Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

TRUNG ĐÔNGNHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG KINH TẾCHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ

Bài tiểu luận:
TRUNG ĐÔNG-NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU
HƯỚNG KINH TẾ-CHÍNH TRỊ TRONG BỐI
CẢNH QUỐC TẾ MỞ
TP. HCM THÁNG 3/2010
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I : 3
CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ CỦA TRUNG ĐÔNG HIỆN NAY 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1 Vị trí địa lý 3
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 3
2.Kinh tế-xã hội 4
2.1Dân số 4
2.1. Tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế của Trung Đông 5
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG LỚN ĐANG DIỄN RA TẠI TRUNG ĐÔNG 6
CHƯƠNG II :NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG LỚN ĐANG DIỄN RA TẠI TRUNG
ĐÔNG 6
1. Chiến tranh và xung đột 6
1.1 Lịch sử xung đột Trung Đông từ cổ sử tới hiện đại 6
1.2. Xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en 11
1.2.a.Bối cảnh tổ chức Hội nghị quốc tế về Trung Đông 16
1.2.b.Nội dung bàn thảo tại Hội nghị quốc tế về Trung Đông 17
1.2.c.Lối thoát nào cho tình hình Trung Đông? 19
2 Vấn đề hạt nhân 22
3. Đạo Hồi 24


4. Dầu mỏ 31
5. An ninh năng lượng 34
Chương III: PHÂN TÍCH NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUAN
HÊ HỢP TÁC GIỮA TRUNG ĐÔNG VÀ CÁC QUỐC GIA, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, VÀ
MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG ĐÔNG 38
1. Thương mại 38
2. Ngoại giao và một số lĩnh vực khác 41
3.Đánh giá vai trò quan trọng trên trường quốc tế của trung Đông về mọi mặt 45
Tài liệu tham khảo 47
2
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ CỦA TRUNG ĐÔNG HIỆN
NAY.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Về phương diện địa lý, Trung Đông
còn được gọi là Cận Đông (Near East/Middle
East) bao gồm một giải đất chạy dài từ phần Á
Châu của Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước Bắc Phi và
Ai Cập.
Xét về phương diện địa thế, Trung Đông
được chia ra làm 3 khu vực rõ rệt:
1. Khu vực Bắc Phi: Các nước ở phía
bắc của Châu Phi Da Đen (Black Africa) gồm
có Maroc, Tunisia, Algeria, Lybia và Ai Cập.
Đại đa số các dân tộc sống ở vùng này đều là những người da trắng gốc Địa Trung Hải.
2. Khu vực Cao Nguyên: Các nước ở vùng này được gọi chung là "Các nước ở
vùng cao" (Levantine Countries) gồm có Syria, Palestine, Israel, Jordan và Iraq.
3. Các nước Vùng Vịnh (Gulf Countries) là các nước ở sát Vịnh Ba Tư, gồm có
Ba Tư (Iran) Kuweit, Quatar, Saudi Arabia, Yemen, Oman, United Arab Emerald và

Baharain.
"Trung Đông" xác định một vùng văn hoá, vì thế nó không có các biên giới chính xác.
Nó thường được tính gồm: Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel,
Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập
Thống nhất, Yemen, Bờ Tây và Dải Gaza.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Do khí hậu khắc nghiệt nên các quốc gia Trung Đông có nguồn tài nguyên
thiên nhiên nghèo nàn, chủ yếu là dầu mỏ khí đốt có trữ lượng tương đối nhiều
3
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
2. Kinh tế-xã hội
2.1. Dân số
Theo thống kê năm 2000, các nước Hồi Giáo Ả Rập ở Trung Đông có một tỷ lệ
những người trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao:
- Saudi Arabia: 43%
- Iraq: 42%
- Palestine: 45%
Về chủng tộc, Trung Đông gồm có những giống dân Do Thái, Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ
Kỳ, Kurds, Armenians và Berbers.
• . Các quốc gia ở Trung Đông và các chỉ số cơ bản
Th
ứ tự
Quốc gia
Diện
tích
Dân số
Mật
độ
dân cư
1 Bahrain 665 688.345

[1]
987
2 Ai Cập
1.001.4
50
77.505.75
6
77
3 Iran
1.648.1
95
68.588.43
3
41
4 Iraq 437.072
26.000.00
0
62
5 Israel 20.770 7.015.680 333
6 Jordan 92.300 5.759.732 62
7 Kuwait 17.818 2.992.000 131
8 Liban 10.452 3.826.018 358
9
Palestine
6.220 3.888.292
632
.52
4
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
10 Oman 212.460 3.001.583 14

11 Qatar 11.437 863.051 75
12 Ả Rập Saudi
1.960.5
82
26.417.59

13
13 Sudan
2.505.8
10
41.236.37
8
16.
5
14 Syria 185.180
18.448.75
2
99
15
Các Tiểu Vương quốc
Ả Rập Thống nhất
83.600 4.496.000 54
16 Yemen 527.970
20.727.06
3
39
2.1. Tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế của Trung Đông.
Trung Đông là khu vực có vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế, bởi khu
vực này vừa có vị trí địa lý - chính trị - kinh tế mang tính chất chiến lược của thế giới, vừa
nắm giữ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đó là “nguồn vàng đen” dầu lửa. Về mặt

chính trị, tại Trung Đông hiện đang diễn ra những thay đổi quan trọng, nhưng không đi
theo một hướng, mà bị chi phối bởi nhiều chiều khác nhau, trong đó nổi bật hơn cả là xu
hướng cải cách dựa trên nền tảng của đạo Hồi và cải cách dân chủ theo kiểu phương Tây.
Xét về mặt kinh tế, Trung Đông trong thời gian qua đã có những chuyển biến theo hướng
phát triển kinh tế thị trường, đa dạng hoá phát triển và hội nhập nhưng không đều giữa
các nước trong khu vực, những nước có nguồn lợi lớn từ dầu lửa cải cách kém hơn các
nước nghèo về dầu lửa. Đối với Việt Nam, Trung Đông là một khu vực có nhiều tiềm
năng to lớn cho các quan hệ hợp tác và phát triển, nhất là trên các mặt như thị trường xuất
nhập khẩu; khai thác, chế biến và buôn bán dầu lửa, khí đốt; thu hút và sử dụng nguồn
vốn dầu lửa; xuất khẩu lao động…
5
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Những biên giới Trung Đông vẫn không ngừng dao động khi các cường quốc
phương Tây đang muốn bảo hộ để “nhăm nhe” túi dầu mỏ và thị trường vũ khí, khi mà
những cường quốc trong vùng đang mưu đồ bá quyền và gây ra hỗn loạn… Cuốn sách
bóc tách một lịch sử đầy phức tạp và kết thúc ở một không khí ngổn ngang âu lo với
những cuộc thánh chiến, những giằng xé chọn lựa văn minh phía sau những lớp mạng che
mặt bí ẩn. Trung Đông vẫn là vùng đất lửa đầy hấp dẫn và bí ẩn vì sự kiêu hãnh cũng như
sự nhạy cảm nội tại vô cùng tận của nó.
CHƯƠNG II : NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG LỚN ĐANG DIỄN RA TẠI
TRUNG ĐÔNG
1. Chiến tranh và xung đột
Trung Đông là một trong những tâm điểm xung đột của thế giới nhưng tác động
quan hệ giữa các nước lớn tới cuộc xung đột kéo dài không còn rõ nét do sự suy giảm
trong vai trò của ý thức đối với nền chính trị thế giới nói chung và đối với các tranh chấp
tại Trung Đông nói riêng. Có thể nói, lợi ích của quốc gia, của dân tộc mới là yếu tố chính
định hình chính sách Trung Đông của các nước lớn.
Ta sẽ tìm hiểu qua những vấn đề sau về chiến tranh và xung đột ở Trung Đông.
1.1. Lịch sử xung đột Trung Đông từ cổ sử tới hiện đại
Lịch sử vùng đất thánh Jerusalem được xác định từ khoảng hơn 3000 năm trước và

cũng từ ấy, vùng đất này trở thành điểm xuất phát của nhiều cuộc chiến tranh kéo dài
trong đó có cuộc xung đột chưa hồi kết giữa
Israel và Palestine ngày nay.
Theo Kinh thánh thì từ năm 1250 trước
Công nguyên, tổ tiên của người Do Thái đã đến
chiếm đóng và định cư ở vùng đất Canaan bên
bờ đông Địa Trung Hải (vùng lãnh thổ của
Israel ngày nay).
6
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Năm 961 đến năm 962 trước công nguyên, vua Solomon cai trị và cho xây dựng
đền thờ Do Thái đầu tiên ở Jerusalem. Trong thời kỳ này, miền đất được chia làm 2
vương quốc.
Năm 586 trước công nguyên, người Babylon chiếm đóng vương quốc phía Nam
Judah, đày ải người Do Thái và phá huỷ đền thờ linh thiêng của họ. Mãi 70 năm sau,
người Do Thái mới lại trở về và xây dựng lại
Đền thờ lần thứ 2. Đền thờ Do Thái là biểu
tương thiêng liêng của Do Thái giáo và người Do Thái.
Năm 333 trước công nguyên, đế chế La Mã tấn công và chiếm đóng miền đất của
người Do Thái.
Năm 6-7 sau công nguyên, theo truyền thuyết thì Đức Jesus, người sáng lập ra Đạo
Cơ Đốc, ra đời ở Bethlehem ngay cạnh Jerusalem. Sau đó, ông bị đóng đinh vào cây thập
tự và mất ở Jerusalem. Hiện ở Jerusalem có khu Mộ Thánh (Holy Shepulchre) của Đức
Jesus.
Năm 70 sau công nguyên, một cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại đế chế
La Mã đã làm cho Hoàng đế La Mã Titus tức giận. Quân La Mã đã phá huỷ đền thờ Do
Thái, khủng bố và trục xuất người Do Thái. Sự kiện này đánh dấu một mốc lịch sử cực kỳ
quan trọng là việc người Do Thái phải phân tán đi khắp nơi trên thế giới do bị đàn áp trên
ngay chính quê hương của họ. Đến năm 133 sau công nguyên, Jerusalem bị người La Mã
phá huỷ hoàn toàn và dân Do Thái bị trục xuất ra khỏi miền đất linh thiêng mà cha ông họ

đã định cư. Đối với người Do Thái, việc phải
lang thang khắp thế giới như những người
không có tổ quốc và việc phá huỷ đền thờ tôn
giáo của họ là một nỗi hổ thẹn và nhục nhã.
Chính nỗi nhục đó là nền tảng hình thành Chủ
nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism), dẫn đến sự
trở về miền đất Thánh của họ vào cuối Thế kỷ
19.
7
Hình ảnh đường vào khu mộ thánh

Đền thờ Hồi Giáo Al- Aqsa
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Năm 570 sau công nguyên, nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Đạo Hồi, ra
đời ở Mecca. Nhưng theo truyền thuyết thì năm 12 tuổi, ông có theo cha đến Jerusalem.
Năm 638 sau công nguyên, đến lượt người Hồi Giáo nổi dậy chiếm được miền đất
này. Quốc vương Hồi giáo đệ nhị Omar đã cho xây dựng đền thờ Hồi giáo Al - Aqsa tại
Jerusalem. Trong nhà thờ có một di vật quan trọng bậc nhất của Đạo Hồi là Vòm Đá (The
Doom of Rock). Đây là tảng đá mà theo truyền thuyết thì nhà tiên tri Mohammed đã dẫm
chân để bay lên trời nhận những lời chỉ dạy của Chúa.
Năm 1099, các tín đồ Thiên chúa giáo tập hợp lại theo lời kêu gọi của giáo hoàng
tiến hành cuộc Thập Tự Chinh giải phóng miền Đất Thánh khỏi tay Hồi Giáo. Quân Thập
Tự Chinh đã tàn sát hàng chục nghìn người Hồi giáo một cách thảm khốc. Sự tàn sát
trong những cuộc Thập tự chinh mãi mãi gây căm thù giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo,
hay nói rộng hơn là giữa Hồi giáo với Phương Tây. Mối thù từ thời đó đã nhen nhóm lên
tư tưởng thánh chiến (jihad) nơi các tín đồ Hồi giáo, biểu hiện ở những cuộc tấn công
khủng bố chống lại phương Tây ngày nay.
Năm 1187, chiến binh Hồi giáo Saladin đánh bại quân Thập tự chinh trong trận
Hattin. Tới năm 1260, chiến binh Hồi giáo Mamekuke mới đuổi hết quân Thập tự chinh
ra khỏi vùng đất Thánh

Năm 1517, vùng đất Thánh rơi vào tay đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ và thuộc
quyền kiểm soát của đế chế Hồi giáo này cho tới thế kỷ 20.
Năm 1891-1892, sau khi Sa hoàng Alexander II bị ám sát, làn sóng giết hại người
Do Thái ở Nga bắt đầu lan nhanh. Chính sự ngược đãi người Do Thái ở Nga và nhiều
quốc gia Châu Âu khác đã làm bật dậy ý thức về dân tộc của người dân Do Thái. Người
Do Thái bắt đầu nghĩ tới việc trở về mảnh đất mà cha ông họ đã đánh mất gần 2000 năm
trước. Đó chính là nền tảng ý thức hệ của Phong trào Phục quốc Do Thái mà người chủ
trương và được coi là cha đẻ của nó là Theodor Herzl. Năm 1895, Herzl xuất bản cuốn
Nhà nước Do Thái nổi tiếng, trong đó ông kêu gọi tất cả những người Do Thái di cư hàng
loạt tới một quốc gia mới. Kể từ năm 1892 đến cho đến sau thế chiến thứ 2, có hàng loạt
những cuộc di cư lên tới hàng chục ngàn người Do Thái như thế về lại miền đất Thánh mà
họ luôn nghĩ rằng Chúa đã dành riêng cho họ. Những cuộc xung đột giữa những người Do
8
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Thái hồi hương và những người Arập Hồi giáo trên vùng đất này bắt đầu xuất hiện và
ngày càng lan rộng.
Năm 1918, thế chiến 1 kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ liên minh với Đức bại trận. Phe
đồng minh thắng trận chia cắt Trung Đông và Anh lấy Palestine. Vùng đất Palestine từ đó
nằm dưới sự uỷ trị của Anh.
Năm 1947, sau thế chiến thứ 2, trước tình trạng hàng trăm nghìn người Do Thái
chạy vào mảnh đất Palestine do sợ bị đàn áp bởi Đức Quốc Xã và nhận thấy quá nhiều
người Do Thái đang phải sống ly hương ở những miền đất khác, Liên Hợp Quốc quyết
định phân chia vùng đất Palestine ra thành 2 quốc gia riêng biệt, Arập và Do Thái. Người
Do Thái được 56,57% lãnh thổ và người Palestine Arập chỉ được 43,53 % . Thành phố
đặc biệt Jerusalem trở thành thành phố quốc tế.
Năm 1948, ngay sau khi Anh tuyên bố chấm dứt sự cai trị của mình ngày 15 tháng
5, nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập. Sau gần 2000 năm lang thang, cuối cùng người
Israel cũng tìm lại được tổ quốc của mình. Đối với người Arập Palestine thì đó lại là ngày
thảm hoạ. Nhưng chỉ một ngày sau đó, quân đội 5 quốc gia Arập láng giếng đã tiến công
Israel nhằm bóp chết nhà nước Do Thái non trẻ. Nhưng kết quả ngược lại, sau 8 tháng

chiến tranh, quân đội Israel đã chiến thắng và lãnh thổ quốc gia Do Thái được mở rộng tới
75% toàn bộ vùng lãnh thổ Palestine cũ dưới thời uỷ trị của Anh. Đường ranh giới ngừng
bắn hình thành nên những đơn vị địa lý độc lập là Dải Gaza và Khu Bờ Tây thuộc quyền
kiểm soát của người Arập.
Năm 1967, mâu thuẫn giữa nhà nước Do Thái và các quốc gia Arập lại làm nẩy
sinh một cuộc chiến tranh chớp nhoáng thường
được lịch sử gọi bằng cái tên Chiến tranh 6 ngày.
Israel thắng lớn và sau cuộc chiến, Quân đội
Israel đã chiếm đóng Gaza và vùng Sinai kéo dài từ
miền Nam Ai Cập đến miền Bắc cao nguyên
Golan của Syria. Ngoài ra, Israel còn đẩy lùi
được lực lượng vũ trang Jordan ra khỏi Bờ Tây và
Đông Jerusalem. Jerusalem từ đó thuộc về Israel.
9
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Năm 1979, Ai Cập và Israel ký kết hiệp ước hoà bình và Israel đồng ý trả lại bán
đảo Sinai mà họ đã chiếm đóng từ năm 1967 cho Ai Cập. Nhưng quân đội Do Thái vẫn
chiếm đóng dải Gaza và Bờ Tây làm cho người Palestine vẫn lâm vào tình trạng không có
quốc gia độc lập. Từ năm 1967, Israel đã tăng cường củng cố sự chiếm đóng bằng các xây
dựng những khu định cư của người Do Thái ở khu Bờ Tây và Dải Gaza làm cho khu vực
này trở nên cực kỳ phức tạp. Đan xen giữa những khu của người Palestine Arập là những
khu định cư của người Israel Do Thái. Tính chất hỗn tạp của dân cư trong hai khu vực này
đã khiến cho tình hình an ninh trở nên cực kỳ căng thẳng. Liên tục các cuộc xung đột và
bạo lực xẩy ra, điển hình là những cuộc ném đá của thanh niên Palestine vào lính Israel nổ
ra đầu tiên vào năm 1987 (còn gọi là phong trào Intifada lần thứ nhất).
Năm 1993, sau rất nhiều máu và nước mắt, cuối cùng thì Israel và lực lượng PLO
của ông Arafat cũng đi đến một hiệp định hoà bình lịch sử. Hiệp ước Oslo được ký ở
Washinton trong đó Phía Palestine đã đồng ý công nhận Israel. Đổi lại, phía nhà nước Do
Thái bắt đầu tiến hành rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng ở Bờ Tây và Dải Gaza trong
vòng 5 năm để tạo điều kiện cho việc thành lập nhà nước Palestine độc lập.

Năm 1995, hiệp định Oslo 2 được ký kết theo đó Bờ Tây được chia cắt thành 3
khu vực: Khu vực A gồm 7% lãnh thổ (Tất cả các thành phố chính của Palestine trừ
Hebron và Đông Jerusalem) do Palestine hoàn toàn kiểm soát; Khu vực B gồm 21% lãnh
thổ do Palestine và Israel cùng nhau kiểm soát; khu vực C là phần còn lại do Israel kiểm
soát.
Năm 2000, Hiệp định Hoà bình bị phá vỡ. Các lực lượng cực đoan Palestine đứng
đầu là Hamas tiếp tục đánh bom liều chết và quân đội Israel trả đũa bằng cách giết hại
nhiều người Palestine. Phong trào ném đá intifada lần thứ hai nổ ra và Israel tái chiếm bờ
Tây.
Năm 2005, thủ tướng Israel Ariel Sharon quyết định rút khỏi dải Gaza và xây
những bức tường ngăn cách hai lãnh thổ để ngăn chặn những người đánh bom cảm tử từ
Palestine. Tuy vậy, vùng đất Gaza vẫn chưa bình yên do vẫn có lực lượng Hamas phẫn
uất và thực hiện nhiều cuộc tấn công nhỏ lẻ vào Israel.
10
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Năm 2010, Israel quyết định xây thêm 1600 ngôi nhà ở vùng Đông Jerusalem nơi
họ đã chiếm đóng từ năm 1967. Quyết định này tạo ra những tranh cãi và bất đồng lớn
giữa Israel và ngay cả đồng minh thân cận nhất của mình là Mỹ.
1.2. Xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en.
Trung Đông vốn luôn được coi là “điểm nóng”, là “lò lửa” của thế giới. Thời gian
gần đây, “lò lửa” ở Trung Đông đang có chiều hướng được thổi bùng trở lại.
Hơn nửa thế kỷ qua, xung đột giữa I-xra-en và thế giới Hồi giáo chưa bao giờ kết
thúc. Đôi lúc nó chỉ tạm lắng và rồi lại bùng phát một cách dữ dội hơn, khiến cuộc sống
của người dân nơi đây luôn rơi vào tình trạng bất ổn. Lần này cũng vậy, sau khi thỏa
thuận ngừng bắn giữa I-xra-en và phong trào Hồi giáo Ha-mát kết thúc, mọi nỗ lực tìm
kiếm một thỏa thuận mới cũng đang rơi vào thất bại khiến giấc mơ hòa bình đã trở nên xa
vời ở Trung Đông
Việc I-xra-en bắt đầu không kích Ga-da
vào ngày 27-12 được xem là trận đánh đẫm
máu nhất trong một cuộc chiến gián đoạn

nhưng ngày càng thảm khốc giữa I-xra-en và
Ha-mát. Hơn một trăm máy bay chiến đấu và
trực thăng đã quần khắp bầu trời Ga-da, ném
hàng trăm tấn bom xuống mảnh đất này. ít nhất
320 người đã thiệt mạng và hơn 1.400 người bị
thương trong vụ tấn công được xem là lớn nhất
của I-xra-en vào lãnh thổ Pa-le-xtin kể từ cuộc chiến năm 1967.
Mục tiêu mà quân đội I-xra-en muốn đạt được trong chiến dịch này là giáng một
đòn mạnh vào Ha-mát, làm thay đổi căn bản tình hình ở Ga-da và chấm dứt các cuộc tấn
công bằng tên lửa từ Ga-da vào miền Nam I-xra-en. Tuy nhiên, Ha-mát tuyên bố sẽ
không chịu khuất phục trước sức mạnh vượt trội của Nhà nước Do Thái. Với thế “chẳng
11
Xe tăng I-xra-en triển khai ở
biên giới với Dải Ga-da
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
chịu kém ai” như thế, tiến trình hòa bình Trung Đông đang có nguy cơ trở lại vạch xuất
phát.
Giới phân tích cho rằng, tiến trình hòa bình Trung Đông gặp nhiều trắc trở do cả
Ixra-en và Pa-le-xtin không ký được thỏa thuận hòa bình vào cuối năm như kế hoạch.
Nguyên do trước hết là vai trò suy yếu của các nhà lãnh đạo Pa-le-xtin và I-xra-en trong
việc kiểm soát tình hình nội bộ. Mặc dù là Tổng thống Pa-le-xtin, song quyền lực của
ông Ma-mút Áp-bát chỉ giới hạn ở khu vực Bờ Tây, không thể vươn đến Dải Ga-da nơi
Phong trào Ha-mát đang kiểm soát. Sự bất lực này thể hiện rõ ở việc ông không thuyết
phục được các tay súng tại vùng lãnh thổ này ngừng các vụ bắn rốc-két sang miền Nam
I-xra-en và Ha-mát từ bỏ lập trường chống đối Nhà nước Do Thái.
I-xra-en, Thủ tướng Ê-hút Ôn-mớt trong những tháng cuối năm phải đối mặt với
các cáo buộc tham nhũng. Vụ bê bối đã khiến ông phải từ chức Chủ tịch đảng Ca-đi-ma
cầm quyền, và như vậy chức thủ tướng của ông chỉ còn trên danh nghĩa để chờ một vị thủ
tướng mới sẽ được bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội vào đầu năm 2009.
Tuy nhiên, kể cả khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo của I-xra-en trong năm

2009 thì tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn có một tương lai u ám. Nhiều khả năng một
chính quyền mới của I-xra-en sẽ không có thêm nhượng bộ nào đối với Pa-le-xtin và như
vậy triển vọng về một sự hợp tác để kiến tạo hòa bình với Pa-le-xtin trong năm 2009 rất
xa vời. Bên cạnh đó, căng thẳng nội bộ Pa-le-xtin tiếp tục kéo dài và chừng nào mâu
thuẫn nội bộ còn chưa được giải quyết thì việc ký thỏa
thuận hòa bình với I-xra-en sẽ bị đẩy xuống hàng thứ
yếu.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có lối thoát cho các
bế tắc hiện nay ở Trung Đông. Giới quan sát cho rằng,
với việc ông Ô-ba-ma lên nhậm chức Tổng thống Mỹ,
Nhà Trắng có thể có một số lựa chọn như mở kênh đối
thoại với Xy-ri và I-ran, những quốc gia mà Mỹ cho là đã “đổ thêm dầu” vào cuộc xung
12
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
đột I-xra-en và Pa-le-xtin; giảm bớt sự ủng hộ mà chính quyền Bu-sơ đã dành cho nhà
nước Do Thái và có thái độ cứng rắn hơn trong việc gây sức ép buộc I-xra-en ngừng mở
rộng các khu định cư trên vùng lãnh thổ mà Pa-le-xtin tuyên bố thuộc nhà nước tương lai
của mình
Những vấn đề chồng chéo và phức tạp khiến người ta khó dự báo một kịch bản
thuận lợi cho hòa bình khu vực. Trung Đông khép lại năm 2008 với những bế tắc tồn tại
dai dẳng và chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết.
Xung đột Israel – Palestine vẫn chưa tìm được lối thoát, thậm chí trở nên căng
thẳng hơn khi Israel tiếp tục chính sách xây dựng các khu định cư trên vùng đất chiếm
được sau cuộc chiến tranh A-rập – Israel năm 1967, hành động bị luật pháp quốc tế coi là
bất hợp pháp. Các tuyên bố mạnh mẽ giữa một bên là Li-băng và Xi-ri và bên kia là
Israel về khả năng xảy ra xung đột cũng như việc sẵn sàng đáp trả các hành động hiếu
chiến khiến người ta có cảm giác hoài nghi về tương lai hòa bình cho khu vực.
Về phía Palestine, Phong trào Hamas đang kiểm soát Dải Gaza kịch liệt phản đối
việc công nhận nhà nước Do Thái vì cho rằng đây là vùng lãnh thổ có từ nghìn năm của
người Palestine. Chính quyền Palestine thì yêu cầu các cuộc đàm phán phải trên cơ sở

giải pháp hai nhà nước. Trưởng đoàn đàm phán của Phong trào giải phóng Palestine Saib
Erekat ngày 20/4, khẳng định, tiến trình hoà bình không cần sáng kiến mới nào mà chỉ
cần thực hiện theo lộ trình hoà bình và sáng kiến hoà bình A-rập. Đấy là chưa kể tới tình
hình nội bộ Palestine với những bất đồng giữa Fatah và Hamas, vai trò của Tổng thống
Abbas suy giảm, cuộc đàm phán trao đổi tù
nhân giữa Hamas và Israel do Ai Cập làm
trung gian chưa có kết quả…
Các mâu thuẫn và bất đồng trong nội
bộ Palestine, giữa Israel và Palestine, giữa
Hamas và Israel thực sự là những vấn đề
gai góc khi Mỹ nhận trách nhiệm mang lại
13
Chiến trường Pa-le-xtin
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
hoà bình cho Trung Đông. Đó là lý do vì sao dù đã nỗ lực ở cuối nhiệm kỳ nhưng chính
quyền của Tổng thống Bush vẫn không đạt được kết quả nào. Mục tiêu của nước Mỹ tại
khu vực Trung Đông, như lời bà Clinton đã tuyên bố là “tiếp tục theo đuổi mục tiêu
thành lập một nhà nước Palestine bao gồm Dải Gaza và khu Bờ Tây chung sống bên cạnh
một Israel được bảo đảm an ninh”. Để đạt được mục tiêu đó phải qua nhiều bước, giải
quyết từng vấn đề liên quan và chính phủ Palestine, Israel, các nước khu vực A-rập cẫn
nỗ lực thực sự
Sau khi nhóm "Bộ Tứ" ngày 19/3 kết thúc hội nghị ở Nga về hòa bình Trung
Đông, Palextin đã có phản ứng tích cực trong khi Ixranen phản ứng gay gắt với tuyên bố
của hội nghị hối thúc Ixraen đặt mục tiêu trong vòng 24 tháng tới đạt thỏa thuận cuối
cùng với người Palextin để giải quyết cuộc xung đột ở Trung Đông.
Trưởng đoàn đàm phán Palextin Xaép Êracát (Saeb Erakat) hoan nghênh lời kêu gọi của
nhóm "Bộ Tứ", nhưng đề nghị nhóm biến những lời kêu gọi này thành một cơ chế có tính
rằng buộc nhằm đảm bảo Ixraen phải tôn trọng các cam kết của mình, trên tất cả là ngừng
toàn bộ các hoạt động định cư ở tất cả các vùng lãnh thổ của người Palextin gồm khu Bờ
Tây và Đông Giêruxalem.

Về phía Ixraen, Ngoại trưởng nước này Aviđo Libơmen (Avidor Lieberman) cho
rằng tuyên bố của hội nghị đe dọa các cơ hội đạt thỏa thuận hòa bình giữa người Ixraen
và người Palextin. Theo ông Libơmen, không thể áp đặt hòa bình, đặc biệt với một thời
gian biểu "không thực tế" như thời hạn mà nhóm "Bộ Tứ" đưa ra.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philíp Craoli (Philip Crowley) cho biết
Thủ tướng Ixraen Bengiamin Nêtaniahu (Benjamin Netanyahu) tối 18/3 đã gọi điện thoại
cho Ngoại trưởng Mỹ Hilari Clintơn (Hilary Clinton), một động thái được xem là nhằm
xoa dịu căng thẳng mới đây trong quan hệ giữa Ixraen với đồng minh thân cận là Mỹ.
Mối quan hệ này đã bị đẩy xuống mức thấp trong nhiều năm nay, sau khi Ixraen tuyên bố
tiếp tục xây dựng nhà định cư mới cho người Do thái trên vùng đất chiếm đóng của
người Palextin giữa lúc Oasinhtơn đang cố gắng tìm cách khởi động lại Tiến trình hòa
bình Trung Đông. Mặc dù khẳng định Oasinhtơn sẽ duy trì mối quan hệ "sâu sắc, rộng
14
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
rãi, mạnh mẽ và lâu dài" với Ten Avíp, bà Clintơn tuyên bố Mỹ lên án hoạt động định cư
của Ixraen, đồng thời kêu gọi hai bên liên quan cuộc xung đột Trung Đông xúc tiến đàm
phán.
Ngoài thời hạn đạt thỏa thuận giải quyết xung đột, tuyên bố của nhóm "Bộ Tứ"
hoan nghênh thái độ của Ixraen và Palextin sẵn sàng nối lại đàm phán gián tiếp, coi đó là
bước đi hướng tới các cuộc đàm phán song phương trực tiếp không có điều kiện tiên
quyết. Tuyên bố kêu gọi Ixraen ngừng toàn bộ các hoạt động định cư; dỡ bỏ các khu định
cư dựng lên từ tháng 3/2001; kiềm chế các hoạt động tàn phá và trục xuất ở Đông
Giêruxalem; đồng thời khẳng định lại rằng mọi hành động đơn phương của bất kỳ bên
nào liên quan cuộc xung đột Trung Đông không được phương hại kết quả đàm phán. Sau
khi khẳng định cộng động quốc tế không công nhận việc Ixraen thôn tính Đông
Giêruxalem của người Palextin trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, tuyên bố
nhấn mạnh một giải pháp cho cuộc xung đột Trung Đông phải dẫn đến một nhà nước
Palextin độc lập, dân chủ, có thể tồn tại được và sống trong hòa bình và an ninh với
Ixranen và các nước láng giềng khác. Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình
hình ở Dải Gada, bao gồm tình hình hoạt động nhân đạo và nhân quyền, trong bối cảnh

trước hội nghị, hai bên vẫn có các hành động bạo lực trả đũa lẫn nhau ở vùng này.
Tiếp tục các hoạt động ngoại giao con thoi vì hòa bình ở Trung Đông, Tổng Thư ký Liên
hợp quốc Ban Ki Mun có kế hoạch thăm Dải Gada, khu Bờ Tây và Ixraen cuối tuần này,
trong khi đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Gioócgiơ Mítsen (George Mitchell) cũng dự
kiến đến khu vực này vào ngày 21/3 tới
Trong 3 ngày, từ ngày 20 đến ngày 22-12-2009, Câu lạc bộ “Van-dai”
(“Valdai”), Cục Thông tin Quốc tế của Hãng thông tấn Nga “Novosti”, Hội đồng Phụ
trách chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Trung
Đông với chủ đề “Trung Đông: năm 2020” tại Gioóc-đa-ni.
15
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Chương trình nghị sự của Hội nghị đã bàn về triển vọng dàn xếp cuộc xung đột
giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, vai trò của các nước ngoài khu vực trong nền chính trị ở
Trung Đông, vấn đề an ninh năng lượng và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Được thành lập năm 2004 bởi Hội đồng Phụ trách chính sách đối ngoại và quốc
phòng Nga, Báo “Tin tức Mát-xcơ-va” (“The Moscow News”), Tạp chí “Nước Nga trong
nền chính trị toàn cầu” (“Russia In The Global Affairs”) và Tạp chí “Hình bóng nước
Nga” (“Russia Profile”), Câu lạc bộ “Van-đai” hằng năm đã mời gọi hàng trăm chính
khách và các chuyên gia nghiên cứu chính trị từ nhiều nước khác nhau để thảo luận các
chủ đề liên quan tới nước Nga và thế giới. Khoảng 70% đại biểu tham dự các cuộc hội
thảo là khách mời thường xuyên của Câu lạc bộ. Đây là lần đầu tiên một hội nghị quốc tế
về Trung Đông được tổ chức ở Nga với sự tham gia của các chính khách, nhà báo,
chuyên gia và các nhà khoa học đến từ Pa-le-xtin, I-xra-en, Ai-cập, I-ran, Sy-ri, A-rập
Xê-út, Bác-khranh, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh, Mỹ và Pháp. Khách mời danh dự có Thứ
trưởng Bộ ngoại giao Nga A. Xan-tan-nốp, Viện sĩ E. Pri-ma-cốp và đại diện Hoàng gia
Gioóc-đa-ni.
1.2.a. Bối cảnh tổ chức Hội nghị quốc tế về Trung Đông
Hội nghị quốc tế về Trung Đông lần này
diễn ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình Trung
Đông đang rơi vào bế tắc. Hiện chưa có dấu

hiệu níu kéo Pa-le-xtin và I-xra-en ngồi vào
bàn đàm phán và cộng đồng quốc tế đang rất
cần đưa ra các biện pháp khẩn cấp để buộc các
bên phải thực hiện các cam kết mà họ đã từng
chấp nhận trước đây. Trước đó, ngày 24-11-
2009, Trợ lý phụ trách chính trị của Tổng Thư ký
Liênhợp quốc tuyên bố tại Hội nghị của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng, dấu hiệu đáng
16
Tổng thống Mỹ Barack Obama
(giữa) với Thủ tướng Israel
Netanyahu (trái) và Tổng thống
Palestine Mamud Abbas (phải).
Ảnh AP
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
lo ngại nhất đối với tiến trình hoà bình Trung Đông là việc I-xra-en tiếp tục xây dựng trái
phép các khu định cư của người Do Thái trên phần lãnh thổ chiếm đóng của người Pa-le-
xtin, vi phạm tất cả các cam kết của họ sau khi Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút A-bát đã
có sự nhân nhượng là không ra tranh cử nhiệm kỳ hai. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
cũng đã từng thông qua Nghị quyết số 1860, yêu cầu các bên ngừng chiến ở dải Ga-da,
theo đó, I-xra-en phải rút hết quân ra khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Pa-le-
xtin và mở cửa ranh giới tại các trạm kiểm soát dọc theo dải Ga-da, nhưng cả I-xra-en và
Phong trào Hồi giáo Ha-mát đều phản đối Nghị quyết này. Từ đó tới cuối năm 2009, các
bên vẫn không ngừng các cuộc pháo kích và trả đũa lẫn nhau. Tiến trình hoà bình Trung
Đông rơi vào bế tắc. Rõ ràng, các nỗ lực chính trị nhằm tìm kiếm giải pháp có thể chấp
nhận được về sự tồn tại của hai nhà nước I-xra-en và Pa-le-xtin đã hoàn toàn trở nên vô
vọng.
Trong bối cảnh đó, người Pa-le-xtin đã không còn hy vọng vào sự giúp đỡ của
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, người đã từng đưa ra tuyên bố trong những ngày đầu
bước vào Nhà Trắng rằng, dàn xếp tiến trình hoà bình Trung Đông là một trong những ưu

tiên trong chính sách đối ngoại của ông. Nếu trong những ngày mới lên cầm quyền, Tổng
thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma yêu cầu I-xra-en phải hoàn toàn chấm dứt các hoạt động xây
dựng khu định cư trên các vùng đất chiếm đóng của người Pa-le-xtin thì nay, ông lại
đồng ý với đề nghị của Thủ tướng I-xra-en Na-ta-ni-a-hu là chỉ tạm thời ngừng xây dựng
trong vòng 10 tháng. Điều này đã bị phía Pa-le-xtin hoàn toàn bác bỏ. Ngoài tiến trình
hoà bình Trung Đông, tình hình I-rắc cũng đang bất ổn và vấn đề hạt nhân của I-ran thì
bế tắc, chưa có lời giải đáp. Tê-hê-ran đứng trước nguy cơ bị áp dụng lệnh trừng phạt
mới cứng rắn hơn. Thêm vào đó, tình hình biên giới giữa Cộng hòa Y-ê-men và A-rập
Xê-út đang trở nên căng thẳng.
1.2.b. Nội dung bàn thảo tại Hội nghị quốc tế về Trung Đông
Phát biểu tham luận tại Hội nghị có ông Ép-ghe-nhi Pri-ma-cốp, Viện sĩ Nga, Chủ
tịch Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Nga, cựu Thủ tướng Nga; cựu Thủ tướng Pa-
17
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
le-xtin A-khmét Cu-rây; nhiều đại diện đến từ Nga, Pa-le-xtin, I-rắc, Ai-cập, Li-băng,
Gioóc-đa-ni, Sy-ri, A-rập Xê-út, Thổn Nhĩ Kỳ, Ba-khrây, Anh, Pháp và Mỹ. Phiên kết
thúc Hội nghị với nội dung “Trung Đông những năm 2010 - 2020: đi về đâu?”, đặc phái
viên của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga A. Xan-tan-
nốp đã có bài phát biểu.
Những người tham dự Hội nghị quốc tế về Trung Đông lần này cố gắng định hình
triển vọng xây dựng không gian an ninh và ổn định ở Trung Đông trong tương lai có thể
dự báo được, nhưng không thể hy vọng giải quyết được các vấn đề then chốt của khu vực
trong vài năm tới. Các tác giả của một bản báo cáo phân tích trình bày tại Hội nghị khẳng
định, ở Trung Đông tích tụ quá nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết, lại đan xen với
các mâu thuẫn và những khó khăn mới, làm gia tăng bạo lực và xung đột. Do đó, chưa
thể có triển vọng giải quyết thỏa đáng tiến trình hoà bình Trung Đông và ngăn chặn nguy
cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tại khu vực này.
Cựu Thủ tướng Pa-le-xtin, ông A-khmét Cu-rây, trong bài phát biểu tại Hội nghị
cho rằng, ngồi vào bàn đàm phán với I-xra-en để giải quyết toàn bộ vấn đề trong tiến
trình hoà bình Trung Đông trong điều kiện hiện này là “một sai lầm lớn nhất và nghiêm

trọng nhất”. Nhiều người, trong đó có các bạn bè của người Pa-le-xtin ở Nga, kêu gọi
phía Pa-le-xtin ngồi vào bàn đàm phán với I-xra-en, nhưng rõ ràng là chưa có đủ điều
kiện để làm điều đó. Ông A-khmét Cu-rây khẳng định, tiến hành đàm phán trong giai
đoạn hiện nay chỉ là hành động che đậy kế hoạch của I-xra-en đơn phương thực hiện chủ
trương của họ nhằm giữ nguyên hiện trạng và từng bước “gặm nhấm” các phần lãnh thổ
khác của người Pa-le-xtin trên bờ tây sông Gioóc-đan. Người Pa-le-xtin đang phải chứng
kiến cảnh tượng nhà cửa và làng mạc của họ bị phía Pa-le-xtin tàn phá để xây dựng khu
định cư cho người I-xra-en ở Giê-ru-sa-lem. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi ngay
trong hàng ngũ những người Pa-le-xtin còn có sự chi rẽ. Trong thời gian gần đây, Phong
trảo Pha-ta và Phong trào Ha-mát của Pa-le-xtin luôn có sự xung đột, thiếu thống nhất
quan điểm về một số vấn đề trong chính sách đối nội và đối ngoại.
18
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Về triển vọng xây dựng một Trung Đông không có vũ khí hạt nhân, các chuyên gia
Nga cho rằng, trong điều kiện không thể ngăn chặn quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân ở
Trung Đông, còn I-ran đã tiến tới chỗ có đầy đủ tiềm năng để phát triển vũ khí hạt nhân,
thì cộng đồng quốc tế nên sử dụng tiềm năng vũ khí hạt nhân như một yếu tố đóng vai trò
ổn định và kiềm chế. Thí dụ, xây dựng “ô an ninh” ở khu vực này với sự tham gia của
các cường quốc hạt nhân như Nga và Mỹ. Một phương án khác là xây dựng lá chắn tên
lửa tập thể trong khu vực hoặc chấp nhận khả năng “răn đe lẫn nhau” như trường hợp Ấn
Độ và Pa-ki-xtan - hai quốc gia hạt nhân đang xung đột nhau trong các cuộc tranh chấp
biên giới chưa được giải quyết. Rõ ràng, theo các chuyên gia phân tích đến từ Nga, trong
điều kiện hiện nay, khó có thể hy vọng xây dựng một khu vực Trung Đông phi hạt nhân,
một khi I-xra-en đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng lại chưa tham gia Hiệp ước không phổ
biến vũ khí hạt nhân (NPT). Trong điều kiện không ngăn chặn được thì nên có biện pháp
kiềm chế nhằm tạo ra sự ổn định tương đổi.
Về kịch bản tiến công quân sự nhằm vào I-ran mà trong thời gian qua đã được đề
cập ở Mỹ, các chuyên gia Nga, trước hết là Viện sĩ E. Pri-ma-cốp, người được mệnh
danh là “giáo trưởng” chính sách Trung Đông của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay,
khẳng định rằng, giải pháp tiến công quân sự nhằm vào các mục tiêu hạt nhân của I-ran

có thể để lại hậu quả khủng khiếp, không thể dự đoán trước được, không những không
thể loại bỏ được nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân mà còn làm trầm trọng thêm nguy cơ
này. Theo ông E. Pri-ma-cốp, giải pháp quân sự đối với vấn đề hạt nhân của I-ran chỉ có
thể làm chậm lại khả năng I-ran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng lại củng cố quyết tâm của
I-ran phát triển loại vũ khí này. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì hiện nay I-ran vẫn
tuyên bố rằng, họ không có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân.
1.2.c. Lối thoát nào cho tình hình Trung Đông?
Cựu Thủ tướng Pa-le-xtin, ông A-khmét Cu-rây, trong bài phát biểu tại diễn đàn
Hội nghị cho rằng, chung sống hoà bình với người I-xra-en là sự lựa chọn chiến lược của
người Pa-le-xtin và cuối cùng các bên sẽ tìm ra giải pháp công bằng để giải quyết cuộc
19
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
xung đột này. Đa số các chính khách, các chuyên gia, các nhà báo đều nhận xét, cuối
đường hầm trong tiến trình hoà bình Trung Đông vẫn còn ánh sáng dẫn tới hy vọng tìm
ra lối thoát. Cuộc xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en kéo dài đã 60 năm, biết bao nhiêu
máu và sinh mạng dân thường đã đổ và cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực không nhỏ
nhằm đạt được hoà bình. Theo Viện sĩ E. Pri-ma-cốp và nhiều đại biểu phát biểu tham
luận, có thể có một số giải pháp nhằm giải thoát cho tình hình này.
Một là, I-xra-en phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động xây dựng các khu định cư
trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Pa-le-xtin; Mỹ công khai thể hiện rõ quan điểm
không chấp nhận hiện trạng tình hình ở Trung Đông; còn “bộ tứ” gồm Liên hợp quốc,
Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông nhằm đưa
ra một kế hoạch khung mà trong đó cả Pa-le-xtin và I-xra-en đều sẽ có sự nhân nhượng.
Trong kế hoạch này sẽ phải xác định rõ khung pháp lý để giải quyết các vấn đề chủ yếu
trong cuộc xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en. Theo Viện sĩ E. Pri-ma-cốp, nguyên tắc
chủ yếu của kế hoạch này là xây dựng nhà nước Pa-le-xtin có biên giới, bao gồm các
vùng bị I-xra-en chiếm đóng ở bờ tây sông Gioóc-đan, dải Ga-da và Đông Giê-ru-sa-lem.
Kế hoạch cũng phải áp dụng nguyên tắc ổn định cuộc sống cho những người Pa-le-xtin tị
nạn, cho phép họ quay trở lại các khu vực định cư trước đây và công nhận Giê-ru-sa-lem
là thủ đô của hai nhà nước. Việc xây dựng hai nhà nước Pa-le-xtin và I-xra-en là mục

đích cơ bản của tiến trình hoà bình Trung Đông. Trong điều kiện hiện nay, hai bên phải
có sự nhân nhượng rất lớn. Giải pháp này được gọi là “giải pháp truyền thống”, rất khó
có thể giải quyết được vấn đề hoà bình Trung Đông.
Hai là, dàn xếp bắt buộc thông qua nỗ lực và thống nhất quan điểm của các tác
nhân trung gian truyền thống, trước hết là các nước trong “bộ tứ”. Để các bên nhân
nhượng, cách dễ dàng nhất là sử dụng áp lực tổng hợp từ bên ngoài, trong đó có các áp
lực về tài chính, như trong trường hợp Ai-cập và I-xra-en ký hết Thỏa thuận tại trại Đa-
vít. Cần nghiên cứu giải pháp này vì ngay cả sự hình thành nhà nước I-xra-en cũng dựa
trên sự áp đặt của cộng đồng quốc tế đối với các nước A-rập. Hiện nay, cộng đồng quốc
tế cũng nên có sự áp đặt đối với người I-xra-en đề hình thành nhà nước Pa-le-xtin của
20
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
người A-rập giáp giới với I-xra-en. Các chuyên gia Nga nhận thấy, trong điều kiện hiện
nay rất khó hình thành “nhóm các nước gây áp lực” đối với I-xra-en vì Mỹ luôn muốn
duy trì vị thế độc quyền của họ đối với quá trình dàn xếp tiến trình hòa bình Trung Đông.
Trong khi đó, giữa các nước trong nhóm “bộ tứ” còn có sự chia rẽ về quan điểm và chiến
thuật hành động cũng như cạnh tranh ảnh hưởng và uy tín đối với các nước Trung Đông.
Ngoài ra, hiệu lực của các thể chế quốc tế do Liên hợp quốc đứng đầu vẫn chưa đủ ảnh
hưởng để buộc các bên thực hiện các cam kết. Bằng chứng là Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc đã từng đưa ra nhiều nghị quyết trừng phạt nhưng không có tác dụng.
Ba là, giữ nguyên hiện trạng. Những người phát biểu tại Hội nghị đã cảnh báo
nguy cơ từ chủ trương thể chế hóa hiện trạng tình hình hiện nay ở Trung Đông. Chủ
trương này giành được sử ủng hộ của một số người trong ban lãnh đạo ở I-xra-en cũng
như trong phong trào Ha-mát. Có quan điểm cho rằng, nếu chưa đạt được một giải pháp
chính trị cho tiến trình hòa bình Trung Đông thì nên giữ nguyên hiện trạng nhằm tránh
các hành động bạo lực của các bên. Nhưng đa số các chuyên gia Nga cho rằng, đây là
giải pháp nguy hiểm, đẩy xung đột và mâu thuẫn phát triển tới giai đoạn cực đoan hơn và
khó quản lý hơn.
Bốn là, biện pháp đơn phương. Do quá thất vọng trước tiến trình hoà bình Trung
Đông, phía Pa-le-xtin có thể sẽ đơn phương tuyên bố thành lập nhà nước độc lập và kêu

gọi Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế công nhận. Tuy nhiên, giải pháp này
cũng không giúp giải quyết được căn bản những mâu thuẫn đang tồn tại giữa I-xra-en và
Pa-le-xtin.
Do đó, giải pháp còn lại duy nhất là các bên Pa-le-xtin và I-xra-en phải nhân
nhượng. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sự nhân nhượng đó sẽ là rất khó, thậm chí có
thế không thực hiện được. Vì thế, tiến trình hoà bình Trung Đông vẫn chưa có hy vọng
tìm ra lối thoát trong vài năm tới.
21
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
Hòa bình cho Trung Đông là nguyện vọng của cả cộng đồng thế giới ngày nay,
nhưng làm thế nào để điều đó trở thành hiện thực thì lại phụ thuộc vào chính những
người trực tiếp trong cuộc.
2. Vấn đề hạt nhân
Tuy nhiên, có lẽ vấn đề mang tính thời sự và tiềm ẩn nhiều tác động sâu sắc nhất
đối với khu vực Trung Đông hiện nay xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran bởi hai
lý do chính.
Một mặt, cục diện chính trị khu vực hay cán cân quyền lực khu vực sẽ thay đổi
hoàn toàn nếu Iran thành công trong chương trình hạt nhân của mình để sản xuất vũ khí
hạt nhân như Mỹ và phương Tây khẳng định. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ đưa Iran lên
địa vị “ông kẹ” trong khu vực với phương tiện “răn đe” hữu hiệu đối với các thế lực khác
mà trực tiếp nhất là Israel. Đây cũng sẽ là phương tiện để Iran đóng vai trò “anh cả” trong
thế giới Hồi giáo nói chung và Hồi giáo Shiite nói riêng chống lại các lực lượng bị coi là
thù địch.
Mặt khác và nguy hiểm hơn là khả năng xảy ra chiến tranh khu vực nếu vấn đề hạt
nhân Iran không được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Nguy cơ xảy ra chiến
tranh khu vực luôn hiện hữu khi mà Israel vẫn bảo lưu quan điểm tấn công phủ đầu để
phá hủy các cơ sơ hạt nhân của Iran như đã từng làm với Iraq vào đầu thập niên 80. Nếu
chiến tranh xảy ra, nó sẽ không giới hạn là một cuộc chiến giữa hai nước Iran và Israel
mà còn liên quan tới Mỹ và các đồng minh ở vùng Vịnh cũng như Xi-ri, Li-băng và
Palestine.

Với dân số đông, diện tích lớn, trữ lượng dầu khí khổng lồ, tiềm lực quân sự đáng
kể và vị trí địa lý chiến lược hiểm yếu, Iran là một cường quốc khu vực có ảnh hưởng
quan trọng ở Trung Đông. Tuy chưa phải là một trung tâm quyền lực chính trị như Mỹ,
Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng với tiềm lực hiện nay, Iran xứng đáng là một “người chơi”
quan trọng trên vũ đài địa-kinh tế, địa-chính trị của khu vực. Theo đánh giá của Hội đồng
22
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
tình báo quốc gia Mỹ: đến năm 2025, nhiều khả năng Iran sẽ trở thành cường quốc chủ
đạo tại Trung Đông.
Để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, phương
Tây và Israel, đã có nhiều biện pháp nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân của
mình. Tuy nhiên, do lợi ích tại Iran là khác nhau, các trung tâm quyền lực của thế giới
(các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) chưa tìm được tiếng nói chung để giải
quyết tận gốc vấn đề. Trong khi Mỹ, Israel và phương Tây muốn có các biện pháp mạnh
mẽ trừng phạt Iran thì Trung Quốc và một phần nào đó là Nga, những nước có nhiều
quan hệ kinh tế, thương mại, nhất là về dầu khí với Iran, tỏ ra không mấy mặn mà. Do
đó, ngoài việc yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên ngăn chặn việc cung cấp, bán,
chuyển giao hàng hoá và công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp từ lãnh thổ của mình có thể
phục vụ cho việc phát triển chương trình hạt nhân của Iran; cảnh giác và kiềm chế cung
cấp vũ khí thuộc diện kiểm soát của quy định đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp
quốc cho Iran, các nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua mới chỉ
dừng ở mức độ “kêu gọi” các nước thận trọng trong quan hệ về tài chính và ngân hàng
với Iran, tránh để các hoạt động này phục vụ việc phát triển vũ khí hạt nhân hay các hệ
thống phóng vũ khí hạt nhân (tên lửa) của Iran.
Dù không đạt được sự đồng thuận đa phương trừng phạt Iran, Mỹ, Israel và
phương Tây vẫn có những biện pháp đơn phương nhằm bao vây, cô lập và buộc nước
này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình. Tiêu biểu là Đạo luật trừng phạt
Iran và Li-bi năm 1996 của Mỹ (Năm 2006 đổi thành Đạo luật trừng phạt Iran - Iran
Sanctions Act). Theo đó, các công ty nước ngoài đầu tư từ 20 triệu USD trở lên vào lĩnh
vực dầu khí của Iran sẽ bị áp đặt hai trong số sáu biện pháp trừng phạt như không được

nhận các khoản vay, tín dụng từ các thể chế tài chính Mỹ có giá trị từ 10 triệu USD/1
năm hay không được tham gia bán hàng cho các chương trình mua sắm của chính phủ
Mỹ…
Tuy vậy, với lợi thế về tài nguyên dầu khí, Iran vẫn duy trì được quan hệ kinh tế ,
thương mại ổn định với một số đối tác. Cụ thể nhất là trường hợp của Trung Quốc, nước
23
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
hiện có những dự án đầu tư dài hạn vào lĩnh vực dầu khí ở Iran có tổng trị giá hơn 100 tỷ
USD. Đây chính là lý do Trung Quốc không hề hào hứng với các biện pháp trừng phạt
Iran và lại càng không muốn xảy ra cuộc chiến phá huỷ nguồn cung cấp dầu khí dồi dào
và ổn định của mình ở khu vực Trung Đông. Việc Trung Quốc có lá phiếu phủ quyết ở
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn là chỗ dựa cho Iran “thoát hiểm” đối với các biện
pháp trừng phạt có ảnh hưởng thực chất và sâu sắc của Liên hợp quốc. Bởi vậy, quan hệ
giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn tới
vấn đề hạt nhân Iran. Việc Nga đang có những dấu hiệu chấp nhận lệnh trừng phạt mới
của Liên hợp quốc đối với Iran có thể sẽ khiến Trung Quốc có cảm giác bị “cô lập” khi
tiếp tục sử dụng vị thế trong Hội đồng Bảo an để ngăn chặn các biện pháp trừng phạt lên
Iran. Mặt khác, Trung Quốc cũng còn quá nhiều lợi ích tại đây để có thể buông rơi “con
bài” Iran trong chính sách đối ngoại của mình, một “con bài” không chỉ mang lại lợi ích
về đảm bảo an ninh năng lượng mà còn có thể được dùng để “mặc cả” với Mỹ trong
nhiều vấn đề như hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan hay thái độ của Mỹ đối với vùng
Tây Tạng.
Xuyên suốt chiều dài của lịch sử, Ba Tư (Iran ngày nay) đã luôn là mảnh đất “long
tranh hổ đấu” của nhiều nền văn minh, nhiều thế lực khác nhau. Thế kỷ 21 cũng không
nằm ngoài quy luật đó khi mà Iran đang nằm trong vòng xoáy của các lợi ích đan xen
giữa các trung tâm quyền lực của thế giới. Bản thân Iran cũng đang nỗ lực gia tăng ảnh
hưởng trên các phương diện chính trị, an ninh và kinh tế của khu vực. Tất cả những yếu
tố này sẽ còn tiếp tục tương tác với nhau và ảnh hưởng tới tình hình Iran và khu vực.
3. Đạo Hồi
Đạo Hồi (Hồi giáo, phiên âm theo tiếng

Arab là al-'islām) được xác định là một tôn giáo
độc thần thuộc nhóm các tôn giáo có nguồn gốc
từ Abraham
[1]
. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên
thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát
triển nhanh nhất, với số tín đồ ước tính hiện đã
24
Nhà thờ hồi giáo ở Israel
Bài tiểu luận môn KTXH-CÁC NƯỚC
lên tới 1,3 tỷ người tập trung chủ yếu tại các quốc gia Trung Đông. Các nghiên cứu về
tôn giáo của khu vực Trung Đông cho thấy rằng khu vực bán đảo Arab mà cụ thể là
Saudi Arabia chính là quê hương của Đạo Hồi, nơi tôn giáo này xuất hiện lần đầu tiên
vào khoảng Thế kỷ thứ VII. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn tới sự ra đời
của đạo Hồi nhưng hầu hết các học giả đã gắn sự ra đời của tôn giáo này với hàng loạt
các nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng của khu vực Trung Đông trong quá trình
chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người
khác nhau sinh sông trong khu vực. Thực tế phát triển thời kỳ đó cho thấy sự cần thiết
của đạo Hồi trong việc góp phần thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Arab thành một nhà
nước phong kiến thần quyền và đạo Hồi với tư cách một tôn giáo độc thần đã ra đời để
thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại từ trước đó.
Hồi Giáo chiếm 90% dân số Trung Đông, tức khoảng 300 triệu tín đồ hoặc 1/4
tổng số tín đồ Hồi Giáo trên toàn thế giới. Số còn lại là tín đồ Do Thái Giáo và Ki Tô
Giáo.
Triết lý đạo Hồi được gắn liền với tên tuổi của Giáo chủ Mohammed (570 – 632)
là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng thánh Allah (Ala – Chân
chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho
Mohammed chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” để tiếp thụ
sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Cùng với việc
mở rộng phạm vi truyền đạo Mohammed còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh

buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo đạo Hồi. Cuộc cách mạng do Mohammed
lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Các quan
điểm và triết lý của đạo Hồi cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại khu vực Trung
Đông và là nền tảng lý luận quan trọng giúp chúng ta có cách nhìn và đánh giá đúng mực
về khu vực này. Có thể tiếp cận một số nội dung triết lý quan trọng của đạo Hồi bao gồm:
Đã có nhiều nghiên cứu của các học giả phương Tây về đạo Hồi và các đánh giá
chung cho rằng giáo lý của đạo Hồi được xây dựng với những nguyên tắc tương đối đơn
giản, dễ hiểu để phù hợp với đại bộ phận dân chúng. Tuy nhiên, các luật lệ và lễ nghi liên
quan lại rất phức tạp và ở chừng mực nhất định được cho là rất nghiêm khắc, nhiều khi
25

×