Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh viêm giác mạc - kết mạc và thuốc chữa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 4 trang )

Bệnh viêm giác mạc - kết mạc
và thuốc chữa

Bệnh viêm giác mạc – kết mạc do dị ứng hoặc theo mùa (xuân –
thu) thường có những triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, dịch keo
nhày dai chắc, sung huyết kết mạc, sợ ánh sáng, khó chịu càng tăng khi
đứng trước gió, quạt, khói, bụi, do ô nhiễm không khí, nhiều ghèn (dử
mắt) sau một đêm ngủ, mắt luôn có cảm giác cộm
Tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm cho mắt (nếu không phải bệnh
cấp do virut, nhiễm khuẩn, dị ứng) nhưng làm cho người bệnh khó chịu vì
sức nhìn kém đi.
Chữa trị khỏi viêm giác mạc – kết mạc, hiện nay là việc khó vì chưa
có thuốc đặc trị. Ngoài việc lấy sạn hoặc trị nhiễm khuẩn do thầy thuốc
chuyên khoa thực hiện thì đa số người bệnh đành sống chung với bệnh và
được chỉ định dùng các thuốc nhỏ mắt thông thường như natri chlorid 0,9%,
nước mắt nhân tạo, chlorocid, sulfacetamid. Một số người tình trạng bệnh
nặng hơn, có thể được thầy thuốc chỉ định dùng thuốc corticosteroid như
dexamethason, hydrocortison, phối hợp với các thuốc khác như kháng sinh.
Thuốc này được chỉ định dùng chặt chẽ và hạn chế vì tác dụng phụ của nó,
nếu lạm dụng có thể gây glôcôm, đục thủy tinh thể, teo cơ Có một số học
sinh, người sử dụng máy vi tính không biết, mới đầu nhỏ thuốc rất thích vì
mắt sáng ra ngay lập tức, nhưng chỉ nhỏ một thời gian, mắt thấy mờ dần đi,
đi khám mắt thì đã muộn.
Các thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, naphazolin, tetryzolin
cũng được sử dụng, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh,
corticoid lúc đầu nhỏ mắt có cải thiện sức nhìn rõ rệt, nhưng thuốc cũng có
tác dụng phụ đặc biệt với người tăng huyết áp hoặc dùng dài ngày sẽ gây
keo dịch tiết làm mắt mờ dần đi do dịch keo ấy.
Ít năm gần đây, người ta dùng cromolyn là muối natri của acid
cromoglicic, một thuốc chống dị ứng. Thuốc có tác dụng bảo vệ dưỡng bào
khỏi các phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể týp IgE gây ra và ngăn


không cho giải phóng các chất trung gian phản vệ như histamin, leucotrien.
Thuốc không có tác dụng trực tiếp chống viêm hay kháng histamin.
Cromolyn chủ yếu được sử dụng điều trị dự phòng hen ở trẻ em, không có
tác dụng điều trị cơn hen cấp, được coi là thuốc thông dụng để phối hợp với
các glucocorticoid và các thuốc kích thích beta giao cảm như salbutamol
theo đường hít.
Do tính chất là thuốc chống dị ứng, thuốc còn được dùng trong một số
trường hợp khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần nhỏ 1-2 giọt loại 2%
hoặc 4% vào mỗi mắt, ngày nhỏ từ 1-4 lần. Tác dụng của thuốc xuất hiện
sau vài ngày đến 6 tuần. Nếu bệnh nhẹ chỉ cần nhỏ một giọt/mắt x 2
lần/ngày cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên lọ thuốc chỉ nên
dùng trong một tháng.
Thuốc gần như không có chống chỉ định, trừ trường hợp quá mẫn.
Còn chưa được xác nghiệm dùng cho người mang thai. Thận trọng thì cũng
không dùng cho người đang nuôi con bú. Tác dụng phụ của thuốc ít, tuy
nhiên khi nhỏ mắt có thể cảm thấy cộm hoặc rát thoáng qua, ít phút sau cảm
giác này sẽ hết.
Thuốc nhỏ mắt cromolyn tương đối an toàn và có thể dùng lâu dài đến
hàng tháng. Nếu cần, nghỉ dùng thuốc một thời gian rồi lại dùng đợt khác.

×