Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Thông Tin dành cho Bệnh nhân Viêm loét Dạ dày Tá tràng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.51 KB, 9 trang )

Thông Tin dành cho Bệnh nhân Viêm
loét Dạ dày Tá tràng

Hệ tiêu hoá: Miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, gan, túi mật, tuyến tuỵ,
ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn

A- Viêm Dạ Dày
1. Những điều cần biết
Viêm dạ dày còn được gọi là viêm bao tử. Trong đa số trường hợp, tình
trạng viêm dạ dày sẽ tự cải thiện sau vài ngày nếu bạn tránh được những yếu tố
gây kích ứng dạ dày.
- Nguyên nhân: Các nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp là rượu,
thuốc lá, ăn quá no, hoặc thức ăn chua cay và nhiều gia vị. Các thuốc giảm đau
như aspirin và ibuprofen có thể gây viêm dạ dày. Nhiễm vi trùng Helicobacter
pylori cũng là một nguyên nhân gây viêm dạ dày.
- Triệu chứng/Dấu hiệu: Các triệu chứng thường gặp bao gồm chán ăn,
khó chịu dạ dày, hoặc đau quặn dạ dày. Viêm dạ dày còn gây nôn ói, tiêu chảy, ợ
hơi, cảm giác khó chịu trong miệng, yếu mệt, sốt, lình bình đầy hơi, và đau ngực.
- Chăm sóc: Điều trị bao gồm dùng thuốc kháng acid và nghỉ ngơi.

2. Những điều nên làm
- Bạn có thể dùng các thuốc kháng-acid được bán tự do để kiểm soát lượng
acid trong dạ dày. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng một thuốc nào đó. Tránh
uống aspirin hoặc ibuprofen vì chúng sẽ làm cho tình trạng dạ dày của bạn tệ hơn.
Nếu bạn cần sử dụng thuốc giảm đau, hãy dùng acetaminophen (paracetamol).
- Đừng ăn thức ăn cứng trong ngày đau đầu tiên. Hãy uống nhiều chất lỏng
như sữa hoặc nước khoảng 8 ly mỗi ngày.
- Nên ăn từ từ lại khẩu phần bình thường. Ăn thực phẩm ít kích thích hoặc
những loại thức ăn mà bạn dễ dung nạp. Ăn mỗi lần một ít thôi.
- Tiếp tục lại những hoạt động bình thường khi tình trạng khá hơn.
- Để tránh những cơn đau tái phát:


+ Ăn uống vừa phải. Tránh thực phẩm chua, nhiều gia vị cay nóng hoặc
những thức ăn khó tiêu. Đừng bao giờ bỏ bữa.
+ Nếu bạn hút thuốc, uống cafê hoặc uống rượu: hãy từ bỏ chúng hoặc
giảm xuống mức thấp nhất có thể.
Hãy hỏi ý kiến Bác sĩ ngay nếu...
Đau và ói mửa lâu hơn vài giờ.
Hãy đi khám bệnh ngay nếu...
-Nôn ra máu.
- Tiêu ra máu hoặc tiêu phân đen.
- Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi hoặc chóng mặt.
- Đau bụng dữ dội.
- Sốt cao.
B- Loét Dạ dày Tá tràng
1. Những điều cần biết
Loét là một vết lở trên bề mặt niêm mạc ống tiêu hoá. Đa số các ổ loét đều
ở dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng). Acid dạ dày tiếp xúc với ổ loét sẽ
gây đau nhiều. Khi điều trị đúng cách, đa số các ổ loét sẽ lành sau 1 đến 2 tháng.
Những biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi loét gây xuất huyết tiêu hoá, hoặc gây
thủng thành dạ dày hoặc tá tràng.
- Nguyên nhân: Đa số các trường hợp loét đều do vi trùng H. pylori. Dư
thừa chất chua khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Một số thuốc men, như các thuốc
kháng viêm không steroid (NSAID) dùng cho viêm khớp có thể gây loét. Hút
thuốc, uống rượu, dùng quá nhiều chất cafein (từ càfê, trà, coca, pepsi, nước uống
tăng lực v.v.), stress cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành loét dạ
dày tá tràng.
- Triệu chứng và dấu hiệu: Triệu chứng thường gặp là đau vùng thượng vị
(vùng quanh dạ dày), nhất là khi dạ dày trống. Cũng có khi đau sau khi ăn, nhất là
khi ăn những thức ăn gây khó chịu dạ dày. Các triệu chứng khác có thể bao gồm
buồn nôn, nôn ói, và ợ hơi.


Hình ảnh loét dạ dày và loét tá tràng (đầu ruột non)

×