Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TOXIN BOTULINUM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.74 KB, 14 trang )

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG LÂM
SÀNG CỦA TOXIN BOTULINUM
Bài thuyết trình trong workshop về Dysport tháng 7 năm 2003 tạI TP Hồ Chí
Minh.
Toxin Botulinum (BTX) là hoạt chất gây liệt thần kinh cơ rất mạnh và đã có vai
trò nổi bật trong điều trị học thần kinh từ nhiêu năm nay. Toxin này đã điều trị
thành công chứng lé mắt, loạn trương lực cơ cổ, bại não và gần đây đã cho thấy rất
hiệu quả trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi khu trú, nhức đầu do căng thẳng,
đau màng cân cơ, đau lưng, và điều trị thẩm mỹ để làm giảm bớt các vết nhăn trên
mặt.
I. CƠ CHẾ VÀ VỊ TRÍ TÁC DỤNG:
BTX làm giảm tình trạng co thắt bất thường của cơ trong một thời gian khá dài khi
được chích vào cơ tăng hoạt là do sự ức chế nơron vận động tại đó. Hoạt động của
bó cơ bị ngăn chặn thông qua tác động ức chế nơi tiếp hợp cholinergic của sợi
nơron vận động ? trong thoi cơ. Hoạt chất này tác động tại nơi tiếp hợp thần kinh
cơ nên ngăn cản sự phóng thích Acetyl choline và gây ra liệt.
Về mặt dược lý, độc tố này do vi trùng Clostridium Botulinum tiết ra gồm 7 loại
khác biệt về mặt huyết thanh học là Toxin A, B, C1, C2, D, E, F trong đó loại A
đầu tiên được áp dụng trong điều trị. Toxin được tổng hợp từ một chuỗi polypeptid
có trọng lượng phân tử gần 150.000. Ở cấu trúc này, phân tử độc tố có hoạt lực
tương đối thấp, nhưng khi bị một số enzym của vi khuẩn và trypsin tách ra thành
hai chuỗi nặng (100.000 dalton) và nhẹ (50.000 dalton) nối với nhau bằng cầu nối
sulfur có gắn với một phân tử Zn, thì với cấu tạo này Toxin có tác dụng ức chế sự
dẫn truyền thần kinh cơ. Toxin tác dụng qua 3 giai đoạn: Kết nối, Thâm nhập, Ức
chế sự phóng thích chất dẫn truyền thần kinh. Toxin không có ảnh hưởng vào sự
tổng hợp hay dự trữ Acetyl choline nhưng ảnh hưởng vào sự phóng thích chất này
ở sợiï tận cùng tiền tiếp hợp. Chuỗi nặng có hoạt tính cholinergic và có khả năng
kết nối, còn chuỗi nhẹ là cấu trúc gây độc nội bào.
Thuốc có thể có tác dụng tại hệ mao mạch vì ở các bệnh nhân tăng tiết mồ hôi khu
trú thường thấy có hiện tượng thay đổi tuần hoàn da sau khi chích Toxin. Những
nghiên cứu gần đây về Toxin Botulinum cho thấy hoạt chất này làm giảm cơn đau


của migraine có thể qua tác dụng lên cấu trúc mạch máu vùng sọ. Một nghiên cứu
thực nghiệm còn cho thấy BTX có ái lực với các cấu trúc như hạch rễ cảm giác
nên giải thích được tác dụng giảm đau của Toxin Botulimum.
II. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TOXIN BOTULINUM
1. Loạn trương lực cơ khu trú:
Hiệu quả của Toxin lần đầu tiên được chứng minh qua nghiên cứu năm 1987 về
điều trị co giật của mí mắt, sau đó là các loại loạn trương lực cơ khu trú khác như
loạn trương lực cơ cổ, mất thực dụng mí mắt (Lid apraxia), loạn trương lực miệng
hàm, loạn trương lực cơ thanh quản, loạn trương lực chi.
1.1.Loạn trương lực cơ cổ:
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của BTX trong điều trị loạn trương
lực cơ cổ (Jankovic, Brin, Comella, Tsui, Pullman…).
FDA và NINDS đã khuyến cáo dùng BTX điều trị loạn trương lực cơ cổ và co giựt
mí mắt từ đầu những năm 90. Tỷ lệ mắc bệnh này là 3/10.000 dân, ở Hoa Kỳ có
khoảng 83.000 người mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng là có sự co thắt từng
đợt hay kéo dài của các cơ quanh cổ. Hiện tượng co thắt làm đầu của người bệnh
nghiêng sang một bên hay bị kéo ra phía trước hay phía sau. Hai vai có thể không
ngay bằng nhau và có hiện tượng run ở đầu hay cánh tay. Luôn có hiện tượng đau
nhiều, liên tục ở các cơ co thắt. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 25 đến 55 tuổi,
thường gặp ở phụ nữ và nguyên nhân chưa rõ, đôi khi khởi phát sau một chấn
thương ở vùng cổ hay đầu. Hình như có mối liên hệ về di truyền với khoảng 5%
người bệnh có ít nhất một người thân bị loạn trương lực cơ cổ và 50% tiền sử gia
đình có người bị run ở đầu hay bàn tay. Có 4 kiểu loạn trương lực cơ cổ là loại
xoay (đầu quay về một bên do co thắt cơ gối đầu cùng bên, cơ ức đòn chũm đối
bên), nghiêng (đầu nghiêng về phía vai, do co thắt cơ ức đòn chũm cùng bên, cơ
gối đầu, cơ bậc thang, cơ nâng vai, cơ sau cột sống cùng bên), ngữa đầu ra sau (do
cơ gối đầu hai bên, cơ bậc thang hai bên), ngữa đầu ra phía trước (do cơ ức đòn
chũm, cơ bậc thang, cơ dưới cằm hai bên). Điều trị bằng thuốc kháng cholinergic
và các benzodiazepines chỉ làm giảm triệu chứng rất ít mà tác dụng phụ lại khó
chịu. Điều trị bằng BTX chích tại chỗ các cơ tăng hoạt cho kết quả rất khả quan.

Liều lượng BTX để điều trị loạn trương lực cơ cổ thay đổi theo cá thể như đối với
cơ ức đòn chũm (100đv), gối đầu (200 đv) cơ bậc thang (200 đv), nâng vai (100
đv). Đây là đơn vị Dysport của thị trường Châu Âu (500 đv một chai), còn thị
trường Bắc Mỹ thường dùng Botox (100 đv mỗi chai). Vài năm gần đây đã có loại
Toxin Botulimum B (biệt dược Myobloc) được dùng cho các bệnh nhân bị giảm
hiệu quả tác dụng với BTX A do sau nhiều lần chích có thể sinh ra kháng thể
chống lại BTX A. Về hiệu lực lâm sàng, một số nghiên cứu ácho thây 1 đv Botox
bằng khoảng 3 đv Dysport.
Lần đầu tiên nên dùng liều thấp và chích ở nhiều điểm tại cơ bị co thắt (2-4 điểm).
Tác dụng bắt đầu thấy rõ từ tuần lễ 1 đến 2 sau khi chích và kéo dài 3-5 tháng,
trung bình nên chích lại sau 4-6 tháng tùy trường hợp bệnh nhân. Bệnh nhân mới
bị loạn trương lực cơ cổ đáp ứng tốt hơn bệnh nhân đã bị lâu. Thống kê cho thấy
khoảng 28% bệnh nhân có các tác dụng không mong muốn sau khi chích như khó
nuốt, yếu vai, buồn nôn. Riêng triệu chứng khó nuốt thường khỏi trong vòng 2
tuần lễ. Việc thăm khám các cơ co thắt chủ yếu dựa vào quan sát bệnh nhân ở tư
thế tự nhiên với mắt mở và nhắm, khi đứng, đi lại, ngồi và viết chữ, xoay chuyển
đầu bệnh nhân để phát hiện các vị trí bị loạn trương lực, các cơ co thắt, bị đau hay
phì đại. Điện cơ ký (EMG)không cần phải sử dụng cho các thể lâm sàng điển hình
mà nên dùng cho các loại loạn trương lực cơ cổ phức tạp có sự co thắt của các cơ
ở lớp sâu hay có nhiều nhóm cơ tham gia. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây
cho thấy với sự hỗ trợ của EMG, độ chính xác của kỹ thuật chích các cơ tăng hoạt
được cải thiện khi sử dụng loại kim có 2 nòng để tiêm BTX và để làm điện cực
ghăm kim khảo sát cơ bị loạn trương lực.
1.2. Co giựt mí mắt:
Công trình nghiên cứu đầu tiên là của Jankovic vào năm 1987 và đã ghi nhận tỷ lệ
cải thiện ở mức độ tốt và trung bình chứng co giựt mí mắt là 94% (thử nghiệm trên
90 bệnh nhân). Có tác giả tiêm 7-5 đv BTX Dysport vào mí mắt trên và dưới ở 3
điểm khác nhau, có tác giả lại chích 5 điểm ở mí mắt trên, dưới, khóe mắt và chân
mày gần khóe mắt. Hiệu quả trung bình là 3-4 tháng. Hiện nay BTX là phương
pháp được lựa chọn để điều trị co giựt mí mắt vô căn và do thuốc (L-Dopa, thuốc

an thần kinh).Đây là kỹ thuật theo chúng tôi có kết quả cao nhưng cần thận trọng
khi thao tác để tránh hiện tượng sụp mi.
1.3. Loạn trương lực chi:
Điều trị loạn trương lực chi và đặc biệt chứng bịnh “bàn tay co rút của văn sĩ”
(writer’s cramps) bằng các phương pháp vật lý trị liệu, phương pháp dãn cơ, thuốc
và phẫu thuật vẫn còn cho kết quả rất khiêm tốn. Hiện có một số nghiên cứu mở
và mù đôi có đối chứng đã ghi nhận chích BTX vào các cơ bàn tay và cẳng tay có
chọn lọc đã cho kết quả khả quan để điều trị chứng bệnh loạn trương lực cơ khi
thực hiện động tác chuyên biệt (Task specific occupationnal dystonia). Các cơ
được chích BTX là các cơ gập các ngón nông, gập các ngón ngón sâu, gập cổ tay
quay, gập cổ tay trụ, gập ngón cái dài, duỗi chung ngón cái, duỗi chung các ngón,
duỗi cổ tay quay, duỗi cổ tay trụ, cơ sấp cẳng tay, cơ déïp, cơ bụngđôi, cơ chày
sau với liều lượng BTX thay đổi từ 100-150 đv cho cơ chi trên đến 200-300 đv
cho cơ chi dưới.
Với sự trợ giúp của điện cơ ký, hiệu quả chích đúng mục tiêu sẽ cao hơn. Loạn
trương lực chi là một bệnh lý điều trị khó khăn và phức tạp. Thí dụ trong chứng
“bàn tay co rút của văn sĩ hay một số rối loạn trương lực chi trên của một số người
làm các công việc có tính chất chuyên biệt và tinh tế như: đánh piano, đánh máy,
nhạc công, thể thao gia… việc xác định các cơ đòi hỏi sự chính xác cao, điện cơ
ký nhiều kênh có hiệu quả trong việc xác định cơ. Tuy nhiên, vì các cơ bàn tay
thường nhỏ, nằm ở các lớp nông sâu gần nhau, và trong quá trình loạn trương lực
cơ lại có sự tăng hoạt của cả cơ đối kháng nên việc xác định và chọn lọc cơ mục
tiêu để chích BTX rất khó khăn. Thuốc còn có thể khuếch tán vào các cơ lân cận
nên làm yếu cả cơ không bị tăng hoạt. Đây là phương pháp đã chứng tỏ có kết quả
nhưng không cao như điều trị loạn trương lực cơ cổ, trong co giựt mí mắt. Loạn
trương lực chi dưới như hiện tượng gập lòng và xoay trong bàn chân, loạn trương
lực ngón chân, loạn trương lực cổ chân cũng cải thiện đáng kể khi chích tại chỗ
BTX.
1.4. Loạn trương lực cơ thanh quản (chưa thực hiện ở Việt Nam):
Trước khi có BTX việc điều trị loạn trương lực cơ thanh quản rất khó khăn, các

thuốc kháng cholinergic và Benzodiazepines cho hiệu quả rất khiêm tốn. Vấn đề
chẩn đoán bệnh này cần sự phối hợp khám tai mũi họng, thần kinh và giọng nói
một cách tỉ mỉ chuẩn xác. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi đã cho thấy BTX
có hiệu quả trong điều trị loạn trương lực cơ thanh quản. Có 3 kỹ thuật chính được
thực hiện ở các nước phát triển:
(1) Chích vào 1 bên cơ thanh âm có hướng dẫn bằng điện cơ ký.
(2) Chích vào 2 bên có điện cơ ký hướng dẫn với liều lượng 1,25-4 đv vào mỗi
nếp thanh âm.
(3) Chích có hướng dẫn của nội soi thanh quản.
Dù với kỹ thuật nào, kết quả đã cho thấy tỷ lệ cải thiện giọng nói là 75-95% ở
bệnh nhân co thắt dạng áp (Adductor dysphonia).Các tác dụng phụ là tiếng nói
nhỏ đi, khàn tiếng, khó nuốt chỉ có tính chất tạm thời. Còn phương pháp chích vào
cơ nắp phễu sau (cycroarytenoid) có máy điện cơ ký hướng dẫn có thể có hiệu quả
điều trị loạn trương lực cơ thanh quản dạng dang (kỹ thuật này có biến chứng
nhiều hơn và hiệu quả kém hơn).
2. Một số trường hợp rối loạn vận động khác:
2.1. Chứng co thắt nửa mặt:
Co thắt nửa mặt không được xem như loạn trương lực cơ dù gây ra co giựt mí mắt
và vùng mặt, đặc điểm khác biệt của chứng bệnh này là luôn luôn xảy ra ở một
nửa mặt. Còn được gọi là rối loạn động tác kiểu tăng động. Đây là một rối loạn
thần kinh có triệu chứng co giựt mí mắt không tự ý và tái phát ở cơ vùng mí mắt,
cận sống mũi, vùng miệng, gò má, cơ da cổ và một số cơ khác chỉ ở một nửa bên
mặt. Được xem là một dạng rối loạn động tác có nguồn gốc ngoại vi và có thể
được xếp loại vào nhóm co giựt cơ từng phần (Segmental myoclonus). Chứng
bệnh này thường do sự chèn ép hay kích thích thần kinh mặt bởi một nhánh động
mạch tại chỗ hay bất thường về mạch máu quanh vùng thân não. Vi phẫu thuật
giải áp thần kinh mặt cho kết quả tốt nhưng có các biến chứng là liệt mặt, điếc, đột
quỵ và tử vong. Điều trị bằng cách chích BTX vào các cơ vùng mặt bị co thắt cho
kết quả rất tốt và là phương pháp thay thế cho vi phẫu thuật. Theo kinh nghiệm
của chúng tôi qua hơn 4 năm điều trị bằng BTX thì tỷ lệ đạt thành công rất cao,

biến chứng lại ít và chỉ là tạm thời (liệt thần kinh mặt, sụïp mi cải thiện sau 2-3
tuần). Tác dụng kéo dài có thể đến 5 tháng mới phải chích lại nếu so với các rối
loạn về trương lực cơ khác.
2.2. Các rối loạn vận động khác:
Toxin Botulimum cũng đã có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác hiếm gặp
như các biểu hiện rối loạn vận động hay phát âm của Tic (thí dụ co giựt mí mắt
trong một số bệnh nhân bị Tic).
3. Bại não:
Bại não là rối loạn vận động thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ khoảng 2 trên 1000
trường hợp trẻ sanh còn sống tại Hoa Kỳ. Đây là các trường hợp rối loạn vận động
không tiến triển nặng hơn, thường xuất hiện trước 5 tuổi do một số nguyên nhân
như bất thường khi sinh, trước khi sinh, hay do thương tổn hệ thần kinh trung
ương sau sanh (Hội chứng vàng da nhân). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
nguyên nhân chưa được xác định.
Một cách phân loại bại não trong thực hành lâm sàng là căn cứ theo 3 hình thái rối
loạn vận động: co cứng cơ, múa vờn và thất điều. Dạng co cứng cơ trong bại não
được phân thành 3 nhóm:
1) Liệt nửa người co cứng: là hình thái thường gặp nhất, trẻ gần như duy trì được
sự độc lập trong sinh hoạt thường ngày nhưng sử dụng một chi không tốt như chi
bên lành.
2) Liệt hai chi co cứng: xuất hiện ở hai bên, thường là 2 chân và sau khi sinh non.
3) Liệt tứ chi co cứng: là hình thái nặng nhất của bại não, co cứng cả tay chân hai
bên, cần sự trợ giúp, có rối loạn về chức năng thần kinh cao cấp, rối loạn cảm giác,
có các cơn động kinh.
Toxin Botulimum đã cho thấy có hiệu quả cao để điều trị co cứng cơ trong các
trường hợp bại não, và cả sau tai biến mạch máu não, trong bệnh xơ cứng mảng.
Thuốc tác dụng tại chỗ làm giảm sự co cứng của cơ do đó cơ có thể phát triển bình
thường hơn, chiều dài của cơ tăng hơn nên giảm bớt nguy cơ co thắt, làm chậm
việc phải can thiệp phẫu thuật. Sau khi chích BTX cần tiếp tục vật lý trị liệu hỗ
trợ. Ở chi trên, các dạng co cứng cơ thường gặp là: xoay vai vào trong hay áp vai,

gập khuỷu, cánh tay sấp, ngón cái gập lòng. Một số cơ được chích BTX là cơ
ngực, cơ lưng rộng, cánh tay quay,cơ hai đầu, cơ cánh tay, cơ xấp tròn,cơ gập cổ
tay quay, gập cổ tay trụ, gập ngón cái dài, áp ngón cái, cơ đối ngón cái với liều
lượng thay đổi từ 50-300 đv Dysport tùy cơ lớn hay nhỏ. Thí dụ đối với cơ áp
ngón cái là 50 đv Botox, nhưng đối với cơ hai đầu là 100- 200 đv.
Ở chi dưới các dạng lâm sàng thường gặp là: gập háng, gập gối, áp mông, cứng
khớp gối, chân gập lòng và vẹo ngoài. Các cơ được chích BTX là cơ thăn, thẳng
đùi, cơ dép, cơ bụng chân, các cơ áp mông, với liều lượng từ 200-400 đv. Như cơ
gập ngón chân cái dài là 150đv, còn cơ bụng chân là 200-400 đv Dysport.
Tác dụng của thuốc kéo dài từ 3 đến 6 tháng, và ở một số trường hợp có thể còn
lâu hơn. Vấn đề là chất lượng cuộc sống của các em đã được cải thiện khả quan.
4. Tăng tiết mồ hôi khu trú:
Là tình trạng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và mặt. Bệnh lý
này chiếm tỉ lệ 0,5% dân số ở độ tuổi 20 đến 30. Phần lớn thuộc loại vô căn, là hậu
quả của sự tăng hoạt động của các tuyến mồ hôi ở nách, lòng bàn tay, lòng bàn
chân, tăng tiết mồ hôi khu trú cũng có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống hay
trong một số bệnh thần kinh ngoại biên. Còn tăng tiết mồ hôi toàn thân có nhiều
nguyên nhân từ một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, lao phổi. Cơ chế
bệnh sinh của loại tăng tiết mồ hôi khu trú vô căn tất nhiên là chưa rõ. Vấn đề điều
trị loại tăng tiết mồ hôi khu trú này trước kia có nhiều biện pháp như điều trị tại
chỗ (thoa các dung dịch acid, aldehyd và muối kim loại nặng). Tuy nhiên, nhược
điểm là phải thoa thường xuyên. Còn thuốc uống để điều trị ra mồ hôi thường sử
dụng là thuốc kháng cholinergic lại có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, mờ
mắt. Dùng kỹ thuật nhỏ giọt nước có điện tử lưu chuyển vào lòng bàn tay tăng tiết
mồ hôi (Tap water iontophoresis) cũng có hiệu quả trong một thời gian ngắn. Phẫu
thuật mổ cắt bỏ và nạo các tuyến mồ hôi có thể áp dụng ở nách nhưng để lại sẹo.
Còn phẫu thuật phá hủy hạch giao cảm ngực T2-T3 có thể làm ngưng tiết mồ hôi ở
lòng bàn tay nhưng làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác.
Báo cáo đầu tiên về BTX là của Naumann vào năm 1997 đã chích cho 1 bệnh
nhân bị tăng tiết mồ hôi khu trú, 30 đv BTX ( Bo Tox) được tiêm trong da lòng

bàn tay ở 10 điểm khác nhau với liều lượng 3 đv/điểm. Kết quả rất tốt sau 1 tuần,
các tuyến ở tay ngưng xuất tiết mồ hôi. Tác dụng kéo dài từ 3-4 tháng. Sau đó có
gần 100 trường hợp đã được công bố bởi nhiều tác giả khác nhau (Schinder,
Naver,…). Phần lớn nghiên cứu chích BTX ở nách, lòng bàn tay chỉ có một trường
hợp ở lưng. Liều lượng thay đổi từ 15-50 đv Botox hay 120-400 đv Dysport. Có
tác giả như Bergman ghi nhận hiệu quả làm ngưng tiết mồ hôi kéo dài đến 6 tháng
với liều 15 đv mỗi lòng bàn tay. Còn Shelley khi dùng 100 đv Botox cho mỗi lòng
bàn tay trên 4 bệnh nhân thì thấy hiệu quả kéo dài từ 4 đến 12 tháng. Các tác dụng
phụ hiếm gặp. Những nghiên cứu này đã cho thấy BTX là phương pháp điều trị an
toàn và hiệu quả chứng bệnh tăng tiết mồ hôi khu trú. Hiện nay, hiệu quả tác dụng
có lẽ là 4 tháng hay nhiều hơn. Tuy nhiên còn cần xác định rõ liều tối ưu và thấp
nhất mà có hiệu quả để có thể tránh các tác dụng phụ (như yếu cơ bàn tay), giảm
chi phí điều trị và ngăn ngừa sự hình thành kháng thể.
5. Nhức đầu căng thẳng mạn tính:
Là tình trạng nhức đầu có tính chất mạn tính hay xảy ra từng đợt mà thời gian đau
nhiều hơn 15 lần/tháng hay hơn 180 ngày/năm. Cơn đau được mô tả như giải băng
ép quanh đầu, ở vùng trán, vùng đỉnh hay vùng chẫm. Nhức đầu căng thẳng là
dạng nhức đầu thường gặp nhất. Có nhiều giả thuyết giải thích cơ chế của nhức
đầu này và tập trung vào các rối loạn ngoại biên, hành tủy và cả vỏ não. Sự tăng
hoạt của các cơ quanh sọ hình như có vai trò quan trọng, dù rằng sự co thắt kéo dài
này có lẻ là hậu quả của cơn đau đầu. Các công trình nghiên cứu gần đây (1999-
2000) của một số tác giả đã cho thấy chích BTX vào các cơ tăng hoạt trong nhức
đầu mạn tính căng thẳng làm giảm cơn đau đáng kể và cải thiện rõ chất lượng cuộc
sống của người bệnh. BTX tác dụng trực tiếp vào các cơ quanh sọ bị tăng hoạt do
đó làm dãn cơ và giảm đau. Có thể còn một cơ chế tác dụng khác của BTX trên
đường hướng tâm, ảnh hưởng lên các thụ thể đau do đó làm giảm cơn đau gián
tiếp. Liều trung bình là 8,5 đv Botox hay 25,5 đv Dysport cho 1 điểm đau. Porta so
sánh 2 nhóm nhức đầu căng thẳng mạn tính điều trị bằng BTX và Methyl
prednisolone và đánh giá kết quả ở ngày 30 và 60 sau điều trị thì thấy tác dụng của
BTX kéo dài hơn một cách có ý nghĩa thống kê.

6. Nếp nhăn trên mặt:
Điều trị các nếp nhăn ở mặt được thực hiện lần đầu tiên bởi Carruthers vào năm
1992. Từ đó đến nay, đã có nhiều trung tâm thẩm mỹ, nhãn khoa sử dụng kỹ thuật
này để điều trị nhăn và là phương pháp ít gây ra biến chứng. BTX điều trị rất có
hiệu quả các nếp nhăn vùng gốc mũi, vùng trán và vùng khóe mắt. Liều lượng
dùng để điều trị nhăn tương đối thấp, ví dụ chích các nếp nhăn ở khóe mắt 1 bên
chỉ cần dùng 7,5 đvBotox hay 22,5 đv Dysport. Hiệu quả được ghi nhận từ 2 đến 4
ngày sau khi chích và kéo dài trung bình 4 tháng. Điều trị 2 lần gần nhau quá có
nguy cơ tạo kháng thể chống lại BTX. Tác giả Letessier khuyên nên chích mỗi 9-
12 tháng là hợp lý để duy trì kết quả được hoàn hảo. Các nếp nhăn bị xóa mờ khi
mặt ở tư thế nghỉ dù các cơ bắt đầu muốn co thắt trở lại.
III. KẾT LUẬN:
Trong thập niên qua, từ các kết quả nghiên cứu ở Âu Mỹ, Toxin Botulinum đã
chứng tỏ là một hoạt chất có hiệu quả điều trị nhiều loại rối loạn vận động. Khởi
đầu là điều trị loạn trương lực cơ khu trú, nhiều nghiên cứu tiếp theo đã hướng đến
việc sử dụng BTX cho chứng co cứng cơ của trẻ bại não, của người lớn sau đột
quỵ… Một số chỉ định mới như điều trị chứng tăng tiết mồ hôi khu trú, các chứng
đau do co thắt bao gồm cả nhức đầu căng thẳng mạn tính, hội chứng đau màng cân
cơ (Myofascial pain syndrome)… và gần đây nhất là điều trị các nếp nhăn ở mặt
đã cho kết quả rất khả quan. BTX có những ưu điểm là hiệu quả, an toàn khi điều
trị cho bệnh nhân ngoại trú nhưng chi phí điều trị còn cao.

×