Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.7 KB, 27 trang )


bộ giáo dục v đo tạo

viện khoa học x hội Việt Nam
viện triết học




phạm thanh h



vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc
trong bối cảnh ton cầu hoá hiện nay

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 80 05



Tóm tắt luận án tiến sĩ triết học






H Nội - 2009



luận án đợc hon thnh tại viện triết học
thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam
=========================

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hà - Viện Triết học
thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
2. PGS,TS. Phạm Thị Ngọc Trầm - Viện Triết học
thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Phản biện 1: GS, TS. Ngô Đức Thịnh


Viện Nghiên cứu Văn hoá
Phản biện 2: PGS, TS. Dơng Văn Thịnh


Trờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: PGS, TS. Vũ Minh Tâm


Trờng Đại học S phạm Hà Nội

Luận án sẽ đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc họp tại
Viện Triết học, hội trờng số: P.203, số 59 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

Vào hồi

.........

giờ

.........

ngày

........

tháng

.........

năm

.............








Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th viện Viện Triết học
- Th viện Quốc gia

Danh mục các bi viết đ công bố
có liên quan đến đề ti luận án


1. Phạm Thanh Hà (2002), Hợp tác quốc tế - yêu cầu khách quan
của sự phát triển, Cộng sản (19), tr.61-64
2. Phạm Thanh Hà (2003), Các nớc đang phát triển với xu thế
toàn cầu hoá, Giáo dục lý luận, (3), tr.56-58
3. Phạm Thanh Hà (2005), Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay, Triết học (4), tr.22-26
4. Phạm Thanh Hà (2006), Sự cần thiết của việc giữ gìn bản sắc
dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Giáo dục lý luận,
(2), tr.35-37
5. Phạm Thanh Hà (2007), Cơ sở hình thành bản sắc dân tộc Việt
Nam, Giáo dục lý luận, (4), tr.33-36
6. Phạm Thanh Hà (2007), Một số tác động tích cực của toàn cầu
hoá đến sự phát triển của thế giới, Châu Phi và Trung Đông,
(5), tr.25-29
7. Phạm Thanh Hà (2007), Toàn cầu hoá - một số nguyên nhân
chủ yếu, Châu Phi và Trung Đông, (9), tr.30-37
8. Phạm Thanh Hà (2007), Tìm hiểu thách thức của toàn cầu hóa
đối với các nớc đang phát triển, Thông tin công tác t tởng lý
luận, (12), tr.35-39
9. Phạm Thanh Hà (2008), "Bản sắc dân tộc Việt Nam đợc khẳng
định trong quá trình toàn cầu hoá", Giáo dục lý luận, (5), tr.30-
34.


1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề ti
Toàn cầu hoá (TCH) đang là xu thế phát triển tất yếu, khách
quan của xã hội. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính

trị, văn hoá của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. Đây là sự
vận động phù hợp với quy luật của thời đại. TCH đang làm thay đổi
sâu sắc từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn của tất cả các nớc ở
mọi hoạt động trong phạm vi từng quốc gia cũng nh trong quan hệ
quốc tế. TCH mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhng cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ cho các nớc, nhất là đối với các nớc
đang phát triển. Một trong những thách thức mà TCH đặt ra đối với
sự phát triển của các nớc là sự nhạt nhoà dần bản sắc dân tộc. Hội
nhập mà bị hoà tan, hợp tác mà bị lệ thuộc chẳng khác nào tự đánh
mất chính mình và chịu thân phận phụ thuộc. Một dân tộc một khi
trở thành cái bóng và phụ thuộc vào dân tộc khác thì sẽ không thể có
độc lập, tự do và phát triển bền vững.
Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hợp tác,
hội nhập quốc tế luôn đợc các nớc quan tâm, coi trọng. Mỗi nớc
đều có những phơng thức xử lý để không những đa đất nớc phát
triển đi lên, hội nhập cùng thế giới, mà còn giữ vững đợc sự độc
lập, tự chủ và khẳng định vị thế của mình trớc các nớc khác. Việc
giữ gìn bản sắc dân tộc không chỉ là cuộc đấu tranh tránh rơi vào
lệ thuộc dân tộc khác, mà quan trọng hơn là phát huy đợc sức mạnh
vốn có của dân tộc mình, đa nó trở thành động lực nội sinh thúc
đẩy dân tộc phát triển. Mọi sự vận động và phát triển đều có sự tác
động của cả nhân tố bên trong và các điều kiện bên ngoài. Song, để
có sự phát triển ổn định, bền vững phải dựa vào nhân tố bên trong,
coi nội lực là cái quyết định.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm dựng
nớc và giữ nớc với nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Mặc dù
phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt và luôn phải đấu
tranh chống lại sự xâm lợc từ các thế lực bên ngoài, song dân tộc
Việt Nam đã luôn vững vàng vợt qua mọi khó khăn, thách thức để
không ngừng phát triển. Tổng kết lại những nguyên nhân, bài học


2
thành công của dân tộc Việt Nam, ta thấy nổi lên một bài học quý
giá, đó là dân tộc ta đã biết đi lên bằng chính sức mình, biết sử dụng
và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực của đất nớc, mà trên hết là
khơi dậy những đặc điểm bản sắc dân tộc đợc đúc kết qua từng
chặng đờng lịch sử. Những đặc điểm tiêu biểu của dân tộc đã vợt
qua thời gian và những thử thách từ nhiều phía để khắc hoạ nên cốt
cách, tinh thần và sức mạnh Việt Nam.
Mỗi dân tộc đều có bản sắc của mình. Đánh mất bản sắc tức là
đánh mất chính mình. Từng giai đoạn phát triển của lịch sử đặt ra
những yêu cầu, nhiệm vụ với những thay đổi khác nhau. Song, làm
thế nào để bản sắc dân tộc không bị mai một, tiếp tục đợc duy trì,
sàng lọc, bổ sung và phát triển, đó là một vấn đề lớn đối với mọi dân
tộc trớc sự tồn tại và phát triển của mình trong một thế giới TCH.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nớc hơn 20 năm qua với
những bớc đi phù hợp và những chiến lợc xây dựng phát triển
kinh tế xã hội đúng đắn đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo Việt
Nam. Một Việt Nam năng động, tự tin, bản lĩnh đang hội nhập
ngày một sâu rộng hơn và có vị thế ngày càng lớn hơn trên trờng
quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa, hợp tác với thế giới
thời gian qua, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít những
thách thức từ bên ngoài, nhất là t tởng, lối sống ngoại lai đang đe
doạ làm phai nhạt những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc.
Bản sắc dân tộc Việt Nam đang thực sự gặp thách thức trớc tác
động của xu thế TCH.
Vẫn biết rằng, những thành công trên mọi lĩnh vực trong thời
gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của việc chúng ta đã ý
thức đợc tầm quan trọng to lớn của việc giữ gìn bản sắc dân tộc, của
việc phát huy những giá trị truyền thống, những sức mạnh nội sinh để

đa đất nớc hội nhập và phát triển. Nh Đảng ta đã khẳng định rằng,
phát huy truyền thống văn hoá dân tộc dới sự lãnh đạo của Đảng là
nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vợt qua khó khăn, thử thách,
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an
ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra thế và lực mới cho đất nớc
ta đi vào thế kỷ 21. Mặc dù vậy, càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới chúng ta càng phải đối mặt với nhiều thử thách

3
khó khăn. Hơn thế, việc lựa chọn con đờng phát triển xã hội chủ
nghĩa (XHCN) hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm
nhiều hơn để không những đa đất nớc phát triển vững chắc mà còn
giữ vững con đờng XHCN đã lựa chọn.
Làm thế nào để tiếp tục mở cửa, hợp tác với bên ngoài trong
điều kiện TCH ngày càng diễn ra sôi động mà không bị dòng xoáy
TCH hoà tan? Làm thế nào để không đánh mất chính mình, để giữ
gìn, kế thừa và phát huy những đặc điểm bản sắc dân tộc làm cho
các đặc điểm đó trở thành sức mạnh nội sinh đa đất nớc phát triển
không ngừng hớng tới các mục tiêu đặt ra ? Đây vẫn đang là những
vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam. Vì thế, việc
nghiên cứu đề tài "Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay" có ý nghĩa cấp bách, quan trọng cả về mặt
lý luận lẫn về mặt thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề
lớn, phức tạp, có tính thời sự. Trong thời gian qua đã có nhiều công
trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách, bài viết...) đề cập tới vấn đề
nói trên. Các công trình đó đã đa ra một bức tranh chung về TCH
với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam

khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập
phát triển mà không bị lệ thuộc... Có thể kể đến một số công trình
sau đây:
Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn do Lê
Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004). Trong công trình này, các tác giả đã phân tích
nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế
giới đầu thế kỷ XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi
mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá... của các nớc. Những bài
viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với
Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH.
Công trình Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu
hoá - vấn đề và giải pháp do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và

4
thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác động kép của xu thế
này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một số
thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá
trình tham gia TCH. Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế do
Nguyễn Văn Dân chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001).
Công trình này đã cho ta hiểu rõ hơn rằng, TCH hoạt động nh một
con dao hai lỡi, đòi hỏi mỗi nớc phải có chiến lợc phát triển phù
hợp với điều kiện riêng của nớc mình. TCH kinh tế tất yếu có liên
quan đến các mặt chính trị, văn hoá, xã hội... mà bất cứ quốc gia nào
cũng phải quan tâm. Cuốn sách chỉ ra một bài học lớn đó là, không
thể bắt chớc máy móc bất cứ mô hình phát triển nào, cũng nh
không thể cứng nhắc áp dụng các chính sách và luật lệ cho một thời
gian vô hạn định mà không thờng xuyên xem xét lại khả năng thích
nghi của chúng trớc những thay đổi của lịch sử.

Toàn cầu hoá và khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với
các nớc đang phát triển. Đây là công trình tập hợp những bài viết
của nhiều tác giả nớc ngoài và trong nớc do Viện Thông tin Khoa
học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
thực hiện, xuất bản năm 2000. Công trình đã tiếp cận và phân tích
nhiều chiều về bản chất, đặc trng, nội dung, hệ quả và một số vấn
đề nổi cộm hiện nay của TCH đặt ra cho các nớc, nhất là cho các
nớc đang phát triển. Tuy có sự nhìn nhận khác nhau về TCH, về lợi
ích từ TCH, song TCH, nhất là TCH kinh tế hiện nay ngày càng
đợc chấp nhận một cách rộng rãi. Muốn phát triển, mọi quốc gia
đều phải tham gia TCH. Đây là sự vận động tất yếu, hợp quy luật.
Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt
Nam do Nguyễn Bá Ngọc Trần Văn Hoan đồng chủ biên (Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội, 2002). Nội dung của công trình này tập
trung phân tích, luận giải những tác động của TCH với thị trờng lao
động Việt Nam. Nếu biết tận dụng tốt mặt tích cực của TCH chúng
ta sẽ phát huy hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam.
Ngợc lại, nếu không có các giải pháp thoả đáng nhằm khắc phục
những thách thức của TCH thì lợi thế nguồn lao động của Việt Nam
sẽ không còn. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam do Ngô Văn Điểm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc

5
gia, Hà Nội, 2004). Các bài viết trong công trình này đã phác hoạ về
quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh
TCH, đồng thời đa ra một số giải pháp mà các nhà hoạch định
chính sách có thể tham khảo để bổ sung, điều chỉnh lộ trình hội
nhập của Việt Nam cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Chúng ta còn có thể đề cập đến nhiều công trình khác, nh:
Toàn cầu hoá nghịch lý của thế giới t bản chủ nghĩa của Tôn

Ngũ Viên, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2003; Tính hai mặt của
toàn cầu hoá của tác giả Trần Văn Tùng, Nxb Thế giới, Hà Nội,
năm 2000; Toàn cầu hoá dới những góc nhìn khác nhau, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005; Gia nhập WTO Việt
Nam kiên định con đờng đ chọn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2005; Toàn cầu hoá - chuyển đổi và tiếp nhận đa
chiều của Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện Kinh tế và chính
trị thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2005... Ngoài ra còn có
nhiều bài viết trên các tạp chí đề cập các nội dung liên quan đến
TCH. Trong các công trình nói trên, TCH đợc coi là một xu hớng
khách quan, có tác động hai chiều và TCH kinh tế đợc phân tích,
trình bày nh một chủ đề chủ đạo, xuyên suốt. Nhiều công trình đã
đề xuất những hớng đi và một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam
hội nhập hiệu quả vào xu thế TCH, nhất là TCH kinh tế hiện nay.
Bên cạnh những công trình tiếp cận TCH chủ yếu từ gốc độ
kinh tế nh đã nêu trên, thì cũng có nhiều công trình bài viết trình
bày về tầm quan trọng của việc giữ vững định hớng phát triển, bảo
vệ nền văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống trong phát
triển đất nớc... Có thể kể đến một số công trình sau, Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980). Những cơ sở cơ bản hình
thành các giá trị truyền thống dân tộc đợc tác giả đề cập, phân tích
rõ ràng, thuyết phục. Nội dung và những biểu hiện giá trị truyền
thống của dân tộc cũng là các nội dung cơ bản trong công trình này.
Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá do Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn
Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2001). Công trình này đã trình bày những nét cơ bản về giá trị

6

và giá trị truyền thống. Đặc biệt những nội dung này đợc phản ánh
qua sự trình bày mối quan hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống với
sự phát triển. Các giá trị truyền thống đợc nhấn mạnh là những
động lực nội sinh, tạo nền tảng cơ bản để Việt Nam thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, hội nhập
vững chắc vào xu thế phát triển của thế giới và khu vực.
Công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc (Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 2004) đã trình bày một cách tiếp
cận về bản sắc văn hoá Việt Nam, vai trò của bản sắc Việt Nam
trong giao lu hợp tác giữa Việt Nam với các nớc. Công trình cũng
đã đề cập cách phát huy văn hoá trong cuộc tiếp xúc văn hoá hiện
nay và làm rõ u thế văn hoá Việt Nam trong nền kinh tế thị trờng.
Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá trong văn hoá của Hoàng Trinh
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000). Công trình đã phân
tích những quan niệm khoa học về bản sắc dân tộc và hiện đại hoá,
qua đó khẳng định, hiện đại hoá chỉ có thể thành công nếu bản sắc
dân tộc đợc sử dụng nh một động lực, đồng thời bản sắc dân tộc
cũng chỉ đợc phát huy trong một đất nớc hiện đại hoá. Toàn cầu
hoá và vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc của Trờng Lu (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003). Nội dung chính của cuốn
sách đề cập những vấn đề cơ bản của TCH và việc bảo tồn bản sắc
văn hoá dân tộc. Cuốn sách nhấn mạnh rằng phải tìm trong chính
mình sức mạnh nội sinh để đứng vững trớc thử thách của TCH.
Việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc là quan trọng, cần thiết,
cấp bách, nhng không đợc đề cao thái quá và thực hiện tràn lan để
tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng bài ngoại, đóng cửa trớc phát triển
mạnh mẽ của xu thế TCH.
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2001). Nội dung của công trình này phản

ánh những nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hoá mà Việt
Nam đang xây dựng, về bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời đề xuất
một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp
ứng đúng những yêu cầu của cuộc sống, định hớng chiến lợc cho

7
sự nghiệp xây dựng, củng cố và tăng cờng nền tảng tinh thần của
xã hội, góp phần đa Việt Nam phát triển và tiến bớc vững chắc
trên con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Giá trị truyền thống trớc
những thách thức của toàn cầu hoá do Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2002). Đây là công trình tập hợp những bài viết chọn lọc
của một số tác giả viết cho Hội thảo khoa học quốc tế Giá trị truyền
thống trớc những thách thức của toàn cầu hoá đợc tổ chức tại Hà
Nội vào tháng 05 năm 2001. Các bài viết trong công trình này đã tập
trung phân tích thực chất của TCH, những thách thức và cơ hội của
TCH đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân
tộc Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Toàn cầu hoá và
vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đây là luận án tiến sỹ triết học của
Mai Thị Quý đợc bảo vệ năm 2007 tại Viện Triết học. Trong công
trình này, tác giả đã xem xét tác động hai mặt của TCH đến mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, từ đó luận giải những biến động của các giá trị
truyền thống trong bối cảnh TCH. Đặc biệt tác giả đã lý giải ý nghĩa
của việc kế thừa các giá trị truyền thống cũng nh nội dung kế thừa
một số giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh TCH hiện nay.
Chúng ta còn có thể kể ra nhiều công trình khác nữa. Đó là các kỷ
yếu hội thảo khoa học Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với
các lĩnh vực chính trị, văn hoá, x hội (đợc tổ chức trong 2 ngày

25 và 26/07/2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh), Toàn cầu hoá:
Những vấn đề triết học Châu á Thái Bình Dơng (đợc tổ
chức trong 2 ngày 22 và 23/11/2005 tại Hà Nội), Những hệ quả về
quan hệ giai cấp, ý thức hệ và văn hoá của nền kinh tế thế giới
đang biến đổi (đợc tổ chức từ ngày 9 11/01/2006 tại Hà Nội)...
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí có nội dung
liên quan đến đề tài luận án.
Có thể nói TCH và tác động của nó đối với mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội là chủ đề đợc quan tâm nghiên cứu khá nhiều trong
thời gian qua. Do khuôn khổ hoặc do mục đích riêng, các công trình
nghiên cứu đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến các chủ đề nêu
trên. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn cha có một lời giải hoàn

×