Tên đề tài:
Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen Thông nước (Glyptostrobus
pensilis ) tại khu bảo tồn Earal, tỉnh Đắk Lắk
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông nước (Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật cổ duy nhất thuộc chi
Glytostrobus còn sót lại, có khu phân bố rất hẹp ở Vân Nam và Phúc Kiến -Trung
Quốc, Khăm Muộn-Lào và Đắk Lắk-Việt Nam (IUCN-2005, Phan Kế Lộc và cs-
2009). Tại Đắk Lắk, loài này chỉ gặp ở vài điểm thuộc các huyện Krông Năng, Krông
Búc và Ea H’Leo. Loài cây này được Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp mức cực kỳ
nguy cấp (CR), NĐ32/CP xếp nhóm nghiêm cấm khai thác (IA).
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về loài này. Tuy nhiên, các
nghiên cứu mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin về loài và đưa ra một vài định
hướng cho công tác bảo vệ. Chưa có nghiên cứu nào đề xuất các giải pháp bảo vệ và
phát triển loài ở một khu vực cụ thể.
Hai quần thể thông nước có kích thước lớn hơn cả (khoảng 100 cá thể) được
tìm thấy ở huyện Ea H’leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam (IUCN, 2005).
Tuy nhiên hai quần thể thông nước này đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do khả năng
tái sinh tự nhiên rất thấp.
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo
tồn nguồn gen Thông nước (Glyptostrobus pensilis ) tại khu bảo tồn Earal, tỉnh
Đắk Lắk
Câu hỏi nghiên cứu:
Những thông tin về sinh thái học quần thể là cơ sở kỹ thuật cho các giải pháp
bảo tồn quần thể thông nước tại khu bảo tồn Earal. Một số câu hỏi quan trọng cần
được làm rõ như: nguyên nhân nào dẫn đến quần thể có khả năng tái sinh tự nhiên rất
thấp? Điều kiện lập địa nào là tốt nhất cho quá trình tái sinh của loài?
Để giảm bớt nhu cầu khai thác loài ngoài tự nhiên, việc nhân giống thông nước
và gây trồng rộng rãi trong nhân dân là rất cần thiết. Những yếu tố nào là rào cản
ngăn cản người dân thực hành bảo tồn loài là câu hỏi quan trọng nhất cần phải làm
rõ.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài thông nước (IUCN-
2005, Nguyễn Thanh Sum-2007, Phan Kế Lộc và cs-2009, ). Các nghiên cứu này
tập trung vào 3 vấn đề:
Thứ nhất là nghiên cứu về hệ thống phân loại mà tiêu biểu là: Cheng and Fu,
1978. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng các tiêu chí hình thái và di truyền
(phân tích gen) để phân loại loài. Thành quả của nghiên cứu này là đã chỉ ra thông
nước là loài thực vật cổ duy nhất thuộc chi Glytostrobus còn sót lại thuộc họ Bụt
mọc, bộ Thông. Khác với hệ thống phân loại cũ cho rằng thông nước thuộc họ Hoàng
đàn.
Kết quả này đã nâng cao giá trị bảo tồn của loài thông nước và ngay sau đó
loài này có tên trong nhiều danh lục loài ưu tiên bảo tồn.
Thứ hai là nghiên cứu về phân bố và tình trạng của loài mà tiêu biểu là IUCN-
2005 và Phan Kế Lộc và cs-2009. Các nghiên cứu này là đã rút ra một kết luận quan
trọng: loài thông nước có khu phân bố rất hẹp ở Vân Nam và Phúc Kiến (Trung
Quốc), Khăm Muộn (Lào) và Đắk Lắk (Việt Nam).
Kết quả này đã định hướng cho công tác quy hoạch bảo tồn loài ngoài tự
nhiên.
Thứ ba là nghiên cứu nhân giống loài trong ống nghiệm (invitro) mà tiêu biểu
là Nguyễn Thành Sum-2007. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng; có thể nhân
giống loài thông nướỉntong điều kiện nhân tạo. Tuy nhiên, nhân rộng mô hình cũng
như thử nghiệm đưa cây con ra trồng không được tác giả triển khai nghiên cứu.
Như vậy, chưa có nghiên cứu nào đề xuất các giải pháp bảo tồn loài ở một khu
vực cụ thể. Đề tài này được tiến hành sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp
kỹ thuật cũng như thu hút sự tham gia của cộng đồng người dân vào công tác bảo tồn
loài.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Bổ sung một số đặc điểm sinh thái học của loài thông nước.
- Xây dựng được biện pháp kỹ thuật nhân giống loài thông nước.
- Xác định được các yếu tố ngăn cản người dân bảo tồn loài thông nước
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài thông nước ngoài tự nhiên.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và kỹ thuật nhân giống loài thông nước
- Nghiên cứu biện pháp thu hút người dân tham gia bảo tồn loài thông nước
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống loài thông nước được biên tập.
- Vườn ươm loài thông nước được xây dựng.
- 1 ha rừng tự nhiên được khoanh nuôi phục vụ cho xúc tiến tái sinh nhân tạo
loài thông nước.
- 3 tổ bảo vệ rừng thôn bản được thành lập,
- 3 bản hương ước gắn kết bảo vệ loài thông nước được cộng đồng nhất trí
TÀI LIỆU THAM KHẢO