Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Quản lý nhà hàng/khách sạn – Nghề “làm dâu 3 họ” ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.24 KB, 2 trang )

Quản lý nhà hàng/khách sạn – Nghề “làm dâu 3 họ”
Bạn có biết đâu là mối bận tâm lớn nhất hiện nay của các chủ nhà hàng hay khách sạn ở Việt Nam khi khởi sự kinh
doanh không? Không phải nguồn vốn, cũng không phải là công nghệ mà chính là nhân sự, đặc biệt là đội ngũ quản
lý. Do sự chênh lệch quá lớn về cung cầu lao động chất lượng cao trong ngành nên các nhà hàng, khách sạn luôn
phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để thu hút các nhà quản lý có năng lực về đầu quân. Tại sao họ lại phải nhọc
công, nhọc sức như vậy? Đó là vì trong ngành này, có những nhà quản lý giỏi đồng nghĩa với việc bạn đã đi được
hơn nửa chặng đường để đạt đến thành công.
Khi nhìn vào bảng mô tả công việc (job description) của nhà quản lý nhà hàng – khách sạn, bạn có thể sẽ bị
“choáng” vì độ dài của nó. Những công việc chính của họ bao gồm giám sát hoạt động của các bộ phận (tiền sảnh,
nhà bếp, phục vụ phòng …); giải quyết khiếu nại của khách hàng; tổ chức hệ thống tiếp phẩm và các hàng hóa thiết
yếu khác; thiết lập quy tắc quản lý nhân sự; quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống; tổ chức và giám sát các
chương trình quảng cáo; quản lý ngân sách và các vấn đề tài chính; đào tạo, huấn luyện nhân viên … Ngoài ra còn
rất nhiều việc không tên khác để bảo đảm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Công bằng mà nói, đã là quản lý thì làm việc trong ngành nào, bạn cũng đều bận rộn. Tuy nhiên, làm quản lý trong
ngành nhà hàng – khách sạn còn có một đặc thù là không những phải bảo đảm hoàn thành nhiều việc cùng lúc, bạn
còn phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của cả 3 bên: chủ sở hữu, nhân viên và khách hàng. Đây là một mối quan hệ
khá phức tạp. Chủ sở hữu thường có khuynh hướng muốn cắt giảm chi phí (bao gồm cả chi phí nhân công) để tối đa
hóa lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên, những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đương
nhiên, khi ở tâm trạng bất mãn, nhân viên khó có thể phục vụ khách hàng với tất cả sự tận tình nên dễ làm họ phật ý.
Hệ quả là doanh thu của nhà hàng (khách sạn) và lợi nhuận của chủ sở hữu sẽ giảm sút. Khi đó, chủ sở hữu lại
muốn cắt giảm chi phí!
Với vai trò quản lý, nhiệm vụ của bạn là làm sao thuyết phục chủ sở hữu dành những sự đãi ngộ hợp lý cho người
lao động, động viên tinh thần làm việc của nhân viên, lại vừa làm hài lòng những khách hàng khó tính. Có thể nói,
giữ cân bằng lợi ích của 3 bên trong mối quan hệ này là thử thách to lớn nhất đối với nhà quản lý nhà hàng – khách
sạn. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng là cơ hội lý tưởng để họ chứng tỏ được năng lực cũng như khẳng định tầm quan
trọng của mình trong doanh nghiệp.
Chân dung nhà quản lý nhà hàng – khách sạn
Do phải “làm dâu 3 họ” nên trước tiên, nhà quản lý nhà hàng – khách sạn phải có tính kiên nhẫn. Cho dù làm việc
với ai và trong tình huống nào, bạn cũng cần giữ được sự kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Nếu nhà quản lý mất bình
tĩnh thì mọi việc sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn ngay. Thứ hai, bạn phải có khả năng giao tiếp cực tốt để xử lý êm đẹp
những tình huống khách hàng bất mãn. Nhiều vị khách khi tức giận thường có những lời lẽ thiếu kiềm chế. Điều này


cộng với sự căng thẳng của công việc khiến nhân viên dễ nổi nóng và phản ứng lại khách hàng. Những lúc như vậy,
nhà quản lý phải khéo léo can thiệp để vừa xoa dịu khách hàng, giải quyết sự bức xúc của họ vừa bảo vệ cho nhân
viên của mình.
Thứ ba, bạn cần có khả năng tổ chức và quản lý tốt. Nhà quản lý nhà hàng – khách sạn phải biết cách lên kế hoạch
làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cũng như phân công và đô
n đốc nhân viên thực hiện các kế hoạch này. Chính vì vậy, nghề này rất thích hợp cho những bạn nào có năng khiếu
tổ chức quản lý nhóm, câu lạc bộ, các hoạt động Đoàn, Hội… Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng,
bạn phải có lòng đam mê. Điều hành nhà hàng, khách sạn là một công việc khó khăn, nhọc nhằn mà nếu thiếu lòng
đam mê, bạn không có cách gì để tiến xa được. Ngoài ra, bạn còn phải có khả năng truyền sự nhiệt huyết đó cho
những người xung quanh. Một nhà quản lý dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể đương đầu nổi với sức ép và sự
căng thẳng của công việc này nếu thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của đồng nghiệp.
Ham học hỏi – Yếu tố tối quan trọng để thành công trong nghề
Nhà quản lý nhà hàng – khách sạn luôn phải đảm nhiệm nhiều công việc với những yêu cầu khác nhau về kiến thức
và kỹ năng. Vì thế, lòng ham học hỏi là yếu tố tối quan trọng để thành công trong nghề này. Một tấm bằng cử nhân
hay cao đẳng về quản trị du lịch, nhà hàng, khách sạn sẽ cho bạn nhiều lợi thế khi bước vào nghề. Tuy nhiên, nếu
muốn hoàn thành tốt công việc của mình và trở thành nhà quản lý xuất sắc, bạn cần học thêm rất nhiều khóa đào tạo
khác về kế toán, kinh doanh, marketing, dinh dưỡng, luật … để bổ sung kiến thức và rèn luyện những kỹ năng đặc
thù. Đặc biệt, vốn ngoại ngữ là một “vũ khí” không thể thiếu của nhà quản lý nhà hàng – khách sạn. Khi thông thạo
ngoại ngữ, bạn sẽ giao tiếp dễ dàng hơn với đối tác và khách nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm và tạo quan
hệ làm ăn lâu dài.
Hành trình đến vị trí quản lý nhà hàng – khách sạn
Không phải ngẫu nhiên mà những người thành công trong ngành nhà hàng – khách sạn thường bắt đầu từ những vị
trí rất thấp như phục vụ bàn, phòng, phụ bếp … Chỉ có thông qua những trải nghiệm thực tế như vậy, bạn mới có thể
tích lũy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý người khác. Vì thế, cho dù đã có bằng Cử nhân, bạn
cũng không nên nề hà làm những việc nhỏ nhặt. Khi đã có đủ kinh nghiệm, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí Chuyên viên,
Giám sát, Trưởng các bộ phận (tiền sảnh, đặt phòng, kinh doanh …), Giám đốc các phòng ban và cuối cùng là Tổng
Giám đốc. Cũng cần lưu ý ngành nhà hàng – khách sạn là một ngành có mức độ đào thải cao. Vì thế, ngay cả khi đã
trở thành quản lý cấp cao, bạn cũng đừng sớm tự thỏa mãn, mà cần tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức và rèn
luyện kỹ năng của mình.

×