CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Bài số 7:
Ngày 05/10/X0 tại NHCT Hoàn kiếm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Khách hàng A đến xin vay 150 tr để mua ô tô, thế chấp 1 sổ tiết kiệm 200tr, thủ
tục hợp lệ và NH giải quyết ngay, giải ngân bằng tiền mặt.
2. Công ty B trả Nợ và lãi vay đến hạn. Nợ gốc 100tr, lãi 10tr, trong đó NH đã hạch
toán vào TK “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” 9tr, khi vay khách hàng thế chấp 1 ô
tô trị giá 300tr.
3. Khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng đến
hạn thanh toán lãi lần thứ 2. KH không trả được lãi, NH cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả
lãi, đánh giá khả năng trả nợ của KH, NH thấy khoản cho vay này cần được chuyển vào
nợ nhóm 2. Biết: Nợ gốc: 500tr; Lãi suất: 1.2%/tháng, NH đã hạch toán lãi phải thu
được 2 tháng.
4. Công ty Minh Tâm xin nộp tiền mặt thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi của mình
đang được theo dõi ở nợ nhóm 3. Trong đó gốc 100 triệu, lãi 17 triệu (đang theo dõi
ngoại bảng, trong đó 9 triệu là lãi đã hạch toán dự thu trước đây).
Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài số 8:
Cho các thông tin sau:
- Ngày 10/01/X0, NHCT Hải Phòng kí HĐ tín dụng cho Công ti cổ phần Hoàng Lê
vay 600 trđ thời hạn 9 tháng, LS 1,3%/tháng, 3 tháng trả gốc và lãi một lần, số gốc mỗi
lần trả bằng nhau.
Công ti nộp bộ hồ sơ tài sản thế chấp là một mảnh đất trị giá 1.000 trđ.
- Ngày 20/02/X0 Công ti xin giải ngân và sử dụng:
+ Thanh toán bằng chuyển khoản cho đối tác có TK tại NHCT Vinh, 300trđ
+ Thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp TK tại NHNT Hải Phòng, 250 trđ
+ Số còn lại xin chuyển vào TK TGTT
- Ngày 20/05/X0, Công ti nộp UNC trích TKTGTT trả nợ gốc và lãi cho NH đầy đủ
- Ngày 20/08/X0, Công ti chỉ trả được nợ gốc bằng tiền mặt, lãi xin nợ lại. NH đồng
ý.
- Sau thời gian ân hạn, NH quyết định chuyển số nợ gốc sang nhóm "nợ cần chú ý".
- Ngày 05/09/X0 Công ti nhận được khoản thanh toán của người mua là công ti
TNHH Anh Hoa (TK tại NHCT Đống Đa), số tiền 50 trđ. NH chủ động trích tài khoản
của công ti để thu nợ lãi.
- Ngày 20/11/X0, Công ti trả được toàn bộ nợ gốc và lãi bằng chuyển khoản.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ tại các thời điểm phát sinh và giải thích
các trường hợp cần thiết.
Bài số 9
Tại NHNo&PTNT Thái Nguyên, ngày 10/05/X0 có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh:
a. Trích tài khoản tiền gửi tại NHNN để góp vốn cho vay đồng tài trợ với NH Công
thương Thái Nguyên, số tiền 500 trđ.
b. Nhận được thông báo của NH Đầu tư Thái Nguyên đã thực hiện giải ngân đối
với Nhà máy Chè Tân Cương bằng nguồn vốn góp trước đây của NH là 100 trđ.
c. Nhận được báo có của NHNN Thái Nguyên chuyển số vốn góp cho vay đồng tài
trợ của NH Ngoại thương Thái Nguyên, số tiền 150 trđ.
d. Thực hiện giải ngân cho Nhà máy Gang thép Thái Nguyên dưới các hình thức
sau:
- Trả vào tài khoản tiền gửi: 100 trđ.
- Thanh toán chuyển khoản theo UNC cho người thụ hưởng có tài khoản tại NH
Công thương Hà Nam, 350 trđ.
- Thanh toán chuyển khoản theo UNC cho người thụ hưởng có tài khoản tại NH
Nông nghiệp Thái Bình, 300 trđ.
Trong đó nguồn vốn để giải ngân gồm:
- Nguồn vốn của NH Nông nghiệp Thái Nguyên: 380 trđ.
- Nguồn vốn góp của NH Công thương Thái Nguyên: 200 trđ.
- Nguồn vốn góp của NH Đầu tư Thái Nguyên: 170 trđ.
e. Nhà máy Bia Sông công nộp UNC trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trả nợ
gốc và lãi đến hạn của hợp đồng cho vay đồng tài trợ. Khoản vay này có gốc là 300 trđ,
kỳ hạn 2 năm, trả lãi 6 tháng/lần, lãi suất 1,3%/tháng, được giải ngân từ các nguồn:
Nguồn vốn của bản thân NH là 200 trđ, Nguồn vốn của NH Ngoại thương Thái Nguyên
là 100 trđ.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích
hợp.
Biết: NH thực hiện “chạy lãi” cuối ngày.
Bài số 10:
Tại NH Ngoại thương Hà Nội, ngày 31/05/X0 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau:
1. Kí kết hợp đồng bảo lãnh với Công ti XNX để vay vốn của NH Công thương
Đống Đa. Tổng giá trị hợp đồng là 300 trđ, thời hạn bảo lãnh 18 tháng NH yêu cầu
khách hàng phải kí quĩ 50% giá trị hợp đồng, đồng thời thế chấp một tài sản trị giá 150
trđ. Trong ngày khách hàng đã thực hiện lập UNC trích tài khoản tiền gửi để kí quĩ và
thanh toán tiền phí bảo lãnh: 0.1% giá trị hợp đồng, đồng thời hoàn thiện hồ sơ tài sản
thế chấp với NH.
2. Tính toán và phân bổ phí bảo lãnh vào thu nhập tháng 5, tổng số phí đã thu là 12
trđ, thời hạn bảo lãnh 12 tháng.
3. Một hợp đồng bảo lãnh thanh toán đến hạn, người được bảo lãnh là Cty Hòa
Phát. Tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh là 250 trđ, trước đây khách hàng đã thực hiện kí
quĩ 80 trđ, thế chấp một tài sản trị giá 130 trđ. Khách hàng đã thực hiện được nghĩa vụ
tài chính với bên nhận bảo lãnh.
4. Một hợp đồng bảo lãnh dự thầu đến hạn, người được bảo lãnh là Cty Vĩnh
Tường. Tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh là 500 trđ, trước đây khách hàng đã thực hiện kí
quĩ 200 trđ, thế chấp một tài sản trị giá 250 trđ. Khách hàng đã không thực hiện được
nghĩa vụ tài chính với bên nhận bảo lãnh là Cty XNK Vật liệu xây dựng, có tài khoản
tại NHCT Thanh Hóa. Hiện số dư trên tài khoản tiền gửi của Công ti Xây dựng I là 150
trđ.
5. Hợp đồng đồng bảo lãnh vay vốn đến hạn, người được bảo lãnh là Công ti XNK
Máy không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ tài chính với bên nhận bảo lãnh là NH
ANZ. Tổng số tiền phải thanh toán với người nhận bảo lãnh là 500 trđ, tiền kí quĩ bảo
lãnh của người được bảo lãnh là 100 trđ, số dư trên tài khoản tiền gửi của người được
bảo lãnh là 100 trđ. Theo hợp đồng thì NH Ngoại thương Hà Nội chịu trách nhiệm bảo
lãnh 50 %, NH Đầu tư Hà Nội: 30%, NH Nông nghiệp Hà Nội 20%. NH Ngoại thương
Hà Nội thực hiện ứng trước tiền cho các NHTV tham gia đồng bảo lãnh để thanh toán
cho người nhận bảo lãnh, thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
6. Nhận được chuyển tiền qua NHNN của NH Đầu tư Hà Nội, nội dung chuyển
tiền để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng đồng bảo lãnh, số tiền 50 trđ. Số
tiền này NH Ngoại thương chưa thanh toán cho người nhận bảo lãnh.
7. Lập UNC trích tài khoản tiền gửi tại NHNN để chuyển tiền cho NH Công
thương Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng đồng bảo lãnh do người
được bảo lãnh là Công ti TNHH An Phát không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của
mình, số tiền 150 trđ.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích
hợp.
Bài số 11:
Tại NH Đầu tư Hà Nội, ngày 10/5/X0 có các nghiệp vụ:
1. NH mua TS về để cho thuê tài chính theo HĐ đã kí với công ti Y, giá trị TS
2.000 trđ, thanh toán bằng chuyển khoản cho người bán có tài khoản tại NH Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Ngay trong ngày, NH đã hoàn tất thủ tục xuất TS trên cho KH thuê.
3. NH giao cho Công ti Z thuê tài chính, giá trị TS theo hợp đồng thuê là 1.100 trđ,
giá lúc NH mua về là 1.000 trđ.
4. HĐ cho thuê TC với Công ti AB đến hạn, biết SD còn lại trên TK cho thuê TC
đối với Công ti là 80 trđ, SD của TK lãi dự thu: 3 trđ. Công ti thanh toán nốt số tiền thuê
đợt cuối cùng là 30 trđ (gốc là 25 trđ, lãi là 5 trđ). Đồng thời theo thoả thuận trong HĐ,
Công ti AB được mua lại TS thuê với giá: 50 trđ.
5. HĐ cho thuê TC với Công ti CD đến hạn, biết SD còn lại trên TK cho thuê TC
đối với Công ti là 100 trđ, SD của TK lãi dự thu: 5 trđ. Công ti thanh toán nốt số tiền
thuê đợt cuối cùng là 38 trđ (gốc là 30 trđ, lãi là 8 trđ). Đồng thời theo thoả thuận trong
HĐ, Công ti CD trả lại tài sản cho NH. Khi kí kết hợp đồng, người thuê đã cam kết với
NH là giá trị còn lại của tài sản được đảm bảo thanh toán vào cuối thời hạn thuê là 60
trđ, song NH đánh giá lại giá trị tài sản chỉ còn 50 trđ, NH yêu cầu khách hàng phải bồi
thường phần chênh lệch giữa giá trị tài sản thực tế theo đánh giá với giá trị tài sản còn
lại được đảm bảo thanh toán bởi bên thuê. Khách hàng đã thực hiện trích tài khoản tiền
gửi của mình để thanh toán khoản bồi thường theo đúng nghĩa vụ.
Yêu cầu: Hãy xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Giải thích các
TH cần thiết
Bài số 12:
Ngày 15/04/X0, NHTM X giao cho Cty Hà An thuê tài chính: nguyên giá mua TS
(bao gồm cả giá mua và các chi phí liên quan) là 1.000 trđồng. Khách hàng thuê 60%
giá trị TS, thời gian khấu hao TS này là 10 năm, lãi suất thuê thỏa thuận 1,5%/tháng, trả
tiền thuê 6 tháng 1 lần với số gốc mỗi lần bằng nhau. (Bên cung cấp TS giao trực tiếp
TS cho Cty Hà An).
a. Xử lý và hạch toán tại các thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan
đến hoạt động cho thuê TC này.
b. Trường hợp NH yêu cầu Cty Hà An thực hiện nộp luôn số tiền bằng giá trị còn
lại của tài sản được đảm bảo là 400 trđồng để trả trước thì kế toán cần có những xử lý gì
khác với trường hợp a?
Bài số 13:
1. TCTD A bán khoản nợ của Công ti TM X cho Cty mua bán nợ (AMC): nợ gốc:
100 trđ, lãi chưa thu là 7 trđ, (trong đó trước đây đã hạch toán dự thu là 5 trđ). Giá bán
90 trđ, thu bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Hạch toán xử lí nghiệp vụ phát sinh tại TCTD A và tại AMC, biết khoản
nợ này đang theo dõi ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và có TSTC là một lô hàng trị giá 150
trđ. AMC thanh toán cho TCTD A qua TKTG của AMC tại TCTD A.
2. Ngày 10/08/X1, NHTM A bán cho NHTM B khoản nợ của khách hàng C. Nợ
gốc 200 trđ, lãi suất 1,2%/ tháng, kì hạn 2 năm, ngày vay 10/10/X0, lãi trả 6 tháng/lần.
Yêu cầu: Hạch toán xử lí các nghiệp vụ phát sinh tại NHTMA và NHTM B, biết
khoản nợ này đang được theo dõi là nợ đủ tiêu chuẩn và có TSTC là một mảnh đất trị
giá 300tr. Giá bán nợ là 230 trđ, NH B thanh toán cho NHA qua TG tại NHNN.
Bài số 14:
Ngày 15/04/2008 tại NHTM ABC có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Khoản vay của khách hàng D, 100tr trước đây đã hạch toán vào TK “Nợ có khả
năng mất vốn”, nay được xử lý:
+ Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu TS cầm cố cho Ngân hàng với giá trị thỏa
thuận 75 triệu. TS này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 110 triệu tại thời
điểm cho vay.
+ Phát mại TS thế chấp, thu 90tr tiền mặt.
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để bù đắp khoản vay: 20tr. Số còn lại NH sử dụng dự
phòng chung để bù đắp
2. NH thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Quý I, biết:
Đơn vị: triệu đồng
Phân loại nợ
Dư nợ
Tín Dụng
Cam kết
ngoại bảng
Giá trị chiết khấu
của TSĐB
Tổng 6.830.500 2.299
+ Nợ nhóm 1 94,3% 95,4% 5.799.019
+ Nợ nhóm 2 2,5% 1,2% 136.632
+ Nợ nhóm 3 1,9% 3,4% 84.407
+ Nợ nhóm 4 0,8% 0,0% 27.322
+ Nợ nhóm 5 0,5% 0,0% 23.907
Số dư tài khoản dự phòng cụ thể: 30.315 triệu đồng, số dư tài khoản dự phòng
chung: 38.500 triệu đồng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Giải thích các trường hợp cần
thiết.
Biết: NH thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo chế độ hiện hành và DP
chung chưa trích đủ cho đến thời điểm này.
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ
Bài số 15:
Tại Cty cổ phần TC hóa dầu thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư chứng khoán
sau:
1. Mua một số trái phiếu chính phủ với mục đích kinh doanh, tổng mệnh giá 200 tr,
lãi tính đến thời điểm mua 10 tr, giá mua 220 tr thanh toán bằng chuyển khoản vào tài
khoản tiền gửi của kho bạc nhà nước tại NHNN.
2. Thu lãi định kì từ một số trái phiếu sẵn sàng để bán do TCTD khác phát hành,
tổng số 30 trđ thu từ tài khoản tiền gửi của NH Ngoại thương, trong đó, lãi của giai
đoạn trước khi mua trái phiếu là 10 trđ, lãi đã dự thu của giai đoạn sau khi mua trái
phiếu là 15 trđ.
3. Mua một số trái phiếu công ti với mục đích giữ đến ngày đáo hạn, tổng mệnh giá
1000 trđ, lãi phải thu tính đến thời điểm mua là 40 trđ, giá mua 1100 trđ thanh toán
bằng chuyển khoản cho người bán thông qua TK TG tại NH ngoại thương.
4. Nhận được báo có của NH Ngoại thương, nội dung thanh toán gốc và lãi trái
phiếu đến hạn do NH Ngoại thương phát hành: mệnh giá 300 trđ, lãi 35 trđ (trong đó lãi
của giai đoạn trước khi mua là 15 trđ, lãi của giai đoạn sau khi mua đã được hạch toán
dự thu là 15 trđ) . Số trái phiếu này được NH mua về trước đây với mục đích đầu tư giữ
đến ngày đáo hạn.
5. Mua trái phiếu Cty Z, tổng mệnh giá 400 trđ, lãi trả trước 40 trđ, giá mua 360 trđ
thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của Cty Z. Số trái phiếu này NH
mua về với mục đích đầu tư sẵn sàng để bán.
6. Bán một số trái phiếu AFS trước khi đáo hạn cho NHA, giá bán 170 tr thu bằng
chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại NHA. Mệnh giá: 150 tr, lãi dự thu 10 tr, giá trị
chiết khấu chưa phân bổ là 5 tr.
7. Phân bổ 10 tr giá trị chiết khấu của loại trái phiếu công ti, số trái phiếu này đang
được ghi nhận là chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
8. Mua trái phiếu của DNA phát hành, tổng mệnh giá 4000 trđ, giá mua 4050 tr
thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của DNA. Số trái phiếu này NH
mua về với mục đích đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
9. Phân bổ 30 tr giá trị phụ trội của loại trái phiếu do TCTD khác phát hành, số trái
phiếu này đang được ghi nhận là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.
10. Bán một số trái phiếu kinh doanh do TCTD khác phát hành, giá bán 850
trđ thu bằng chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, tổng mệnh giá 600 trđ, giá
gốc 750 trđ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên vào các tài khoản thích hợp.
Bài số 16:
Ngày 15/05/X1 tại NHTM X có các nghiệp vụ phát sinh:
1. NH bán 10.000 cổ phiếu PVFC với giá 150.000đ/1cổ phiếu, biết giá mua là
120.000đ/1 cổ phiếu.
2. Được chia cổ tức của cổ phiếu SSI với tỷ lệ 10% biết tổng mệnh giá 800trđ, giá
mua 750trđ.
3. Mua 20.000 trái phiếu do NHNo Việt Nam phát hành với giá 180.000đ/1 trái
phiếu; biết mệnh giá là 200.000đ/1 trái phiếu, lãi trả trước, lãi suất 15%/năm, thời hạn 2
năm.
4. NH mua 30.000 trái phiếu của VCB với giá 220.000đ/1 trái phiếu; biết mệnh giá
là 200.000đ/1 trái phiếu; lãi trả sau; ngày phát hành trái phiếu là 15/02/0X, thời hạn 1
năm, lãi suất 18%/năm.
5. Thực hiện phân bổ lãi trả trước và phần phụ trội của trái phiếu theo định kỳ
tháng; biết tổng mệnh giá là 500trđ, giá mua là 512trđ, trả lãi trước, lãi suất 18%/năm,
thời hạn 2 năm.
6. Định kỳ tháng dự thu lãi và phân bổ phần chiết khấu của trái phiếu HTM; biết
tổng mệnh giá là 600trđ, giá mua là 588trđ, trả lãi sau, lãi suất 18%/năm, thời hạn 2
năm.
7. Bán 5.000 trái phiếu, mệnh giá 200.000đ, trả lãi sau, lãi suất 18%/năm, thời hạn
1 năm, ngày phát hành 15/08/X0, giá mua 180.000đ/1 trái phiếu, giá bán là 220.000đ/1
trái phiếu.
8. Bán 10.000 trái phiếu, mệnh giá 200.000đ/1 trái phiếu, trả lãi trước, lãi suất
12%/năm, thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/11/X0, giá mua 220.000đ/1 trái phiếu, giá
bán là 210.000đ/1 trái phiếu.
9. Thu lãi trái phiếu trả định kỳ 3 tháng 1 lần, tổng mệnh giá 500trđ, lãi suất 15%
năm, thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/02/X1, ngày mua 15/04/X1, giá mua 510trđ.
10. Tính được số dự phòng giảm giá chứng khoán trong kỳ phải trích đối với
chứng khoán kinh doanh là 100triệu đồng, biết số dự phòng giảm giá chứng khoán đối
với loại chứng khoán này hiện có là 150trđ.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh