Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.65 KB, 14 trang )

“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang1
GỢI Ý ỨNG DỤNG GOOGLE+ TRONG DẠY-HỌC VẬT LÍ
1

hi bất cứ một dự án web. mới, nổi
tiếng nào ra đời, là một giáo viên, tôi
không tránh khỏi những suy nghĩ về
làm thế nào để nó có thể được sử dụng trong
hoạt động giáo dục của mình, cụ thể là với công
việc dạy và học được tốt hơn khi sử dụng chúng. Tôi nghĩ rằng
hầu như bất kỳ dịch vụ web. nào cũng đều có thể được đi
ều chỉnh
tối ưu để ứng dụng chúng trong giáo dục. Tôi làm điều đó hàng
ngày với website cá nhân của tôi DayHocVatLi.Net
và với các mạng
xã hội Facebook hay Twitter, các sản phẩm của Google từ Search,
Lịch, Docs, … giờ đây đến lượt Google+.
Với sự ra mắt của Google+, đã thôi thúc tôi tìm hiểu khai thác và ứng
dụng các thế mạnh của nó trong công việc giảng dạy của mình. Đối với
những Thầy Cô giáo chưa quen thuộc với dịch vụ mới này, Google+
dường như một mạng xã hội tương tự Facebook và, thậm chí còn có
những cái mà Facebook có mà
ở Google+ không có. Và đây đó vẫn còn
những Thầy Cô có tư tưởng cho rằng nó chỉ vô bổ và phù hợp với giới
trẻ chán làm, biếng học suốt ngày online để … giết thời gian!
Với tôi, tôi không cho rằng nó vô bổ mà trở
nên rất hữu ích trong thế giới phẳng khi mà chỉ
cần một cái nhấp chuột thì biết được học sinh
nào đã làm bài tập, nộp bài tập, đọc lí thuyết,
xem trước các chủ đề m


ới, học sinh nào làm bài
được bao nhiêu điểm, lỗi nào học sinh mắc
nhiều, và ở phần nào … để Thầy sẽ chú ý và
điều chỉnh phù hợp hơn khi giảng dạy. Để làm

1
Phan Hồ Nghĩa, Giáo viên Vật Lí, trường THPT Chuyên Hùng Vương-Gia Lai, hiện đang là LHS tại LB Nga
K
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang2
được những điều đó, chúng ta phải bắt buộc mình biết cách định vị và
hướng các ứng dụng chúng hiệu quả trong công việc của mình.
Mạng xã hội Google+ được đánh giá là tương lai của hãng dịch vụ
Internet Mỹ, đồng thời là một trong 5 dự án quan trọng nhất của họ cùng
với Search, Gmail, Android và Chrome. Các dịch vụ này quá quen thuộc
với Thầy Cô và với học sinh. Thậm chí có học sinh còn nói vui, không
biết thì hỏi “giáo sư
google”, mà đúng thật, vì nó rất tuyệt vời khi sử
dụng.
Google+ không đơn giản là công cụ cập nhật status và chia sẻ ảnh
với bạn bè như các mạng xã hội nổi tiếng Facebook hay Twitter hiện
nay. Nó có sứ mệnh thay đổi cách con người chia sẻ và giao tiếp.
“Chúng tôi muốn đem sự phong phú của cuộc sống thực vào trong phần
mềm. Chúng tôi muốn công cụ Google hoàn thiện hơn bằng cách đưa
cả bạn, các mối quan hệ
và sở thích của bạn vào trong dịch vụ”, đại diện
của Google cho hay.
Sau đây xin mời Thầy Cô và các bạn xem những gợi ý của tác giả về
các ứng dụng Google+ trong giáo dục, cụ thể là việc giảng dạy, học tập.
Thuật ngữ ‘bạn bè’ ở đây chỉ một tập hợp có thể là bạn bè, đồng nghiệp,

phụ huynh học sinh … và cả học sinh trong những “vòng tròn kết nối”
hay “vòng tròn bè b
ạn”
Luồng là nơi có những cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với những người
mà Thầy Cô quan tâm. Luồng tập trung tất cả nội dung mà mọi người
chia sẻ với Thầy Cô cũng như những người đang cố chia sẻ với Thầy
Cô nhưng chưa có trong mạng kết nối (gồm những “vòng tròn kết nối”)
của Thầy Cô. Thầy Cô có thể thấy các bài đăng dạng v
ăn bản, ảnh,
video, liên kết hoặc các điểm đánh dấu vị trí. Khi Thầy Cô chia sẻ với
từng người hoặc chia sẻ với toàn mạng kết nối, nội dung của Thầy Cô
sẽ xuất hiện trong luồng của họ.
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang3

Mạng kết nối Google+ (những “vòng tròn kết nối”): giúp Thầy Cô
sắp xếp mọi người theo mối quan hệ xã hội trong cuộc sống thực của
mình, chẳng hạn: gia đình, đồng nghiệp, bạn yêu nhạc, học sinh, cựu
học sinh…. Sau đó, Thầy Cô có thể chia sẻ nội dung liên quan đến đúng
người, đúng đối tượng kết nối và theo dõi nội dung đăng bởi những
người mà mình đ
ã hướng đến.
Chính cách phân loại định hướng trong “vòng
tròn kết nối” đó làm cho Google+ trở nên thú vị
đối với Thầy Cô giáo khi sử dụng chúng. Điều
này có nghĩa là khi Thầy Cô cập nhật trạng thái
của Thầy Cô, Thầy Cô có thể chọn những người
được đọc, chia sẻ nó. Ý tưởng đơn giản này sẽ
mở ra mạng xã hội độc đáo phù hợp cho việc
ứng dụng vào giáo dục đạt hiệ

u quả. Tránh những ‘tai nạn truyền thông’
không đáng có trong quá trình chia sẻ nội dung, các đường link để phục
vụ việc giảng dạy (bài viết, tư liệu, ảnh, video…) đến đối tượng người
được chia sẻ, và hạn chế spam hiệu quả hơn.
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang4

Ví dụ ứng dụng: Thầy cô có thể đăng thông báo về việc chuẩn bị
cho tiết học của mình hoặc thông báo kế hoạch kiểm tra môn Vật Lí hay
một vấn đề nào đó muốn chuyển tải đến học sinh lớp 12A, các thông
điệp này chỉ hiển thị cho những học sinh trong mạng kết nối học sinh lớp
12A; Hoặc Thầy cô có thể thấy bài đăng từ mạng kế
t nối mà mình đã tạo
cho câu lạc bộ Vật Lí có bài viết gần đây về tác giả là những học sinh
của Thầy cô….
Thầy cô cũng có thể quyết định tùy chỉnh thông tin tiểu sử cá nhân
của mình cho bất kì mạng kết nối nào của Thầy cô như: chi tiết liên hệ,
vị trí và thông tin mối quan hệ của Thầy cô sẽ hiển thị cho mạng kết nối
bạn bè của mình, chẳ
ng hạn lịch sử việc làm và giáo dục của Thầy Cô
sẽ hiển thị cho mạng kết nối hội cựu sinh viên của mình để họ biết hiện
tại bạn đang ở đâu, làm gì, làm chức vụ gì trong cơ quan nào…. Hay
ngược lại nhờ bằng cách đó, Thầy Cô cũng có thể biết được các thế hệ
học sinh của mình giờ đang làm gì, ở đâu, nhờ đó các m
ối quan hệ của
các “vòng kết nối” như vậy chúng ta thấy rằng cuộc sống thật nhộn nhịp,
thú vị, thực tế và khoảng cách địa lí đã được rút ngắn lại giống như
Thầy Cô đang trao đổi trước những “vòn tròn kết nối” là ‘bạn bè’ thời
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang5

phổ thông hay thời học Đại học, là học sinh thân yêu, là đồng nghiệp, là
phụ huynh, … của mình.
Rõ ràng, với những “vòng tròn kết nối” của Google+ thích hợp cho
Thầy Cô “Quản lý bạn bè” tốt và thuận lợi hơn trong chia sẻ định hướng
rất nhiều. Trong khi Facebook hay Twitter thì bất cứ ai cũng có thể nhìn
thấy những gì Thầy Cô viết và xuất bản, những liên kết Thầy Cô chia sẻ,
và cả những bình luận về Thầ
y Cô.
Thanh Google+, thanh xuất hiện ở đầu các sản phẩm của Google, là
kết nối của bạn tới Google+. Thầy Cô có thể chia sẻ suy nghĩ của mình,
xem thông báo Google+ của Thầy Cô, truy cập tiểu sử của Thầy Cô
hoặc chuyển đến nhiều sản phẩm khác của Google. Khi Thầy Cô đã
đăng nhập và xem thanh Google+, Thầy Cô sẽ thấy tên đầy đủ hoặc địa
chỉ email của mình được hiển th
ị cùng với ảnh hoặc hình đại diện bên
cạnh. Điều này sẽ giúp Thầy Cô xác định Thầy Cô hiện đăng nhập vào
tài khoản nào. Thầy Cô có thể đăng nhập vào nhiều tài khoản cùng một
lúc và chuyển đổi giữa các tài khoản bằng cách sử dụng thanh Google+.

Ví dụ ứng dụng:
 Việc tích hợp các tính năng và công cụ của mạng xã hội mới
này với các dịch vụ sẵn có của Google, từ Search, Documents tới
Video, …. Google+ được đặt ở vị trí phía trên bên phải các thanh
navigation của các sản phẩm từ Google, điều này cho phép Thầy
cô quản lý tất cả các sự kiện diễn biến trên Google+ (cập nhật
mới, tin nhắn…) cũng như chia sẻ nội dung với học sinh, đồng
nghiệp và bạn bè c
ủa mình mà không phải thoát khỏi các dịch vụ
Google đang vận hành. Có hàng triệu triệu người sử dụng các
dịch vụ miễn phí của Google mỗi ngày (Gmail, Lịch, Docs,

“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang6
Search…) và với các sản phẩm của Google, chúng thật sự đã
đang và sẽ rất có ích cho giáo dục nói chung và giáo viên, học
sinh nói riêng.
 Với sản phẩm Lịch, Thầy cô có thể lên lịch và chia sẻ lịch
của mình cho học sinh và đồng nghiệp, họ có thể biết lúc nào liên
lạc với Thầy cô là thuận tiện nhất…
 Với sản phẩm Docs, Thầy cô có thể biên soạn trực tuyến
các files Word, Excel, Office PowerPoint … (có phần mở rộng là
.doc, .xls, .ppt, …) sau đó Thầy cô chọn chế độ chia sẻ thông qua
các “vòng tròn kết nối” để chia sẻ đến một vòng kết nối học sinh
nào đó của mình…, trong nhóm sản phẩm Docs có một ứng dụng
rất hay đó là mẫu, sử dụng mẫu này để thu thập ý kiến thăm dò
trong học sinh về một v
ấn đề nào đó, hay đơn giản là sử dụng
mẫu để đăng kí nhóm đi tham quan thực tế ở một nhà máy điện
chẳng hạn. Hay học sinh có thể đăng kí tham dự một buổi xi-me-
na để giải đáp các thắc mắc về phần kiến thức Vật Lí nào đó (kết
hợp với ứng dụng Hangouts). Khi học sinh đăng kí xong, Thầy Cô
sẽ dễ dàng lấy mẫu
đó dưới dạng tệp có phần mở rộng là .xls để
xử lí và in ấn.
Hangouts – Tính năng chat nhóm mạnh mẽ
Tạo nhóm và chat video nhóm sử dụng tính năng Hangout của
Google+ dễ dàng và giống như một thao tác “tự nhiên và vui nhộn” cần
làm trên mạng xã hội. Hangouts là cách hay nhất để Thầy cô nói: “Tôi
đang trực tuyến và muốn hangout!” Hangouts cho phép Thầy cô:
 Tán gẫu với “bạn bè” đang lướt web., giống như Thầy Cô!;
 Sử dụng trò chuyện video trực tiếp để đưa các bạn bè, đồng

nghiệp hay học sinh vào cùng một phòng!;
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang7
 Sắp xếp các kế hoạch, dù là làm việc về một dự án hay gặp
nhau với học sinh để giảng giải những bài tập mà học sinh chưa
hiểu…
Ví dụ ứng dụng: sử dụng để giáo viên nhóm họp một tổ, nhóm dự
án nào đó để trao đổi khi các học sinh trong nhóm cần sự trợ giúp của
Thầy Cô từ xa thông qua môi trường Hangouts của Google+. Hoặc đơn
giản là các giáo viên họp tổ bộ
môn để bàn kế hoạch dạy bồi dưỡng đội
tuyển chẳng hạn, thật là chuyên nghiệp và tiết kiệm trong điều kiện lạm
phát như hiện nay, hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta họp theo cách
truyền thống, 10 giáo viên lên lịch họp, tất cả đến trường, rất nhiều rủi ro
khi tham gia giao thông, tốn kém về tiền để đổ xăng, … Trong khi sử
dụng Hangouts của Google+ chúng ta có thể tiết kiệ
m và hạn chế tối
thiểu rủi ro kể trên, chúng ta có thể ghi âm lại cuộc họp trực tuyến đó và
lưu trữ số hóa để xem như là biên bản nếu cần, hạn chế việc ghi chép
để lưu trữ theo truyền thống không an toàn và tốn kém nữa.
Hangout của Google+ tương tự chat nhóm của Skype hay MSN
Messenger, song điểm khác biệt là việc cập nhật tin nhắn thời gian thực.
Trước đây, tác giả bài vi
ết đã dùng Skype để dạy học trực tuyến và họp
trực tuyến với các đồng nghiệp để triển khai kế hoạch đánh giá chất
lượng của trường trung học, rất tiện lợi, tiết kiệm, thân thiện và mang
tính chuyên nghiệp cao.
Vì hoạt động hoàn toàn trên môi trường web. nên Hangouts của
Google+ có vẻ thuận tiện hơn trong di động so với Skype, song hạn chế
là chỉ có 10 người, còn Skype thì phải cài đặt chương trình nh

ưng bù lại
thì tạo nhóm nhiều người trực tiếp chat video rất thuận tiện và độ ổn
định cao.
Ví dụ ứng dụng nữa là việc dùng Hangouts trong một giờ ôn tập giải
đáp các thắc mắc của học sinh trước khi kiểm tra chẳng hạn. Khả năng
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang8
chat video giúp cho việc trao đổi thắc mắc trực quan và dễ dàng hơn
giữa Thầy Cô và các học sinh. Thầy cô thông báo và quy định thời gian
bắt đầu để tiếp Hangouts từng nhóm học sinh theo các chủ đề như cơ
học (30 phút), điện học (30 phút tiếp theo)… để các học sinh trao đổi và
Thầy Cô giải đáp các thắc mắc của họ. Cách này tiết kiệm và thực hiện
được bất cứ lúc nào, bất cứ nơi
đâu không phụ thuộc vào không gian và
các yếu tố khác (địa điểm hay phải bố trí phòng học, báo cáo nhà
trường … để thực hiện).
* Lưu ý đối với Hangouts:
Mời mọi người vào hangout
Không ai sở hữu hangout. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai trong hangout
đều có thể mời bất kỳ người nào khác. Vì vậy, mặc dù hangout của
Thầy Cô có thể bắt đầu với một nhóm người mà Thầy Cô biết, nó có thể

phát triển thành một nhóm hoàn toàn khác. Ví dụ: giả sử một học sinh
của Thầy Cô quyết định đăng URL hangout lên blog của mình. Bất kỳ ai
cũng có thể nhấp vào liên kết đó, tham gia Google+ và tham gia
hangout.
Thầy Cô có thể mời các mạng kết nối hoặc những người cụ thể để
tham gia vào hangout cùng Thầy Cô khi hangout được tạo lần đầu.
1. Nhấp vào Bắt đầu Hangout từ luồng.
2. Thêm các mạng kết nối ho

ặc những người Thầy Cô muốn
thông báo rằng Thầy Cô đang hangout.
3. Nhấp vào Hang out để bắt đầu hangout và gửi thông báo tới
những người Thầy Cô chọn.
Thầy Cô cũng có thể mời những người bổ sung vào hangout sau khi
hangout đã được bắt đầu. Nhấp vào Mời ở cuối cửa sổ hangout, thêm
các mạng kết nối hoặc những người Thầy Cô muốn chia sẻ rồi nhấ
p
Mời.
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang9

Mức độ hiển thị hangout của Thầy Cô
Mọi người có thể phát hiện thấy Thầy Cô đang hangout thông qua
một số cách khác nhau.
 Khi Thầy Cô mời mọi người tham gia hangout, bài đăng sẽ
hiển thị trong luồng của họ cho họ biết rằng hangout hiện đang
diễn ra cùng với tất cả những người trong hangout đó.
 Nếu 25 người trở xuống được mời, họ sẽ nhận được thông
báo rằng họ đã được mời tham gia hangout.
o Nếu Thầy Cô mời những người đã đăng nhập vào tính
năng trò chuyện và đã bật tính năng trò chuyện với mạng kết
nối mà người được mời là thành viên trong đó, họ sẽ nhận
được Tin nhắn tức thì với lời mời hangout.
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang10
 Nếu người nào đó được mời vào hangout cố gắng bắt đầu
hangout của riêng mình, họ sẽ được cho biết rằng đã có hangout
đang diễn ra và họ có thể muốn tham gia hangout đó thay thế.
 Vì bất kỳ ai trong hangout cũng có thể mời người khác,

những người Thầy Cô không biết có thể biết rằng Thầy Cô đang
hangout.
 Mỗi hangout có một URL duy nhất mà mọi người tham gia
đều có thể chia sẻ công khai, những người không ai biết có thể
thấy hangout đang diễn ra.
Sparks chứa tin tức, video, các bài blog theo chủ đề mà chính Thầy
Cô lập ra. Đây là nét độc đáo của Google+. Sparks là một điểm khác
biệt so với Facebook, nếu các feed trên Facebook, Tumblr được cập
nhật bởi con người thì Google Sparks sẽ tự động cung cấp thông tin
mới dựa trên thuật toán
. Spark tận dụng bộ máy tìm kiếm của Google,
cung cấp cho người dùng những dòng thông tin tức thời để chia sẻ với
bạn bè – điều mà Facebook không làm được. Facebook không hỗ trợ
tìm kiếm, vì thế người dùng phải rời khỏi site để tìm kiếm dữ liệu hoặc
chờ bạn bè chia sẻ.
Sparks mang đến cho Thầy cô những tin bài về các nội dung Thầy cô
yêu thích từ mọi nơi trên Web., vậy nên thật dễ dàng để bắt
đầu các
cuộc trò chuyện ý nghĩa với bạn bè, học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp
của Thầy cô.
Ví dụ ứng dụng: Khi truy cập vào Sparks lần đầu tiên, Thầy cô sẽ
thấy một bộ sưu tập các nội dung quan tâm nổi bật. Nếu ở đó không có
bất cứ chủ đề nào làm cho Thầy Cô hài lòng thì Thầy Cô có thể tìm kiếm
với các từ khóa mà Thầy Cô thích và quan tâm khác.
Giả sử Thầy cô đang gi
ảng dạy chủ đề liên quan đến vấn đề vũ trụ.
Về các mảnh vụn trong không gian…Thầy cô có thể tìm kiếm với từ
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang11
khóa “vũ trụ” hay “các mảnh vụn trong không gian”, … sau đó thêm vào

dưới dạng nội dung quan tâm để Thầy cô luôn được cập nhật về thế
giới “vũ trụ” hay “các mảnh vụn trong không gian”, … một cách nhanh
nhất, tất nhiên Thầy cô có thể chia sẻ các liên kết đó cho nhóm học sinh
của mình để họ có thể tra cứu – vì đây chính là mục đích của việc ứng
dụng trong giáo dục.


Lời kết, Google đã nắ
m bắt nhu cầu người dùng khi phát triển
concept “Circles” (Vòng tròn) rất gần với cuộc sống thực. Rõ ràng đối
với mỗi chúng ta có những nhóm ‘bạn bè’ khác nhau và tương tác cũng
phải theo những cách khác nhau. Những người ủng hộ bảo mật thông
tin từ lâu đã kêu gọi các nhà cung cấp mạng xã hội cho phép người
dùng ấn định mức độ riêng tư cho mỗi nội dung chia sẻ, thay vì sử dụng
một danh sách có sẵn áp dụng cho tất cả các n
ội dung. Google đã lắng
nghe những lời kêu gọi này và tích hợp vào Google+. Ví dụ, khi Thầy Cô
muốn chia sẻ bài tập hay chia sẻ hình ảnh và các link bài báo, tạp chí
phục vụ cho mục đích học tập với các nhóm học sinh khác nhau,
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang12
Google+ cho người dùng những lựa chọn nhóm bạn nào có quyền xem
thông tin này. Group của mạng Facebook cho phép người dùng tạo
nhóm bạn bè nhưng các tính năng vẫn còn quá mới mẻ, cồng kềnh và
còn đang trong thời gian xây dựng, trong khi “vòng tròn bè bạn” (friend
circles) lại là nền tảng của Google+. Với tính năng chat nhóm mạnh mẽ
Hangouts cũng là ưu điểm nổi bật giúp Thầy Cô có thể dễ
dàng Hangouts với bất kì ai. Hangouts của Google+ sử dụng công nghệ
WebRTC
có nghĩa là truyền thông thời gian thực trên nền Web (Real-

Time Communications). Mọi người có thể xem video trên YouTube cùng
nhau trong hangout. Chỉ cần nhấp vào nút YouTube. Sau đó, tìm kiếm
và chọn video mà Thầy Cô muốn xem với tư cách nhóm. Bất kỳ ai trong
hangout có thể phát, tạm dừng hoặc thay đổi video.

Thầy Cô cũng dễ dàng chia sẻ nhờ tính năng Sparks là một điểm
khác biệt so với Facebook. Chìa khóa cho câu hỏi “Làm thế nào để tìm
kiếm thông tin chia sẻ” chính là Sparks. Bên cạnh đó Google quản lý
thông tin cá nhân tốt hơn và dễ dàng lấy lại dữ liệu nhờ công cụ giải
phóng dữ liệu “Data Liberation”. Với vài cú nhấp chuột, người dùng có
thể tải các dữ liệu từ kho ảnh Picasa, Google profile, Google+, Buzz và
liên lạc.
Nếu Thầy Cô là người dùng hệ đ
iều hành Android, Thầy Cô sẽ nhận
thấy khả năng chuyển thông tin trên điện thoại tới mạng xã hội dễ dàng
hơn nhiều với ứng dụng mobile của Google+. Ứng dụng này bản thân
đã rất tốt, nhưng Google sẽ vẽ thêm nhiều cách để chiếc điện thoại
Android liền mạch với nền tảng xã hội Google+. Google mong đợi
lượng người dùng Android khổng lồ sẽ là v
ũ khí chống lại Facebook, vì
những ứng dụng mobile của Facebook vẫn còn khá chậm chạp.
Thêm vào đó, Google+ “Tag” ảnh tốt hơn. Khi xem ảnh trên Google+,
người dùng có thể “tag” các nhân vật giống như với Facebook. Bạn có
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang13
thể vẽ một vòng nhỏ quanh khuôn mặt chủ thể và gõ tên của họ trong ô
dưới nó (hoặc lựa chọn tên gợi ý từ Google+). Tuy nhiên, có sự khác
biệt giữa Google+ và Facebook:. Với Google+, sẽ có thông báo khi “tag”
ai đó: “Adding this tag will notify the person you have tagged. They will
be able to view the photo and the related album.” (Người bạn đã tag ảnh

sẽ được thông báo, và họ có thể xem ảnh này cùng album liên quan).
Facebook trong trường hợp này không đưa ra bất kì cảnh báo nào.

Các ứng dụng mạng xã hội đã tạo nên một cuộc sống số
kết hợp với
cuộc sống thực muôn màu, tạo nên cảm giác gần gũi đến không ngờ, có
thể kết nối bất kì lúc nào và bất kì nơi đâu. Giúp chúng ta năng động
hơn để hòa nhập vào cộng động, cũng như nâng cao chỉ số tự tin và
khả năng của mình. Thầy Cô có thể sử dụng sức mạnh truyền thông
của các mạng xã hội để tương tác một cách nhanh nhấ
t và hiệu quả với
học sinh, với đồng nghiệp và với bạn bè của mình.
Ứng dụng Google+ cũng dễ dàng thực hiện bởi các phương pháp
dạy học như WebQuest
, dạy học theo dự án, … góp phần đổi mới
phương pháp dạy học ở các bậc học từ phổ thông đến Đại học.
“Gợi ý ứng dụng Google+ trong Dạy-Học Vật Lí” [Ver. 27/07/2011]
PhanHồ Nghĩa * Website: DayHocVatLi.Net * Email: *Trang14
Bên cạnh đó, sử dụng Google+ hay Facebook là một kênh mà ở đó
Thầy Cô có thể cập nhật các thông tin về các hoạt động gần đây của
học sinh, của đồng nghiệp, của bạn bè, và cả cựu học sinh của mình để
hiểu và biết họ cần gì hay thu thập những phản hồi của họ về bài giảng
của Thầy Cô và từ đó có thể điều chỉnh phù h
ợp với đối tượng học sinh
hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Dõi theo các thế hệ học
sinh của mình để cổ vũ, động viên, khuyến khích họ trong cuộc sống và
trong công việc để xem mức độ thành công của học trò cũng là điều nên
làm…
Chưa bao giờ, cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
vào giảng dạy và giáo dục đa dạng, phong phú như hiện nay. Việ

c ứng
dụng chúng như thế nào cho thiết thực, đạt hiệu quả phụ thuộc vào
hành động của mỗi Thầy Cô từ hôm nay.
Làm được những điều như vậy, chúng ta đang dần điều chỉnh để
cuộc sống chúng ta cân bằng với cuộc sống thực và cuộc sống số – vốn
không tách rời nhau trong xã hội hiện đại.
Mến chúc các Thầy Cô giáo, các Em học sinh nhiều s
ức khỏe, thành
công và hãy hưởng ứng cho việc đặt “vòng tròn bè bạn” của google+ để
dễ dàng hỗ trợ cho việc dạy và học được tốt hơn.
Chân thành cám ơn các độc giả đã theo dõi bài viết, bài viết chỉ nêu
lên những suy nghĩ chủ quan của tác giả trong việc ứng dụng Google+
vào dạy và học. Tác giả rất hoan nghênh và tiếp thu những ý kiến góp ý
của quý Thầy Cô, các Em học sinh cùng tất cả các bạn. Mọi ý kiế
n trao
đổi xin gửi về
.
Chào trân trọng,
___________________________

×