Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thông tin tóm tắt dành cho bệnh nhân về Zoloft (Sertraline HCL) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.12 KB, 11 trang )

Thông tin tóm tắt dành cho bệnh nhân về
Zoloft
(Sertraline HCL)

Đây là những thông tin tóm tắt quan trọng về Zoloft
Thông tin này không có nghĩa là có thể thay thế được những hướng dẫn của bác
sỹ. Hãy đọc kỹ thông tin này trước khi bạn sử dụng Zoloft. Hỏi bác sỹ hay dược sỹ
của bạn nếu có điều gì đó bạn không hiểu hoặc nếu bạn muốn biết thêm về Zoloft.
Zoloft dùng để điều trị những trường hợp nào?
Zoloft là thuốc được kê đơn dùng để điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn
ám ảnh cưỡng bức (OCD) và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) ở người lớn.
Zoloft còn được sử dụng để điều trị OCD ở trẻ em (từ 6 - 12 tuổi) và thanh thiếu
niên (từ 12 - 17 tuổi).
Trầm cảm (depression)
Các triệu chứng của trầm cảm thay đổi giữa người này với người khác. Bạn có thể
bị trầm cảm nếu có 5 hay nhiều hơn trong số các triệu chứng sau và các triệu
chứng này trong phần lớn thời gian trong suốt thời gian từ hai tuần trở lên. ít nhất
một trong số các triệu chứng phải là cảm giác "buồn" không dứt được hay mất
quan tâm thích thú với hầu hết các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng
khác là:
· Thay đổi về giấc ngủ
· Tình trạng bồn chồn bất an hay cử động chậm chạp
· Mệt mỏi hoặc tình trạng thiếu năng lượng
·Thay đổi trong ăn uống hay cân nặng
·Cảm giác tự ti hay bị tội mà không có lý do xác đáng
·Khó tập trung hay khó quyết đoán
·Thường xuyên có những ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát.
Trong trầm cảm, các triệu chứng này gây trở ngại đến sinh hoạt hàng ngày của
bạn.
Rối loạn hoảng sợ (panic disorder)
Người bị rối loạn hoảng sợ xuất hiện các cơn hoảng sợ lặp đi lặp lại không định


trước. Cơn hoảng sợ là một cơn sợ hãi, lo âu hay bực bội xuất hiện bất ngờ với ít
nhất 4 trong số các triệu chứng sau với tính chất đột ngột và thường kéo dài
khoảng 10 phút:
·Nhịp tim nhanh hay đánh trống ngực
·Đau ngực hay bồn chồn bất an
·Vã mồ hôi
·Run rẩy
·Hụt hơi hay cảm giác ngạt thở
·Cảm giác nghẹt thở
·Buồn nôn hay đầy bụng
·Hoa mắt chóng mặt hay cảm giác mệt lả
·Cảm giác tê hay ngứa
·Cảm giác ớn lạnh hay nổ đom đóm mắt
·Mất cảm giác với hiện thực
·Sợ mất tự chủ
·Sợ chết
Trong rối loạn hoảng sợ, thường kèm theo cảm giác lo lắng kéo dài 1 tháng hay
hơn về sự xuất hiện của những cơn hoảng sợ tiếp theo, hoặc lo lắng về tác hại có
thể có của những cơn hoảng sợ ấy, hoặc có biến đổi hành vi.
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (Obsessive - Compulsive Disorder hay OCD)
Trong OCD, người bệnh có thể có 2 dạng triệu chứng được gọi là ám ảnh hay
cưỡng bức.
Ám ảnh: Đây là những ý nghĩ không mong muốn cứ tồn tại dai dẳng trong tâm trí
người bệnh. Thậm chí ngay cả khi người bệnh biết những ý nghĩ này là không
đúng thì họ cũng không thể thoát ra khỏi những ý nghĩ ấy. Điều này có thể làm họ
trở nên bối rối hay sợ hãi.
Cưỡng bức: Đây là những hoạt động của tư duy lặp đi lặp lại mà người bệnh cố
gắng thoát ra khỏi những ý nghĩ mà họ không mong muốn. Họ tin rằng việc này sẽ
giúp ngăn cản điều kinh khủng nào đó sẽ không xảy ra. Những hoạt động lặp đi
lặp lại này có thể kéo dài hàng giờ và gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn Stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disoder hay PTSD)
Người bị PTSD phải hứng chịu các triệu chứng vì họ đã phải chịu đựng hay chứng
kiến những sự kiện đe doạ đến tính mạng hoặc những biến cố nghiêm trọng khác
và cảm giác sợ hãi căng thẳng, không được giúp đỡ hay những cảm giác kinh
hoàng về sự kiện ấy.
Người bệnh PTSD phải có ít nhất một trong số các triệu chứng từ mỗi mục sau
đây trong ít nhất một tháng và các triệu chứng này phải gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống hàng ngày.
·Hồi tưởng lại sự kiện với những ý nghĩ đau khổ, những cơn ác mộng hay những
cảnh hồi tưởng, hoặc có những phản ứng mạnh mẽ về tâm thần và cơ thể nếu có
điều gì đó gợi lại sự kiện ấy đối với người bệnh.
·Né tránh các hoạt động, ý nghĩ, cảm giác hay nói chuyện gợi lại sự kiện gây sang
chấn cho người bệnh; Cảm giác thờ ơ với xung quanh; Hoặc không thể nhớ được
các chi tiết của sự kiện. Cũng có thể mất thích thú với các hoạt động quan trọng,
cảm giác cô đơn, không thể có cảm xúc bình thường hay cảm thấy rằng chẳng còn
gì để hướng về tương lai.
·Cảm thấy rằng sẽ không thể thư giãn được nữa và lúc nào cũng cần có người khác
bảo vệ, khó ngủ, dễ bực bội, phản ứng thái quá khi giật mình hoảng hốt, bùng nổ
giận dữ hay tình trạng khó tập trung.
Zoloft được sử dụng để điều trị PTSD cho cả nam và nữ. Phụ nữ thường bị PTSD
nhiều hơn nam giới. Các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của Zoloft đối với
PTSD ở nữ nhiều gấp 3 lần ở nam, và trong các nghiên cứu này phụ nữ đáp ứng
với Zoloft tốt hơn nam giới. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong điều trị bệnh
nhân hiện còn chưa biết rõ. Chỉ bác sỹ mới có thể quyết định liệu Zoloft có phù
hợp với người bệnh hay không.
Tác dụng của Zoloft
Con người có một chất bình thường trong não gọi là serotonin. Người ta cho rằng
sự thiếu hụt serotonin có thể gây ra trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, OCD và PTSD.
Tác dụng của Zoloft với tất cả các bệnh này hiện còn chưa biết. Chỉ biết rằng
Zoloft có thể làm cân bằng về hoá học của serotonin trong não. Điều này làm giảm

các triệu chứng của bạn. Có thể phải mất vài tuần để cải thiện các triệu chứng đó.
Zoloft không phải dành cho tất cả mọi người
Trong khi uống Zoloft, bạn nên đừng bao giờ sử dụng thuốc ức chế men
monoamine oxidase ( MAOI ). Thuốc MAOI cũng được dùng để điều trị trầm cảm
và các bệnh khác. Nếu bạn đã và đang dùng một thuốc MAOI thì bạn phải dừng
MAOI ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu uống Zoloft. Thêm nữa, bạn phải chờ ít
nhất 14 ngày sau khi dừng sử dụng Zoloft thì mới được uống thuốc MAOI. Biến
chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong có thể xảy ra nếu bạn uống Zoloft cùng
với thuốc MAOI. Phải chắc chắn hỏi bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bất kỳ thuốc
nào bạn uống là MAOI.
Dạng dung dịch của Zoloft có chứa alcohol và không nên uống nếu bạn đang dùng
Antabuse (disulfiram).
Những điều cần nói với bác sỹ trước khi bạn bắt đầu dùng Zoloft
Chỉ có bác sỹ của bạn mới có thể quyết định liệu Zoloft có phù hợp với bạn hay
không. Trước khi dùng Zoloft, hãy chắc chắn nói cho bác sỹ của bạn nếu:
·Bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào được kê trong vòng 14 ngày qua.
·Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không có trong đơn thuốc kể cả dược thảo
trong vòng 14 ngày qua.
·Có bất kỳ vấn đề gì về gan.
·Từng có cơn động kinh.
·Đang có thai hay định có thai hay nghĩ rằng bạn có thể có thai hoặc đang cho con
bú.
·Dị ứng với bất kỳ thuốc hay chất nào.
·Từng bị dị ứng với sertraline hay bất kỳ thành phần nào của Zoloft dạng viên hay
dạng uống. Nếu có thắc mắc gì hãy hỏi bác sỹ hay dược sỹ của bạn về tất cả các
thành phần này của thuốc.
Zoloft và các thuốc khác
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Zoloft. Hãy kiểm tra cùng
với bác sỹ hay dược sỹ của bạn trước khi bắt đầu dùng bất kỳ một loại thuốc mới
nào dù được kê đơn hay không, kể cả dược thảo. Đừng dừng bất kỳ loại thuốc

khác nào trong khi dùng Zoloft mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Cách uống Zoloft
Zoloft có 3 dạng viên khác nhau (25 mg, 50 mg, 100 mg) và dạng dung dịch (20
mg/mL). Bác sỹ sẽ cho bạn biết phải uống bao nhiêu và có thể quyết định việc
điều chỉnh liều lượng trong quá trình điều trị.
Nếu bạn được kê Zoloft dạng dung dịch (Zoloft Oral Concerntrate), bạn phải trộn
nó với một loại dung dịch khác trước khi uống.
·Đổ 4 aoxơ (tương đương 1/2 chén) bất kỳ dung dịch nào trong số các loại sau vào
ly: nước, rượu gừng, nước soda chanh, nước chanh hoặc cam. Không được dùng
các loại dung dịch khác các loại trên.
·Hút ra một lượng Zoloft Oral Concerntrate thích hợp bằng ống nhỏ đặc biệt có
kèm theo hộp thuốc.
·Bóp cho Zoloft Oral Concerntrate chảy vào ly. Khuấy đều lên. Nếu thấy vẩn khói
một chút là bình thường.
·Uống ngay sau khi đã trộn đều dung dịch.
Vì bầu ống nhỏ dung dịch Zoloft được làm bằng cao su khô tự nhiên nên bạn hãy
cho bác sỹ biết là bạn có bị dị ứng với nhựa, cao su hay không.
Uống Zoloft mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối. Bạn có thể uống
Zoloft trong hoặc ngoài bữa ăn. Hãy cố gắng uống Zoloft đều đặn vào một thời
điểm nhất định trong ngày.
Đừng uống thêm nếu bạn thấy bệnh nặng lên. Zoloft sẽ không có tác dụng tốt.
Cũng đừng tự dừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Cố gắng đừng để thiếu Zoloft, hãy dự trữ sẵn phòng khi dùng đến. Khi thấy tốt lên
hãy tiếp tục uống Zoloft đủ thời gian bác sỹ đã khuyên.
Có thể phải mất vài tuần sau khi uống Zoloft mới thấy có tác dụng. Đừng nản lòng
mà hãy duy trì Zoloft hàng ngày theo lời dặn của bác sỹ.
Các tác dụng phụ có thể gặp
Cũng như tất cả các thuốc khác, Zoloft có thể gây ra một số tác dụng phụ cho một
số người. Trong thực hành lâm sàng, một số người phải dừng uống Zoloft vì tác
dụng phụ của nó. Các tác dụng phụ thường gặp là:

·Khô miệng
·Ỉa chảy/phân lỏng
·Đầy bụng
·Kém ăn
·Cảm thấy mệt bất thường hay buồn ngủ
·Rối loạn giấc ngủ
·Rối loạn tình dục ở cả nam và nữ
·Run
·Bồn chồn bất an
·Rối loạn tiêu hoá
·Vã mồ hôi
Trẻ em uống Zoloft có thể có các tác dụng phụ khác như tăng động hoặc co cơ,
sốt, mệt mỏi, rối loạn chú ý, giảm khả năng tư duy, chảy nước mũi, giảm cân, dễ
bị thương, tình trạng kích thích, khí sắc giao động nhanh.
Hãy cẩn thận với những hoạt động như lái xe hay vận hành máy móc khi bạn còn
chưa biết mức độ đáp ứng với Zoloft như thế nào. Không nên uống rượu khi đang
sử dụng Zoloft.
Zoloft có thể gây ra các tác dụng phụ khác ít gặp hơn ngoài các tác dụng phụ đã kể
trên. Để biết tất cả các tác dụng phụ của Zoloft đã được thông báo, hãy hỏi bác sỹ
hay dược sỹ của bạn.
Làm gì khi uống quá liều
Trong trường hợp uống quá liều, hãy gọi bác sỹ hoặc trung tâm chống độc ngay
hoặc đến nơi cấp cứu gần nhất.
Cách bảo quản Zoloft
Để Zoloft và tất cả các thuốc ngoài tầm tay trẻ nhỏ
Bảo quản thuốc dạng viên và dạng dung dịch ở nhiệt độ từ 59 - 860F hay 15 -
300C.
Để biết thêm thông tin về Zoloft
Tài liệu này chỉ là bản tóm tắt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hoặc nếu bạn muốn
biết thêm thông tin về Zoloft, hãy hỏi bác sỹ hay dược sỹ để có bộ tài liệu chuyên

ngành về Zoloft. Bạn cũng có thể vào đây để xem thêm thông tin.


×