Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định cửa sông và bờ biển khu vực cửa sông Đà rằng, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.15 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
6
1. Giới thiệu chung
6
2. Khái quát về khu vực nghiên cứu
6
II. Mục tiêu và cách tiếp cận
7
1. Mục tiêu
7
2. Cách tiếp cận & phương pháp nghiên cứu
8
III. Kết quả đạt được
8
IV. Nội dung của luận văn
8
Chương I: TỔNG QUAN
9
I.1 Điều kiện tự nhiên
9
I.1.1. Vị trí địa lý
9
I.1.2. Đặc điểm địa hình
9
I.2. Điều kiện địa chất khu vực
2


10
I.2.1. Địa tầng
10
I.2.2. Đặc tính cơ lý của đất
11
I.3 Đặc điểm khí tượng, khí hậu, thủy hải văn
12
I.3.1. Chế độ nhiệt
12
I.3.2. Nắng
13
I.3.3. Chế độ ẩm
13
I.3.4. Bốc hơi
13
I.3.5. Chế độ gió
13
I.3.6. Đặc điểm mưa trên lưu vực
14
I.3.7. Đặc điểm dòng chảy lưu vực sông Ba
15
I.3.8. Đặc điểm sóng biển và thủy triều
16
I.4. Diễn biến bồi lắng, xói lở cửa sông Đà Rằng
17
I.4.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu
3
17
I.4.2. Diễn biến bồi lắng hiện trạng khu vực nghiên cứu
18

I.5. Nhận xét chương I
24
Chương II: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CỬA SÔNG ĐÀ RẰNG VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CỬA SÔNG VÀ BỜ BIỂN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
25
II.1 Nguyên nhân gây bồi lắng cửa sông Đà rằng
25
II.1.1.Nguyên nhân nội sinh:
25
II.1.2. Nguyên nhân ngoại sinh
26
II.1.3.Mô hình hóa vận chuyển bùn cát
33
II.2 Các giải pháp công trình
39
II.2.1.Giải pháp tổng thể
39
II.2.2.Giải pháp kết cấu
51
II.3. Kết luận chương 2
63
Chương III: TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CHỌN
4
64
III.1. Xác định mặt cắt đê, kè
64
III.1.1. Cao trình đỉnh kè thiết kế
64
III.1.2. Cao trình đỉnh chân kè thiết kế

68
III.1.3. Thân kè
69
III.1.4. Kết cấu công trình
70
III.2. Tính toán ổn định công trình
71
III.2.1.Tính toán ổn định mái dốc
71
III.2.2. Cơ sở lý thuyết tính toán ứng suất và biến dạng của đất nền
75
III.2.3. Kết qủa tính toán
77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
80
PHỤ LỤC
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Địa hình vùng cửa sông Đà Rằng
Hình 2: Bản đồ hiện trạng 2011 vùng cửa sông Đà Rằng
Hình 1.1: Mặt cắt hố khoan đại diện
Hình 1.2: Sơ đồ phân vùng mặt cắt tính toán bồi – xói ven biển cửa sông Đà Rằng
Hình 2.1: Sơ đồ phân bố trầm tích, phân bố dòng chảy và hướng vận chuyển bùn
cát cửa sông Đà Rằng
Hình 2-2: Mô hình tính toán bồi xói khu vực cửa Đà Rằng
Hình 2-3: Kết quả tính toán mực nước tại trạm Tuy Hoà
Hình 2-4: Diễn biến đường bờ trong trường hợp không có công trình

Hình 2-5: Diễn biến đường bờ trong trường hợp có công trình
Hình 2-6: Các bộ phận của mỏ hàn
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí mỏ hàn
Hình 2.8: Sơ đồ một số dạng mỏ hàn (mặt bằng)
Hình 2-9: Sơ đồ bồi lắng giữa các mỏ hàn trong trường hợp
θ
= 30
0
÷
55
0
Hình 2-10: Sơ đồ bồi lắng giữa các mỏ hàn trường hợp sóng vuông góc với bờ
Hình 2.11: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA1
Hình 2. 12: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA2
Hình 2.13: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA3
Hình 2.14: So sánh lưu lượng tại cửa sông của 3 phương án 1,2 và 3
Hình 2.15: Biến động địa hình đáy ngoài cửa sông (MC3) của phương án 1,2 và 3
Hình 2.16: Biến động địa hình đáy tại cửa sông (MC6) của phương án 1,2 và 3
Hình 2.17: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA4
Hình 2. 18: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA5
Hình 2.19: Trường dòng chảy và biến động địa hình đáy PA6
Hình 2.20: Biến động địa hình đáy ngoài cửa sông (MC3) của phương án 2,4,5,6
Hình 2. 2:. Biến động địa hình đáy tại cửa sông (MC6) của phương án 2,4,5,6
Hình 2.22: Sơ đồ cấu tạo công trình thành đứng dạng trọng lực
Hình 2.23: Sơ đồ cấu tạo công trình dạng thành đứng có kết cấu cọc cừ
Hình 2-24: Các dạng mặt cắt ngang đê mái nghiêng
6
Hình 2-25: Cắt ngang mỏ hàn đá đổ ở Pháp
Hình 2-26: Cắt ngang mỏ hàn nhiều loại vật liệu
Hình 2-27: Cắt ngang mỏ hàn có 1 phần sóng tràn

Hình 2-28: Cắt ngang mỏ hàn không có sóng tràn
Hình 2.29: Sơ đồ vai và tường đỉnh
Hình 2.30: Các dạng lăng thể chân mái dốc
Hình 2.31: Các khối bê tông dị thường
Hình 2.32: Khối Tetrapod
Hình 2.33: Khối Dolos
Hình 2.34: Mỏ hàn túi địa kỹ thuật
Hình 3.1: Bản đồ bố trí công trình
Hình 3.2: Mặt cắt ngang kè biển
Hình 3.3: Sơ họa mặt bằng và cắt dọc kè mỏ hàn
Hình 3.4: Mặt cắt ngang kè mỏ hàn
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu cơ lý của đất khu vực nghiên cứu
Bảng 1.2: Phân phối dòng chảy theo tháng dạng bình quân
Bảng 1.3: Tần suất lưu lượng đỉnh lũ tại các trạm thủy văn lưu vực sông Ba
Bảng 1.4: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng từ 08/2002 - 08/2003
Bảng 1.5: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng (08/2003 - 6/2004)
Bảng 1.6: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng (08/2003 - 7/2008)
Bảng 2.1: Số cơn bão và tần suất ảnh hưởng đến dải ven biển Việt Nam từ 1961 -
2006
Bảng 2.2: Đường kính trung bình cấp hạt (d
50
) và độ chọn lọc (S
o
) của trầm tích
vùng ven biển cửa sông Đà Rằng
Bảng 2.3: Độ đục trung bình tháng, năm nhiều năm tại trạm Củng Sơn
Bảng 2.4: Lưu lượng đỉnh lũ Q
max

(m
3
/s) và lưu lượng bùn cát lớn nhất R
max
(kg/s) tại
trạm Thủy văn Củng Sơn từ 1981 đến 2000
Bảng 2.5: Kết quả tính toán vận chuyển bùn cát dọc bờ
Bảng 2.6: Kết quả tính toán vận chuyển bùn cát qua cửa theo hướng ngang bờ
Bảng 2.7: Kết quả tính toán bồi xói trung bình trong một năm khu vực cửa Đà
Rằng
Bảng 2.8: Các phương án đập ngăn bùn cát
Bảng 2.9: Tổng lượng bùn cát theo các PA1 và PA2
Bảng 3.1: Tần suất đảm bảo mực nước triều tính toán thiết kế
Bảng 3.2: Độ cao sóng bình quân (m) theo các tháng và mùa trong năm tại trạm
Tuy Hòa, Phú Yên
Bảng 3.3: Mực nước triều tại trạm Phú Lâm
8
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài
1. Giới thiệu chung:
Dải ven biển Trung Bộ kéo dài trên 1000 km, là nơi tập trung dân cư và
nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng khác. Trong những năm gần đây, tình hình
biến động hình thái dải ven biển tại khu vực trên đang diễn ra theo chiều hướng bất
lợi như lũ lớn, cửa sông di động, bồi lắng và xói lở, gây ra những thiệt hại nặng nề.
Đặc biệt vào mùa cạn, các cửa sông bị bồi lấp làm ách tắc giao thông thủy, ngăn
trở tàu thuyền ra vào, gây ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động đánh bắt hải sản.
Ngoài ra, sự bồi lấp cửa sông còn hạn chế dòng chảy vào mùa lũ, tăng cường lũ lụt
làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, thiệt hại mùa màng, nuôi trồng thủy sản, đánh
bắt cá. Tại những khu vực bị xói lở, dân cư phải di dời đến nơi khác để sinh sống.
Khu vực cửa sông là nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố động lực và thuỷ

thạch động lực biển và sông nên biến động mạnh mẽ nhất. Các yếu tố động lực và
thuỷ thạch động lực có ảnh hưởng quyết định tới hình thái vùng cửa sông là dòng
chảy và lượng bùn cát từ thượng nguồn sông cũng như sóng, dòng ven, dòng triều
từ biển vào. Các quá trình động lực biển như sóng, dòng ven và dòng triều sẽ gây
ra quá trình vận chuyển bùn cát dọc bờ và ngang bờ, cũng như nạo vét lòng sông.
Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định cửa sông và bờ biển khu
vực cửa sông Đà rằng, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với đời sống người dân trong khu vực này.
2. Khái quát về khu vực nghiên cứu:
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm giữa 12
o
42’36” đến
13
o
41’28” vĩ độ Bắc và từ 108
o
40’40” đến 109
o
27’47” kinh độ Đông. Phía bắc giáp
tỉnh Bình Định, nam giáp tỉnh Khánh Hoà, tây giáp tỉnh Đắc Lắc & Gia Lai, đông
giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên: 5.045km2. Địa hình ở đây thấp dần từ tây sang
đông với 3 dạng địa hình chính là núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Cửa
sông Đà Rằng nằm trên địa phận thị xã Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên và là cửa sông
chính của hệ thống sông Ba – một trong những hệ thống sông lớn nhất vùng Nam
Trung bộ với diện tích lưu vực là 13.900 km
2
.
Dòng chính sông Ba dài khoảng 380 km, được bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc
Rô cao 1240 m và chảy qua 4 tỉnh Gia Rai, Đắc Lắc, Kon Tum và Phú Yên. Ở
phần thượng nguồn, lòng sông hẹp, nhưng bắt đầu từ trạm thủy văn Củng Sơn –

cách cửa sông Đà Rằng khoảng 40 km, lòng sông được mở rộng và được gọi bằng
cái tên địa phương là sông Đà Rằng. Lòng sông Đà Rằng hàng năm luôn bị biến
động (bồi - xói) và tồn tại nhiều bãi bồi giữa sông. Đặc biệt, địa hình vùng cửa
sông ven biển luôn bị biến động sau mỗi mùa bão lũ, gây ảnh hưởng lớn đến giao
thông thủy, thoát lũ và phát triển kinh tế. So sánh hai bản đồ địa hình vùng cửa
sông Đà Rằng năm 1997 và năm 2008 (hình 1), có thể thấy khu vực cửa sông được
9
mở rộng, nhưng bãi phía trước cửa sông trở nên nông hơn, cửa sông ngày càng thu
hẹp lại.
a) Năm 1997 b) Năm 2008
Hình 1: Địa hình vùng cửa sông Đà Rằng
Đến năm 2011 địa hình khu vực nghiên cứu đã có những thay đổi nhất định
so với các năm trước đó (hình 2). Do vậy cần phải được nghiên cứu về sự thay đổi
phức tạp của lòng sông với các nguyên nhân xói lở, bồi lắng và đưa ra hướng xử lý
phù hợp.
Hình 2: Bản đồ hiện trạng 2011 vùng cửa sông Đà Rằng
II. Mục tiêu và cách tiếp cận:
1. Mục tiêu:
- Xác định được thực trạng bồi lắng và các nghuyên nhân gây nên bồi lấp
khu vực cửa Đà rằng
- Đề ra được giải pháp chống bồi lấp cửa ra của sông Đà Rằng hợp lý có
10
tính khả thi.
- Đề xuất kết cấu cho các giải pháp trên.
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận: Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay
trong các lĩnh vực cửa sông ven biển; toàn diện, khu vực nghiên cứu không thể
tách rời lưu vực sông Ba; dựa trên quan điểm phát triển bền vững.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá, thống kê số liệu, tài liệu nghiên cứu thu

thập và thực đo.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp mô hình toán để xác định các yếu tố thủy động lực khu vực
nghiên cứu; Ứng dụng cac phần mềm tin học như AutoCAD, Geo-slope/W,
Microsoft Office… trong tinh toán thiết kế công trình cũng như trong soạn thảo
văn bản;
- So sánh và đối chiêu các TCVN, QCVN đã ban hành.
III. Kết quả đạt được
- Đánh giá được hiện trạng, phân tích nguyên nhân bồi lắng cửa sông Đà rằng
- Đề ra các giải pháp kết cấu thích hợp nhằm tránh tình trạng bồi lắng ở cửa
sông.
- Tuyến và mặt cắt hợp lý cho công trình tại cửa sông. Tính toán thiết kế điển
hình cho đoạn kè bờ, mỏ hàn.
IV. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu khẳng định tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu cần
đạt được khi thực hiện đề tài, các cách tiếp cận và phương pháp thực hiện để đạt
được các mục tiêu đó. Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc phần phụ lục, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương chính.
Chương I: TỔNG QUAN
Chương II: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CỬA SÔNG ĐÀ RẰNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CỬA SÔNG VÀ BỜ BIỂN KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
Chương III: TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CHỌN
11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. Điều kiện tự nhiên:
I.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Ba là một trong những lưu vực lớn nhất khu vực
miền Trung, với tổng diện tích lưu vực là 13.900 km 2 , đây cũng là
lưu vực lớn nhưng nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam. Lưu vực có

tọa độ địa lý lý từ 12
0
35' đến 14
0
38' vĩ độ bắc và từ 108
0
00' đến
109
0
55' kinh độ đông. Phía bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc, phía
tây và nam giáp lưu vực sông Cái (Nha Trang) và sông Srepk, phía
đông giáp lưu vực sông Kone, sông Kỳ Lộ và biển Đông. Diện tích
lưu vực sông Ba thuộc phân giới ba tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk và Phú
Yên với tổng diện tích đất nông nghiệp trên 350 ngàn ha và tổng
dân số trên lưu vực khoảng 1,5 triệu người. Sông Ba là dòng sông
lớn có chiều dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon Tum)
cao 1.549 m chảy qua tỉnh Kon Tum và Gia Lai theo hướng bắc
nam, bắt đầu chuyển sang hướng tây bắc - đông nam từ huyện
Krông Pa của Gia Lai rồi hướng tây đông từ địa phận tỉnh Phú Yên,
cuối cùng đổ vào biển Đông ở cửa biển Đà Rằng ngay thành phố
Tuy Hòa.
I.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình sông Ba biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn ó
thể phân chia lưu vực thành 5 vùng địa hình sau:
1. Vùng núi
Vùng núi chiếm 60% diện tích toàn lưu vực, địa hình rất phức tạp hầu hết
là núi cao rừng rậm, nằm kẹp hai bên thung lũng tạo ra thành mảng kéo dài từ
thượng nguồn về đến hạ lưu. Độ cao bình quân trong vùng (600 – 800m), độ dốc
địa hình từ thoải đến rất dốc. Nhiều nơi núi kéo dài ra đến các sông suối chia cắt
thung lũng thành những khu riêng biệt như khu An Khê, Cheo Reo, Phú Túc, vùng

núi cao trong lưu vực là nơi sinh Thuỷ của hầu hết các sông suối.
2. Vùng thung lũng
12
Do yếu tố địa hình của vùng núi đã tạo thành một dải liên tục ở phía Đông
vòng lên phía Bắc tiếp xúc với Bình nguyên phía Tây tại đây có những dải núi
phân tán độc lập tiến sát ra sông cao độ thấp nhất từ đỉnh xuống 2 bên. Dòng chính
sông Ba đã hình thành nên những thung lũng độc lập kéo dài từ An Khê đến Phú
Túc. Địa hình vùng này nhìn chung tương đối bằng phẳng, tập chung thành các
cánh đồng lớn nằm dọc hai bên bờ sông.
3. Vùng cao nguyên
Có dạng địa hình của cao nguyên Gia Lai thuộc khu vực Mang Yang Chư
Sê cao độ phổ biến từ (300 – 500m). Địa hình khu vực lượn sóng và hình rẻ quạt
nhưng bằng thoải ở bề mặt trên diện rộng.
4. Vùng gò đồi
Đây là vùng địa hình trung gian giữa miền núi và đồng bằng hoặc giữa miền
núi và thung lũng. Chủ yếu tập trung ở An Khê, Sơn Hoà, hạ lưu sông Hinh và lưu
vực sông KRông và H.Năng. Vùng này có nhiều đồi gò thấp nhỏ xen kẽ thỉnh
thoảng có nơi tương đối bằng phẳng và khá rộng có khả năng phát triển cây mau và
cây công nghiệp ngắn ngày đặc biệt là đồng cỏ chăn thả.
5. Vùng đồng bằng
Tập trung ở hạ lưu sông Ba, đất màu mỡ và bằng phẳng cao độ phổ biến từ
(5 – 7m). Đây là vùng trọng điểm kinh tế cũng đồng thời là vùng trọng điểm lúa
của lưu vực sông Ba và miền Trung.
I.2. Điều kiện địa chất khu vực:
I.2.1. Địa tầng:
Dựa theo tài liệu theo dõi hiện trường và kết quả chỉnh lý tài liệu thí nghiệm
trong phòng, địa tầng khu vực khảo sát từ trên xuống dưới đến độ sâu 10m gồm 2
lớp, được mô tả cụ thể như sau:
Lớp 1: Cát hạt mịn đến hạt vừa, màu xám, xám trắng, xám nâu, lẫn vỏ sò
san hô, trạng thái xốp.

Lớp phân bố trến bề mặt, dọc theo bờ biển, bờ sông hiện tại. Bề dày của lớp
thay đổi từ 6,0m đến 7,7m. Thành phần của lớp là cát hạt mịn đến hạt vừa, màu
xám, xám trắng, xám nâu, lẫn vỏ sò san hô, trạng thái xốp. Số búa SPT của lớp
thay đổi từ 6 đến 11.
13
- Giá trị SPT trung bình: 7
- Độ kết: xốp
- Sức chịu tải quy ước R
0
= 0,51 kG/cm
2
Hình 1.1. Mặt cắt hố khoan đại diện
Lớp 2: Sét pha, màu nâu, nâu đen, xám nâu, lẫn vỏ sò, trạng thái dẻo chảy
đến chảy.
Lớp phân bố liền kề dưới lớp 1. Bề dày của lớp thay đổi từ 2,3m đến 4,0m.
14
Thành phần là sét pha, màu nâu, nâu đen, xám nâu, lẫn vỏ sò, trạng thái dẻo chảy
đến chảy, Số búa SPT của lớp thay đổi từ 2 đến 4.
- Giá trị SPT trung bình: 3
- Độ kết: chảy
- Sức chịu tải quy ước R
0
= 0,63 kG/cm
2
I.2.2. Đặc tính cơ lý của đất
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cơ lý của đất khu vực nghiên cứu
Lớp đất
Chỉ tiêu
Lớp 1 Lớp 2
Hạt sỏi sạn (%)

Hạt cát thô(%)
Hạt cát vừa(%)
Hạt cát mịn(%)
Hạt bụi (%)
Hạt sét (%)
Giới hạn chảy W
ch
(%)
Giới hạn lăn W
d
Chỉ số dẻo I
d
Độ sệt B
Độ ẩm W (%)
Khối lượng riêng tự nhiên γ
w
(g/cm
3
)
Khối lượng riêng khô γ
k
(g/cm
3
)
Tỷ trọng (∇)
Độ rỗng n (%)
Hệ số rỗng (e
0
)
Độ bão hòa G (%)

Góc ma sát trong tự nhiên ϕ
o
Lực dính tự nhiên C (kG/cm
2
)
0.0
4.0
22.0
67.0
5.0
0.0
-
-
-
-
16.0
-
-
2.63
-
0.963
-
18.40’
-
0.0
15.0
10.0
28.0
31.0
16.0

30.0
18.0
12.0
1.25
33.0
1.61
1.21
2.70
55.17
-
72.41
15.06
0.126
I.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu, thủy hải văn:
I.3.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí trong lưu vực sông Ba có xu hướng tăng dần từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đông và từ cao xuống thấp. Nhiệt độ bình quân hàng năm
ở vùng thượng lưu là (21,5 –23,5)
0
C vùng trung lưu là (25 – 26)
0
C vùng hạ lưu là
(26 – 27)
0
C .
15
Tháng có nhiệt độ cao nhất ở thượng lưu và trung lưu thường vào tháng 4
nhiệt độ đạt từ (24 – 28)
0
C ở hạ lưu thường vào tháng 6, tháng 7 (28 – 29)

0
C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất trên toàn lưu vực vào tháng 1 {vùng núi (19 – 22)
0
C,
thung lũng và đồng bằng (22 – 23)
0
C}.
I.3.2. Nắng
Trên lưu vực sông Ba hàng năm có 2.380 đến 2.480 giờ nắng/năm. Thời kỳ
nắng nhiều nhất ở thượng lưu và trung lưu là tháng 3 275 – 280 giờ nắng/tháng, ở
hạ lưu rơi vào tháng 5 là 278 giờ/tháng. Tháng có giờ nắng ít nhất thường rơi vào
giữa tháng mùa mưa và chỉ đạt khoảng 120 giờ/tháng.
I.3.3. Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa.
Độ ẩm tương đối trung bình năm trên lưu vực sông Ba từ 80 – 84%. Độ ẩm cao
nhất vào tháng X, XI và nhỏ nhất vào tháng III, IV ở vùng thượng lưu vào tháng
VII, VIII ở vùng hạ lưu.
Vào các tháng mùa mưa độ ẩm bình quân tháng trên lưu vực sông Ba có thể
đạt 80-90%. Các tháng mùa khô chỉ đạt dưới mức 75%. Độ ẩm không khí thấp nhất
trên lưu vực có thể xuống tới mức 15-20%. Riêng Plei Ku vào ngày 8/2/1978 đã
quan trắc được trị số độ ẩm thấp nhất chỉ 3%.
I.3.4. Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi bình quân năm trên toàn lưu vực vào khoảng 1.400-
1.420 mm. Lượng bốc hơi lớn nhất là vùng trung lưu 1712,4 mm (tại Cheo Reo),
vùng thượng lưu khoảng 1469,5 mm (An Khê), vùng hạ lưu thấp nhất (1324,3
mm). Thời kỳ bốc hơi lớn nhất ở thượng lưu và trung lưu vào tháng 3 đến tháng 4
lượng bốc hơi từ 150 - 230 mm/tháng, lượng bốc hơi nhỏ nhất thường vào tháng 10
đến tháng 11 với lượng bốc hơi từ 65 - 85 mm/tháng. ở hạ lưu sông Ba lượng bốc
hơi lớn nhất vào tháng 6 tháng 7 với lượng bốc hơi khoảng 160 – 220 mm/tháng.

Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 10 đến tháng 12 với lượng bốc hơi khoảng 50 – 80
mm/tháng.
I.3.5. Chế độ gió
Do sự chia cắt mạnh mẽ của địa hình và hướng của các dãy núi cao làm cho
lưu vực sông Ba chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính thổi tới. Từ tháng 5 đến
16
tháng 9 hướng Tây và Tây Nam. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau hướng Đông và
Đông Bắc, vùng thượng và hạ lưu sông Ba tốc độ gió thường lớn hơn vùng trung
lưu. Nguyên nhân là vùng trung lưu bị các dãy núi cao che khuất nhiều. Còn vùng
thượng và hạ lưu khá thuận lợi cho việc đón các hướng gió.
Tốc độ gió trung bình hàng năm vùng thượng lưu và hạ lưu có thể đạt 2,3 -
2,4 m/s. Tốc độ gió lớn nhất vùng thượng lưu là 23 m/s (An Khê) và ở hạ lưu là 36
m/s (Tuy Hoà). Trong khi đó ở trung lưu chỉ đạt 20 m/s (Cheo Reo). Bão thường
xuất hiện từ biển Đông.
Vùng cửa sông Đà Rằng chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa gồm hai mùa
gió chính trong năm: gió mùa đông và gió mùa hạ. Về mùa đông, gió mùa đông
vấp phải chướng ngại núi đã gây ra mưa rất nhiều trên vùng thấp ven biển và sườn
Đông Trường Sơn. Theo số liệu gió thống kê tại trạm Tuy Hòa từ 1988 đến 2007,
vào thời kỳ đầu mùa đông, là thời kỳ có những xoáy thấp và những cơn bão muộn
hoạt động ở các vĩ độ thấp thuộc khu vực Biển Đông, gió hướng Đông Bắc chiếm
ưu thế với tần suất khoảng 40%; tốc độ gió từ 2 đến 3 m/s chiếm trên dưới 10%.
Vào mùa hè, tại trạm Tuy Hòa, gió hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu thế với tần
suất tổng cộng khoảng 43%, tần suất lặng gió lên tới 27% (hình 2). Vào mùa
chuyển tiếp từ hè sang đông (tháng 8 và 9), hướng gió phân tán, trong đó hướng
tây có tần suất trội hơn. Trong các đặc trưng khí hậu, gió là thông số quan trọng
nhất gây xói bờ và biến dạng bờ biển. Gió có thể tác động trực tiếp như tạo thành
các đụn cát, mài mòn và phá hủy đường bờ. Ngoài ra, gió còn là nhân tố động lực
quan trọng nhất tạo sóng và dòng chảy ven bờ gây xói lở, phá hoại đường bờ.
I.3.6. Đặc điểm mưa trên lưu vực
Do đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu đã làm cho chế độ mưa trên lưu

vực sông Ba là khá phức tạp. Trong khi vùng thượng lưu và trung lưu đã là mùa
mưa thì vùng hạ lưu đang còn thời kỳ khô hạn. Khi thượng lưu và trung lưu kết
thúc mùa mưa thì vùng hạ lưu vẫn còn thời kỳ mưa lớn.
Mùa mưa ở vùng thượng lưu và trung lưu đã là mùa mưa thì vùng hạ lưu
đang còn ở thời kỳ khô hạn, khi thượng lưu và trung lưu kết thúc mùa mưa thì
vùng hạ lưu vẫn trong thời kỳ mưa lớn. Mùa mưa ở vùng thượng lưu và trung lưu
thường đến sớm từ tháng 5 kết thúc từ tháng 10 hoặc tháng 11. Thời gian mưa 6-7
17
tháng. Trong khi đó mùa mưa vùng hạ lưu đến muộn và ngắn từ tháng 9 đến tháng
12.
I.3.7. Đặc điểm dòng chảy lưu vực sông Ba
a) Phân mùa dòng chảy
Trên lưu vực sông Ba, mùa lũ xuất hiện đồng thời với mùa gió thịnh hành:
gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam. Nhìn chung mùa lũ thường xuất hiện
muộn hơn mùa mưa 1 tháng, tuy nhiên tuỳ thuộc địa hình và các yếu tố khí tượng
– thuỷ văn khác mà mùa lũ ở từng khu vực có thể không tuân thủ hoàn toàn quy
luật trên.
Mùa kiệt kéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8) lượng dòng chảy chiếm
25 – 35 % lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước nhỏ nhất là tháng 3 hoặc
tháng 4 và chỉ đạt 1,3 – 1,5 % lượng nước cả năm. Tháng 6 hàng năm thường có
đỉnh lũ phụ do mưa đầu mùa gây nên.
Cũng như mưa, dòng chảy sông ngòi không những biến động theo không
gian mà còn theo thời gian và được biểu thị theo phân phối dòng chảy năm dạng
bình quân – biểu thị dưới dạng phần trăm dòng chảy tháng (%) như bảng 1.2.
Bảng 1.2: Phân phối dòng chảy theo tháng dạng bình quân
Trạm
Q
tbtháng
(%)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

An
Khê
5.1
9
3.46
2.5
6
1.8
2
2.4
6
3.77 4.9 6.7
6.1
9
30.2
17.
2
7.32
Kon
Tum
6.2
5
4.4
4.0
2
3.32 3.6 4.5 7.4 13.5
15.
5
19.
2

9.7
8
8.17
Củng
Sơn
3.96 2.23
1.5
9
0.8
9
2.8
5
1.2
7
1.9
14.
4
12 14.24 11.46 33.6
Sông
Hinh
5.6
2
3.06
1.7
1
1.2
6
2.1
5
1.63

2.6
4
1.1
5
2.4
1
13.6
45.
1
19.1
b) Dòng chảy lũ trên dòng chính sông Ba
Mưa lũ trên lưu vực sông Ba thường xảy ra vào tháng IX-XI vì thời kỳ này
trên lưu vực bị chi phối bởi mưa dông do gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp
dải hội tụ nhiệt đới. Cũng thời gian này do bão từ biển Đông đổ vào đất liền gặp
dải Trường Sơn ngăn cản tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn cho lưu
vực, lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên mạnh mẽ vượt qua cường
18
độ thấm, khả năng trữ nước trong đất đạt mức bão hoà do đó lũ trong thời gian này
là lũ lớn nhất trong năm.
Bảng 1.3: Tần suất lưu lượng đỉnh lũ tại các trạm thủy văn lưu vực sông Ba
Tên trạm
Từ…
đến
Q
tbmax
(m
3
/s)
Q
maxp

(mm)
0.5% 1% 1.5% 2% 5% 10%
An Khê 77-02 1152 2949 2742 2616 2523 2208 1942
Củng Sơn 77-02 6571 21653 19130 17936 16852 13957 11613
Sông Hinh 78-91 2288 5540 5159 4926 4754 4170 3674
I.3.8. Đặc điểm sóng biển và thủy triều
a) Thuỷ triều
Thuỷ triều tại khu vực thuộc chế độ nhật triều không đều. Hàng tháng có từ
18 đến 22 ngày nhật triều. Thời kỳ triều cường thường xuất hiện nhật triều, khi
triều kém thường xuất hiện bán nhật triều. Biên độ triều trung bình là 1.50 ± 0.20
m. Khi triều cường, độ cao mực nước là 1.70 m, khi triều kém độ cao triều là 0.50
m. Thời gian triều dâng thường kéo dài hơn thời gian triều rút. Vận tốc dòng triều
không lớn, vào khoảng 20 ÷ 30 cm/giây. Vào mùa mưa thuỷ triều chỉ gây ảnh
hưởng tối đa đến khoảng 4 km trong sông. Vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy nhỏ,
triều truyền xa hơn.
b) Sóng
Độ cao sóng tương đương vào tháng 5 theo hướng đông bắc là 0,77m, theo
hướng đông là 0,89m. Khi truyền vào bờ độ cao sóng ít suy giảm, độ cao sóng ven
bờ đối với sóng đông bắc khoảng 0,6m - 0,7m, đối với sóng hướng đông khoảng
0,7m - 0,8m. Độ cao sóng tương đương ngoài khơi theo hướng đông nam là 1,04m
và theo hướng nam là 0,94m. Sự phân bố trường sóng ở phía nam và phía bắc vùng
nghiên cứu thấy rõ sự khác biệt, điều này do hướng sóng ngoài khơi hợp với đường
bờ một góc nhỏ. Do tác động của gió mùa đông bắc, vào tháng 11 sóng hướng đông
bắc là hướng sóng chủ đạo khu vực này. Độ cao sóng tương đương khu vực ngoài
khơi theo hướng này là 1,26m, theo hướng đông là 1,02m và theo hướng đông nam
là 0,86m. Không thấy sóng hướng nam xuất hiện trong thời gian này. Độ cao sóng
ven bờ do sóng hướng đông và đông bắc truyền vào khoảng 1m, do sóng đông nam
truyền vào khoảng 0,5m - 0,6m. Khu vực phía bắc vùng nghiên cứu, do ảnh hưởng
của một số đảo ngoài khơi, độ cao sóng vào bờ giảm rõ rệt, sự phân bố trường sóng
19

trong các vùng còn lại ít thay đổi.
I.4. Diễn biến bồi lắng, xói lở cửa sông Đà Rằng:
Đà Rằng là cửa sông chính của hệ thống sông Ba thuộc thành phố Tuy Hoà,
tỉnh Phú Yên và là một trong những hệ thống sông lớn nhất vùng Nam Trung bộ
với diện tích lưu vực là 13.900 km
2
. Dòng chính sông Ba dài khoảng 380 km, được
bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Tụ cao 1240 m và chảy qua 4 tỉnh là: Gia Lai, Đắk
Lắk, Kon Tum và Phú Yên. Ở phần thượng nguồn, lòng sông hẹp, nhưng bắt đầu từ
trạm thủy văn Củng Sơn cách cửa sông Đà Rằng khoảng 40 km, lòng sông được
mở rộng. Trong những năm qua, cửa sông Đà Rằng luôn bị biến động mạnh mẽ do
hiện trượng xói lở -bồi tụ bờ biển, bồi lấp luồng vào cảng, gây ảnh hưởng lớn đến
giao thông thủy, thoát lũ và phát triển kinh tế.
Trong năm, cửa sông Đà Rằng thường được mở rộng trong 3 – 4 tháng mùa lũ
và thu hẹp trong các tháng còn lại. Ngoài ra, cửa sông bị biến động từ năm này qua
năm khác, trong khi cảng cá Tuy Hoà là nơi tiếp nhận sản lượng cá ngừ đánh bắt
xa bờ lớn nhất miền Trung. Do vậy, xác định nguyên nhân xói lở - bồi tụ khu vực
cửa sông Đà Rằng là rất cần thiết và cấp bách.
I.4.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu:
Bờ biển thuộc tỉnh Phú Yên dài khoảng 80 km hiện nay đang bị sạt lở khá
mạnh. Toàn tỉnh có 4 huyện ven biển trong đó có 12 xã đang trong tình trạng bị sạt
lở khá trầm trọng.
Bờ biển tỉnh Phú Yên kéo dài theo hướng Bắc - Nam, thẳng với hướng sóng
gió. Vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là cát, riêng khu vực Vũng Chao bờ được cấu
bằng cuội, sỏi; khu vực vũng Xuân Đài - Xuân Thọ - Thị trấn Sông Cầu bờ được
cấu tạo bằng đất pha sét. Toàn tỉnh có 16 đoạn bị sạt lở với tổng chiều dài bị sạt lở
là 20,75 km. Như vậy tính trung bình khoảng 3,8 km bờ biển lại có một đoạn bị sạt
lở và tổng chiều dài các đoạn bị sạt lở chiếm 26% tổng chiều dài bờ biển của tỉnh.
Đối với khu vực bờ biền khu vực thành phố Tuy Hòa năm 2000 sạt lở 1.2km
tại xã An Phú, những khu vực khác bị sạt lở mạnh như Hoà Hiệp Trung (Đông

Hoà); Xuân Hải, thị trấn Sông Cầu (Sông Cầu); An Ninh Đông, An Hoà, An Phú
(Tuy An).
Hiện trạng sạt lở bờ đang xảy ra ở nhiều nơi đã có gia cố chống sạt lở bằng
20
công trình và các biện pháp chống sạt lở khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp
phòng chống này chỉ có ở một số khu vực, có những khu vực vừa có kè, cọc, trồng
cây, một số khu vực chỉ có kè hoặc cọc hoặc trồng cây, song cũng có khu vực chưa
có công trình phòng chống nào
Khu vực có các giải pháp phòng chống: Xuân Hải, thị trấn Sông Cầu (Sông
Cầu); An Hoà, An Chấn (Tuy An).
Khu vực chưa có giải pháp phòng chống nào: Bao gồm An Ninh Đông (Tuy
An); Xuân Phương (Sông Cầu); Hoà Hiệp Bắc, Hoà Tân Đông (Đông Hoà).
Sau đây là số đoạn đã có các công trình phòng chống là:
+ Số đoạn bị sạt lở đã có kè là 5 đoạn
+ Số đoạn bị sạt lở đã được trồng cây là 10 đoạn
+ Số đoạn bờ đã được đóng cọc là 4 đoạn
+ Số đoạn bờ có liên quan đến cửa sông, lạch, vụng là 8 đoạn
 Phân cấp diễn biến sạt lở: Nếu xét diễn biến qúa trình sạt lở từ năm 1930
đến nay thì có thể phân ra làm 5 thời kỳ:
+ Từ năm 1930 đến năm 1949 không có
+ Từ năm 1950 đến năm 1969 không có
+ Từ năm 1970 đến năm 1979 có 2 đoạn
+ Từ năm 1980 đến năm 1989 có 2 đoạn
+ Từ năm 1990 đến năm 2000 có 12 đoạn. Trong thời kỳ này qúa trình sạt
lở chủ yếu xảy ra từ năm 1995 trở lại đây, riêng năm 2000 bị sạt lở thêm 4 đoạn.
Ở Phú Yên quá trình sạt lở xảy ra mạnh nhất ở bờ biển của xã Xuân Hải
(Sông Cầu) dài khoảng 7 km thường xuyên bị sạt, chỉ trong vòng 1995 đến 2000
qúa trình sạt lở đã làm cho bờ biển lùi sâu vào trong đất liền 30 m, đặc biệt là mùa
mưa bão năm 1999 khu vực này đã bị sạt một đoạn bờ dài trên 500 m làm sập 25
ngôi nhà dân xây khá kiên cố, phá hoại nhiều các công trình dân sinh kinh tế khác.

Qua số liệu về hiện trạng sạt lở của tỉnh Phú Yên chúng tôi thấy: Quá trình
sạt lở - bồi tụ diễn ra khá phức tạp, song quá trình sạt lở chiếm ưu thế. Quá trình
sạt lở diễn ra với qui mô, cường độ, tốc độ khác nhau ở các khu vực và ngày càng
gia tăng. Quá trình sạt lở chủ yếu xảy ra ở những đoạn bờ biển thẳng với hướng
21
sóng gió, vật chất cấu tạo bờ chủ yếu là những vật liệu bở rời và các khu vực chưa
có các công trình gia cố phòng chống.
I.4.2. Diễn biến bồi lắng hiện trạng khu vực nghiên cứu:
- Trên cơ sở các số liệu thực đo địa hình tại luồng tàu vào cảng Đà Rằng kết
hợp với các tài liệu thu thập được như bản đồ địa hình UTM, tỷ lệ 1:25.000, các
ảnh vệ tinh chụp vào các thời kỳ khác nhau, đề mục đã phân tích lựa chọn các tài
liệu đại diện cho các thời kỳ có chế độ động lực thay đổi mạnh tại vùng ven biển
cửa sông Đà Rằng để so sánh. Sau đó đề mục đã tiến hành đánh giá quá trình bồi -
xói địa hình đáy ven bờ biển và biến động luồng tàu vào cửa Đà Rằng theo các đợt
khảo sát.
- Dựa theo đặc điểm hình thái luồng lạch vùng cũng như để thuận lợi cho việc
so sánh, đánh giá sự biến đổi luồng tàu vào cửa Đà Rằng và quá trình bồi, xói địa
hình đáy ven bờ biển Đà Rằng, khu vực nghiên cứu được chia thành ba vùng khác
nhau (hình 1.2).
- Vùng 1: là luồng cửa sông Đà Rằng được tính từ cửa sông ra đến đường
đẳng sâu -15 m.
- Vùng 2: là khu vực bờ trái cửa sông Đà Rằng được tính từ đường bờ ra đến
đường đẳng sâu -15 m.
Hình 1.2: Sơ đồ phân vùng mặt cắt tính toán bồi – xói ven biển cửa sông Đà Rằng
- Vùng 3: là khu vực bờ phải cửa sông Đà Rằng được tính từ đường bờ ra đến
đường đẳng sâu -15m.
22
- Vùng 4: là vùng trong sông Đà Rằng từ cửa Đà Rằng về ngã ba sông Đà
Rằng và sông Chùa.
1.Tình hình bồi, xói từ tháng 08/2002 đến tháng 08/2003

Trong một năm địa hình đáy khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng bồi lên với
tốc độ khá lớn, nhất là khu vực phía trái và phía phải của luồng. Cụ thể:
- Vùng trong sông có cao trình đáy thay đổi từ - 3,5 ÷ - 6 m. Kết quả tính
toán cho thấy khu vực này hầu như bồi hoàn toàn trừ khu vực gần ngưỡng cửa sông
có hiện tượng xói nhẹ. Mức độ bồi xói trung bình trong cả đoạn sông nghiên cứu là
0,34m, do đó tổng lượng bồi trên cả vùng là 905.487 m
3
, như vậy tốc độ bồi trung
bình theo tháng trong giai đoạn nghiên cứu khoảng 75.457 m
3
/tháng.
- Vùng luồng cửa sông Đà Rằng trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng xói
mạnh hơn bồi, nhất là vùng ngưỡng cửa sông, nơi xói nhất của luồng đạt trên 3m,
ngược lại khi ra gần đến đường đẳng sâu 8 m của khu vực luồng lại có hiện tượng
bồi nhẹ. Trong cả giai đoạn nghiên cứu mức độ bồi xói trung bình của cả luồng là -
0,49m với tổng lượng bồi xói trong cả khu vực là - 409.806 m
3
.
Bảng 1.4: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng từ 08/2002 - 08/2003
TT Vùng 1
Diện tích
Xói đáy lớn
nhất
Bồi đáy
lớn nhất
Bồi - xói
trung bình
Tổng lượng
bồi xói
(m

2
)

xói- max
(m) ∆
bồi - max
(m)
(m) W
bồi - xói
(m
3
)
1 Trong sông 1.279.374 -2,34 1,75 0,34 435.305
2 Luồng 831.432 -2,81 1,90 -0,49 -409.806
3 Bờ trái 704.229 -0,40 1,91 0,53 373.724
4 Bờ phải 752.513 -0,69 3,09 0,68 506.264
Tổng: 905.487
Ghi chú: (+) là bồi; (-) là xói.
- Vùng bờ trái và bờ phải của cửa Đà Rằng trong giai đoạn từ 8/2002 đến
8/2003 cũng có xu hướng bồi mạnh hơn là xói. Mức độ bồi xói trung bình của cả
vùng bờ trái là 0,53 m, vùng bờ phải là 0,68 m. Tổng lượng bồi xói của vùng bờ
23
trái là 373.724 m
3
, trung bình đạt 31.142 m
3
/tháng, tổng lượng bồi xói của vùng bờ
phải là 506.264 m
3
, trung bình đạt 42.188 m

3
/tháng (bảng 1.4).
Như vậy, có thể thấy khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng hầu như được bồi
nên rất nhiều trong giai đoạn từ tháng 8/2002 đến 8/2003, nơi được bồi cao nhất đạt
khoảng 3m, khu vực xói trong giai đoạn này nằm ở ngưỡng cửa sông Đà Rằng.
2. Tình hình bồi, xói từ tháng 08/2003 đến tháng 06/2004
Trong khoảng thời gian này khu vực nghiên cứu có hiện tượng bồi xói xen kẽ.
- Vùng trong sông: Kết quả tính toán bồi xói cho thấy trong giai đoạn nghiên
cứu này, khu vực trong sông có tốc độ bồi mạnh ở gần ngưỡng cửa sông, nơi được
bồi mạnh nhất đạt tới 2,91m. Mức độ bồi xói trung bình trong cả vùng là 0,14m, do
đó tổng lượng bồi của khu vực nghiên cứu là 1.763.846m
3
.
- Vùng luồng của khu vực nghiên cứu trong giai đoạn này có xu hướng xói
nhẹ ở gần ngưỡng cửa sông ra đến đường đẳng sâu -8m, nơi xói mạnh nhất đạt mức
-2,43m. Tốc độ bồi xói trung bình của đoạn luồng này là -0,23m với tổng lượng bồi
xói là -193.286m
3
.
- Vùng phía trái của luồng cũng có xu hướng xói nhẹ, mức độ xói trung bình
là -0,4m, tổng lượng bồi xói là -279.977m
3
, ngược lại vùng phía phải của luồng lại
có xu hướng bồi, mức độ bồi trung bình là 0,3m, tổng lượng bồi xói là 222.805 m
3
.
Như vậy, có thể thấy trong thời đoạn nghiên cứu, khu vực ven biển cửa sông
Đà Rằng đang vào giai đoạn cuối của thời kỳ mùa khô nên dòng chảy trong sông là
tương đối nhỏ do đó đoạn trong sông có xu hướng bồi nhẹ.
Trong thời kỳ này khu vực nghiên cứu chịu ảnh phần lớn của chế độ gió mùa

Đông Bắc nên có sóng hướng B và ĐB mạnh, dòng vận chuyển bùn cát có xu
hướng từ phía Bắc xuống phía Nam của cửa, do đó bờ phải của luồng có xu hướng
bồi và bờ trái của luồng có xu hướng xói.
Bảng 1.5: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng (08/2003 - 6/2004)
TT Vùng 1
Diện tích
Xói đáy
lớn nhất
Bồi đáy
lớn nhất
Bồi - xói
trung bình
Tổng lượng
bồi xói
(m
2
)

xói- max
(m)

bồi - max
(m)
(m) W
bồi - xói
(m
3
)
24
1

Trong
sông
1.279.37
4 -1,77 2,91 0,14 176.846
2 Luồng 831.432 -2,43 1,75 -0,23 -193.286
3 Bờ trái 704.229 -1,47 1,34 -0,40 -279.997
4 Bờ phải 752.513 -1,92 1,41 0,30 222.805
Tổng: -73.633
3. Tình hình bồi - xói từ 08/2003 đến 07/2008
Dựa vào việc xây dựng bản đồ số độ cao về biến động địa hình đáy trong giai
đoạn từ tháng 08 năm 2003 đến tháng 07 năm 2008 [10]. Kết quả tính toán trong
thời gian này khu vực ven biển cửa Đà Rằng có sự bồi lên khá lớn. Cụ thể:
- Vùng trong sông có hiện tượng bồi xói xen kẽ, khu vực bị xói là một dải
nằm sát bờ trái của sông Đà Rằng, nơi xói mạnh nhất đạt tới gần 4m, khu vực bồi
mạnh nằm ở phía bờ phải gần cửa sông, tạo thành một doi cát chắn ngang cửa
sông. Mức độ bồi xói trung bình của cả vùng là -0,65 m với tổng lượng bồi xói là
-827.371 m
3
, tương đương với lượng bồi xói trung bình năm là -165.474 m
3
/năm.
- Vùng luồng của khu vực nghiên cứu cũng có xu hướng bồi xói xen kẽ, khu
vực xói nằm ngay ngưỡng cửa sông ra đến đường đẳng sâu -5m, từ đường đẳng sâu
-5m trở ra thì vùng luồng lại bồi lên mạnh, mức độ bồi xói trung bình của cả vùng
luồng là 0,61m, tổng lượng bồi xói là 400.672 m
3
, tương đương với 80.134 m
3
/năm.
- Vùng bờ trái của khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng hầu như được bồi lên

trong giai đoạn này, nơi xói ở vùng này là khu vực sát bờ biển. Mức độ bồi xói
trung bình của khu vực này là 0,4m với tổng lượng bồi xói là 334.324m
3
. Vùng bờ
phải của cửa Đà Rằng cũng có xu thế bồi nhiều hơn xói. Mức độ bồi trung bình ở
đây tương đối mạnh, đạt khoảng 1m với tổng lượng bồi xói là 661.908 m
3
.
Bảng 1.6: Lượng bồi xói khu vực ven biển cửa sông Đà Rằng (08/2003 - 7/2008)
TT Vùng
Diện tích
Xói đáy
lớn nhất
Bồi đáy
lớn nhất
Bồi - xói
trung bình
Tổng lượng
bồi xói
(m
2
)

xói- max
(m)

bồi - max
(m)
(m)
W

bồi - xói
(m
3
)
25

×