Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều Trị Nội Khoa - Bài 9: BỆNH XOẮN TRÙNG VÀNG DA ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.33 KB, 9 trang )

Điều Trị Nội Khoa - Bài 9:
BỆNH XOẮN TRÙNG VÀNG
DA


Bệnh xoắn trùng vàng da tục gọi là "đả cốc hoàng", "đạo nhiệt bệnh" hoặc "thu thâu
nhiệt" là do các loại bệnh truyền nhiễm cấp tính đưa đến bệnh xoắn trùng gây ra. Nguồn
truyền nhiễm là chuột, lợn, trâu bò, dê.v.v. Con đường truyền nhiễm nói chung là do
nước tiểu của chuột hoang và lợn có ký sinh xoắn trùng đã làm ô nhiễm nguồn nước và
ruộng lúa, con người tiếp xúc với nước có dịch, xoắn trùng thông qua da dẻ hoặc niêm
mạc miệng, mũi, mắt của con người xâm nhập vào cơ thể mà cảm nhiễm bệnh này. Dựa
vào biểu hiện lâm sàng của bệnh này, nó thuộc về phạm vi "thử ôn", "thấp ôn" của ôn
bệnh. Tà của thấp nhiệt từ vệ biểu chuyển vào khí phần , nặng thì có thể vào doanh làm
động huyết.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh phát được ở mùa tiết hạ, thu chủ yếu ở các tháng từ 7-9. Sau khi mưa lớn hoặc
lụt có thể gây nên phát bệnh mạnh mẽ và lây lan.

2. Đột nhiên sốt cao, hoặc kèm có sợ lạnh, đau đầu bắp thịt toàn thân đau đớn, đặc biệt là
đau buốt cơ phi dương (cơ sinh đôi, cơ dép ở bắp chân sau xương ống chân), thường thấy
kết mạc sung huyết, hạch ở rãnh háng sưng to, gan lách sưng to. Sau khi sốt lùi có thể
thấy vàng da xuất hiện, lại có khuynh hướng xuất huyết toàn thân, phải xem xét khác với
viêm gan lây lan.

3. Chứng nhẹ không có hiện tượng vàng da và xuất huyết, trên lâm sàng giống như cảm
cúm, lấy chứng trạng toàn thân và chứng trạng đường hô hấp làm đặc trưng.

4. Một bộ phận người bệnh có thể xuất hiện phiền thao, hôn mê, cứng cổ và chứng kích
thích màng não, số tế bào dịch não tuỷ tăng thêm mức nhẹ, phải chú ý xem xét khác với


viêm não B.

Một số ít bệnh nhân nghiêm trọng có thể thấy ho ra máu lượng lớn, hoặc phát sinh bí tiểu
tiện và suy kiệt tuần hoàn.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị

Căn cứ ở biểu hiện lâm sàng của bệnh này, phân biệt theo nhiệt thịnh hình, thấp nhiệt
hình, và xuất huyết hình để tiến hành biện chứng thí trị.

a. Nhiệt thịnh hình:

Nghiêng nhiều về nóng sốt, thấy sốt cao, đầu đau, đau buốt khắp người, mắt đỏ, nước tiểu
vàng, miệng khát, hoặc văng ra đờm có lượng ít máu, mạch hoạt sác, lưỡi hồng, rêu lưỡi
vàng.

Cách chữa 1: Phát hãn thanh nhiệt giải độc, dùng hợp ở chứng biểu tà chưa thấu, lý nhiệt
nội thịnh.

Bài thuốc ví dụ: Tam hoàng Thạch cao thang gia giảm.

Sinh Thạch cao 1-2 lạng, Hoàng cầm 3 đồng cân,

Hoàng liên 1,5 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân (hoặc Thổ Phục linh 1 lạng), Đậu xị 5
đồng cân, Hắc Sơn chi 3 đồng cân.

Cách chữa 2: Thanh hoả giải độc, dùng hợp ở biểu tà đã giải; lý nhiệt cang thịnh.


Bài thuốc ví dụ: Hoàng liên giải độc thang gia giảm.

Hoàng liên 1,5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân,

Tiêu sơn chi 3 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân,

Liên kiều 5 đồng cân, Lô căn tươi 1-2 lạng,

Hoàng bá 3 đồng cân hoặc Bản lam căn 1 lạng.

b. Thấp nhiệt hình:

Thấp nhiệt giúp nhau ẩn náu, khí phần không sạch mát, thấy phát sốt đau đầu, đau buốt
khắp người, ngực tức bụng căng, củng mạc và da dè phát vàng, hoặc thêm quặn bụng nôn
mửa, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu sác.

Cách chữa: Phương hương hoá trọc, thanh nhiệt thoái hoàng:

Bài thuốc ví dụ: Cam lộ tiêu độc đan gia giảm.

Hoạt thạch 6 đồng cân, Nhân trần 1 lạng,

Hoàng cầm 3 đồng cân, Xương bồ 1,5 đồng cân,

Hoắc hương 3 đồng cân, Liên kiều 4 đồng cân,

Tàm sa 4 đồng cân bọc lại sắc, Bồ công anh 5 đồng cân.

Gia giảm:


+ Đái ít gia Xa tiền thảo 1 lạng.

+Thần lờ mờ, co quắp, gia tử tuyết đan mỗi lần 1-2 đồng cân, hoặc Ngưu hoàng giải độc
hoàn mỗi lần 2-3 hạt, nghiền nhỏ bằng nước đun sôi để nguội ngoáy tan uống xuống.

c. Xuất huyết hình:

Nóng sốt ẩn náu kết lại, nội nhiệt hừng lên nhiều, ép lên phế, huyết nhiệt vọng hành. Trên
lâm sàng lấy xuất huyết rộng rãi ở phế tạng làm đặc trưng, ngoài chứng trạng toàn thân
ra, biểu hiện là ho hắng, trong đờm có máu, ho ra máu, ngực buồn bằn, (kiểm tra vùng
phổi có tiếng ran ẩn, kiểm tra X quang thấy rõ cục ban ngấm ẩm và thêm nhóm vết sẹo),
miệng khô, họng khan, lưỡi đỏ tía, mạch huyền sác.

Cách chữa: Lương huyết chỉ huyết .

Bài thuốc ví dụ: Tứ sinh hoàn gia giảm.

Sinh Hà diệp (lá sen để sống) 1 lạng.

Sinh trắc bá diệp (lá trắc bá để sống) 1 lạng

Sinh địa hoàng 1 lạng, Tiên hạc thảo 1 lạng

Bạch mao căn 1 lạng hoặc gia bột Sinh Đại hoàng 1 đồng cân

(phân làm hai lần dùng đổ vào nước thuốc uống).

Dùng riêng bột Tam thất (loại củ rất to nghiền thành thì hiệu quả tốt) 1 đồng cân, phân
làm hai lần nuốt uống. Dùng 2 lạng Tiểu kế sắc đậm đặc uống càng tốt.


2. Phương lẻ.

a. Hoa cúc vàng 5 đồng cân, Giây Ngân hoa 5 đồng cân, Đại thanh diệp 5 đồng cân, Tử
tô 3 đồng cân. Mỗi ngày 1 tễ sắc phân làm hai lần uống. Dùng thích hợp ở bệnh này mà
loại hình cảm cúm.

b. Đại Thanh diệp 1 lạng, Bản lam căn 1 lạng, Sinh thạch cao 1 - 2 lạng, Bạc hà 5 đồng
cân. Mỗi ngày 1 tễ, sắc 2 lần, trộn đều, phân làm 3 lần uống. Dùng thích hợp ở sốt cao
kiêm có chứng trạng viêm não.

c. Thổ phục linh 1 -2 lạng, Xa tiền thảo 1 lạng. Nhân trần 1 lạng. Mỗi ngày 1 tễ, sắc 2 lần
trộn đều, phân làm 2 - 3 lần uống. Dùng thích hợp loại hình thân nhiệt kiêm có vàng da
của bệnh này.

3. Chữa bằng châm cứu.

Chủ huyệt: Khúc trì, Hợp cốc.

Phối huyệt: ủy trung (chích máu), Nội quan, Tam âm giao

Gia giảm:

Hoàng đản gia Dương lăng tuyền, Đảm du, Túc tam lý. Chứng vàng da nặng, có thể châm
Hợp cốc thấu Hậu khê, cơ phi dương (cơ sinh đôi ở bắp chân) bị buốt đau, thêm Thừa
sơn, vô niệu gia trung cực, khúc cốt (sau khi lưu kim 15 phút, ở vùng bàng quang lại
thêm ấn xoa).

DỰ PHÒNG

1. Tích cực nhận đúng và thông suốt phương châm "dự phòng là chính ”, tổ chức quần

chúng, đem hiểu biết cách phòng trị nói rõ với đông đảo nhân dân, làm thành quần chúng
phòng, quần chúng trị, nhanh chóng khống chế và tiêu diệt bệnh xoắn trùng.

2. ở trong vùng dịch phát động quần chúng triệt để diệt chuột, giữ gìn nguồn nước ăn
uống, phòng dứt chuột có bệnh và súc vật có bệnh gây Ô nhiễm, tránh tiếp xúc với nước
có thể bị Ô nhiễm.

3. Thuốc cây cỏ phương Đông dự phòng:

a. Rau sam tươi 2 lạng (khô thì dùng 5 đồng cân), Gừng sống 3 lát, mỗi ngày sắc uống 1
tễ, đúng như uống trà, uống liền 3-5 ngày.

b. Mao căn (rễ tranh) 1 -2 lạng, Tiên hạc thảo 1 lạng, mỗi ngày sắc uống 1 tễ, uống liền
3-5 ngày.

c. Cát căn, Mao căn, Lô căn, lượng mỗi thứ ngang nhau, sắc thang uống thay chè.

d. Rau sam, Tỏi sống, chần qua nước sôi ăn như rau.

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Tử tuyết đan: Xem ở bài Bệnh lỵ.

2. Ngưu hoàng giải độc hoàn: Cát cánh, Cam thảo, Hoàng cầm, Đại hoàng, Sinh thạch
cao, Hùng hoàng, Ngưu hoàng, Băng phiến.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

1. Bệnh xoắn trùng (Spirochétose).


Còn gọi là bệnh sốt hồi quy.

a. Triệu chứng:

Cũng sốt rất nhiều và đột ngột, cũng nhức đầu nhiều, đau mình mẩy, đau cơ, nhưng có
điểm đặc biệt là: Độ 1 tuần lễ, mặc dù không điều trị, nhiệt độ vẫn xuống trong 1 tuần lễ
rồi lại lên lại cũng trong 1 tuần lễ để rồi lại xuống. Trong mỗi đợt như vậy, thường xuất
hiện các biến chứng.

b. Biến chững:

- Thường nhất là viêm gan, viêm thận.

- Biến chứng thần kinh và chảy máu .

- Ở nước ta ít khi có phản ứng màng não.

c. Chẩn đoán.

Rất dễ: Chỉ cần làm phiến đồ nhuộm xanh metylen sẽ thấy ngay xoắn trùng, thường là
xoắn trùng O-be-may-e (spirochète Obermayer).

d. Vi trùng học.

- Ổ vi trùng: Người và giống gặm nhấm (chuột, cáo, sóc).

- Vật trung gian truyền bệnh: Chấy, rận, ve. Muỗi và rệp không truyền bệnh.

đ. Dịch tễ học.


Ở Việt Nam dịch to nhất xảy ra ở miền Bắc (1943) gọi là sốt định kỳ hàng vạn người bị
và chết.

2. Bệnh do RLCKETSLA (Rickettsiose)

a. Triệu chứng.

- Sốt rất cao và đột ngột, không bệnh nào sốt nhiều bằng.

- Nhức đầu nhiều và nhất là đau mình mẩy, đau cơ.

- Mặt, mắt bệnh nhân đỏ bừng.

- Bệnh nhân mê sảng, không ngủ được.

Tình trạng đó kéo dài độ 2 tuần lễ, đến ngày thứ 12 thì nhiệt độ xuống và vào khoảng
ngày thứ 4-5 bắt đầu phát ban, có khi lẻ tẻ, có khi nhiều (càng nhiều càng nặng). Sau 24
giờ, có khi lâu hơn, ban lặn dần.

b. Biến chứng:

Thường nhất ở phổi: Viêm phổi, phế quản, phế viêm.

Thần kinh: Viêm màng não, viêm não gây liệt nửa mặt, liệt nửa thân.

Gan, tim (Viêm màng trong tim do bệnh sốt Ricketsia typhus - được nói đến ngày càng
nhiều).

c. Chẩn đoán.


Xác định bằng phản ứng huyết thanh Quây Fê-lích (Weil-félix).

d. Vi trùng học.

Rickelsia. thường ở trong tế bào rất khó trông thấy bằng kính hiển vi thường, nhưng ngày
nay rất dễ thấy bằng các kính hiển vi điện tử.

Ở Việt Nam giống gây bệnh thường gặp nhất là Ricketsia orientalis, Ricketsia tsutsu -
gamushi (sốt mò).

Vật trung gian truyền bệnh: Chấy, rận, tíc (ve), mò.

đ. Dịch tễ học:

Ở Việt Nam dịch to nhất xảy ra ở miền Bắc (l'942-1943) hàng vạn người bị, có lẽ do loại
Ricketsia moosèri.

×