Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUAN ĐIỂM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNGTÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.6 KB, 14 trang )

QUAN ĐIỂM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNGTÂY ÂU THỜI KỲ
CẬN ĐẠI
NGUYỄN XUÂN TẾ
TS. ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
1. Ở nước Anh:
nước Anh là một trong những nước đầu tiên ở Châu
Âu có quan hệ tư bản nảy sinh và phát triển mạnh
mẽ. Từ cuối thế kỷ XVII, nước Anh chính là “nơi
chôn rau cắt rốn của chủ nghĩa duy vật hiện đại”.
Chính trên mảnh đất của quốc gia tiên tiến này đã
xuất hiện những trào lưu tư tưởng và những nhà tư
tưởng dân chủ nổi tiếng. Chúng tã sẽ tiếp cận những
đại diện xuất sắc đó trong lĩnh vực tư tưởng Nhà
nước và pháp luật.
+ Tư tưởng của Tômát Hốpxơ (Tho – mas Hobbes)
(1588 – 1679):
Theo Tômát Hốpxơ, mỗi dân tộc trong sự phát triển
của mình đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tự
nhiên và giai đoạn xã hội công dân (hay còn gọi là
gian đoạn Nhà nước). Nhà nước là sự sáng tạo cao
nhất mà con người có thể làm được. Nhà nước đóng
vai trò điều hành sự phát triển của xã hội, xử phạt
những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người. Nhà
nước “tựa như một con người nhân tạo” mà Chính
phủ là linh hồn của đó. Sự xuất hiện Nhà nước cũng
có mặt hạn chế ở chỗ là nó làm giảm bớt các khát
vọng tự nhiên nhất định của con người, tự do của con
người do đó mà bị thu hẹp. Nhưng không còn cách
nào khác, con người cần có Nhà nước thì mới sống
yên ổn được.


Các đại diện của Nhà nước nhiều khi trong một
chừng mực nào đó không làm thỏa mãn sở thích cá
nhân của một ai đó. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải
trừng phạt, nhưng phải công minh, còn mỗi cá nhân
phải có nghĩa vụ phải tuân theo. Theo Hốpxơ, Nhà
nước không phải tuân theo nhà thờ, mà ngược lại nhà
thờ phải tuân theo Nhà nước.
+ Tư tưởng của Giôn Lin-bec-nơ (1614-1657):
Dựa vào quyền bẩm sinh của nhân dân Anh, Lin-bec-
nơ đòi hỏi hủy bỏ quyền lực của nhà vua và thượng
nghị viện, thành lập nghị viện một viện – cơ quan đại
diện cho toàn thể nhân dân Anh, và từ một đến hai
năm sau lại bầu lại một lần. Để đảm bảo pháp chế,
cần chia ra thành quyền lập pháp và quyền hành
pháp. Đòi hỏi này nhằm chống lại sự lộng quyền của
bộ máy quan liêu; đồng thời cũng chống lại sự mưu
toan của phái độc lập chiếm đa số trong nghị viện
muốn tập trung toàn bộ quyền lực về tay mình. mục
đích của việc phân chia quyền lực là nhằm đảm bảo
nền pháp chế dân chủ tư sản và củng cố các quyền tự
do, dân chủ.
+Tư tưởng của Giêcácđơ Uynxtenli:
tất cả quan chức của nước cộng hòa đều được bầu ra
và thay đổi hàng năm. Đứng đầu Nhà nước là nghị
viện mỗi năm được bầu một lần; các đạo luật được
thông qua sẽ có hiệu lực nếu trong vòng một tháng
không có sự phản đối của nhân dân. Việc đảm bảo
nền pháp chế ở nước cộng hòa có ý nghĩa cực kỳ to
lớn; vấn đề đó liên quan đặc biệt đến hoạt động của
các quan chức. Ong chỉ ra bản chất giai cấp của Nhà

nước và cho rằng chế độ tư hữu là nguyên nhân dẫn
tới thảm cảnh của người lao động. Đồng thời ông
cũng cố thực hiện những tư tưởng của mình trên thực
tế, đưa ra kế hoạch mở rộng việc cải tạo xã hội và
Nhà nước dựa trên những nguyên lý cộng sản chủ
nghĩa.
+ Tư tưởng của Giônlốccơ (1632-1704):
Nhà nước được thành lập để bảo vệ các quyền tự
nhiên của con người, ban hành luật pháp để tạo lập và
bảo vệ quyền sở hữu cũng như sử dụng các lực lượng
xã hội để thực hiện các đạo luật này và bảo vệ sự tấn
công từ bên ngoài.
Quyền lập pháp phải thuộc về nghị viện phải họp
thường kỳ để thông qua các đạo luật, nhưng không
can thiệp và quá trình thực thi chúng.
Quyền hành pháp thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh
đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng,
chánh án, và các quan chức khác. Hoạt động của nhà
vua phụ thuộc pháp luật và vua không có “đặc
quyền” nhất định đối với nghị viện (như quyền phủ
quyết, bải miễn, …) để nhằm không cho phép nhà
vua thâu tóm quyền lực về tay minh2.
2. Ở nước Pháp:
Tư tưởng chính trị của Pháp thế kỷ XVIII rất phong
phú, đa dạng. Thời kỳ lịch sử này đã sản sinh ra
những nhà tư tưởng vĩ đại đặt nền móng cho cách
mạng tư sản. Nhiều tư tưởng của họ vẫn còn sáng mãi
đến ngày nay. Đánh giá giá trị tư tưởng của các nhà
Khai sáng, Ph.Anghen viết: “Những vĩ nhân Pháp đã
soi sáng đầu óc mọi người, để chuẩn bị cho cuộc cách

mạng sắp bùng nổ, chính họ là những người hết sức
cách mạng…”. Đương nhiên, tính cấp tiến của những
tư tưởng chính trị tư sản không thể vượt qua khỏi
những khuôn khổ hệ tư tưởng tư hữu tư sản chủ
nghĩa.
+ Tư tưởng của Vonte (Voltaire) (1694-1778):
Vonte tán thành hệ thống lập hiến của Anh. vào
những năm 60, ông nghiêng về tư tưởng dân chủ kiểu
Anh, khi mâu thuẫn giữa thể chế chuyên chế và đẳng
cấp thứ ba trở nên sâu sắc. Hơn nữa, bắt đầu xuất
hiện những tư tưởng cộng hòa trong hệ thống tư
tưởng của ông. Từ việc thừa nhận nền cộng hòa là
hình thức Nhà nước sơ khai trong cuốn Từ điển triết
học, Vonte đã bắt đầu nói về sự hợp lý của chế độ
cộng hòa và những tính chất ưu việt của nó.
+Tư tưởng của Môngtexkiơ (1689-1775):
Môngtexkiơ có tư tưởng chống lại nhà chuyên chế,
theo ông chuyên chế là hình thức cầm quyền trong đó
cả quốc gia nằm dưới quyền của một người, đó là
Nhà nước phụ thuộc vào sự lộng quyền của người
cầm quyền. Trong Nhà nước đó không có pháp luật,
và nếu trong một chế độ chuyên chế có pháp luật thì
chúng vẫn không có ý nghĩa thực tế, vì trong chế độ
đó không có những thiết chế đảm bảo duy trì pháp
luật. Bởi vậy, Nhà nước chuyên chế là Nhà nước
khủng bố, Nhà nước của sự chuyên quyền.
Theo ông, lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và
hủy bỏ luật, hành pháp là quyền chăm sóc an ninh,
đối nội, đối ngoại, lãnh đạo dân chúng thời bình cũng
như thời chiến trong khuôn khổ luật pháp ban hành.

Tư pháp là quyền trừng phạt người phạm tội và phân
xử khi có tranh tụng giữa các cá nhân. Mỗi cơ quan
hay mỗi bộ phận của một cơ quan được quyền hoạt
động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong
lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan
khác.
+ Tư tưởng của Giăng Giắc Rútxô (1712 – 1778):
Rútxô gắn bất bình đẳng trong xã hội với sự xuất hiện
tư hữu nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ
sản xuất, cũng như những lầm lạc của con người. Từ
đó xuất hiện kẻ giàu, người nghèo và cuộc đấu tranh
giữa họ. Tuy Rútxô đã mô tả một cách duy tâm sự
nảy sinh Nhà nước và pháp luật, song ở ông đã có
một loạt các tư tương tuyệt vời về mối quan hệ Nhà
nước pháp luật và bất công xã hội, do sự nảy sinh chế
độ tư hữu. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự
tư hữu đó. Hơn thế nữa, bất công này dẫn đến đối lập
quyền lợi, đàn áp lẫn nhau, đó là cội nguồn của áp
bức. Điều này nói lên sự cố gắng của Rútxô trong
việc giải thích nguồn gốc Nhà nước và pháp luật từ
lập trường duy vật.
Theo Rútxô, mọi điều luật mà toàn dân chưa chuẩn y
đều vô giá trị. Hội nghị các dân biểu nếu có cũng chỉ
có quyền chuẩn bị dự luật chứ không có quyền làm ra
luật pháp. Trong Nhà nước, Rútxô phân biệt quyền
lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lực thứ nhất là
ý chí của tổ chức chính trị, còn quyền lực thứ hai là
sức mạnh của nó.
+ Tư tưởng của phái Giacôbanh (Jacobins) (1758 –
1794):

Theo Rôbespierre, nhân dân là người chủ tối thượng
của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo pháp
luật do chính nhân dân thông qua. Do đó, quyền lập
hiến, một quyền lực ot61i cao thuộc về nhân dân. Đó
là ý chí của nhân dân mà không một đại diện nào có
quyền ngăn cản. Ông phân biệt luật pháp thành hai
loại: luật và sắc lệnh. Những luật quan trọng chỉ có
thể được thông qua với điều kiện đã được trưng cần ý
dân ý.
3. Ở nước Đức:
không chỉ chính trị xã hội Đức trước ngưỡng cửa
năm 1789 bề ngoài không khác gì không khí ảm đạm
của đời sống xã hội Đức các thập kỷ đầu thế kỷ
XVIII. Cuộc cách mạng tư sản Pháp vĩ đại hệt như tia
chớp lóe sáng vào đất nước này. Quần chúng nhân
dân và những đại diện tiên tiến nhất của nền văn hóa
Đức vui mừng đón chào những sự kiện cách mạng ở
Pháp. Ba vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết ở Đức
là: thành lập sự thống nhất dân tộc; dân chủ hóa chế
độ Nhà nước, chế độ pháp luật; bãi bỏ chế độ nông
nô.
+ Tư tưởng của Emmanuen Cantơ (Emmanuel Kant)
(1724 – 1804):
Khẳng định quan điểm duy tâm về tư sản về bản chất
và trách nhiệm của Nhà nước, Cantơ nhanh chóng
được giai cấp bốc lột thừa nhận là một trong những
nhà lý luận đầu tiên về “nhà nước pháp quyền”, tức là
Nhà nước dường như dựa trên độc lập cá nhân và
trong hoạt động của mình dường như tuân thủ tuyệt
đối các điều khoản của pháp luật.

Việc phân loại các hình thức Nhà nước theo cơ cấu
của chúng không được Cantơ chú ý lắm. Ông phân
biệt ba dạng: chuyên chế, quý tộc và dân chủ. Ông
cho rằng trung tâm của vấn để tổ chức Nhà nước là
phương thức nhân dân cầm quyền.
Cantơ phân biệt pháp luật thành ba loại: pháp luật tự
nhiên, mà dường như có các nguyên tắc, tiên nghiệm
tất nhiên; pháp luật thực tế mà nguồn gốc của nó là ý
chí của người lập pháp; pháp luật công lý là đòi hỏi
khát vọng không được pháp luật quy định và do vậy
không đảm bảo bằng cưỡng chế. Pháp luật tư nhiên
về phần mình chia thành hai nhánh: luật tư và luật
công. Luật tư điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá
nhân với tư cách là chủ sở hữu, còn luật công điều
chỉnh mối quan hệ giữa mọi người liên minh thành
cộng đồng Nhà nước và các công dân với tư cách là
các thành viên của tổng thể chính trị. Theo Cantơ,
mọi Nhà nước có ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tổng thể và sự nhất trí ba quyền này có thể
ngăn ngừa chuyên chế và đảm bảo phồn vinh cho
quốc gia.
+ Tư tưởng chính trị của J.G.Phichtơ (Johann
Gottlieb Fichte) (1762 – 1814)
Do nhu cầu đảm bảo quyền tự do của cá nhân đã xuất
hiện Nhà nước. Sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
không thể là ý chí của cá nhân. nó chỉ có thể là ý chí
tập thể, thống nhất, được tạo lập bởi sự nhất trí của
tất cả bằng một thỏa thuận tương ứng. Nhờ đó ý chí
chung nảy sinh và chính quyền nhà nước được thiết
lập. Ý chí chung của nhân dân là cốt lõi của quyền

lập pháp và xác định phạm vi ảnh hưởng của Nhà
nước. Ở điểm này cho thấy nhà dân chủ Phíchtơ
muốn ngăn chặn sự chuyên quyền của quyền lực
chuyên chế cảnh sát đối với các công dân của mình,
và dựa trên học thuyết pháp quyền tự nhiên ông
khẳng định các quyền chính trị và tự do cá nhân.
+ Tư tưởng của G.V.Ph. Hêghen (1770 – 1831):
Nhà nước là thể chế tổng hợp. Trong nhà nước, sự
thống nhất giữa nội dung pháp luật và niềm tin đạo
đức đạt tới hình thức cao nhất. Nhà nước là hiện thực
của tư tưởng đạo lý: “Sự tồn tại của Nhà nước là cuộc
du ngoạn của Chúa trong xã hội loài người”. Nhà
nước có giá trị tuyệt đối tự thân mà không cần sự
khẳng định có tính thực dụng nào cả. Nhà nước
không phụ thuộc vào xã hội công dân. Ngược lại xã
hội cần tiền đề là sự tồn tại của nhà nước. Sự tồn tại
của Nhà nước đi trước sự phát triển của xã hội. Sự
phân biệt rõ ràng giữa xã hội và Nhà nước như vậy
của Hêghen trong lịch sử tư tưởng chính trị đã đảo
ngược mối quan hệ hiện thực của chúng từ chân lên
đầu.

×