,
mỏng vỏ.
- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20
ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau:
chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ
phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng
dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.
7. Thu hoạch:
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã
bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ,
22

giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10
tạ/sào).
8. Để giống su hào.
Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.
Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà:
lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng
đạm để thúc.
PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY THUỘC HỌ BẦU BÍ
I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đỏ
Nguồn: />gID=1&NewsID=263

1. Giới thiệu chung
Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng phổ biến nhất ở vùng
nhiệt đới là C. pepo và C. moschata, còn C. maxima thì thích hợp ở vùng khí
hậu mát.
Sản phẩm sử dụng chính là trái giàu vitamin A, trái chứa 85 - 91% nước,
chất đạm 0,8 - 2 g, chất béo 0,1 - 0,5 g, chất bột đường 3,3 - 11 g, cho năng
lượng 85 -170 kJ/100 g. Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng được dùng làm rau ăn.
 Đặc tính sinh học:
Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên
khả năng chịu hạn tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn.
Đây là cây rau được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất mới khai phá.
Thân: Thân bò có tua cuốn, thân dài ngắn tuỳ giống, thân tròn hay có gốc
cạnh. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt
thân.
Lá: Lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ
thùy sâu hay cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng.
Hoa: Hoa đơn phái cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng.
23

Trong điều kiện khí hậu không thuận hợp cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa
đực bất thụ.
Trái: Đặc điểm của cuống trái là một đặc tính dùng để phân biệt các loài bí
trồng. Cuống trái mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay
không. Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ
xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng trái rất thay đổi từ tròn, oval tới dài.
Thịt trái dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi. Ruột chứa nhiều hột nằm
giữa trái.
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở đồng
bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển từ 18 - 27oC. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ

chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng
hoa và trái non.
Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hìanh thành tỉ lệ hoa đực
và cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực.
Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém
nhưng chịu khô hạn tốt. ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát
sinh bệnh trên lá.
 Giống
Các giống địa phương trồng phổ biến. Hai giống được ưa chuộng nhất là:
- Giống Bí Vàm Răng: Trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc
Trăng. Trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5 kg, trái già màu vàng, vỏ hai da, thịt
dầy, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon.
- Giống Bí trái dài Ban Mê Thuột: Trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ
và cao nguyên. Trái bầu dục dài, nặng 1 - 2 kg, vỏ vàng xanh hay vàng, trơn
láng hay sần sùi, thịt mỏng, màu vàng tươi đến vàng cam, ít dẻo, ngon ngọt.
2. Thời vụ trồng
Bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà
bố trí trồng mùa khô hay mùa mưa. Mùa khô gieo tháng 11 - 12 dương lịch, thu
hoạch tháng 3 - 4 dương lịch; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 - 9
dương lịch.
24

3. Làm đất, Gieo hạt
Bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng
sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá. Kỹ thuật làm đất bí tương tự
như làm đất trồng dưa hấu. Đất được cuốc lên líp đôi, khoảng cách giữa 2 tim
mương 5 - 6 m, mương rộng 0,4 - 0,6 m, mặt luống rộng 0,7 m, cao 0,2 - 0,3 m,
khoảng cách cây trên luống 0,5 - 0,7 m, mật độ 5.500 - 7.500 cây/ha.
Hạt gieo thẳng hoặc gieo trong bầu, thường ngâm ủ cho nẩy mầm trước khi
gieo. Lượng giống gieo 1 - 1,5 kg/ha tùy giống. Cây con đem trồng có 1 - 2 lá

nhám.
4. Bón phân, tưới nước, tạo hình
Công thức phân áp dụng và cách bón như sau cho 1 ha:
N: từ 230- 250 kg
P2O5: 150-200 kg
K2O: 90 -100 kg
Loại phân
Lượng
phân
Bón lót
Thúc lần 1
(20NSKT)
Thúc lần 2
(40 NSKT)
Thúc
nuôi trái
Phân chuồng
(m
3
)
30
30



Vôi (kg)
1.000
1.000




Phân 16-16-8
600
200

200
200
Uree (kg)
250



250
DAP (kg)
150

120
30

KCl (kg)
100



100
NSKT: Ngày sau khi gieo
25

Ngoài lượng phân trên có thể phun phân qua lá định kỳ 7-10 ngày/lần như
Bayfolan, HVP, Komix, Bioted với nồng độ khuyến cáo trên nhản chai thuốc

giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho trái tốt.
Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa.
Thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng.
Tạo hình: Khi bí dài 1m, lấy đất đắp đoạn thân giúp cây phát triển rễ phụ
tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn. Bí có khả năng đâm
nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên chừa 2 - 4 nhánh tốt nhất
hoặc dây chánh và 1 - 2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập
trung dinh dưỡng nuôi trái. Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông
thoáng ong bướm dể tìm hoa hút nhụy, tăng tỉ lệ đậu trái.
Để trái: Hoa đực ở bí đỏ rất nhiều, gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm
hơn hoa cái vài ba ngày. Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở. Hoa
nở vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không
cùng lúc mà hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần
thiết để đảm bảo năng suất. Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực
lên vòi nhụy. Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời gian
chấm nụ. Mỗi cây thường để 1 - 3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ phì của
đất.
5. Phòng trừ sâu bệnh
 Bọ dưa
Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc
Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/
bình 12-16 lít nước.
Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc sau khi trồng và trước khi cây ra hoa
(kết hợp khi bón phân thúc).
 Sâu vẽ bùa
Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin,
Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.
 Bọ trĩ
Phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật

×