Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

báo cáo thực tập môn học tại công ty cổ phần đầu tư amp; thương mại tng thái nguyên - khoa kế toán- trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.36 KB, 98 trang )

Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,
môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát
triển thị trường, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu
cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động
của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả.
Mọi doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận, trong đó mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C – V – P)
với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản lý
trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ là
yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi
nhuận. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng
trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định
như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…
Trong thời gian thực tế tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái
Nguyên, dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế kết hợp với các kiến
thức đã học, em chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận”
để nghiên cứu. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… kết hợp tham khảo
tài liệu, em sẽ phân tích mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi
phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng
của các nhân tố đó đến lợi nhuận của công ty, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác kiểm soát chi phí và nâng cao lợi nhuận của công ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 1 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị.
1.1.1. Khái niệm
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá


trình tính toán giá phí sản phầm như: giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất nhằm đề ra các
quyết định cho phù hợp, xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động. Dần
dần cùng với sự phát triển của khoa học quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có
những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền
kinh tế phát triển trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu áp dụng và sử dụng những thông tin
kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý. Vậy, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về thông
tin phục vụ quản lý, khả năng cung cấp thông tin mà kế toán quản trị ra đời.
Kế toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để
ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng nguồn lực mà còn cung cấp cả
các thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thi trách
nhiệm của mình.
Về định nghĩa Kế toán quản trị, có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên môn đã có khái niệm:
- Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư đại học Cornell ( Mỹ): “ Kế toán quản trị là
một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa và
đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”.
- Theo Ray H. Garrison: “ Kế toán quản trị có liên hệ với những việc cung cấp
tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách
nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”.
- Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L. Smith; Robert M. Keith và
William L. Stephens: “ Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà
quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”.
- Theo Luật Kế toán Việt Nam ( năm 2003) và Thông tư 53/2006/TT- BTC ngày
12/06/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: “
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 2 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Từ những khái niệm trên, cho thấy những điểm chung về kế toán quản trị là:
- Là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng.
- Những người sử dụng thông tin là những đối tượng bên trong tổ chức, đơn vị.

- Mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của
tổ chức, đơn vị.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị là:
Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định
lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra
các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và
đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Như vậy, kế toán quản trị ra đời từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường. Kế toán
quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý, nó được coi như
một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện
kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp.
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị
- Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép hệ thông hóa
trong sổ sách kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập các
dự toán, quyết định các phương án kinh doanh.
- Kế toán quản trị chỉ cung cấp các thông tin về các hoạt động tài chính trong
phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa
đối với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý
nghĩa đối với những đối tượng bên ngoài. Vì vậy, kế toán quản trị được hiểu là loại kế
toán dành cho những người làm công tác quản lý của một doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ
phận không thể thiếu được để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý.
1.2. Vai trò, mục đích và nguyên tắc của kế toán quản trị.
1.2.1. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý ở doanh
nghiệp.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 3 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Trách nhiệm của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành và quản lý
các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản của quản lý doanh nghiệp,

tất cả xoay quanh vấn đề “ ra quyết định”.
Để quản lý và ra quyết định đối với các tình huống thì cần phải có thông tin.
Chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Sơ đồ các chức năng cơ bản của quản lý

Qua sơ đồ này, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch
đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất
cả đều xoay quanh trục ra quyết định.
Như vậy, để làm tốt các chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần
thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu cung cấp
nhu cầu thông tin đó. Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện cụ thể trong từng khâu
của quá trình quản lý như sau:
1.2.1.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt
được những mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn.
Dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huy
động, sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đề ra.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 4 Nhóm 0_ K5KTTH
Lập kế hoạch
Đánh giá thực
hiện kế hoạch
Kiểm tra – đánh giá
hoạt động
(kết quả công việc)
Ra quyết định
Tổ chức
thực hiện
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Kế toán quản trị thu thập thông tin thực hiện ( quá khứ) và những thông tin liên quan
tới tương lai ( thông tin dự toán, dự tính ) để phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán.

1.2.1.2. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Trong khâu tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt nhất
giữa các yếu tố, tổ chức, con người và các nguồn lực sao cho kế hoạch được thực hiện
ở mức cao nhất và hiệu quả nhất.
Kế toán quản trị có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực
hiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ đạo thực
hiện các quyết định ( như các quyết định ngắn hạn: Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục
duy trì kinh doanh một bộ phận nào đó; quyết định tự sản xuất hay mua; quyết định
nên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục chế biến… hoặc các quyết định dài hạn
khác…). Ngoài ra, còn thu thập thông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra đánh
giá sau này.
1.2.1.3. Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá
Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế
hoạch, đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phương pháp thường
dùng là so sánh số liệu thực hiện với số liệu của kế hoạch và dự toán, xác định những
sai biệt giữa kết quả đạt được với các mục tiêu đã đề ra. Do đó, kế toán quản trị có vai
trò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận; giúp nhà quản lý nhận diện và đánh giá
kết quả thực hiện; những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý; đồng thời
phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán tiếp kỳ sau.
1.2.1.4. Trong khâu ra quyết định
Phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm giúp các nhà quản trị ra
quyết định. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh
nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra, đánh giá.
Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin, soạn thảo các báo cáo phân tích số
liệu, thông tin; thực hiện việc phân tích số liệu, thông tin thích hợp giữa các phương án
đưa ra để lựa chọn; tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án, quyết định phù hợp và
tối ưu nhất.
Kế toán quản trị giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ
bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 5 Nhóm 0_ K5KTTH

Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định
thích hợp nhất.
Mối quan hệ giữa chức năng quản lý với quá trình kế toán quản trị
Từ những vấn đề trên, có thể thấy các khâu, các giai đoạn của quá trình quản lý
và quá trình kế toán quản trị có mỗi quan hệ mật thiết với nhau ( xem sơ đồ 2).
Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định các mục tiêu chung, chúng sẽ
được chính thức hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu này trở thành căn cứ
để lập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế toán soạn thảo và triển khai bản dự toán
chung và các dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện. Theo dõi kiểm tra và
đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Sau đó kế toán thu thập kết quả thực hiện và
soạn thảo báo cáo thực hiện, cung cấp cho nhà quản trị để đánh giá, kịp thời phát hiện
và khắc phục các điểm yếu kém.
Chu kỳ quản lý và quá trình kế toán quản trị vận động liên tục và lặp đi lặp lại
không ngừng trong hoạt động của doanh nghiệp.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 6 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Sơ đồ 02: Mối quan hệ giữa chức năng quản lý
và quá trình kế toán quản trị
Các chức năng quản lý
1.2.2. Mục tiêu của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp cho việc
ra quyết định theo các tình huống cụ thể của các nhà quản lý. Các quyết định của nhà
quản lý hầu hết đều liên quan đến vấn đề chi phí ( tiêu dùng nguồn lực) và ( lợi ích)
giá trị thu được do các chi phí tạo ra. Vì vậy, mục tiêu của kế toán quản trị tập trung
vào 2 mục tiêu chủ yếu:
1.2.2.1. Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực ( chi phí ) và nhu cầu tài
trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó ( chi phí phát sinh
) để thực hiện các mục đích cụ thể của doanh nghiệp
Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mục

đích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động
với việc tiêu dùng các nguồn lực này ( thể hiện các chi phí ).
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 7 Nhóm 0_ K5KTTH
Xác định mục tiêu
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Chính thức hóa
thành các chỉ tiêu
kinh tế
Lập dự toán
chung và các bản
dự toán chi tiết
Thu thập kết quả
thực hiện
Soạn thảo báo cáo
thực hiện
Quá trình kế toán
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể là:
 Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó.
 Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể.
 Khả năng giải quyết vấn đề nào đó tại hiện trường trong một khoảng thời
gian nhất định…
1.2.2.2. Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ chi phí với giá trị ( lợi ích ) mà chi
phí đó tạo ra.
Bất kể khi quyết định lựa chọn phương án tối ưu của nhà quản trị, bao giờ cũng
quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy, kế toán quản trị phải
tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy
nhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí.

1.3. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận của kế toán doanh nghiệp,
chúng có mối quan hệ chặt chẽ, đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt:
1.3.1. Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Điểm khác nhau giữ kế toán quản trị và kế toán tài chính phát sinh chủ yếu vì
chúng phục vụ cho đối tượng sử dụng khác nhau, có mục đích sử dụng thông tin kế
toán khác nhau.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 8 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Bảng 01: Bảng so sánh sự khác nhau giữa kế toán quản trị
và kế toán tài chính
Tiêu thức phân biệt Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Đối tượng sử dụng
thông tin
- Chủ yếu đối tượng bên
ngoài ( cổ đôngm người
cho vay, khách hàng, nhà
cung cấp, ngân hàng, các
nhà đầu tư, các cơ quan
chính phủ…)
- Đối tượng bên trong đơn vị
( chủ doanh nghiệp, bạn GĐ,
quản lý, giám sát, các quản
đốc…)
Nguyên tắc trình bày
và cung cấp thông tin
- Tuân theo nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán quốc tế
và quốc gia.
- Linh hoạt, thích hợp từng

tình huống, từng đơn vị,
không bắt buộc tuân theo
các nguyên tăc, chuẩn mực
kế toán chung, các quy định
của nhà nước về kế toán
quản trị( nếu có) cũng chỉ là
hướng dẫn.
Tính pháp lý
- Có tính pháo lệnh, tuân
theo quy định thống nhất
của Luật, chế độ kế toán.
- Tùy thuộc đơn vị, mang tính
nội bộ và thuộc thẩm quyền
của nhà quản lý đơn vị.
Đặc điểm thông tin
- Chủ yếu dưới hình thức
giá trị, thông tin thực hiện
về những giao dịch, nghiệp
vụ đã phát sinh.
- Thu thập từ chứng từ ban
đầu, qua quá trình ghi sổ,
tổng hợp báo cáo.
- Cả hình thức giá trị, hiện
vật, lao dộng; thông tin chủ
yếu hướng tới tương lại
(hướng tới những sự kiện
chưa phát sinh – sẽ phát sinh).
- Thông tin thường có sẵn,
nên phải thu thập từ nhiều
nguồn ( dựa vào hệ thông ghi

chép ban đầu của kế toán, kết
hợp với nguồn từ bộ phận
liên quan…)
Hình thức báo cáo sử
dụng
- Báo cáo tổng hợp; theo
hệ thống BCTC; bắt buộc
- Báo cáo theo từng bộ phận,
từng tình huống ra quyết
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 9 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
theo mẫu. định, linh hoạt theo yêu cầu
quản lý ( không bắt buộc
theo khuôn mẫu)
Kỳ báo cáo
- Định kỳ ( Quý, năm) - Thường xuyên, kỳ ngắn,
theo yêu cầu của nhà quản trị
( không quy định được kỳ báo
cáo)
1.3.2. Điểm giống nhau
Kế toán quản trị và kế toán tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối liên
hệ đó được thể hiện ở những điểm giống nhau cơ bản sau:
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế và đều
quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá trình lưu chuyển tiền của
doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu
của kế toán. Hệ thông này là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính
định kỳ, cung cấp ra ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận
dụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị.
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người

quản lý. Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cao cấp còn kế toán
quản trị biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp.
1.4. Nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.4.1. Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý
Việc xác định nội dung của kế toán quản trị là một vấn đề phức tạp và đang có
nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, khi xác định nội dung của kế toán quản trị cần phải
xem xét các yêu cầu cụ thể của nó, đồng thời phải xem xét trong mối tương quan với
kế toán tài chính để đảm bảo cho kế toán quản trị không trùng lặp với kế toán chi tiết
thuộc kế toán tài chính và phát huy được tác dụng đích thực của nó trong công tác
quản trị doanh nghiệp.
1.4.1.1. Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp.
Có thể khát quát kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 10 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh ( mua sắm, sử dụng đối tượng
lao động – hàng tồn kho; tư liệu lao động – tài sản cố định; tuyển dụng và sử dụng lao
động – lao động và tiền lương…)
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm ( nhận diện, phân loại chi phí,
giá thành; lập dự toán chi phí; tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; lập báo
cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo tình huống quyết định…)
- Kế toán quản trị các khoản nợ.
- Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính.
- Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Trong các chỉ tiêu nói trên, trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí. Vì
vây, một số tác giả cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi phí.
1.4.1.2. Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý
Kế toán quản trị bao gồm các khâu:
- Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế.
- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết.
- Thu nhập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu.

- Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị.
Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ ( thông tin thực
hiện) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai ( kế hoạch, dự toán, dự tính…). Mặt
khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị còn bao gồm các
thông tin khác ( hiện vật, thời gian lao động…)
1.4.2. Phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
Thông tin trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Thông
tin kế toán quản trị chủ yếu nhẳm phục vụ trong quá trình ra quyết định của các nhà
quản trị. Thông tin này thường không có sẵn, do đó kế toán quản trị cần phải vận dụng
một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu nhà
quản trị. Có bốn phương pháp nghiệp vụ cơ sở:
1.4.2.1. Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được
Thông tin sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó. Do vậy, phương
pháp thứ nhất mà kế toán quản trị phải vận dụng để làm cho thông tin thành dạng có
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 11 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
ích đối với nhà quản trị là với số liệu thu thập được. Quá trình quyết định của nhà quản
trị thế nào cũng phải dựa vào sự so sánh này để đánh giá và ra quyết định.
1.4.2.2. Phân loại chi phí
Vì nhiệm vụ kiểm soát chi phí của nhà quản trị cũng quan trọng nên cách phân
loại sao cho hữu ích và thích hợp với nhu cầu quản trị cũng là một phương pháp của kế
toán quản trị. Kế toán quản trị thường phân loại chi phí của doanh nghiệp thành định
phí và biến phí để từ đó làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận, là một nội dung quan trọng khi xem xét để quyết định kinh doanh. Ngoài ra, kế
toán quản trị còn nhiều cách phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất,
chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm…
1.4.2.3. Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng phương trình
Một trong các công cụ thường dùng trong kế toán quản trị là sử dụng các phương
trình đại số để biểu diễn mối quan hệ tương quan, ràng buộc giữa các đại lượng thông tin.
Ví dụ:

Phương trình tổng chi phí:
CP = a + bx
Trong đó: a là tổng định phí, b là biến phí đơn vị,
x là số lượng sản phẩm sản xuất
hoặc tiêu thụ.
Phương trình tổng lợi nhuận:
LN = px – bx – a = ( p – b)x – a
( p là đơn giá bán)
1.4.2.4. Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị
Để trình bày thông tin định lượng và mối quan hệ giữa các yếu tố đại lượng liên
quan, thông thường kế toán quản trị sử dụng cách trình bày dạng đồ thị toán học. Đồ
thị là cách thể hiện dễ thấy và rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến thiên mang
tính quy luật của các thông tin do kế toán quản trị cung cấp và xử lý.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 12 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 01 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ chi phí
và khối lượng sản phẩm.
( 1) Đường tổng CP
(2) Đường biến phí
(3) Đường định phí
1.5. Phân loại chi phí
1.5.1 Khái quát về Chi phí:
1.5.1.1 Chi phí theo quan điểm kế toán tài chính.
Chí phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản
xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
1.5.1.2 Chi phí theo kế toán quản trị
Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quản trị khái niệm chi phí được sử dụng
theo nhiều cách khác nhau, lý do là vì có rất nhiều loại chi phí khác nhau và những

chi phí này được phân loại tùy theo. Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại
hình doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và
đặc điểm khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể
hiện tính đa dạng và bao quát nhất, nhu cầu của quản lý.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 13 Nhóm 0_ K5KTTH
y
Chi phí
Số lượng SP
(2)
(1)
x
(3)
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
1.5.2. Phân loại chi phí.
1.1.5.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Tác dụng của phân loại chi phí theo hoạt động là:
- Cho thấy vị trí và chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí.
- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính.

Chi phí sản xuất.
Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và liên quan
đến việc sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất còn được gọi là các yếu tố chi phí trong
mối quan hệ với một sản phẩm.
Một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành phẩm
thông qua sự nổ lực lao động, làm việc của công nhân và việc sử dụng trang thiết bị
công nghệ sản xuất, do đó chi phí của một sản phẩm được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Direct material costs )
- Nguyên vật liệu trực tiếp là những yếu tố vật chất, những nguyên vật liệu chủ

yếu tạo thành thực thể của sản xuất. Hay nguyên vật liệu trực tiếp là những yếu tố vật
chất tạo nân thành phần chính của sản phẩm sản xuất ra.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (tài khoản 621) là chi phí của nguyên vật liệu
được xuất ra sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo, sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thực thể
của sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này thường chiếm một tỷ trọng cao trong chi phí
sản phẩm và thường không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu chính), thì trong
quá trình sản xuất còn phát sinh những chi phí nguyên vật liệu phụ khác, cũng tham
gia trực tiếp trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính
để sản xuất ra sản phẩm, hoặc chỉ tham gia để tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm,
hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Chẳng hạn như: Nhiên liệu, các chất
phụ gia trong chế biến dầu nhờn, màng nhôm trong sản xuất dược phẩm, sơn trong sản
xuất các dụng cụ cơ khí, vẹc ni dựng để đánh bóng sản phẩm gỗ, đinh vít trong bàn
ghế đồ gia dụng bằng gỗ
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 14 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
 Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labour costs)
- Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp
cho sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh
hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+/ Chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất.
+/ Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp
thực hiện quy trình sản xuất như: Kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm của họ sản xuất ra.
Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động
phụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao động trực tiếp, những lao
động này là lao động gián tiếp. Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản

xuất ra sản phẩm, nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, như: Thợ bảo
trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, kế hoạch Vì
thế song song với chi phí nhân công trực tiếp là dòng chi phí lao động gián tiếp.
 Chi phí sản xuất chung ( Factory overhead costs )
- Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa là bao gồm toàn bộ những chi
phí ở phân xưởng sản xuất phát sinh để sản xuất sản phẩm nhưng không kể chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, như vậy chi phí sản xuất
chung sẽ bao gồm:
+/ Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức, quản lý tại phân xưởng
+/ Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất tại
phân xưởng.
+/ Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.
+/ Chi phí khấu hao máy móc chi phí thiết bị, tài sản cố định khác được dùng
trong hoạt động sản xuất.
+/ Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ sản xuất như: Điện, nước,
sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất.
Trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng phát sinh những khoản chi phí tương tự
gắn liền với quá trình quản lý và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chi
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 15 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
phí sản xuất chung, chỉ có những chi phí gắn liền với hoạt động tại phân xưởng mới
được xếp vào loại chi phí này.
Trong ba loại chi phí ở trên thuộc chi phí sản xuất, thì sự kết hợp giữa:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi
phí ban đầu.
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí
chuyển đổi.
Sự kết hợp này được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 03 : Sơ đồ biểu diễn chi phí sản xuất


Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan
đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, được chia thành hai loại như sau:
 Chi phí bán hàng (Selling expenses)
Chi phí bán hàng (chi phí lưu thông) là những dòng phí tổn cần thiết liên quan
đến việc dự trữ và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, để đảm bảo cho việc thực hiện chính
sách bán hàng. Khoản mục chi phí bán hàng thường bao gồm các chi phí cụ thể sau:
- Chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao
động trực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 16 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển
hàng hóa tiêu thụ.
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng như: bao bì sử dụng luân
chuyển, các công cụ dụng cụ là đồ dùng, các quầy hàng
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như:
Thiết bị đông lạnh, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như: Chi phí hội chợ, triển lãm,
quảng cáo, bảo trì, bảo hành, khuyến mãi
- Các chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp (General and administration expenses)
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp bao gồm những khoản
mục chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao
động, quản lý ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính, quản lý văn phòng
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính, quản trị văn phòng.
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hành
chính, quản trị văn phòng.

- Chi phí dịch vụ, điện nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn doanh nghiệp.
- Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
- Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản dùng trong sản xuất
kinh doanh do biến động thị trường như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ
1.5.2.2. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí:
Phân loại chi phí theo bản chất ứng xử: Biến phí - Định phí - Hỗn hợp
Qua những cách phân loại như trên, mới chỉ đơn thuần nhận diện chi phí theo
những tiêu thức nhất định của toàn bộ chi phí. Nhưng việc chỉ ra những chi phí thường
gắn liền với khối lượng hoàn thành như: Số sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng
gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí.
Trên quan điểm về cách ứng xử, người ta chia chi phí thành ba loại:
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 17 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
- Chi phí biến đổi (Variable costs)
- Chi phí cố định (Fixed costs)
- Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)

Chi phí khả biến (biến phí) - Variable costs
Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về
mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định không thay đổi.
Biến phí khi không có hoạt động bằng 0.
Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm
tiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong phạm vi hoạt động.
Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, ngược lại
nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy hoạt
động ) thì biến phí là một hằng số.
Ta gọi:
y : là tổng chi phí khả biến
a : là chi phí khả biến đơn vị (biến phí đơn vị)

x : mức độ hoạt động
Ta có đồ thị tổng quát về chi phí khả biến như sau:
Đồ thị 02: Đồ thị tổng quát về chi phí khả biến
 Chi phí khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) - True variable costs
Chi phí khả biến thực thụ là những chi phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ
hoạt động.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 18 Nhóm 0_ K5KTTH
Y= ax
ĐỒ THỊ TỔNG BIẾN PHÍ
Tổng
biến
phí
Biến
phí
đơn
vị
Y = a
ĐỒ THỊ BIẾN PHÍ ĐƠN VỊ
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 03 : Đồ thị chi phí khả biến thực thụ và
chi phí khả biến dạng so sánh
Đây là loại chi phí khả biến mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ
thuận với mức độ hoạt động như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng
 Chi phí khả biến cấp bậc (Step variable costs)
- Khác với chi phí khả biến thực thụ, chi phí khả biến cấp bậc chỉ có sự thay đổi
khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định.
- Thực tế có những chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên
tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt được ở mức độ nào đó mới dẫn đến
sự biến động về chi phí, như: Chi phí về thợ bảo trì máy móc thiết bị, chi phí điện

năng những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh
nghiệp, nhưng chúng chỉ thay đổi khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy
móc thiết bị đạt đến một phạm vi, một giới hạn nhất định.
- Với a là chi phí khả biến trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i, ta có
phương trình chi phí khả biến cấp bậc: Y = a
i
x
i
và đồ thị:
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 19 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 4 : Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc
 Dạng phi tuyến và phạm vi phù hợp
Trong thực tế, người ta thấy rằng có rất nhiều loại chi phí khả biến, không có mối
quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của chúng có thể là những
đường cong khá phức tạp. Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm vi
phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét. Nếu phạm vi phù hợp càng nhỏ thì
đường cong càng tiến gần về dạng đường thẳng. Phạm vi được quy định bởi sức sản
xuất tối thiểu và sức sản xuất tối đa, được xem là phạm vi phù hợp để nghiên cứu
những chi phí khả biến loại này.
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 20 Nhóm 0_ K5KTTH
Mức độ hoạt động
Chi phí khả biến cấp bậc
Y = ax
Tổng
chi
phí
khả
biến
cấp

bậc
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 05: Đồ thị dạng phi tuyến và phạm vi phù hợp

Chi phí bất biến (Định phí) – Fixed costs
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi.
Hay chi phí bất biến là những chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức
độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, chi phí bất biến không thay đổi;
ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, chi phí bất biến tỷ lệ
nghịch với mức độ hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại chi phí
bất biến. Khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì chi phí bất biến trên mức độ
hoạt động sẽ giảm dần. Gọi Y là tổng chi phí bất biến, b là chi phí bất biến, ta có
phương trình chi phí bất biến Y = b và có đồ thị như sau :
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 21 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 06: Đồ thị tổng định phí và định phí đơn vị
 Chi phí bất biến bắt buộc (Committed fixed costs)
Chi phí bất biến bắt buộc là những dòng chi phí có liên quan đến những máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng,
chi phí khấu hao tài sản dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, chi phí liên quan đến
lương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp.
Chi phí bất biến bắt buộc thường có hai đặc điểm sau:
- Có bản chất lâu dài : Chi phí bất biến bắt buộc, chúng tồn tại lâu dài trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả sử có một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được
đưa ra thì nó sẽ liên quan, gắn liền đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm.
- Chúng không thể cắt giảm đến bằng không ( trong thời gian ngắn ), cho dù

hoạt động sản xuất kinh doanh giảm xuống hoặc hoạt động bị gián đoạn.
Chi phí bất biến bắt buộc được thể hiện bằng phương trình đường thẳng: Y = b,
với b là hằng số và ta có đồ thị chi phí bất biến bắt buộc như sau :
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 22 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 07: Đồ thị chi phí bất biến bắt buộc
 Chi phí bất biến không bắt buộc(Định phí tùy ý) - Discretionary fixed costs
Định phí tùy ý là những dòng chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch của
nhà quản trị doanh nghiệp.
Định phí tùy ý còn được xem như chi phí bất biến quản trị. Dòng chi phí này phát
sinh từ các quyết định hàng năm, hàng kỳ của nhà quản trị, do hành động của nhà quản
trị quyết định số lượng chi phí bất biến này trong các quyết định của từng kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh, như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, chi phí tiếp khách, giao tế
Định phí tùy ý thường có hai đặc điểm sau :
- Có bản chất ngắn hạn: Định phí tùy ý liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn
và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm, ngược lại đối với chi phí
bất biến bắt buộc thường gắn liền với những kế hoạch, các phương án sản xuất kinh
doanh dài hạn, trong nhiều năm.
- Trong những trường hợp cần thiết, trường hợp đặc biệt chúng ta có thể cắt bỏ
định phí tùy ý.
Định phí tùy ý được biểu diễn bằng đường thẳng Y = b
i
, với b thay đổi theo bậc
i. Ta có đồ thị:
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 23 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
Đồ thị 08: Đồ thị định phí tùy ý
Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp
Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng trong các trường hợp chi phí bất biến, nhất

là các chi phí bất biến có bản chất không bắt buộc.
Đồ thị 09 : Đồ thị chi phí bất biến và phạm vi phụ thuộc

Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 24 Nhóm 0_ K5KTTH
Trường ĐH KT & QTKD  &  Khoa Kế toán
- Ngoài những khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến đã nghiên cứu
ở trên còn một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp (Mixed costs). Loại chi
phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển.
- Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở
mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện đặc điểm của chi phí bất
biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả
biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định.
- Như vậy, cần phải phân tích chi phí hỗn hợp để xem trong đó chi phí bất biến
là bao nhiêu và chi phí khả biến là bao nhiêu và xây dựng công thức dự đoán chi phí
như sau :
Phương trình tuyến tính dựng để lượng hoá chi phí hỗn hợp :
Y = ax + b
Trong đó :
Y : Chi phí hỗn hợp
a : Chi phí khả biến đơn vị
b : Tổng chi phí bất biến
x : Mức độ hoạt động
Đồ thị 10: Đồ thị lượng hóa chi phí hỗn hợp
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Thảo 25 Nhóm 0_ K5KTTH
Yếu tố khả biến
Yếu tố b biến
Y
X
Đường tổng chi phí

Dạng 1

×