Khả năng ứng dụng
interferon trong hóa
trị liệu
Sau khi bị tổn thương và mất máu, cơ
thể cần thiết phải nhanh chóng tái tạo
lại thể tích máu cần thiết cho sự sống.
Điều này được thực hiện bởi một
nhóm tế bào gốc đặc biệt trong tủy
xương được gọi là tế bào gốc máu
(The hematopoietic stem cell). Các tế
bào gốc máu này ở trạng thái không
hoạt động trong suốt quãng đời của
chúng và chúng chỉ được kích thích
hoạt động trong trường hợp bị tổn
thương và mất máu. Sau đó chúng
nhanh chóng tiến hành phân chia để
bù vào lượng tế bào máu bị mất.
Điều này được trình bày bởi nhóm các
nhà khoa học được lãnh đạo bởi Giáo
sử Andreas Trumpp thuộc Trung tâm
nghiên cứu ung thư Đức (The German
Cancer Research Center (Deutsches
Krebsforschungszentrum, DKFZ))
Trạng thái ngủ là cơ chế quan trọng
để bảo vệ các tế bào gốc. Trước hết là
nó bảo vệ vật liệu di truyền từ sự biến
đổi di truyền. Sự biến đổi di truyền
này được xảy ra chủ yếu trong quá
trình phân chia của tế bào. Thêm vào
đó, trạng thái ngủ cũng giúp cho các
tế bào gốc tránh được sự tấn công của
nhiều loại độc chất tế bào (cytotoxin)
là các chất độc chỉ hoạt động trong
quá trình phân chia của tế bào.
Các nhà khoa học đã từng khó khăn
trong việc xác định các phân tử tính
hiệu có vai trò “đánh thức” các tế bào
gốc khỏi trạng thái ngủ.Giáo sư
Andreas Trumpp và cộng sự đã báo
cáo trên tạp chí Nature rằng phân tử
interferon-alpha, “chất đưa tin” (The
messenger substance) của hệ miễn
dịch, có vai trò như chuông báo thức
cho các tế bào gốc máu. Các nhà khoa
học lần đầu tiên đã cho thấy
interferon-alpha có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến chức năng của các tế bào
gốc.
Interferon –alpha được giải phóng
khỏi các tế bào miễn dịch khi cơ quan
bị đe dọa bởi vi khuẩn hoặc virus. Các
nhà khoa học đã kích hoạt sự sản xuất
interferon trong chuột bằng cách sử
dụng một chất tương tự như loại virus
xâm nhiễm trong động vật. Sau đó,
trong chuột thí nghiệm có một sự gia
tăng lớn tỷ lệ phân chia của các tế bào
gốc máu. Trong khi đó, ở đối chứng
thì không có sự sản xuất các phân tử
tín hiệu interferon và không có sự
“tỉnh giấc” của các tế bào gốc.
Các người điều tra đã thu được thêm
bằng chứng về hiệu quả của
interferon-alpha bằng cách sử dụng
thuốc 5-fluorouracil. Đây là loại độc
chất tế bào thường được sử dụng
trong điều trị ung thư vú hoặc ung thư
ruột. Các tế bào gốc ở trạng thái ngủ
thì không bị ảnh hưởng bởi thuốc,
hiệu lực của thuốc chỉ có tác dụng
trong quá trình phân chia tế bào. Tuy
nhiên, nếu động vật được sử dụng
interferon trước khi điều trị bằng 5-
fluorouracil, chúng chết vì bệnh thiếu
máu sau một thời gian ngắn. Điều này
do lần điều trị đầu tiên bằng
interferon-alpha đã kích thích sự phân
chia của các tế bào gốc, quá trình
phân chia làm cho các tế bào trở nên
nhạy cảm với 5-fluorouracil và bị giết
chết. Như vậy, chỉ có một số ít tế bào
gốc còn sống sót và cung cấp các tế
bào máu trưởng thành có vòng đời
ngắn như hồng cầu và tiểu cầu máu.
Những gì các nhà nghiên cứu tìm thấy
đặc biệt thú vị, nó cho thấy viễn cảnh
mới trong cơ chế sử dụng để gia tăng
hiệu quả điều trị ung thư. GS. Andeas
Trumpp đặt ra giả thuyết: “Sử dung
interferon-alpha, chúng tôi có thể
“đánh thức” khỏi trạng thái ngủ không
chỉ các tế bào gốc máu mà còn các tế
bào gốc của khối u. Điều này có thể
giúp phá vỡ khả năng kháng lại nhiều
loại thuốc trị ung thư”
Một quan sát lâm sàng đã cho thấy giả
thuyết này không chỉ là ước muốn.
Các bệnh nhân mắc một loại ung thư
máu gọi là bệnh bạch cầu mãn tính
(the chronic myelogenous leukemia)
được điều trị bằng thuốc Gleevec hầu
như luôn tái phát sau khi kết thúc quá
trình điều trị. Một số bệnh nhân đã
được sử dụng interferon-alpha trước
khi được điều trị bằng thuốc Gleevec.
Đáng ngạc nhiên là các bệnh nhân này
không bị tái phát trong một thời gian
dài mà không cần dùng thêm thuốc.
GS. Andreas Trumpp giải thích
“Chúng tôi tin rằng các tế bào gốc của
bệnh bạch cầu đã được “đánh thức”
bởi interferon. Do đó chúng trở nên
nhạy cảm với Gleevec và bị tiêu diệt”
Theo ThS. Lâm Vỹ Nguyên - CNSH
TPHCM