Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
Hà Nội
Bộ Môn Khoa Học Chính Trị
Bài Giữa Kỳ
Môn
Chính Trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Giảng Viên: Đoàn Trường Thụ
Sinh Viên: Hồ Xuân Kiên
Vấn đề bản sắc văn hóa trong tiến trình kinh tế thị trường ở
nước ta.
Ngày nay, chúng ta nhắc nhiều đến việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa, đặc biệt là trong tiến trình kinh tế
thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế của nền kinh tế nước ta. Chúng ta cũng
nhắc nhiều đến sự “xói mòn” văn hóa hiện nay, nhất là trong giới trẻ, khi mà
sự bùng nổ công nghệ thông tin đã và đang làm xóa nhòa đi ranh giới của
bản sắc văn hóa. Minh chứng cho sự “xói mòn” về văn hóa đó, chúng ta có
thể thấy trong vô vàn những sự kiện được thông tin trên báo chí, từ những
video mô tả “cuộc chiến” của các nữ sinh, cho đến những sự “cách tân”
trong các lễ hội truyền thống, …. Chính vì vậy, làm thế nào để gìn giữ bản
sắc văn hóa trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay.
Trong khuôn khổ của bài, tôi sẽ không đi sâu vào các khái niệm văn
hóa, bản sắc văn hóa, kinh tế thị trường, mà chủ yếu mổ xẻ mối tương tác
giữa kinh tế thị trường và bản sắc văn hóa.
Hiện nay có vô số cách hiểu về văn hóa khác nhau, nhưng tôi theo
cách hiểu sau: văn hóa “ là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử
khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau.
Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình
và những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay là văn hóa”
1
.
Như vậy, văn hóa luôn gắn với những hoạt động diễn ra trong đời sống của
mỗi dân tộc. Và, do đó, “văn hóa là sản phẩm của lịch sử trong hoạt động
của con người, những cộng đồng người”
2
.
Từ năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc chúng ta phải mở cửa, hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực của kinh tế thị
trường đối với văn hóa dân tộc. Đó không những là sự thúc đẩy kinh tế phát
triển, mà còn làm nảy sinh những hiện tượng văn hóa tích cực như: tính chủ
động sáng tạo, óc kinh doanh, tôn trọng lợi ích kinh tế, tính hiệu quả, tính
cạnh tranh, song phẳng, dân chủ, đề cao luật pháp, tính thực tế. Ngoài ra,
quá trình hội nhập, mở cửa của nước ta cũng giúp cho việc quảng bá bản sắc
văn hóa Việt Nam ra thế giới. Tất nhiên không thể nói rằng trước kia, khi
chưa có kinh tế thị trường, thì Việt Nam ta chưa có những thứ đó, nhưng xét
về bản chất thì chính kinh tế thị trường vẫn là căn nguyên chính tạo nên hiện
tượng đó.
Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, kinh tế thị trường cũng là
nguyên nhân cơ bản tạo nên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội
1
Dẫn theo Nguyễn Trần Bạt, Văn hóa và con người. Bản in trực tiếp từ Website: Chungta.com
2
Dẫn theo Hồ Bá Thâm, Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, 2003, tr 106.
như: mại dâm, làm giàu bất chính, coi trọng đồng tiền, coi thường giá trị
nhân văn của dân tộc. dẫu cho văn hóa không chỉ chịu ảnh hưởng của kinh tế
mà còn rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Mặc dù vậy, hoạt động kinh
tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa. Xét trong xã hội ta hiện nay, lối sống
phương Tây, văn hóa đồi trụy phương Tây đang lan tràn là một ví dụ. Nhưng
cũng không thể nói những “ khuyết tật” ấy là do kinh tế thị trường. “ Thực
ra nó là con dao hai lưỡi. Trong môi trường cụ thể, kinh tế thị trường có cả
mặt tích cực và tiêu cực ngay cả đối với văn hóa dân tộc, mà trong đó mặt
tích cực và tiêu cực đều lớn, nhưng nhìn theo quan điểm phát triển thì mặt
tích cực ưu trội hơn.”
3
Vậy phải làm sao để hạn chế những mặt tiêu cực ấy của kinh tế thị
trường đối với văn hóa dân tộc. Theo quan điểm của ông Nguyễn Trần Bạt,
thì chúng ta cần phải tiến hành cải cách văn hóa bởi đó “là giải pháp duy
nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và
ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống.”
4
. Và cải cách văn hóa
phải được tiến hành đồng bộ với ba cuộc cải cách khác là cải cách chính trị,
cải cách kinh tế và cải cách giáo dục. Và mục tiêu của cải cách văn hóa là
phải “trả lại cho con người quyền tự do về văn hóa”
5
. Nhưng “ cải cách văn
hóa không phải là thay đổi cấu trúc của văn hóa mà thay đổi thái độ của
con người về nghĩa vụ đóng góp của văn hóa đối với đời sống xã hội”
6
.
Ngoài việc cải cách văn hóa như trên, chúng ta còn cần phải có những biện
pháp thực tế về kinh tế, giáo dục, pháp chế, đạo đức,… của nhà nước để hạn
chế đi phần nào tác hại của kinh tế thị trường đối với văn hóa dân tộc.
Thay lời kết, xin đưa ra quan điểm của Đảng về việc xây dựng “nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
7
. Như vậy, trong quá trình tạo lập
một nền văn hóa mới từ nền kinh tế thị trường, quá trình mở cửa, hội nhập
quốc tế, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để bản sắc văn
hóa không bị mai một, chúng ta phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa thể
giới, đồng thời cần phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống. Có thế mới
tạo được sự hài hòa giữa văn hóa và phát triển kinh tế trong nên kinh tế thị
trường hiện nay.
3
Dẫn theo Hồ Bá Thâm, Bản sắc văn hóa dân tộc, sách đã dẫn, tr. 110
4
Dẫn theo Nguyễn Trần Bạt, Cải cách và sự phát triển. Bản in trực tiếp từ Website: Chungta.com
5
Dẫn theo Nguyễn Trần Bạt, Cội nguồn cảm hứng. Bản in trực tiếp từ Website: Chungta.com
6
Dẫn theo Nguyễn Trần Bạt, Cội nguồn cảm hứng. Bản in trực tiếp từ Website: Chungta.com
7
Dẫn theo ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1991, tr.9
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Bá Thâm, Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin,
2003.
2. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, 2002.
3. Nguyễn Trần Bạt, Cội nguồn cảm hứng, Bản in trực tiếp từ
Website: />4. Nguyễn Trần Bạt, Văn hóa và con người, Bản in trực tiếp từ
Website: />5. Nguyễn Trần Bạt, Cải cách và sự phát triển, Bản in trực tiếp từ
Website: />6. ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
Link bài: />trong-tien-trinh.html