Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các bất thường về tinh hoàn và bìu đái pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.85 KB, 8 trang )

Các bất thường về tinh
hoàn và bìu đái

Viêm tinh hoàn do quai bị
Viêm tinh hoàn do quai bị là một biến chứng của bệnh
viêm nhiễm virus thời niên thiếu, nhưng hầu hết trẻ em
ngày nay đều được miễn dịch bằng vắc xin. Bệnh quai bị
do virút gây ra sốt và sưng tuyến nước bọt, nhất là các
tuyến ở sau mang tai, ngay sau quai hàm. Nếu không
được chích ngừa, thì khi bị bệnh, có thể gây những ảnh
hưởng nghiêm trọng.

Sơ đồ cấu tạo hệ sinh dục nam
Bệnh quai bị ít khi trở thành trầm trọng ở trẻ trai hay gái.
Bệnh có thể kéo dài vài tuần rồi hết và không gây ảnh
hưởng.
Nhưng nếu thanh thiếu niên qua tuổi dậy thì (khoảng 20
đến 35%) sẽ gây viêm tinh hoàn (do virút bệnh quai bị ảnh
hưởng việc sản sinh tinh trùng, trong đó 30% bị vô sinh).
Các triệu chứng viêm tinh hoàn do quai bị thường phát
triển sau ba hay bốn ngày phát bệnh. Một hoặc hai tinh
hoàn bị sưng, mềm và đau khi sờ vào. Tình trạng sưng
kéo dài một tuần. Sau một hay hai thừng, tinh hoàn bị teo
lại.
Cách điều trị quai bị tốt nhất chích ngừa cho trẻ. Vì bệnh
do vi rút gây ra nên không có thuốc ngừa, vấn đề chỉ là
làm dịu những khó chịu ở người bệnh cho đến khi họ bình
phục (khoảng sau một tuần). Trong trường hợp viêm tinh
hoàn do quai bị, người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm khăn
nóng, dùng khăn bông mền hoặc để đỡ tinh hoàn. Có thể
cho uống thuốc hạ sốt và giảm đau.


Bệnh quai bị ở người lớn có thể gây vô sinh nếu cả hai
tinh hoàn bị tổn thương, nhưng bệnh thường không gây
vấn đề về khả năng giao hợp ở đàn ông, và thường chỉ
xảy ra với một tinh hoàn nên ng ười đàn ông vẫn còn khả
năng sinh sản. Bên tinh hoàn bị viêm do quai bị sẽ teo lại
dần. Nhưng kể cả khi hai tinh hoàn bị ảnh hư ởng, người
đàn ông vô sinh, nhưng ham muốn và sinh hoạt tình dục
hiếm khi bị ảnh hưởng.
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm bìu thư ờng gặp
nhất. Nó gây sưng, đau mào tinh hoàn, ống chạy dọc phía
sau mỗi tinh hoàn và đem tinh trùng từ tinh hoàn đến ống
dẫn tinh (ống mang tinh trùng đến niệu đạo). Bệnh có thể
phát triển một bên hoặc cả hai. Viêm tinh hoàn thường do
viêm nhiễm phát bệnh khi các sinh vật gây viêm niệu đạo
hoặc tuyến tiền liệt di chuyển xuống ống dẫn tinh vào mào
tinh hoàn. Ðó là một tình huống phổ biến, nhất là nơi
những người. có các vấn đề về tuyến tiền liệt, hay mắc
bệnh gây qua đường tình dục, chứ ít khi thấy nơi trẻ em.
Viêm mào tinh hoàn có thể rất đau, sốt khó tiểu, nước tiểu
có thể có mủ, cần phải được nằm nghỉ vài ba ngày. Bệnh
thường bình phục sau một tuần. Những trường hợp nặng
hoặc nếu không được điều trị, ống dẫn tinh và mào tinh có
thể tạo sẹo làm nghẽn một phần hoặc cả ống, có thể dẫn
đến vô sinh. Việc chữa trị không triệt để có thể gây thành
mãn tính và lâu lâu lại tái phát, nhất là những lúc căng
thẳng, bị kích thích tình dục mạnh, hay sức ép làm nước
tiểu chảy ngược có thể gây tái viêm mào tinh hoàn.
Có thể rất khó phân biệt tình trạng viêm mào tinh hoàn với
tình trạng xoắn tinh hoàn, tình trạng tinh hoàn bị xoắn và

chặn đứng sự cung cấp máu. Cả hai tình trạng đều làm
tinh hoàn s ưng và đau, nhưng trong trường hợp viêm
mào tinh hoàn, các triệu chứng sưng đau có nhưng không
thấy máu bị tắc nghẽn ở trẻ, tình trạng xoắn tinh hoàn
thường làm sưng tinh hoàn, nhưng ở người lớn lại gây
viêm.
Ðiều trị viêm mào tinh hoàn bằng kháng sinh để loại trừ
sự viêm nhiễm sau khi xác định loại vi khuẩn gây viêm
bằng các xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch tiết ra từ
tuyến tiền liệt. Còn nếu do bị lây truyền qua đ ường tình
dục thì cả hai người cần điều trị. Ngoài thuốc, người bệnh
cần nằm nghỉ, chườm lạnh để giảm bớt khó chịu. Nếu
thường bị tái phát có thể giải quyết bằng cách thắt ống
dẫn tinh ở bên bị ảnh hưởng.
Viêm mào tinh hoàn trầm trọng cả hai bên có thể gây vô
sinh do mô sẹo làm nghẽn mào tinh hoàn và ống dẫn tinh.
Sự viêm nhiễm nhẹ hay chỉ một bên chỉ làm giảm khả
năng sinh sản tạm thời. Cần tránh sinh hoạt tình dục lúc
phát bệnh, nhưng sau khi bình phục, hầu như không gây
những ảnh hưởng lâu dài về khả năng sinh hoạt tình dục.
Xoắn tinh hoàn
Các tinh hoàn treo tự do trong bìu dựa vào dây dịch hoàn,
chứa ống dẫn tinh và sự tiếp tế máu. Khi một tinh hoàn
xoắn vào dây này, sự tiếp tể máu bị cắt và tinh hoàn bị
sưng đau: Tình trạng này được gọi là xoắn tinh hoàn. Nếu
tinh hoàn không tự hết xoắn hay không điều trị ngay, tinh
hoàn sẽ bị hủy hoại và mất khả năng tạo ra tinh trùng và
nội tiết tố nam. Tình trạng xoắn thường thấy nhất ở độ
tuổi từ 5 đến 20 tuổi, nhưng cũng có khi xảy ra ở trẻ nhỏ
hơn và người lớn. Khuynh hướng phát triển vấn đề này d

ường như do di truyền và liên quan đến những gì được
gọi là "sự dị dạng quả lắc chuông", đơn giản là cách cấu
tạo dây tinh hoàn và dây dịch hoàn khiến nó dễ bị xoắn.
Nếu ai đã bị xoắn một bên thì bên kia cũng có nguy cơ bị
xoắn.
Tình trạng tinh hoàn bị xoắn là tình huống nghiêm trọng vì
nó có thể làm mất hoàn toàn khả năng thực hiện chức
năng của một bên hoặc hai bên. Nếu khả năng thực hiện
chức năng cả hai tinh hoàn bị mất, họ sẽ trở nên vô sinh
và sẽ cần điều trị nội tiết tố suốt đời, để duy trì hình dạng
nam tính và khả năng tình dục. Tổn hại xảy ra chỉ trong
bốn giờ. Nếu được khám và điều trị trong vòng 12 tiếng
sau khi bắt đầu có triệu chứng xoắn, cơ may cứu đ ược
tinh hoàn rất cao. Nhưng nếu để chậm trễ sau 24 tiếng thì
hầu như không thể cứu được.
Các triệu chứng xoắn tinh hoàn đột ngột là thấy tinh hoàn
sưng và đau dữ dội ở một bên bìu, đặc biệt nam thiếu
niên ở tuổi dậy thì. Ðau ở bụng dưới, buồn nôn và ói mửa
cũng có thể xảy ra. Vấn đề chính khi chẩn đoán tình trạng
xoắn là phải phân biệt nó với tình trạng viêm mào tinh
hoàn, bằng cách xem máu có bị ngăn lại không. Vài xét
nghiệm máu chảy đến tinh hoàn được dùng để chẩn đoán
bệnh, như việc dùng ống nghe đặc biệt (ống nghe
Doppler) với siêu âm và "nội soi cắt lớp hạt nhân", bao
gồm việc chích một liều chất phóng xạ cực nhỏ vào dòng
máu để máu chảy vào vùng bìu trong khi quan sát bằng
máy soi cắt lớp.
Nếu tình trạng xoắn không được điều trị, tinh hoàn sẽ hết
sức đau, s ưng, có khi bằng trái bưởi chùm. Sau đó chỗ s
ưng sẽ giảm dần và cuối cùng teo lại bằng hạt đậu.

Xoắn tinh hoàn có thể điều trị thành công trên 90% trường
hợp nếu được điều trị đúng trong vài giờ sau khi triệu
chứng bắt đầu. Trong những giờ đầu tiên sau khi tình
trạng xoắn xảy ra thì bác sĩ có thể làm hết xoắn mà không
cần phẫu thuật. Sau khi gây tê, bác sĩ chỉ cần xoay ngược
lại chiều xoắn, trả lại tình trạng ban đầu cho tinh hoàn:
máu tiếp tục chảy vào tinh hoàn, và tinh hoàn giảm sưng
dần.
Nếu cần phẫu thuật, việc này cũng đơn giản và chỉ mất
vài phút là có thể tháo chỗ xoắn, ổn định bằng mũi khâu
để tránh tình trạng xoắn lại. Cuộc tiểu phẫu này chỉ cần
vài phút như ng thường phải gây mê tổng quát.
Như đã giải thích trước, hầu hết trường hợp xoắn tinh
hoàn nếu không điều trị kịp sẽ đưa tới hậu quả làm mất
khả năng thực hiện chức năng của tinh hoàn. Tinh hoàn
không còn tạo ra tinh trùng hoặc nội tiết tố nam. Nếu chỉ
có một tinh hoàn bị ảnh hưởng, tinh hoàn còn lại có thể
tạo ra số lượng nội tiết tố nam bình thường. Nhưng họ có
thể trở nên vô sinh do sự đáp ứng miễn dịch tự động
được hình thành nơi cơ thể như hậu quả của việc hủy
hoại tinh hoàn kia. Trong các trường hợp này cơ thể tạo
ra những tế bào tấn công tinh trùng của họ và tiêu diệt
chúng.
Nếu cả hai tinh hoàn bị xoắn đều bị hủy hoại, thì thực chất
là họ bị thiến. Họ bị vô sinh và cần bổ sung nội tiết tố suốt
đời để duy trì nam tính và khả năng tình dục bình thường.
Nếu không bổ sung tiết tố, họ sẽ dần dần mất dần ham
muốn về tình dục, mất khả năng cương cứng, phát triển
nữ tính nhiều hơn.
Tràn dịch tinh hoàn, dãn tĩnh mạch tinh, và u tinh dịch

Ba tình huống làm ảnh hưởng bìu là tràn dịch tinh hoàn,
dãn tĩnh mạch tinh, và u tinh dịch thường hoàn toàn vô hại
và không cần phải điều trị. Tràn dịch tinh hoàn là tình
trạng tích dịch cao trong túi bao quanh tinh hoàn. Dãn tĩnh
mạch tinh là tình trạng tĩnh mạch phình to (căng dàn tĩnh
mạch) lồi ra bên trong bìu, th ường ngay phía sau và trên
các tinh hoàn. Ước chừng 10% đàn ông tuổi từ 15 đến 25
mắc chứng này. U tinh dịch là tình trạng có u nang nhỏ
đầy tinh dịch, thường nằm ngay trên các tinh hoàn.
Tràn dịch tinh hoàn thường không thành vấn đề trừ khi bìu
bị phồng lớn và nặng do chất dịch quá nhiề u làm khó chịu
hoặc khó coi. Chất dịch này có thể dùng kim hút đi định kỳ
hoặc tiểu phẫu để chữa hoàn chỉnh.
Dãn tĩnh mạch tinh không đe dọa sức khỏe và thường
không có triệu chứng nhưng đó là nguyên nhân chủ yếu
gây vô sinh. Sự hiện các mạch máu dãn ở bìu có thể tăng
nhiệt độ, đủ để làm chậm quá trình tạo tinh trùng và dẫn
đến vô sinh. Một khi đã thành vấn đề, có thể tiểu phẫu để
chữa hết và cứu vãn được tình hình vô sinh (trên 50%).
Ðể kiểm tra tình trạng vô sinh có thể dùng phương pháp
đếm tinh trùng. Một vài bác sĩ có ý kiến nên phẫu thuật tất
cả các trường hợp bị dán tĩnh mạch tinh càng sớm càng
tốt nhằm tránh bị vô sinh.
U tinh dịch cũng không gây ra những vấn đề về sức khỏe
và không cần điều trị trừ khi nó gây khó chịu, lúc ấy có thể
tiểu phẫu để cắt bỏ.
Các triệu chứng về tràn tinh dịch tinh hoàn là bìu lớn ra,
có thể như thấy một trong hai tinh hoàn lớn hơn bình
thường do chúng bị bao quanh bởi quá nhiều chất dịch.
Túi dịch có thể mềm hay cứng, nhưng không đau hoặc

rát. Dùng đèn chiếu sáng đặt bên dưới bìu sẽ nhìn rõ túi
dịch và lấy kim hút chất dịch mà vàng trong ra.
Các triệu chứng về dãn tĩnh mạch là thấy các nốt mạch
máu cứng lổn nhổn ở bìu, trên hai tinh hoàn, thường là
bên trái nhiều hơn bên phải (giống như một túi sán). Các
nốt này càng lớn và cứng hơn nếu bị căng thẳng hoặc
đứng lâu và mềm trở lại nếu nằm nghỉ. Có thể thấy đau
khi đụng vào nó. Trong những trường hợp hiếm, nếu khối
u này phát triển quá lớn, nó có thể gây sức ép vào các
mạch máu khác cung cấp máu cho các tinh hoàn.
Các triệu chứng về u tinh dịch thường là một u nang nhỏ
không đau nằm trên tinh hoàn nên ít ai để ý, thường chỉ
phát hiện ra lúc kiểm tra sức khỏe. Thực ra nang này
thường không gây bất cứ vấn đề gì và không cần chữa trị
trừ khi gây ra những khó chịu.
Nếu cần điều trị, tất cả các trường hợp này chỉ cần tiểu
phẫu là có thể chữa khỏi.
Dãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân chủ yếu khiến đàn ông
bị vô sinh nhưng có điều chứng này có thể chữa trị dễ
dàng. Không chứng nào trong ba chứng này ảnh hưởng
sự ham muốn hay khả năng sinh hoạt tình dục.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là một bệnh rất hiếm, tỉ lệ rất thấp, chỉ
chừng 2/1000 hay 3/1000, và thường ở độ tuổi tuổi từ 20
đến 35, nhưng ngoài tuổi ấy vẫn có thể bị, nhất là những
người mắc chứng tinh hoàn không sa xuống bìu. 99% chỉ
bị ung thư một bên tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn là một bệnh rất nghiêm trọng vì nếu
không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lan tỏa
khắp cơ thể và làm chết ngư ời.

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là một
khối u nhỏ, không đau, cỡ hạt đậu nằm trước hoặc bên
hông tinh hoàn. Nếu thư ờng xuyên tự khám có thể dễ
phát hiện ra.
Các triệu chứng khác là có cảm giác bìu dái nặng, hơi đau
ở háng, và tích dịch ở bìu dái; những triệu chứng có thể
do vấn đề khác, nhưng thường cần lưu ý đấy là nguyên
nhân của ung thư. Có vài dạng ung thư tinh hoàn khác
nhau nên việc điều trị mỗi dạng mỗi khác, nhưng cách
chung vẫn là phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Một số
trường hợp có thể điều trị bằng xạ hoặc hóa trị, nhưng lại
có trường hợp phải cắt bỏ cả những hạch bạch huyết của
vùng xương chậu và háng.
Cắt bỏ một tinh hoàn thường không làm mất khả năng
hoặc ham muốn tình đục. Ðiều may là hiếm khi bị ung thư
cả hai tinh hoàn (chỉ khoảng l%). Nhưng có điều, người bị
ung thư tinh hoàn thường giảm khả năng sinh sản, vì việc
cắt bỏ các hạch bạch huyết gây giảm lượng tinh dịch, một
tình trạng được gọi là "xuất tinh khô" do thiếu chất dịch.

×