Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một vài suy nghĩ về BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM NGUYỄN ĐÌNH HUY " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.13 KB, 13 trang )

Một vài suy nghĩ về
BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH Ở VIỆT
NAM
NGUYỄN ĐÌNH HUY
Tiến sĩ, GV khoa Luật Dân sự - ĐH Luật TP.HCM
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hửu trí
tuệ, một loại quyền sở hửu đối với tài sản vơ hình thành quả của hoạt động sáng tạo của con người.Tài
sản vơ hình là tài sản khơng nhìn thấy được song trị
giá được bằng tiền và có thể trao đổi trong giao lưu
dân sự. Vì vậy, những đối tượng của quyền tác giả rất
dễ bị xâm phạm từ phía người sử dụng, gây ra những
hậu quả xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người
sáng tạo ra tác phẩm nói riêng và của tồn xã hội nói
chung. Xét từ góc độ lý luận, quan hệ quyền tác giả là
một loại quan hệ pháp luật tuyệt đối, là quan hệ vật
quyền mà đối tượng (khách thể) của nó là những tác
phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật là món ăn tinh


thần không thể thiếu được của cuộc sống con người,
phản ánh mức độ phát triển của một đất nước.
Phần mềm máy tính (PMMT) là một trong số các loại
hình tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được
pháp luật bảo hộ (Điều 747 BLDS) là một đối tượng
có những đặc thù riêng so với các đối tượng khác.
PMMT là một hoặc một nhóm chương trình được
biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngơn
ngữ lập trình nào đó và các tập dữ liệu liên quan, chỉ
dẫn cho máy tính hoặc hệ thống tin học biết phải làm
gì để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. PMMT có thể
được cài đặt ngay trong máy tính hoặc được lưu trữ ở


ngồi máy tính dưới các hình thức khác nhau như văn
bản, đĩa từ, đĩa quang…. Mặc dù trong các Công ước
quốc tế về quyền tác giả, PMMT không được coi là
một loại hình tác phẩm được bảo hộ nhưng pháp luật
tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều bảo hộ
PMMT bằng chế định quyền tác giả. Riêng ở Hoa


Kỳ, PMMT cịn có thể được bảo hộ dưới dạng sáng
chế nếu thỏa mãn được các điều kiện như: tính mới,
tính sáng tạo và tính hữu ích.
Luật pháp của các quốc gia không đồng nhất trong
khái niệm về PMMT cũng như tồn tại những quan
điểm khác nhau về lĩnh vực bảo hộ đối với PMMT.
Một luồng quan điểm cho rằng PMMT khơng có
những đặc trưng của một tác phẩm văn học, khoa
học, nghệ thuật và một người bình thường nếu khơng
biết sử dụng máy tính thì khơng thể khai thác được
công dụng của PMMT. Đối tượng của quyền tác giả
phải là những tác phẩm chứa đựng nội dung văn học,
khoa học, nghệ thuật được sáng tạo dưới một hình
thức vật chất nhất định mà con người có thể cảm
nhận được bằng các cơ quan thính giác, thị giác, xúc
giác… nghĩa là có thể nghe thấy, nhìn thấy, sờ thấy
được…. Mặt khác PMMT liên quan nhiều đến lĩnh
vực kỹ thuật và công nghệ cho nên PMMT phải được


bảo hộ như một đối tượng của quyền sở hữu cơng
nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng PMMT là một loại

hình tác phẩm đặc biệt nên có thể bảo hộ hoặc bằng
quyền tác giả hoặc bằng quyền sở hữu công nghiệp;
chủ sở hữu PMMT có quyền lựa chọn hình thức bảo
hộ. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến cho rằng bảo hộ
PMMT bằng quyền tác giả là phù hợp và hiệu quả
nhất, bởi vì PMMT dù được viết dưới dạng mã nguồn
hay đã được chuyển thành mã máy đều là hình thức
thể hiện ý tưởng của con người; mà như chúng ta đã
biết, quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng, chỉ bảo hộ
hình thức thể hiện ý tưởng mà thôi. Bảo hộ PMMT
bằng quyền tác giả rất đơn giản và mang lại hiệu quả
cao nhất vì khơng phải đăng ký tác phẩm, thời gian
bảo hộ quyền tác giả dài hơn so với quyền sở hữu
công nghiệp.
Theo quy định của pháp luật nước ta, PMMT bao
gồm chương trình máy tính, tài liệu mô tả chương


trình, tài liệu hỗ trợ và cơ sở dữ liệu. Đây là một quy
định mang tính chung chung, chúng ta chỉ biết
PMMT bao gồm những gì nhưng thế nào là chương
trình máy tính, tài liệu mơ tả chương trình, tài liệu hỗ
trợ, cơ sở dữ liệu thì khơng có sự giải thích cụ thể.
Theo thống kê của hãng Microsoft và các cơng ty
phần mềm Việt Nam thì các PMMT bị ăn cắp bản
quyền ở nước ta chiếm tới hơn 98% - một con số quá
lớn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là khoảng
50% PMMT bị sao chép lậu. Con số đó đã đặt ra cho
các nhà làm luật, các cơ quan có thẩm quyền trong
việc bảo hộ quyền tác giả cũng như tất cả mọi người

trong xã hội nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề bức xúc cần
phải được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp
lý.
Một câu hỏi luôn được đặt ra là tại sao ở nước ta hiện
nay tình trạng xâm phạm quyền tác giả nói chung và
đặc biệt là đối với PMMT lại diễn ra với mức độ trầm


trọng đến như vậy? Và đâu là hướng giải quyết tình
trạng này?
Theo chúng tơi, một trong những ngun nhân cơ bản
dẫn đến tình trạng phần mềm máy tính bị sao chép
lậu tràn lan được bắt nguồn từ những tính chất đặc
trưng của phần mềm máy tính. Thực tế cho thấy rằng,
trong tất cả các loại tác phẩm được bảo hộ bằng
quyền tác giả thì PMMT ln là đối tượng bị xâm
phạm nhiều nhất (ở Việt Nam cũng như trên toàn thế
giới). Bởi vì PMMT là một loại tài sản thuần túy chất
xám, rất dễ bị sao chép với số lượng lớn, khó phát
hiện và bảo vệ. Mặt khác, chất lượng của PMMT sao
chép lậu và của bản gốc là hoàn tồn như nhau; điều
này khơng giống như photocopy một quyển sách hay
làm giả một bức tranh. Chính vì xuất phát từ những
đặc tính trên của PMMT mà pháp luật nước ta có quy
định việc sao chép PMMT dù đã được công bố, phổ
biến vẫn phải xin phép và trả thù lao cho tác giả


khơng phụ thuộc vào mục đích sao chép (k.2, Đ.761
BLDS). Như vậy, nếu một người muốn sao chép lại

một phần mềm để sử dụng riêng khơng vì mục đích
kinh doanh (ví dụ như để phục vụ cho nghiên cứu,
giảng dạy), khơng làm ảnh hưởng đến sự khai thác
bình thường của phần mềm đó thì vẫn phải xin phép
và trả thù lao cho tác giả.Theo chúng tơi, quy định
này rất khó thực thi trên thực tế vì ở nước ta việc
quản lý nhà nước, quản lý xã hội quyền tác giả hoạt
động khơng có hiệu quả, ý thức tơn trọng quyền tác
giả của người dân rất thấp. Mặt khác, có nhiều
chương trình máy tính, nhiều cơ sở dữ liệu rất cần
thiết cho việc phát triển văn hóa, khoa học của đất
nước với nhu cầu sử dụng rất lớn. Như vậy, có nên
quy định đối với những phần mềm đã được công bố,
phổ biến ,việc sao chép khơng vì mục đích kinh
doanh thì khơng phải trả tiền thù lao mà chỉ phải xin
phép tác giả?


Pháp luật nước ta quy định thời hạn bảo hộ quyền tác
giả đối với PMMT là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm
sau khi tác giả chết (Đ.766 BLDS). Quy định này phù
hợp với các Nghị quyết của Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO) về bảo hộ PMMT và được hầu hết
các nước áp dụng. Như vậy, nếu thử làm một phép
tính nhỏ chúng ta thấy rằng thời hạn bảo hộ trung
bình đối với một PMMT là trên dưới một trăm năm.
Ví dụ, nếu một người sáng tạo ra một PMMT vào lúc
30 tuổi; người đó chết lúc 80 tuổi thì thời hạn bảo hộ
PMMT của người đó là 100 năm. Có điều gì bất hợp
lý ở đây, khi mà một PMMT được bảo hộ như một

tiểu thuyết, một bài thơ hay một bài hát?
Có lẽ khơng nên đặt ra vấn đề về sức lực, thời gian,
trí tuệ mà tác giả đã bỏ ra để sáng tạo ra một PMMT,
một tiểu thuyết, một bài thơ… bởi vì không ai dám
chắc rằng để sáng tác một tiểu thuyết phải tốn sức
lực, thời gian, trí tuệ nhiều hơn so với PMMT. Vấn


đề là ở chỗ khác. Thực tế cho thấy rằng PMMT mà
cụ thể là các chương trình máy tính rất nhanh “cũ”
sau một thời gian ngắn, thậm chí khơng cịn được sử
dụng.Theo đánh giá của các chuyên gia về phần mềm
thì “tuổi thọ” trung bình của chương trình máy tính là
từ 8 đến 12 năm.Vậy phải chăng thời hạn bảo hộ
PMMT mà pháp luật quy định là quá dài? Chúng tơi
cho rằng để pháp luật nói chung và các quy phạm
pháp luật nói riêng được thực thi có hiệu quả trong
cuộc sống thì khi xây dựng một quy phạm pháp luật,
các nhà làm luật phải dựa vào những điều kiện phát
triển chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa cụ thể của đất
nước. Nếu xét từ góc độ này, thì quy định về thời hạn
bảo hộ PMMT là quá dài. Sẽ hợp lý hơn nếu như thời
hạn bảo hộ PMMT được quy định là 25 năm kể từ
ngày được công bố, phổ biến. Quy định này phù hợp
với điều kiện phát triển của nước ta và sẽ góp phần
làm cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử
dụng PMMT. Tuy nhiên, một vấn đề nan giải sẽ phát


sinh và nó sẽ là sự cản trở đáng kể đối với quá trình

hội nhập quốc tế của nước ta, bởi vì quy định này
khơng phù hợp với luật pháp quốc tế trong lĩnh vực
bảo hộ quyền tác giả. Mà quyền tác giả nói riêng và
quyền sở hữu trí tuệ nói chung ln là vấn đề được
đưa lên hàng đầu trong các cuộc đàm phán, ký kết
các hiệp định quốc tế đa, song phương về quan hệ
thương mại. Liệu có một quốc gia phát triển nào đó
lại ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam khi
PMMT của họ chỉ được bảo hộ 25 năm kể từ ngày
được công bố, phổ biến?
Vấn đề quan trọng, mấu chốt làm phát sinh những
vấn đề khác trong lĩnh vực bảo hộ PMMT đó chính là
lợi ích của các chủ thể trong quan hệ quyền tác giả.
Lợi ích của chủ sở hữu và người sử dụng phần mềm
luôn luôn “mâu thuẫn”, đối lập nhau. Chủ sở hữu
muốn quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ một
cách tuyệt đối, thời hạn bảo hộ dài, được nhận tiền


thù lao cao…. Ngược lại, người sử dụng muốn được
tự do sử dụng phần mềm, trả tiền thù lao thấp, thậm
chí khơng phải trả càng tốt…. Do vậy, nếu quyền lợi
của một bên được chú trọng và bảo vệ một cách thái
q thì quyền lợi của bên cịn lại sẽ bị ảnh hưởng.
Từ những vấn đề trên có thể rút ra một kết luận rằng
vấn đề cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử
dụng phần mềm là một trong những yếu tố quyết định
đem lại hiệu quả cho việc bảo hộ PMMT. Nghĩa là
pháp luật phải có những quy định làm giao thoa hài
hịa lợi ích của chủ sở hữu và người sử dụng; phải tìm

ra một cơ chế bảo hộ thích hợp nhất để một mặt vừa
khuyến khích được tác giả đầu tư sáng tạo ra nhiều
phần mềm có giá trị, đảm bảo được lợi ích vật chất
cũng như tinh thần của họ; mặt khác, tạo điều kiện
cho người sử dụng được tiếp cận với phần mềm, khai
thác phần mềm một cách hợp pháp và có hiệu quả;
góp phần vào sự phát triển văn hóa, khoa học của đất


nước. Một khi lợi ích được cân bằng dù chỉ là tương
đối thì chắc chắn việc xâm phạm quyền tác giả sẽ
giảm đi đáng kể. Cân bằng lợi ích ở đây hồn tồn
khơng đồng nghĩa với ngang bằng lợi ích vì lợi ích
của chủ sở hữu và người sử dụng khơng thể nào
ngang bằng được.
Để bảo hộ có hiệu quả quyền tác giả đối với phần
mềm máy tính, ngồi việc ban hành các văn bản pháp
luật phù hợp, chính xác, có khả năng thực thi cao cịn
phải cần đến nhiều điều kiện khác như công tác quản
lý nhà nước, quản lý xã hội quyền tác giả, hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quan trọng nhất
là ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền tác giả
của nhân dân. Đối với nhiều nước trên thế giới, công
nghiệp sản xuất phần mềm đóng vai trị rất quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần
đây, nhà nước ta đã có những chính sách mang tính
chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp phần


mềm. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền tác giả đối với

phần mềm máy tính lại trở nên thiết thực hơn bao giờ
hết



×