Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.19 KB, 30 trang )

Trường THPT Chuyên Bắc Ninh
Tổ Ngữ Văn
*****
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn
Nguyễn Trãi
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Ngọc An
Những người thực hiện:
1. Nguyễn Lan Anh
2. Vũ Lan Anh
3. Cao Thu Hà
4. Dương Thanh Hiền
5. Đỗ Thương Huyền
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan
7. Nguyễn Yến Linh
8. Nguyễn Thị Thảo Ngọc
9. Lê Thị Thùy Trang
10.Nguyễn Hải Yến
11. Đào Thị Yến
Học sinh lớp 10 Văn – Khóa 2013-2016
Bắc Ninh, ngày 26 tháng 1 năm 2014
1
Mục Lục
STT Tên đề mục Trang
1 Thống nhất kí hiệu viết tắt
1
2 Mục lục
2
3 A.Phần mở đầu
3


4 I. Lý do chọn đề tài
3
5 II. Lịch sử vấn đề
4
6 III. Phạm vi đề tài
4
7 IV.Phương pháp nghiên cứu
5
8 B.Phần nội dung
5
9 Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ CHUNG
5
10 I. Về tác gia Nguyễn Trãi
5
11
II. Tư tưởng nhân nghĩa trong lịch sử trung đại
6
12
III. Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
7
13
Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA TRONG
THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
7
14
1. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng yêu nước thương
dân
8
15 2. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với khát vọng hòa bình và
được thể hiện bằng những việc làm sâu săc

19
16 3. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với thái độ đề cao coi trọng
con người, đặc biệt là nhân dân lao động
22
17 C.Kết luận
25
18 1. Lí giải
25
19 2. Khẳng định vấn đề
26
20 3. Hướng phát triển của đề tài
26
21 Phụ lục
28
2
A.Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Lịch sử dân tộc Việt Nam là công cuộc dựng nước và giữ nước.
Trong dòng chảy hào hùng ấy đã sản sinh ra biết bao cá nhân anh hùng.
Trong số những nhà tư tưởng yêu nước đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi được
khẳng định là người xuất sắc nhất. Để có được sự đánh giá đó không chỉ do
cuộc đời đức độ hay những công lao to lớn về quân sự mà quan trọng trước
hết là nhờ tư tưởng vượt tầm thời đại của ông. Một trong số đó là tư tưởng
nhân nghĩa, một tư tưởng đã được ông nâng lên khái quát thành quy luật
bất biến trong mọi công cuộc cứu nước và dựng nước của lịch sử dân tộc.
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phương

pháp luận hết sức quan trọng. Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi mà
chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ
“nghĩa” – 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng
đến 140 lần. Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảng
trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa”.
Đối với chương trình THPT, ta lại có thể thấy những tri thức về tác
gia Nguyễn Trãi cùng đề tài “Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn ông”
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, càng cần thiết trong quá trình học tập
nâng cao chuyên sâu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời
Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng nhân nghĩa của ông nói riêng. Thế
nhưng với vị thế và ảnh hưởng của ông đối với lịch sử thì việc nghiên cứu
về Nguyễn Trãi là một đề tài không bao giờ cũ. Nó không chỉ giúp cho bản
thân những người tiến hành mà còn giúp cả những cá nhân khác hiểu thêm
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Chính vì như vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài báo cáo là “Tư
tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi” để góp một phần nhỏ bé vào
việc khai thác, đánh giá và làm rõ hơn tư tưởng nhân nghĩa của ông, để
chứng minh thêm sức sống lâu bền của nó trong chiều dài lịch sử dân tộc.
3
Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần làm nền tảng cho những nhà chính trị
tương lai xây dựng tư tưởng nhân nghĩa cho mình. Từ việc tìm hiểu tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng ta sẽ vận dụng tư tưởng của ông
vào điều kiện hiện nay, phát huy những ý tưởng tích cực và tiến bộ, phù
hợp với điều kiện của đất nước để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng
giàu đẹp hơn.

II. Lịch sử vấn đề:
Với vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng cũng như ý nghĩa của nó đối
với sự nghiệp cách mạng nước nhà, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn
Nguyễn Trãi không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại luôn là mảnh

đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là một dòng nước chưa bao giờ cạn đối
với các nhà nghiên cứu. Số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộc
đời Nguyễn Trãi là rất đồ sộ. Một số bài viết của các tác giả sau đây sẽ
giúp chúng ta thấy rõ điều đó:
- “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” – Nguyễn Tài Như (Chủ biên)
- “Lịch sử tư tưởng chính trị” – Dương Xuân Ngọc (Chủ biên)
- “Nguyễn Trãi – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoá
thế giới” của tác giả Nguyễn Tường Minh.
- “Nguyễn Trãi – Nhà chính trị và văn hoá thiên tài” của tác giả
Nguyễn Đổng Chi.
- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc” của
Viện văn học.
- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Người anh hùng dân tộc vĩ đại – Nhà văn
hoá kiệt xuất” của Phạm Văn Đồng – Vị Nguyên Giáp (NXB Sự thật).
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn của
Nguyễn Trãi với những tên tuổi lớn như Đặng Thai Mai, Nguyễn Khuê,
Xuân Diệu… rất nhiều những bài viết, những tiểu luận, những công trình
nghiên cứu khác mà chúng tôi chưa biết đến. Với báo cáo khoa học này,
trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của những người đi trước,
chúng tôi xin góp phần bổ sung vào lịch sử vấn đề thêm một cách nhìn mới
về đề tài : Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. Từ đó khẳng
định tài năng, vai trò, vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Trãi cho
nền văn học dân tộc.
4
III. Phạm vi đề tài
Có thể nói, thơ văn Nguyễn Trãi cũng giống như một mảnh đất màu
mỡ mà người đời sau có kì công cày xới cũng không thể thấy hết được giá
trị. Song, với phạm vi một đề tài nhỏ, vốn hiểu biết còn hạn hẹp và tuổi đời
ít ỏi, chúng tôi chỉ giới hạn đề tài này trong tư tưởng nhân nghĩa – một vấn
đề thiết yếu trong chương trình THPT.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cụ thể là tư tưởng yêu nước
thương dân, tư tưởng thân dân là tư tưởng cốt lõi được nhà văn hoá
Nguyễn Trãi thể hiện trong nhiều tác phẩm thuộc loại chính luận và trữ
tình như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,
Lam Sơn thực lục , Băng Hồ di sự lục, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi
tập Những bài thơ viết trong thời gian mười năm phiêu bạt tìm đường
cứu nước như Loạn hậu cảm tác, Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Quy
Côn Sơn chu trung tác, Hải khẩu dạ bạc, Ký cữu Dịch (Dị) Trai Trần
công, Thanh minh, Quan hải, Thính vũ, Thần Phù hải khẩu, Thu dạ khách
cảm, Tặng hữu nhân v.v… cũng là những bài thơ ăm ắp một nỗi niềm sâu
nặng đối với nhân dân, đối với quê hương. Những bài thơ viết lúc kháng
chiến mới thành công như Hạ tiệp cũng thể hiện tinh thần dân chủ, luôn
luôn chăm lo cho dân, và cả những bài thơ viết khi không còn điều kiện để
thi thố tài năng, thực hiện hoài bão như Ngẫu thành, Tức cảnh, Mạn
hứng cũng mang nặng nỗi niềm dân nước. Ngoài ra, trong Chiếu răn thái
tử và bài thơ Quan hải, ông cũng rất đề cao vai trò của nhân dân, sức mạnh
của lòng dân đối với vận mệnh nước nhà. Không chỉ vậy, tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở lòng nhân ái đối với kẻ thù, ta
có thể thấy rất rõ điều này qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo.


IV.Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành chuyên đề về “Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn
Nguyễn Trãi” này, chúng tôi đã dựa trên các phương pháp khảo sát, thống
kê, phân tích, tổng hợp, lí giải… . Đồng thời bài viết cũng kế thừa kết quả
5
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và một số bài tham khảo có nội dung
liên quan đến đề tài.

B.Phần nội dung

Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ CHUNG
I. Về tác gia Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), quê gốc ở làng Chi Ngại,
huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông
là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của
Trần Nguyên Đán.
Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới
triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi
tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách
Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày
tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê.
Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong
vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan
cho ông.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự
phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân
văn hoá Thế Giới – Danh nhân văn hóa đầu tiên của dân tộc. Sáng tác của
ông không chỉ có ở những áng văn xuôi chính luận mẫu mực, ở những
trang thơ Nôm chứa đựng những thành tựu đột khởi của thơ ca Tiếng Việt
ở chặng đầu mà còn rung động lòng người bởi lí tưởng nhân nghĩa tiến bộ
vượt tầm thời đại.
II. Tư tưởng nhân nghĩa trong lịch sử trung đại
6
Trong lịch sử trung đại, nhân nghĩa là tư tưởng mang tính chất cốt lõi
của Nho giáo do Khổng Tử đề xướng. Chữ Nhân của Khổng Tử với chữ
Nghĩa của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành những nguyên lý đạo đức và chính
trị của giai cấp phong kiến nhằm củng cố nội bộ và xác định địa vị thống
trị của nó đối với nhân dân. Vì vậy, chữ Nhân và Nghĩa lại được những nhà
văn hóa dân tộc Việt Nam ta từ Trương Hán Siêu , Nguyễn Trung Ngạn

cho đến Chu Văn An , Phạm Sư Mạnh hiểu theo ý nghĩa rộng rãi và tích
cực , vượt ra khỏi nhận thức và nhãn quan của Nho gia .
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là nhân nghĩa. “Nhân” là học
thuyết trung tâm của Khổng Tử. “Nhân” chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa con
người với con người nói chung, có thể nói cốt lõi của “nhân” là thương
người yêu người. “Nghĩa” cũng chỉ mỗi quan hệ tốt đẹp giữa con người vơi
con người nhưng lại gắn với Tam cương ngũ thường. Cụ thể hơn, nghĩa
được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải làm, cho dù điều đó
có hay không đem lại lợi ích cho người thực hiện, việc làm phải xuất phát
tự trong tâm, muốn đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. Nói một cách đơn
giản, nhân nghĩa có thể hiểu là tấm lòng yêu thương con người và biết làm
điều phải.
Nhân và Nghĩa là hai mặt của một đức tính, không bao giờ tách rời
mà luôn đi đôi với nhau, tạo nên một nguyên lí đạo đức mang tính thời đại,
có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc thống trị của giai cấp phong kiến.
Trong xã hội phong kiến, giai cấp thống trị dùng nhân nghĩa như một
nguyên lí đạo đức nhằm củng cố địa vị và quyền lực của mình. Tuyệt
nhiên, nguyên lí đạo đức ấy chỉ dành riêng cho một bộ phận trong xã hội
phong kiến, đó là tầng lớp quý tộc phong kiến chứ không dành cho tầng
lớp xã hội nào khác, đặc biệt là tầng lớp nhân dân.
III. Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng tư tưởng Nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo mà trực tiếp nhất là tư tưởng của
Khổng Tử và Mạnh Tử.
Tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo và cả Phật giáo, kết hợp với sự
sáng tạo độc đáo, Nguyễn Trãi đã khiến cho tư tưởng nhân nghĩa của mình
7
mang một màu sắc dân tộc rất riêng: Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền
với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình, gắn liền
với thái độ đề cao, coi trọng con người, đặc biệt là người dân lao động.

Nếu như tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo không xuống đến dân, không
gắn với quyền lợi của dân, không vì dân, chỉ gắn với những tầng lớp trên
của xã hội (Nhân nghĩa bất hạ thứ dân) thì với Nguyễn Trãi, Nhân và
Nghĩa không phải là những tiêu chuẩn đạo đức chỉ dành cho riêng một
thiểu số ưu Việt và cao quý nào, nhân và nghĩa là lòng yêu thương nhân
dân, là sức mạnh để chiến thắng hung tàn và cường bạo. Mở đầu bình Ngô
đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết : “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu
phạt trước lo trừ bạo”. Đây chính là tuyên ngôn về quan điểm nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi. Nhưng cũng lại chính vì thế mà chí nhân, đại nghĩa lại là
nền tảng của tư tưởng bao dung độ lượng đối với kẻ thù đã đầu hàng. Với
Nguyễn Trãi, Nhân nghĩa về thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dân
tộc ta mà nội dung là coi trọng con người, coi trọng nhân dân, coi trọng sự
nhân ái giữa con người với con người, coi trọng sự hòa hiếu giữa các dân
tộc.
Nhân nghĩa – đó là một nguyên lý mà Nguyễn Trãi coi như bất di bất
dịch - một lý tưởng sống, lý tưởng viết xuyên suốt cuộc đời và cả sự
nghiệp văn chương của ông – cũng bởi lẽ đó mà nó được nâng lên thành
một lý tưởng vô cùng cao đẹp trong cuộc đời.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có một vị trí vô cùng quan
trọng, là một tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ nội dung sáng tác của
ông. Có lẽ tư tưởng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng, theo suốt sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Trãi, bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi ở cả thơ văn chữ
Hán lẫn thơ văn chữ Nôm, ở cả văn chương chính luận lẫn thơ văn nghệ
thuật , ở cả những sáng tác trong thời chiến lẫn những sáng tác trong thời
bình, ở trong mọi hoàn cảnh: cả khi còn áo mũ xênh xang tại triều lẫn lúc
rũ áo từ quan về Côn Sơn ở ẩn…
Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA
TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
1. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng yêu nước thương dân
8

Lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành tư tưởng cốt lõi xuyên suốt toàn
bộ các sáng tác của Nguyễn Trãi, nó trở thành nguồn cảm hứng theo suốt
sự nghiệp sáng tác của ông, chi phối thơ văn Nguyễn Trãi ở cả thơ văn
chính luận lẫn thơ văn nghệ thuật, ở cả thơ văn chữ Hán lẫn thơ văn chữ
Nôm. Nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn
chặt với tư tưởng vì dân và an dân:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”…
(“ Bình Ngô đại cáo”)
“…dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”

“…đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp
cốt để yên dân”.
Đọc thơ văn Nguyễn Trãi ta thấy được yêu nước thương dân của
Nguyễn Trãi có những nét tương đồng với yêu nước thương dân của văn
học trung đại mà trước hết đó là niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Chúng ta đã
từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt là
tiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt
Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ
quyền của nước. Đó là tiếng nói đanh thép khẳng định chủ quyền dân tộc
thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
( “Nam quốc sơn hà”)
Niềm tự hào dân tộc còn được thể hiện ở niềm tự hào của vua Lí
Công Uẩn khi nói về Đại La -mảnh đất trù phú hứa hẹn đầy tương lai:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương : Ở vào nơi trung
tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông
tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao

mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng tất
mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
9
Thật đúng là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi
kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
(“Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn)
Đó còn là niềm tự hào về đất nước có nhiều cảnh trí tươi đẹp - cảnh
chiều nơi thôn quê yên bình:
“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”
(Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”-Trần Nhân
Tông)
Đó là niềm tự hào dân tộc trong văn học trung đại còn trong thơ văn
Nguyễn Trãi? Nguyễn Trãi đã nêu đầy đủ các mặt tự hào chân chính của
dân tộc Việt Nam qua áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”. Ông tự
hào về nền văn hiến được hình thành và phát triển qua một quá trình lịch sử
mấy ngàn năm có thuần phong mỹ tục mang bản sắc riêng có lịch sử và chế
độ riêng
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
về nhà nước phong kiến có mấy trăm năm độc lập ở các triều đại Đinh, Lí,
Trần,… có các bậc anh hùng hào kiệt làm rạng danh non sông:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Ông còn tự hào về chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta:
“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
10
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”,
về sức mạnh kì vĩ phi thường với tốc độ tiến quân tràn đầy khí thế chiến
thắng như vũ bão của quân ta:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.”
Hay
“Gương mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”
Hơn thế, ông còn thể hiện niềm tự hào của mình qua những câu thơ
viết về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đó là vẻ lung linh huyền ảo của núi Dục
Thuý:
“Cửa biển có núi tiên
Năm xưa lối về quen
Non bồng rơi cõi tục
Mặt nước nổi đài sen
Bóng tháp hình trâm ngọc
Tóc mây ánh tóc huyền
Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo
Bia rêu lốm đốm nền”

(“Núi Dục Thuý”)
Đó còn là bức tranh mộc mạc, dân dã với hương vị đồng quê được
thể hiện ở bài “Thuật hứng-24”:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen”,
11
là bức tranh hùng vĩ về cảnh sắc ở cửa biển Bạch Đằng:
“Ngạc chặt kình băm non lởm chởm,
Giáo chim gươm gãy bãi giăng giăng.”
(“Cửa biển Bạch Đằng”)
Không chỉ vậy tấm lòng yêu nước của các nhà thơ, nhà văn trung đại
cũng như là Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở thái độ căm thù giặc sâu sắc.
Căm thù giặc xuất phát từ hiểu dân, thương dân, đứng về phía dân để tố
cáo tội ác của giặc.
Đọc “Hịch tướng sĩ” ta thấy lòng căm thù giặc sôi sục lên trong con
người vị đại tướng khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan triều đình quốc
thể bị làm nhục:
“Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà
sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất
Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam
Vương mà thu bạc vàng, đẻ vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem
thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân
thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa, ta cũng vui lòng.”
Lí Thường Kiệt đã nêu rõ quyết tâm tiêu diệt giặc để bảo vệ nền độc
lập nước nhà:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Câu thơ là lời hỏi tội đanh thép cớ sao bọn nghịch tặc lại làm trái với
đạo trời sang xâm lược nước ta, tác giả đã cảnh báo chúng nếu chúng cố
tình ngang nhiên xâm phạm thì chắc chắn phải chuốc lấy sự đại bại. Đó
cũng là lời khẳng định ý chí, quyết tâm sắt đá của quân và dân ta trước kẻ
thù xâm lược.
12
Đau lòng trước cảnh đất nước bị làm nhục, lòng căm thù giặc sâu sắc
càng khiến cho ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù sôi sục
trong con người Trần Quốc Tuấn, ông đã kêu gọi tướng sĩ của mình hãy từ
bỏ thái độ bàng quang vô trách nhiệm, thói ăn chơi hưởng lạc khi đất nước
lâm nguy bằng một quyết tâm chuyên tâm tập luyện cung tên để “người
người phải như Bàng Mông, nhà nhà phải như Hậu Nghệ, chỉ có cách đó
mới bảo vệ thái ấp mãi mãi vững bền”.
Nguyễn Trãi cũng là con người mà cả một cuộc đời thiết tha với đất
nước, với nhân dân. Khi đất nước bị quân Minh xâm lược lòng ông đau
đớn, xót xa, căm giận tột độ và thề không đội trời chung với kẻ thù :
Ngậm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
( “Bình Ngô Đại Cáo”)
Lòng căm thù giặc cháy bỏng trong lòng ông , khiến ông quên ăn,
mất ngủ, luôn nghiền ngẫm binh thư để tìm ra phương thức đánh giặc cho
đất nước:
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm từ trước đến nay,lẽ hưng phải đắn đo càng kĩ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
(“ Bình Ngô Đại Cáo ’’)
Và “tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông”. Càng yêu
nước càng lo cho vận nước khó khăn . Nguyễn Trãi càng căm giận kẻ thù :
Phần thì giận hung đồ ngang dọc
Phần thì lo vận nước khó khăn

Cũng chính vì căm giận kẻ thù nên Nguyễn Trãi đã vạch trần , tố cáo
những tội ác man rợ của chúng. Đó là tội thừa nước đục thả câu, mượn gió
bẻ măng, cấu kết với bọn bán nước sang xâm lược nước ta với chiêu bài
“phù Trần diệt Hồ”:
“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.’’
13
Ông còn tố cáo sự tàn sát nhân dân thậm tệ và man rợ của giặc Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”
tố cáo cả sự vơ vét bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, đẩy nhân dân đến
bước đường cùng:
“Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá
mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước
độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê
chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho

vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.”
Đó đều là những tội ác tàn bạo trời không dung đất không tha:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”
Tự hào dân tộc sâu sắc, lại chứng kiến cảnh đau thương của nhân dân
khiến lòng căm thù giặc càng dâng cao đến cao độ, không thể cùng chung
sống trong một trời đất với giặc:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
14
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Thái độ căm hờn, phẫn uất của Nguyễn Trãi đối với bọn giặc cướp
nước càng gay gắt, ta càng thấy tình yêu thương vô hạn của Nguyễn Trãi
dành cho đất nước, nhân dân.
Càng yêu nước, càng căm thù giặc bao nhiêu thì những nhà thơ, nhà
văn trung đại và cả Nguyễn Trãi lại càng quyết tâm chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù bấy nhiêu.
Tinh thần quyết chiến quyết thắng ấy được quân và dân ta : “Nay ta
dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lòng anh hùng tận lực, quân lính càng
luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc” (trích “Thư dụ
Vương Thông lần nữa”).
Bởi lòng căm thù giặc trời khôn thấu:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
(trích “Bình Ngô đại cáo”)
Nên tác giả thể hiện rõ một quyết tâm hành động:
Khó ngặt qua ngày xin sống
Xin làm đời trị mỗ thái bình
(Trích “Tự thán” bài số 28)

Hay một ý chí cao cả:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng
(Trích “Bảo kính cảnh giới” bài số 5)
Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù,
trừ bạo ngược cho dân:
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
(Trích “Bình Ngô đại cáo”)
15
Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp
không ít khó khăn khi mà quân thù đương mạnh ta lại thiếu nhân tài, hiền
tài, quân lương lại không đủ ,…
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.”
“Khi Linh Sơn quân hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội.”
Nhưng với ý chí quyết khắc phục khó khăn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
mà nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng to,
chiến công nối tiếp chiến công:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.”
“Gương mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
Ý chí chiến đấu, chiến thắng kẻ thù ấy cũng là đều xuất phát từ tấm
lòng thương dân, muốn đem lại hòa bình tự do cho dân, cho nước.
16
Ở nhiều bài viết, Nguyễn Trãi nhắc nhở từ vua đến quan trong mọi
việc đều phải lấy lợi ích của nước của dân làm tiêu chuẩn, làm điều kiện
tiên quyết. Do vậy, trong một bản tấu trình lên vua, ông có viết:
“Hoà bình là gốc của nhạc, âm thanh, là văn của nhạc. Dám mong bệ
hạ rủ lòng thương yêu và chăm sóc muôn dân khiến cho chốn thôn cùng
xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó là giữ được cái gốc của
nhạc vậy.”
Hoặc ông cũng đã từng nói rằng:
“Quân thân tại điện độc tiên yên.”
(Điều tâm niệm của vua là trước tiên phải làm yên dân)
Ông luôn “buồn trước nỗi buồn của thiên hạ” và “vui sau niềm vui của
thiên hạ”, luôn mong ước nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì thế
mà ông mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc “Nam
phong” cho dân giàu nước mạnh:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.”
(“Cảnh ngày hè”)
Lòng thương dân ấy đã biến thành lí tưởng sống cao đẹp:

“Phú quốc binh cường chăng có trước,
Bằng tôi nào thuở ích chưng dân”
Dù đã xa cuộc sống quan trường, nhưng ở ông vẫn luôn canh cánh một nỗi
niềm với dân, với nước, với đời:
“Bui có một lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.”
(“Thuật hứng – 5”)
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen.”
(“Thuật hứng– 24”)

17
Đặt lí tưởng yêu nước gắn liền với thương dân của Nguyễn Trãi vào
trong lịch sử tư tưởng thơ văn trung đại, ta thấy một mặt Nguyễn Trãi đã
tiếp thu và kế thừa được những biêu hiện có tính chất truyền thống của tư
tưởng yêu nước thời trung đại, mặt khác Nguyễn Trãi đã sáng tạo, phát
huy, nâng cao tư tưởng ấy lên một tầm vóc mới. Ông đã nâng cao nhận
thức về dân trong thời đại mới, xoá bỏ quan niệm bất công về dân (dân bao
giờ cũng đối lập với vua với quan). Đến Nguyễn Trãi thì tư tương yêu nước
Việt Nam đã phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của tư tưởng yêu nước thời
trung đại ngay từ thế kỉ XV.
2. Nhân nghĩa gắn với khát vọng hòa bình và được thể hiện
bằng những việc làm có ý nghĩa sâu sắc
Khát vọng hòa bình là khát vọng của muôn người, ở muôn đời nhưng
đến Nguyễn Trãi, khát vọng đó lại có những biểu hiện thật sâu sắc. Trước
hết, khát vọng hòa bình của Nguyễn Trãi được biểu hiện ở lòng thương
người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói,
đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống
Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào

lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái
tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực
tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức
là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ
thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của
chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp
nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm
công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí,
quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là
hoàn toàn đúng đắn.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nổi bật ở quan điểm về cách đối xử
với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự
“khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân
18
nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong
chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời,
mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và
không mất thể diện. Trong “Thư dụ Vương Thông lần nữa”, ông hứa hẹn:
“Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền,
thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo
đảm được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta lại phụng cống xưng thần, theo
như lệ trước.” Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi
người; mà không thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân yên
vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế,
ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn
Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta
cần không gì hơn thế nữa”. “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là
trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Trong quan hệ với kẻ thù xâm lược, tư tưởng ấy vẫn thể hiện một cách
sáng ngời: chúng ta đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người: “mưu

phạt, tâm công”. Với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, Nguyễn Trãi đã không ít lần dùng những áng văn chính luận “có sức
mạnh hơn mười vạn binh” của mình để công phạt, khuất phục kẻ thù khiến
cho bọn chúng “chẳng đánh mà chịu khuất”. Không những thế, khi bọn
chúng đã khuất phục, đã đầu hàng nhân dân ta luôn mở cho chúng con
đường sống:
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
(trích “Bình Ngô đại cáo”)
Và cấp cho phương tiện trở về:
Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa
Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, xoa dịu hận thù để không gây
hậu họa về sau cũng chính là đại nghĩa với nhân dân vậy. Bởi lẽ, như bài
cáo đã khẳng định:
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
(trích “Bình Ngô đại cáo”)
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta được Nguyễn Trãi
thể hiện trong bài “ Bình Ngô đại cáo” vừa toàn diện, vừa cụ thể ; vừa chỉ
ra điểm cốt lõi, cơ bản vừa bổ sung những khía cạnh mới mẽ. Bởi thế nó
19
trở thành điểm ngời sáng trong tư tưởng nhân dân, là tiền đề cho mọi hành
động. Soi chiếu vào thực tiễn cuộc kháng chiến tư tưởng nhân nghĩa cao
đẹp ấy còn là căn nguyên tạo nên sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn :
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
(trích “Bình Ngô đại cáo”)
Chúng ta không vì sự man rợ của giặc mà trả thù bằng những hành động
man rợ. Đối với quân giặc đã bị “cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu

mạng’’ , chúng ta đã “chẳng giết hại mà còn cho chúng đường hiếu sinh”.
Chúng ta có cái thế để “xử tội ác chiến tranh”, có đủ sức để trừng phạt,
nhưng nhân nghĩa không cho phép chúng ta làm điều đó khi bọn giặc “đã
tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng”. Bởi lẽ ta đã đạt được mục đích,
không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát vô nhân nghĩa. Ngay cả khi
cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt giặc, Nguyễn Trãi cũng rất cảm thông với nhân
dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại bởi chiến tranh. Điều ấy thể hiện quan
điểm lập trường “dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo”, bản chất nhân đạo, lí
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: thương dân, khát vọng hòa bình, thức
tỉnh, giác ngộ đối phương, hướng tới lẽ phải, điều tốt đẹp.
Đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc. Theo
Nguyễn Trãi : “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, mà không
thích giết người là bản tính của người nhân’’. Rồi đến đường lối kết thúc
chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha
cho mười vạn hàng binh, dập tắt chiến tranh cho muôn đời’’(Bình Ngô đại
cáo).
Có thể nói khát vọng xây dựng một đất nước hòa bình, thịnh vượng
đã trở thành tâm nguyện suốt đời, luôn canh cánh trong lòng Nguyễn Trãi:
“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Chừng đó lòng ta phỉ sở nguyền”
Không chỉ có vậy, khát vọng của Nguyễn Trãi còn vươn lên một tầm
vóc cao hơn, ông mong ước xây dựng được một đất nước theo mô hình lí
tưởng, bên trên có vua sáng tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán
sầu, muôn dân được sống no ấm, bình yên:
Thánh tâm dục dữ dân hưu túc,
Văn trị chung tu chí thái bình”
20
Dịch:
Lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ
Xếp võ theo văn, nước trị bình

( Quan duyệt thủy trận)
Mong ước xây dựng được một đất nước có vua sáng tôi hiền, ông hiểu rất
rõ tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước. Nguyễn Trãi quan niệm
rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là
nhân dân. Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần
chúng nhân dân? Trong sức mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực
mạnh mẽ nhất? Nguyễn Trãi đã chỉ ra, đó là yếu tố nhân tài. Trong Chiếu
cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở đời vốn không ít”, nên triều đình
phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cách như học hành thi cử; hoặc tiến
cử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều
cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay
chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì… tùy tài trao chức”;
hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng quân nhỏ”,
“người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự mình đề
đạt để gánh vác việc dân, việc nước. Như vậy, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng
đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc,
an dân, góp một phần không nhỏ vào công cuộc dựng xây đất nước, thực
hiện tâm nguyện suốt đời luôn canh cánh trong lòng.
Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có
cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các
nước khác. Có thể nói, khát vọng hòa bình của Nguyễn Trãi phù hợp với
nguyện vọng, ước mơ của toàn dân tộc; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất
trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Nhân nghĩa gắn liền với
thương dân, khát vọng hòa bình, đây là một tư tưởng tiến bộ, mới mẻ, thể
hiện trí tuệ, tầm nhìn xa trông rộng, cái tâm và cái tài của nhà tư tưởng vĩ
đại, nhà ngoại giao lỗi lạc, nhà quân sự đại tài. Thiên tài Nguyễn Trãi đã tạc
mình vào lịch sử dân tộc, vào con tim của hàng triệu người con đất Việt và
sẽ mãi trường tồn cùng non sông đất nước Việt Nam
21
3. Tư t ngưở nhân ngh aĩ thể hi n thái cao coiệ ở độ đề

tr ng con ng i, c bi t là nhân dân lao ng.ọ ườ đặ ệ độ

Nguyễn Trãi đã học ở ông cha ta những kiến thức sâu rộng và tâm hồn
cao đẹp . Ông cũng tiếp thu ở nhiều nhà Nho trước đó và cùng thời ông tư
tưởng suốt đời “báo quốc”, “an dân”. Thiên tài của Nguyễn Trãi còn được
biểu hiện ở chỗ ông biết đổi mới . Một bậc trí giả như Nguyễn Trãi dưới
thời phong kiến vốn dòng dõi thế tộc, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng
thống trị lúc bấy giờ , đã từng hấp thụ những kiến thức phức tạp qua sử
sách cũ , qua Tứ Thư, Ngũ Kinh,…. Nhưng là người bản lĩnh, biết tư duy
độc lập cho nên ông đã biết chắt lọc tiếp thu những nhân tố tích cực trong
tư tưởng Nho-Phật-Lão. Nếu như thời trung đại ở Việt Nam yêu nước gắn
với tư tưởng “trung quân ái quốc”, trung với vua là yêu nước, vua đại diện
cho cả một dân tộc còn yếu tố “dân” hầu như không được nói đến thì trong
thơ văn Nguyễn Trãi lại hoàn toàn trái ngược, yếu tố “dân” luôn là điều
kiện tiên quyết, được nhắc đến trong hầu hết các tác phẩm của ông.
Trước hết, Nguyễn Trãi khẳng định vai trò lịch sử và sức mạnh của
nhân dân trong những hoàn cảnh khác nhau.
Vào thời chiến, ông đã chỉ rõ sức mạnh to lớn của những dân cày,
những nô lệ, những dân đen, con đỏ - những người ở dưới đáy của xã hội
luôn bị khinh rẻ, coi thường nhưng lại có mặt trong đội quân hùng hậu tập
hợp dưới ngọn cờ chính nghĩa của Lê Lợi, chính họ đã góp phần to lớn vào
cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đưa cuộc khởi nghĩa đi đến bến bờ
thành công:
“Nhân dân bốn cõi một lòng, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới ;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.”
(“Bình Ngô đại cáo”)
Chiến tranh qua đi, hoà bình được lặp lại, thế nhưng với Nguyễn Trãi,
nhân dân vẫn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, có vai trò như một
chỗ dựa to lớn cho sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc, chỗ dựa cho
sự thái bình của một đất nước:

“Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ”
(Trở thuyền, lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”)
(“Quan hải”)
22
Dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì đất nước mới thái bình, thịnh
trị ngược lai cuộc sống của người dân lầm than, cơ cực thì ắt sẽ có nổi dậy
đấu tranh, liệu đất nước có thái bình được nữa không? Và cũng chính vì lẽ
đó mà trong một bài chiếu Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi mà răn các
quan rằng:
“Mến người có nhân là dân mà trở thuyền lật thuyền cũng là dân”
Chính vì vậy mà các quan phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, để dân
luôn được sống trong thái bình, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn đề xuất đường lối cứu nước và
dựng nước là dựa vào dân. Ông cho rằng muốn giải phóng đất nước, dân
tộc thì phải chăm lo đến dân, tạo cho dân có điều kiện sống tốt, mà muốn
được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ có tội với dân, làm hại dân. Và
điều này đã được thể hiện ở ngay phần mở đầu “Áng thiên cổ hùng văn
Bình Ngô đại cáo”:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Hay trong “Thư thứ hai gửi Liễu Thăng” ông cũng có viết:
“Ta nghe: quân của Vương gia chỉ có dẹp yên mà không đánh chém.
Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân”
hoặc là:
“Ta nghe đại đức thích cho người ta sống, thần vũ không hay giết
người, đem quân nhân nghĩa đi đánh cốt để yên dân”
(“Thư dụ hàng các tướng sĩ trong thành Bình Than”)
“Đánh kẻ có tội, cứu vớt dân là thành nhân làm việc đại nghĩa”
(“Biền gửi vua Minh”)

Ông mong giai cấp lãnh đạo hãy dựa vào sức dân vì dân và tổ chức nhân
dân tập hợp lực lượng, xây dựng chính quyền. Chính tư tưởng trên của
Nguyễn Trãi đã góp phần quyết định thắng lơị của sự nghiệp chống quân
Minh.
Nhân nghĩa được thể hiện qua thái độ coi trọng đề cao nhân dân, đề
cao con người lao động.
23
Cụ thể hơn là trong thời chiến, khi đất nước có giặc ngoại xâm xâm
lược. Nguyễn Trãi đã xác định mục đích cao cả và cốt lõi của cuộc chiến
tranh chống giặc ngoại xâm đó là để bảo vệ con người, bảo vệ dân tộc.
Điều đó xuất phát từ thái độ đề cao coi trọng nhân dân, cũng chính vì thế
mà ông đã viết lên những lời văn chan chứa xót thương:
"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khóa sạch khôg đầm núi."
Và vì tình yêu thương ấy đã làm cho tác giả phải đau đớn khi dân ta bị tàn
sát dưới gót giày xâm lược:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn.
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".
Hai câu thơ gợi cho người đọc một cảnh tượng đầy hãi hùng. Quân giặc đi
đến đâu là đầu rơi máu chảy , ngọn lửa chiến tranh, ngọn lửa phi nghĩa
đang thiêu đốt dân ta. Chính ngọn lửa ấy đã làm cho dân ta phải chết, làm
cho những em bé thơ ngây luôn nơm nớp nỗi sợ hãi lo âu. Ông còn đề ra
những chủ trương để chấm dứt chiến tranh bằng cách giảm tối thiểu tổn
thất về con người. Trong bài “Tùng” tác giả cũng viết: "Hổ phách phục
linh nhìn mới biết. Dành còn để trợ dân này" .Vẫn là vì con người, vì nhân
dân. Những món thuốc quý ấy không phải dành cho vua chúa quan lại mà
lại dành cho dân. Ý thơ đọng lại ở câu lục ngôn đồng thời mở ra cho người
đọc rất nhiều suy nghĩ. Câu thơ đã bộc lộ sâu sắc tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi. Lòng thương dân coi trọng người dân lao động thật cao cả.
Ông không chỉ mong cho dân mà còn dành cho dân. Đây chính là giá trị

nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Bên cạnh đó, thái độ đề cao coi trọng con người còn được thể hiện
trong thời bình.Trong một số bài thơ trữ tình, ông có một quan niệm thẩm
mĩ hết sức tiến bộ : lấy con người làm chuẩn mực vẻ đẹp của thế giới . Như
trong bài “ Côn Sơn ca” Nguyễn Trãi lại so sánh tiếng suối nơi ông sống ẩn
dật tựa như tiếng đàn cầm : “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng
đàn cầm bên tai”. Quan niệm này khác với quan niệm của văn học trung
đại : lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người tiêu biểu
nhất là “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Và chúng ta thấy được sự trở lại
của quan điểm này trong thơ mới đặc biệt là trong thơ Xuân Diệu : nhà thơ
lấy hàng mi , cặp môi thiếu nữ làm đối tượng so sánh: “Và này đây ánh
sáng chớp hàng mi” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Hay nhạc
sĩ tài hoa bạc mệnh Phan Lạc Hoa trong bài “ Tàu anh qua núi”, ông đã
24
viết: “Trời hôm nay trong xanh như lời hát”… Trong thơ ca và văn chính
luận lúc nào Nguyễn Trãi cũng đặt lợi ích con người lên hàng đầu coi đó là
định hướng cho mọi nhận thức , hành động của giai cấp cầm quyền cũng
như của chính bản thân Nguyễn Trãi. Ông rất tự giác về lòng biết ơn dân ,
kẻ cấy cày:
“Ở yên thì nhớ lòng xung đột
Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”
(Bảo kính cảnh giới,19)
Hình ảnh “dân đen con đỏ” thường hiện lên dưới ngòi bút của ông
trong sáng tác thơ văn , đó là “niềm cũ sinh linh” , đó là “đồng bào cốt
nhục” , và ông rất có ý thức về quan niệm “ lấy dân làm gốc”, cho nên
cũng có ý thức bồi dưỡng cái gốc là dân , cái gốc truyền thống của sơn hà
-xã tắc , có ý thức “ Dành, để trợ(giúp) dân này” ( Tùng). Càng đọc thơ
văn Nguyễn Trãi , chúng ta càng cảm thương cuộc đời Nguyễn Trãi , một
cuộc đời vằng vặc lòng ưu ái, lo cho dân, cho nước, vì nước và dân thực sự
phải là một khối thì mới có hoà bình và ấm no:

“Quốc phú , binh cường chăng có chước,
Bằng tôi nào thuở ích chúng dân”
( Trần tình, 1)
Tấm lòng ưu ái của Nguyễn Trãi được đúc kết hết sức cô đọng trong
bài “ Biếu tạ ơn” mà ông viết khi tuổi trên sáu mươi, ý như sau:
“Non sông khói lửa mịt mùng
Vì dân , trước phải một lòng lo thay”.
Trong bài “ Ngẫu thành” , một bài thất ngôn tuyệt cú, Nguyễn Trãi có
nói đến chuyện “đọc sách”, và trong bài thơ quốc âm “ Bảo kính cảnh giới
- 57” ông cũng nêu lên vấn đề đọc sách thì phải thông các nghĩa sách , ở
đây nói nghĩa lí sâu xa trong sách:
“Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách
Đem dân mựa nữa mất lòng dân”
Có thể nói Nguyễn Trãi là một con người đầy lòng thương dân, yêu
dân và trọng dân. Ông khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật
chất của xã hội và động lực quyết định sự hưng vong của triều đại, đất
nước. Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trò của nhân dân như vậy không
chỉ cho thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến
bảo thủ, gia trưởng về dân, mà còn khiến cho tư tưởng, triết lý nhân sinh
của ông mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ông được coi là nhân vật lịch sử
25

×