Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận hệ thống đánh lửa điện động cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.38 KB, 11 trang )

10
Mô tả
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên
liệu tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt.
Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm chính xác
để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
1. Tia lửa mạnh
Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của
các bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị
nén ép với áp suất cao, không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo
ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có
thể đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
2. Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác để
phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.
3. Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động
của rung động và nhiệt của động cơ.
Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do cuộn đánh lửa tạo ra
nhằm phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu
đã được nén ép.
Hỗn hợp không khí nhiệt liệu được nén ép và đốt cháy trong xi lanh.
Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ.
Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuôn dây tạo ra
điện áp cao cần thiết cho đánh lửa.
Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo
ra điện thế hàng chục ngàn vôn.
10
Thay đổi trong hệ thống đánh lửa
Có các kiểu hệ thống đánh lửa như sau:
1. Kiểu ngắt tiếp điểm


Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất.
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh
10
lửa được điều khiển bằng cơ học.
Dòng sơ cấp của cuôn đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt
quãng qua tiếp điểm của bộ ngắt dòng.
Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời
điểm đánh lửa.
Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn thứ cấp đến các bugi.
2. Kiểu tranzito
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito điều khiển dòng sơ cấp,
để nó chạy một cách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được
phát ra từ bộ phát tín hiệu.
Thời điểm đánh lửa sớm được điều khiển bằng phương pháp cơ học
như trong kiểu hệ thống đánh lửa ngắt tiếp điểm.
3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
10
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm
chân không và li tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều
khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển thời điểm đánh lửa.
4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa
đa bội để cung cấp điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh
10
lửa được điều khiển bởi ESA của ECU động cơ. Trong các động cơ
gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưu thế.
Sự cần thiết phải điều khiển thời điểm đánh lửa
Trong động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa để
đốt cháy (nổ), và áp lực sinh ra từ sự bốc cháy sẽ đẩy píttông
xuống.

Năng lượng nhiệt được biến thành động lực có hiệu quả cao nhất khi
áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục khuỷu ở vị trí
10
0
sau Điểm Chết Trên (ATDC).
Động cơ không tạo ra áp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó
phát ra áp lực nổ cực đại chậm một chút, sau khi đánh lửa.
Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp lực nổ cực đại được tạo ra vào
thời điểm 10
0
ATDC.
Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể sản ra áp lực nổ cực đại vào
10
0
trước điểm chết trên (BTDC) lại thường xuyên thay đổi, tuỳ
thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ.
Vì thế, hệ thống đánh lửa phải có khả năng đánh lửa vào thời điểm
10
để động cơ tạo ra áp lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với
điều kiện làm việc của động cơ.
1. Giai đoạn cháy trễ
Sự bốc cháy (nổ) của hỗn hợp không khí-nhiên liệu không phải xuất
hiện ngay sau khi đánh lửa. Thoạt đầu, một khu vực nhỏ (hạt nhân)
ở sát ngay tia lửa bắt đầu cháy, và quá trình bắt cháy này lan ra khu
vực chung quanh.
Quãng thời gian từ khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa
cho đến khi nó bốc cháy được gọi là giai đoạn cháy trễ (khoảng A
đến B trong sơ đồ).
Giai đoạn cháy trễ đo gần như không thay đổi, và nó không bị
ảnh hưởng của điều kiện làm việc của động cơ.

2. Giai đoạn lan truyền ngọn lửa
10
Sau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành, ngọn lửa nhanh chóng lan
truyền ra chung quanh. Tốc độ lan truyền này được gọi là tốc độ lan
truyền ngọn lửa, và thời kỳ này được gọi là thời kỳ lan truyền ngọn
lửa (B~C~D trong sơ đồ).
Khi có một lượng lớn không khí được nạp vào, hỗn hợp không khí-
nhiên liệu trở nên có mật độ cao hơn. Vì thế, khoảng cách giữa các
hạt trong hỗn hợp không khí-nhiên liệu giảm xuống, nhờ thế, tốc độ
lan truyền ngọn lửa tăng lên.
Ngoài ra, luồng hỗn hợp không khí-nhiên liệu xoáy lốc càng mạnh thì
tốc độ lan truyền ngọn lửa càng cao.
Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao, cần phải định thời đánh lửa sớm.
Do đó cần phải điều khiển thời điểm đánh lửa theo điều kiện làm
việc của động cơ.
Điều khiển thời điểm đánh lửa
Hệ thống đánh lửa điều khiển thời điểm đánh lửa theo tốc độ và tải
trọng của động cơ sao cho áp lực nổ cực đại xuất hiện ở 10o ATDC.
10
Trước đây, các hệ thống đánh lửa sử dụng bộ đánh lửa sớm li tâm và
bộ đánh lửa sớm chân không để điều khiển đánh lửa sớm hoặc
muộn. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các động cơ đều sử dụng hệ
thống ESA.
1. Điều khiển tốc độ động cơ
(1) Động cơ được coi là phát công suất hiệu quả nhất khi áp lực nổ
tối đa xuất hiện ở 10o ATDC, khi đó thời điểm đánh lửa tối ưu là 10o
BTDC, với tốc độ 1000 v/ph.
(2) Giả sử tốc độ động cơ tăng lên đến 2000 v/ph, giai đoạn cháy
trễ vẫn gần như không đổi với mọi tốc độ động cơ. Vì thế góc quay
của trục khuỷu sẽ tăng lên so với khi động cơ chạy với tốc độ 1000

v/ph. Nếu vẫn sử dụng thời điểm đánh lửa như trong mục (1) cho
tốc độ 2000 v/ph thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ cực đại
10
sẽ bị trễ hơn 10o ATDC.
(3) Vì vậy, để sản ra áp lực nổ cực đại tại 10o ATDC khi động cơ
đang chạy 2000 v/ph thì thời điểm đánh lửa phải sớm hơn để bù cho
góc quay của trục khuỷu đã bị trễ trong mục (2). Quá trình định thời
đánh lửa sớm này được gọi là đánh lửa sớm, và sự làm trễ thời điểm
đánh lửa được gọi là đánh lửa muộn.
2. Điều khiển theo tải trọng của động cơ
(1) Khi động cơ mang tải thấp thì áp lực nổ cực đại được coi là xuất
hiện 10
0
ATDC , khi thời điểm đánh lửa tối ưu được đặt sớm 20
0

BTDC.
(2) Khi tải trọng của động cơ tăng, mật độ không khí cũng tăng và
giai đoạn lan truyền ngọn lửa giảm xuống. Vì thế, nếu cứ sử dụng
thời điểm đánh lửa như trong mục (1) thì thời điểm mà động cơ sản
ra áp lực nổ cực đại sẽ bị sớm hơn 10
0
ATDC.
(3) Để sản ra áp lực nổ cực đại tại thời điểm 10
0
ATDC khi động cơ
mang tải nặng thì thời điểm đánh lửa phải muộn hơn để bù cho góc
quay của trục khuỷu đã bị sớm trong mục (2).
Ngược lại, khi tải trọng của động cơ thấp thì th ời điểm đánh lửa phải
sớm hơn. (Tuy nhiên, khi động cơ chạy không tải, thì khoảng thời

gian đánh lửa sớm phải nhỏ hoặc bằng không để ngăn ngừa hiện
tượng nổ không ổn định.)
Điều khiển tiếng gõ động cơ
Tiếng gõ trong động cơ do sự tự bốc cháy gây ra, khi hỗn hợp không
khí-nhiên liệu tự bắt lửa trong buồng đốt. Động cơ trở nên dễ bị gõ
10
khi thời điểm đánh lửa sớm.
Hiện tượng tiếng gõ mạnh có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của động
cơ như tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm công suất phát. Trái lại, tiếng
gõ nhẹ lại có tác dụng nâng cao tiết kiệm nhiên liệu và tăng công
suất.
Các hệ thống đánh lửa gần đây có điều khiển thời điểm đánh lửa làm
muộn thời điểm đánh lửa theo tiếng gõ, khi cảm biến phát hiện có
tiếng gõ thì điều khiển cho thời điểm đánh lửa muộn, còn khi không
phát hiện ra tiếng gõ nữa thì điều khiển cho thời điểm đánh lửa sớm
hơn. Bằng cách ngăn ngừa tiếng gõ như vậy, hệ thống này giúp tăng
tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát.
Theo tài liệu toyota/isuzu
Bộ đánh lửa sớm li tâm
Bộ đánh lửa sớm li tâm điều khiển đánh lửa sớm theo tốc độ của
động cơ.
Thông thường, vị trí của các “quả văng” của bộ đánh lửa sớm li tâm
được xác định bằng lò-xo của nó.
Khi tốc độ của trục bộ chia điện tăng lên cùng với tốc độ của động
cơ, lực ly tâm vượt quá lực của lò-xo, cho phép các quả văng tách xa
10
ra.
Kết quả là vị trí của rôto tín hiệu dịch chuyển vượt quá một góc đã
định và làm cho đánh lửa sớm.
Bộ đánh lửa sớm chân không

Bộ đánh lửa sớm chân không điều khiển đánh lửa sớm theo tải trọng
của động cơ.
Màng được liên kết với tấm ngắt thông qua thanh đẩy boặc bộ chế
hoà khí.
Buồng màng được nối thông với cửa trước của đường ống nạp.
Khi bướm ga hé mở, áp suất chân không từ cửa trước sẽ hút màng
để làm quay tấm ngắt.
Kết quả là bộ phát tín hiệu dịch chuyển, và gây ra đánh lửa sớm.

×