1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN
THẤT BẠI TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN CỦA NIGERIA VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM
Tập thể tác giả: Nhóm 1 - Lớp 2 Cao học Quản lý Kinh tế K19
Hướng dẫn: TS.Phạm Thị Hồng Điệp
Hà Nội, tháng 04 năm 2012
2
DANH SÁCH NHÓM 1
STT HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH
1 Trần Ngọc Bách 29/08/1981
2 Nguyễn Lan Hương 10/09/1985
3 Hồ Thị Thu Hằng 16/08/1968
4 Luyện Bá Thiêm 24/10/1982
5 Nguyễn Như Quỳnh 23/10/1982
6 Lê Thanh Tùng 11/10/1981
7 Nguyễn Thị Thúy Lan 16/01/1981
3
THẤT BẠI TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỦA NIGERIA VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1. Thất bại trong quản lý tài nguyên của Nigeria
1.1. Giới thiệu chung về Nigeria
Nigeria, tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Nigeria (tiếng Anh: Federal Republic
of Nigeria) Thủ đô là thành phố Abuja, là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi và cũng là
nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số đông thứ 9 trên thế giới. Theo số liệu tháng 7
năm 2007, dân số của Nigeria là 135.031.164 người.
Nigeria nằm ở tây Phi trên Vịnh Guinea và có tổng diện tích 923.768 km
2
(356.669 sq mi), là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới (sau Tanzania). Nó có chung 4.047
km (2.515 mi) đường biên giới với Benin (773 km), Niger (1.497 km), Chad (87 km),
Cameroon (1690 km), và có một đường bờ biển ít nhất 853 km. Điểm cao nhất Nigeria
là Chappal Waddi với độ cao 2.419 m (7.936 ft). Địa hình mấp mô trong vùng cao
nguyên sa thạch ở phía Bắc, thoải dần về phía vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Niger
và sông Benue ở phía Nam và vùng chậu quanh hồ Chad. Vùng bờ biển đầy cát. Vùng
châu thổ sông Niger được bao quanh bởi các khu rừng sú vẹt. Khí hậu tương đối đa dạng:
miền Nam chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo nóng và ẩm; miền Trung chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới, miến Bắc chịu ảnh hường khí hậu hoang mạc khô và nóng.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi với trên 200 nhóm dân tộc khác nhau
cùng chung sống và sử dụng ngôn ngữ riêng. Phía Nam là vùng đất nhộn nhịp nhất của
đất nước, nơi tập trung phần lớn số dân đô thị. Các sông chính là Niger (4.200 km),
và Benue (1.083 km) hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng
bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn.
Kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu
nhập từ dầu mỏ. Cơ cấu công nghiệp bị xáo trộn do bất ổn về chính trị phát sinh từ cuộc
khủng hoảng giá dầu mỏ. Sản phẩm công nghiệp: Dầu thô, sản phẩm khai mỏ (than đá
thiếc, columbit), bông vải, lạc, dầu cọ, gỗ, cao su, hàng da (thuộc và chưa thuộc), hàng
dệt, giày dép, xi măng và các vật liệu xây dựng khác, thép, gốm sứ, phân bón, hóa chất,
4
thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp: Ca cao, dầu cọ, ngô, lạc, gạo, lúa miến, kê, sắn, khoai
mỡ, cao su, bò, cừu, dê, lợn, gỗ, cá.
Nigeria rất giàu tài nguyên thiên nhiên như: thiếc, columbit (khoáng vật màu đen,
ánh á kim, khoáng quặng chủ yếu của nguyên tố niobi), quặng sắt, chì, kẽm, than đá, đá
vôi, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên, cho thấy Nigeria là một nước giàu có về tài
nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản và
hội tụ đủ những ưu điểm để tăng trưởng kinh tế.
1.2. Tài nguyên Nigeria
Nigeria nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất ở châu Phi, đã phát triển trong
lĩnh vực khai thác, khí đốt tự nhiên kết hợp với sản xuất dầu. Ngoài ra, Nigeria còn có
danh mục rất nhiều khoáng sản chưa được khai thác đúng mức như khí ga tự nhiên, than
đá, bô-xít, tantalite, vàng, thiếc, quặng sắt, đá vôi, iobi, chì, kẽm Mặc dù còn nhiều
khoáng sản quý như vậy nhưng ngành công nghiệp khai khoáng của Nigeria vẫn đang
còn trong giai đoạn trứng nước. Hàng năm Nigeria sản xuất khoảng 91 triệu tấn dầu thô,
15 tỷ m
3
khí đốt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xuất khẩu dầu
và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm 95% tổng giá trị xuất khẩu.
Khí đốt (2005) Số lượng Dầu mỏ (2005)
Số lượng
(1 thùng = 158.987 lít)
Sản lượng 21,800,000,000 m³ Sản lượng 2,451,000 thùng/ngày
Tiêu thụ 9,210,000,000 m³
Sản lượng bình quân
đầu người
6.63 thùng/năm
Xuất khẩu 12,590,000,000 m³ Tiêu thụ 290,000 thùng/ngày
Trữ lượng 4,984,000,000,000 m³ Trữ lượng 36,250,000,000 thùng
Bảng 1: Sản lượng dầu mỏ và khí đốt Nigeria (2005).
(Nguồn : "Sổ tay các nước trên thế giới" Tác giả : TS ngữ văn Nguyễn Văn
Dương)
5
Năm 2007, sản lượng xuất khẩu dầu của Nigeria này lên đến 2,6 triệu thùng mỗi
ngày. Trữ lượng dầu lửa của Nigeria ước tính đến 40 tỉ thùng, chiếm 3% trữ lượng thế
giới.
Nigeria đứng thứ 10 trong 15 nước dự trữ dầu thô nhiều nhất thế giới (số liệu của
Mỹ công bố năm 2011).
- Trữ lượng dầu: 37,2 tỷ thùng
- Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 2,53%
- Tổng sản lượng: 2,46 triệu thùng
- Lượng tiêu thụ: 279.000 thùng
- Xuất khẩu sang Mỹ: 529.000 triệu thùng (Tháng 9/2011)
Ngoài ra Nigeria là nước có tài nguyên, vàng, than đá và khoáng sản dồi dào, sản
lượng điện mà Nigeria sản xuất ra cũng là một thế mạnh.
Điện năng (2005)
Sản lượng 19,060,000,000 kWh
Sản lượng bình quân đầu người 141 kWh
Tiêu thụ 17,710,000,000 kWh
Tiêu thụ bình quân đầu người 131 kWh
Xuất khẩu 20,000,000 kWh
Bảng 2: Sản lượng điện Nigeria sản xuất (2005).
(Nguồn : "Sổ tay các nước trên thế giới" Tác giả : TS ngữ văn Nguyễn Văn
Dương)
1.3. Quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Nigeria
Nếu quản lý tốt, khai thác khoáng sản có thể mang lại nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Ngược lại,
khi quản lý kém, khoáng sản lại là lĩnh vực gây ra nhiều hệ lụy như thất thu ngân sách,
tham nhũng, đói nghèo, xung đột và bất ổn xã hội.
Nigeria chủ yếu xuất khẩu dầu thô, trong năm 2010, Nigeria đã xuất khẩu khoảng
2,2 triệu thùng dầu/ngày và 1,8 triệu thùng dầu thô/ngày. Nigeria là một nhà cung cấp
dầu quan trọng của Hoa Kỳ. Hơn 40% sản lượng dầu mỏ của nước này (980,000 thùng
6
dầu thô và hơn 1 triệu thùng dầu) xuất khẩu sang Hoa Kỳ khiến cho Nigeria trở thành nhà
cung cấp dầu lớn thứ 4 thế giới.
Ngoài ra, Nigeria còn xuất khẩu dầu thô đến các quốc gia khác gồm có châu Âu
(20%), châu Á (17%), Brazil (8%), và Nam Phi (4%). Mặc dù sản xuất theo mô hình
“đóng cửa”, thương mại Nigeria vẫn ổn định trong vài năm qua, trong các năm đó là do
tăng xản suất khai thác kết hợp với giảm nhẹ tiêu thụ trong nước nên dẫn đến chuyển
dịch sang nhu cầu thế giới.
Khi những thùng dầu đầu tiên được bơm lên vào cuối thập niên 1950 Nigeria cũng
đồng thời bước vào một quá trình lan tràn tham nhũng. Theo Ủy ban Chống tham nhũng
của Chính phủ Nigeria, từ khi giành độc lập năm 1960-1999, nhà cầm quyền nước này đã
biển thủ hơn 400 tỉ đô la từ tiền bán dầu bằng tổng viện trợ nước ngoài đổ vào châu Phi
trong cùng thời kỳ.
Ở Nigeria rất dễ tham nhũng tài nguyên do các chính sách, hoạt động như:
- Cấp giấy phép thăm dò và khai thác, sản xuất.
- Ký hợp đồng, chủ yếu là các dịch vụ dầu khí.
- Phụ trách quan hệ nhà nước - công ty dầu (gây ách tắc và do không có năng lực).
- Bơm “đểu” ăn cắp dầu.
- Cấp giấy phép xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu thành phẩm đã lọc
Nói chung, tham nhũng đã có thể diễn ra do môi trường không minh bạch. Không
chỉ yêu cầu cơ bản minh bạch “tiền-ngân sách” (ex ante budget transparency, tức khi
trình ngân sách trước khi chi phải công bố sẽ chi bao nhiêu về việc gì), mà nhất thiết cần
minh bạch “hậu-ngân sách” (ex post budget execution, tức chi xong phải công bố đã chi
bao nhiêu cho việc gì). Tiếc là sự minh bạch hóa ngân sách này đã chớm tiến hành ở
Nigeria dưới thời tổng thống này, sang thời tổng thống khác bị “ngâm” lại nên đứt gánh
giữa đường.
Cho dù biết và đưa ra nhiều biện pháp, nhưng tất cả vẫn còn ở phía trước, bởi làm
thế nào nắm bắt được chính xác lô dầu nào bán với giá nào, ngày nào, mua bộ máy công
cụ đó với giá nào Trong khi chờ đợi, những vụ đút lót như vụ Công ty xây lắp dầu khí
Kellogg, Brown and Root (KBR) đã chi hơn 180 triệu USD để đổi lấy các hợp đồng trị
giá 6 tỉ USD. Danh sách 80 nhân vật ở Nigeria tham nhũng của tập đoàn Mỹ Halliburton
7
(từng dưới trướng cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney) có tên ba cựu quốc trưởng Liên
bang Nigeria là tướng Babangida, tướng Abubakar Abdulsalami và tướng Sani Abacha
(quá cố).
Nigeria không chỉ dồi dào dầu hỏa mà các khoáng sản khác, kể cả vàng, nhưng lại
nghèo. Bởi thế, Nigeria hiện nay đang trong cơn sốt kêu gọi đầu tư khai thác khoáng sản
trong đó các công ty Trung Quốc là những “thượng khách mới”.
Hai mươi năm nữa, Nigeria sẽ cạn kiệt dầu mỏ, nếu tính trên sản lượng ngày nay
còn nếu tăng tốc khai thác để đẩy nhanh GDP, sẽ càng sớm cạn kiệt. Các tài nguyên khác
nay cũng đã vào cuộc đua cho nước ngoài khai thác. Đây là những yếu tố của một nền
kinh tế gọi là “thứ nhất”, tức khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là những yếu tố
của một nền kinh tế mà mấy thế kỷ trước gọi là “thuộc địa”.
1.4. Thất bại trong quản lý tài nguyên ở Nigeria
Giới thượng lưu Nigeria càng giàu lên thì càng tranh giành nhau dữ dội, trong 47
năm độc lập, Nigeria đã có 1 triệu người chết vì nội chiến, 30 năm dưới chế độ quân quản
và 6 cuộc đảo chính. Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Phi nhưng hai phần
ba trong số 135 triệu dân nước này vẫn nghèo khổ, một phần ba thất học, 40% không có
nước sạch và điện. Cái giá về môi trường cũng đáng kể: trong 50 năm qua đã có 1,5 triệu
tấn dầu tràn ra biển và khu vực đồng bằng Niger trở thành nơi ô nhiễm nhất thế giới. Bất
mãn với giới thượng lưu cầm quyền, người dân Nigeria đã tham gia nhiều nhóm vũ trang
chống chính phủ, chống lại ngành công nghiệp dầu mỏ, đông đảo nhất là Mặt trận Giải
phóng đồng bằng Niger (MEND).
* Nạn đói
Trong những năm gần đây nền kinh tế Nigeria đang tăng trưởng, vươn lên trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai châu lục. Tuy nhiên Chính phủ Nigeria cho biết tỷ lệ đói
nghèo tiếp tục gia tăng và nạn đói đang đe doạ đất nước này. Đây chính là nghịch lý đe
doạ sự tăng trưởng thiếu bền vững ở quốc gia sản xuất dầu mỏ số 1 châu Phi.
8
Nạn đói ở Nigeria
Cơ quan Thống kê Quốc gia Nigeria, ngày 13/2, thông báo cho biết tỷ lệ nghèo đói
đã gia tăng khi có tới hơn 60% dân số phải sống với dưới 1 USD mỗi ngày trong năm
2010. Với hơn 160 triệu dân, Nigeria được xem là quốc gia có dân số đông nhất châu Phi.
Bản báo cáo mới nhất về tình trạng nghèo đói của Nigeria cho thấy: “51,6% người
Nigeria sống với dưới 1 USD/ngày trong năm 2004 song tỷ lệ này đã tăng lên tới 61,2%
vào năm 2010”.
Theo báo cáo vừa được công bố, tỷ lệ nghèo đói cao nhất được ghi nhận tại miền
Tây – Bắc nước này với số liệu đánh giá lên tới 70,4% và ngược lại, tỷ lệ thấp nhất tại
khu vực Tây – Nam với 50,1%.
Trong đó miền Bắc Nigeria là một khu vực vốn phải chịu tác động nặng nề của
nhiều đợt tấn công gây thương vong do các nhóm Hồi giáo Boko Haram thực hiện. Nhiều
chuyên gia đánh giá đây là một khu vực kém phát triển nhất của Nigeria cũng như của
châu Phi khi phần đông thanh niên không có việc làm và bạo lực tràn lan.
Khu vực sản xuất dầu mỏ của Nigeria nằm ở miền Nam, trong vùng đồng bằng
sông Niger. Chính phủ nước này cho biết 2/3 tổng thu từ việc khai thác dầu khí chiếm
hơn 90% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Nghiên cứu của Cơ quan Thống kê Quốc gia
Nigeria cũng cho thấy tình trạng mất cân đối về thu nhập ngày càng mở rộng trong giai
đoạn 2004 – 2010. Mặc dù chưa công bố số liệu thống kê chính thức trong năm 2011
9
song theo cơ quan này, tỷ lệ nghèo đói vẫn có thể tiếp tục tăng trong năm qua. Tuy vậy,
các chuyên gia cũng không bỏ qua các bước tiến đáng ghi nhận bắt nguồn từ các chính
sách xóa đói giảm nghèo được chính phủ Nigeria tiến hành.
* Ô nhiễm môi trường
- Việc khai thác bừa bãi khoáng sản ở đất nước này đã gây ô nhiễm môi trường và
nhiễm độc chì nặng cho cả người dân và trẻ em ở đây.
Lagos - thành phố lớn nhất Nigeria
Năm 2010, nồng độ chì cao đã khiến ít nhất 400 trẻ em chết vì nhiễm độc chì cấp
tính, hàng ngàn người bị ốm và số lượng ca sảy thai tăng vọt. Trong những tuần gần đây,
một đợt bùng phát nhiễm độc chì liên quan đến khai thác vàng bất hợp pháp đã giết chết
hơn 160 người ở Nigeria, hơn 100 trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi. Vấn đề khủng hoảng
sức khỏe do ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành tại Nigeria. Theo trung tâm kiểm
soát dịch bệnh địa phương, rất nhiều làng khác cũng cần phải làm sạch môi trường và
điều trị y tế cho trẻ em bị bệnh. Chính quyền tiểu bang Zamfara đã có lệnh cấm khai thác
vàng trái phép và thực hiện các biện pháp làm sạch làng bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm dầu nghiêm trọng
10
Một người dân Ogoniland, đồng bằng Niger, lấy nước từ nguồn đã bị ô nhiễm dầu - Ảnh: AFP
Theo các báo cáo gần đây, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc phát hiện dầu lan rộng
và ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở đồng bằng Niger nhiều năm qua. Sinh kế và nguồn thực
phẩm của người dân đồng bằng Niger đã bị hủy diệt. Nguồn nước sinh hoạt ở 10 cộng
đồng đã nhiễm hydrocarbon nặng và chất ô nhiễm xâm nhập sâu đến 5m dưới nước. Có
nơi nhiễm chất gây ung thư cao đến 900 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
* Tham nhũng, xung đột và bất ổn xã hội
Năm 2004, một quan chức Nigeria tổng kết: tham nhũng và quản lý tồi đã nuốt
mất 40% tổng số 20 tỉ USD thu nhập từ dầu hỏa hằng năm của Nigeria. Cách nay hai
năm, tỉ lệ thu nhập dầu hỏa bị “ăn” lên đến 70% .Nếu so với số tiền mà các hãng dầu
11
đóng cho Chính phủ Nigeria, năm 2002 đóng 17 tỉ USD, thì 7 tỉ USD tham nhũng từ dầu
hỏa mỗi năm khá khớp với con số từ 40-70% của tổng thu dầu hỏa hằng năm, và 50 năm
là xấp xỉ 400 tỉ USD.
Các công ty đầu tư vào quốc gia này đều là những công ty lớn và họ đều đóng
thuế, nhượng tô đầy đủ cho Chính phủ Nigeria. Tuy nhiên, dân chúng vẫn bất mãn vì
thấy mình cứ nghèo, đặc biệt tộc người thiểu số Ogoni vốn chiếm đa số ở khu vực dầu
mỏ, đã thành lập “Phong trào vì sự sống còn”, và một số đã đi đến chỗ bạo động phá
đường ống dẫn dầu. Tại một số khu vực của đất nước rộng trên 900.000km2 này, các
băng đảng khơi khơi “cướp cạn”. Chính phủ Anh, một nước có hãng dầu làm ăn tại đây,
đã giúp huấn luyện chống lại các băng đảng này. Nạn “hút dầu” lan đến mức một quan
chức chính phủ đã tính ra rằng “mỗi ngày đem lại huê lợi cho họ đến 60 triệu USD”. Các
băng đảng này vốn là các nhóm dân quân được huy động cho cuộc bầu cử năm 2003 ở
các tiểu bang, sau đó bị bỏ rơi nên thành cướp cạn. Bởi thế, cố tổng thống Umaru
Yar’Adua khi còn sinh thời đã gọi các tệ nạn này là “dầu thấm máu”
1.5. Nguyên nhân thất bại của Nigeria trong quản lý tài nguyên
- Tham nhũng đe doạ phát triển
Tệ tham nhũng là nguyên nhân chính của nghèo đói cũng như là rào cản trong việc
chống đói nghèo trên thế giới. Cả hai nguyên nhân này làm cho người dân tại nhiều nước
vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Tệ nạn tham nhũng đang tăng lên tại các nước
trên thế giới trong năm nay càng là minh chứng cho thấy gánh nặng đang đè lên các nuớc
đang phát triển cũng như Nigeria trong công cuộc chống đói nghèo và tham nhũng. Mặc
dù có được những tiến bộ trong công cuộc chống tệ nạn tham nhũng trên thế giới, nhưng
tệ nạn tham nhũng ngày càng trở lên nghiêm trọng khi ½ dân số có điểm nhận thức tham
nhũng dưới 3 và những nước nghèo nhất, những nước đang phát triển lại có tỷ lệ tham
nhũng nhiều nhất.
- Thiếu ý thức trong việc khai thác dẫn đến ô nhiễm môi trường và nguồn
nước ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.
Các công ty đa quốc gia lớn đang thống trị dầu hỏa Nigeria chỉ quan tâm đến các
tài nguyên dầu hỏa chiến lược của Nigeria chứ không quan tâm đến phát triển công
nghiệp chế biến. Trong lúc khai thác tài nguyên dầu hỏa, các công ty này đã không có
12
biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường, gây xuống cấp môi trường nghiêm trọng, làm cho
điều kiện sống của dân địa phương tồi tệ hơn.
Khai thác mỏ luôn là một hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm do không được tận
tâm quản lý. Thế cho nên chưa đầy hai tuần sau khi kể từ ngày khai thác, ở miền bắc tiểu
bang Zamfara, 163 người dân, trong đó có đến 111 trẻ em, chết vì ngộ độc chì lan tỏa
trong nước, đất cát
Tại làng Dareta, bang Zamfara, Nigeria, khai thác vàng trái phép một cách bừa bãi
gây ô nhiễm nặng và nhiễm độc chì, khiến cho hàng trăm người, đặc biệt là trẻ em, đau
ốm và tử vong.
- Nợ nước ngoài cao và phụ thuộc do hầu hết các công ty khai thác khoáng
sản đều là công ty nước ngoài.
- Bất ổn xã hội giữa các đảng phái và tôn giáo khiến cho đất nước này luôn xảy
ra bạo động là nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế. Nigeria - một thuộc địa cũ của
Anh đã giành được độc lập từ năm 1960, nằm ở bờ biển phía Tây của lục địa Châu Phi.
Đây cũng là một nước đông dân nhất Châu Phi. Dân số ở nước này chia thành hai nhóm
tôn giáo và sắc tộc khác nhau dẫn đến tình trạng luôn có các xung đột về tôn giáo, khu
vực và sắc tộc. Mặc dù Nigeria có một nền kinh tế cơ bản dựa trên sản xuất nông nghiệp,
trong suốt những năm 1970 và 1980 họ đã tạo ra những thay đổi lớn. Hiện nay 90% kim
ngạch xuất khẩu của nước này là từ xuất khẩu dầu. "Một sự kết hợp của việc giảm giá
dầu, các chương trình công nghiệp hoá quá lớn, không chú ý đến phát triển nông nghiệp,
vay mượn nước ngoài quá lớn, và suy sụp về kinh tế, quản lý tồi trong suốt các thập kỷ
này đã làm cho nền kinh tế Nigeria trải qua một giai đoạn suy thoái và giảm sút kinh tế
kéo dài". Việc xao lãng phát triển khu vực nông nghiệp và chú trọng đến các ngành công
nghiệp cũng dẫn đến một sự di chuyển lớn dân cư từ các vùng nông thôn tới các trung
tâm đô thị, gây ra vấn đề lớn là tỷ lệ thất nghiệp cao ở các khu đô thị.
II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Hạn chế xuất thô
Tài nguyên của Việt Nam đang bị khai thác bừa bãi, lãng phí và chủ yếu để xuất
khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ tài nguyên cho nhu cầu phát triển
13
kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở
đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng
sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường…
Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,…cũng được Trung
Quốc nhập khẩu từ Việt Nam qua con đường chính thức lẫn tiểu ngạch qua biên giới.
Cuối năm 2009, Bộ Công thương Việt Nam đã tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho Tập đoàn
TKV xuất khẩu thêm thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18
nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp
thuộc TKV do dư thừa biên chế và thiếu công nghệ chế biến sâu trong nước. Sau khi đã
thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay TKV lại đề nghị xuất
khẩu thêm 18 triệu tấn nữa.
Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản và
cấm triệt để xuất khẩu khoáng sản thô. Các trung tâm dự trữ khoáng sản này nên đặt ở
các địa phương có nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản để thuận lợi cho việc thu mua
khoáng sản thô để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ
và hình thành các nhà máy chế biến các sản phẩm sâu.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế biến. Cần
có những chính sách đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác chế biến, khuyến khích
hỗ trợ đối với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp.
2. Chống tham nhũng tài nguyên
Một trong những nguyên nhân được xem là thủ phạm của “lời nguyền tài nguyên”
chính là nạn tham nhũng tài nguyên. Thực tế cho thấy những quốc gia có lợi thế tài
nguyên phong phú nhưng thất bại trong phát triển kinh tế thường bị nạn tham nhũng tài
nguyên hoành hành.
Các hành vi tham nhũng tài nguyên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau; trong đó, phổ biến nhất là việc lợi dụng vị thế quyền lực chính trị để biến tài
nguyên (của công) thành của riêng hoặc ban phát, đổi chác để tạo điều kiện cho các tập
đoàn (trong và ngoài nước) quyền khai thác tài nguyên với những đặc ân để nhận hối lộ,
làm giàu bất chính. Trong thực tế, khối lượng tài sản trong các vụ tham nhũng tài nguyên
14
thường có giá trị rất lớn và được che giấu dưới nhiều hình thức tinh vi. Ở nước ta, những
vụ xà xẻo đất công đã bị phát hiện có thể minh chứng cho nhận định này.
Đáng tiếc là số vụ tham nhũng tài nguyên bị phát hiện và xử lý vẫn còn quá ít so
với thực tế. Bên cạnh đó, việc xử lý có phần nương nhẹ đối với tội phạm tham nhũng tài
nguyên đã không đủ sức để răn đe, ngăn ngừa loại tội phạm nguy hiểm này. Một điều bất
hợp lý là trong khi pháp luật xác định rõ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nhưng quyền
quyết định lại nằm gọn trong tay một nhóm người nhân danh Nhà nước.
Mối nguy hại của hành vi tham nhũng tài nguyên không chỉ nằm ở chỗ nó làm thất
thoát tài sản quốc gia mà còn ở chỗ nó tạo ra một nhóm người “ăn trên, ngồi trốc”, sống
phè phỡn trên khối tài sản phi pháp khổng lồ. Trong số những người này, một bộ phận
nảy sinh lòng tham nên đã bất chấp luật pháp, tìm cách vơ vét vô tội vạ cho “bầu đoàn thê
tử, họ hàng thân thích”, đến nỗi cụm từ “chia chác”, “xà xẻo”, “ăn chặn”, “hợp thức hóa”
đất công đã trở nên rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đất nước sẽ ra
sao khi nhóm người này với tiềm lực kinh tế trong tay sẽ nắm quyền chi phối hoặc gây
ảnh hưởng tác động đến những quyết định quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước?
Mặt khác, nạn tham nhũng tài nguyên sẽ tạo nên tình trạng bất bình đẳng nghiêm
trọng trong đời sống kinh tế- xã hội và làm xói mòn niềm tin của dân chúng đối với các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bài học đau thương từ một số quốc gia như Nigeria đã cho thấy: Sẽ còn nguy hại
hơn nữa khi chỉ vì những lợi ích cục bộ trước mắt, mà các cơ quan công quyền lại tạo
điều kiện cho các tập đoàn nước ngoài vào khai thác tài nguyên ở những vị trí trọng yếu
của đất nước. Tình trạng này không chỉ dẫn đến nguy cơ làm xáo trộn đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội, phá hủy sự cân bằng sinh thái mà còn có thể dẫn đến nguy cơ về an ninh
quốc phòng.
Như vậy, có thể khẳng định tham nhũng tài nguyên dưới mọi hình thức đều có thể
gây nên những tác hại nghiêm trọng không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài cho cả dân
tộc. Vì vậy, diệt trừ nạn tham nhũng tài nguyên là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quyết
tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Để đảm bảo cho tài nguyên đất nước không bị tham nhũng, trước khi trông chờ
vào sự trong sạch, liêm khiết của các vị quan chức, thiết nghĩ Nhà nước cần có những
15
công cụ sắc bén để quản lý, giám sát khiến vị quan chức nào có nảy sinh lòng “tham”
cũng không thể “nhũng” được. Về phương diện này thì đúng là pháp luật của chúng ta
đang có rất nhiều kẽ hở và vô tình tạo điều kiện cho các vị quan tham lợi dụng để trục lợi
cá nhân.
Thật khó có thể chấp nhận được thực tế ở một đất nước “đất đai thuộc sở hữu toàn
dân” mà lại có những người dân không có lấy tấc đất cắm dùi, trong khi có những kẻ
ngang nhiên chiếm đoạt hàng ngàn, thậm chí hàng vạn mét vuông đất.
Một mặt, để đảm bảo đúng nguyên tắc “tài nguyên, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân”, Nhà nước cần phải đảm bảo quyền của người dân đối với việc quản lý, sử dụng tài
nguyên. Muốn như vậy, trước hết người dân cần được trao quyền tham gia vào những
quyết định đối với “tài sản” thuộc sở hữu của họ. Nếu được như vậy, chắc hẳn số dự án
“lợi bất cập hại” hay những vụ tham nhũng tài nguyên sẽ giảm đi rất nhiều.
Mặt khác, các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm công khai những thông tin
liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên, tức là đảm bảo quyền tiếp cận thông tin
của mọi người dân; đồng thời, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan phải có
nghĩa vụ giải trình về việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên trong phạm vi thẩm
quyền được giao.
Và cuối cùng, để bài trừ nạn tham nhũng tài nguyên, pháp luật cần xem đây là loại
tội phạm nguy hiểm và cần phải có những hình phạt thích đáng, không chỉ nhằm trừng
phạt, răn đe những kẻ tham nhũng mà còn phải cương quyết thu hồi toàn bộ những tài sản
tham nhũng dù được ngụy tạo dưới bất cứ vỏ bọc nào. Sử dụng tài nguyên một cách bừa
bãi, thiếu hiệu quả là có tội với tổ tiên và các thế hệ mai sau. Thiết nghĩ, diệt trừ nạn tham
nhũng tài nguyên chính là biện pháp đầu tiên nhằm thoát khỏi lời nguyền tài nguyên. Và
chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tận dụng được lợi thế của một quốc gia giàu tài
nguyên để đưa đất nước theo kịp, thậm chí vượt qua các quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới. Chắc chắn đấy là niềm mong ước của mọi người dân Việt Nam yêu nước.
3. Cam kết môi trường
Việc hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng tạo ra những cơ hội lớn cũng như
những thách thức đáng kể cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước. Những ảnh
hưởng (tiêu cực lẫn tích cực) xuất phát từ yếu tố nội tại cũng như yếu tố bên ngoài đã và
16
đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên nói chung và môi trường nói riêng vốn đã có nhiều bất cập.
Việt Nam cần xây dựng và áp dụng các chính sách cũng như thể chế tốt hơn về
quản lý tài nguyên môi trường cho các vùng dễ bị ảnh hưởng nhằm giảm thiểu cũng như
loại bỏ những rủi ro mang lại.
Nhìn ra bên ngoài, chúng ta sẽ không khỏi chạnh lòng khi thấy những đất nước
vốn rất nghèo nàn về tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…đã có những
bước nhảy thần kỳ khiến thế giới phải nể phục, trong khi một đất nước vốn tự hào là với
“rừng vàng, biển bạc” như Việt Nam lại cứ phải loay hoay trong cuộc chiến “xóa đói,
giảm nghèo”.
Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn nghiêm túc và khoa học về vấn
đề đặt ra: Nguồn tài nguyên, môi trường của chúng ta đang được sử dụng như thế nào
trong phát triển kinh tế?
Tài nguyên, môi trường là một dạng của cải đặc biệt, không cần phải sản xuất mà
chỉ cần khai thác cũng có thể sử dụng được. Mặt khác, tài nguyên môi trường là của cải
chung, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Vì vậy, Nhà nước cần cam kết và phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch, hợp lý
trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường; không ai có thể tự cho
mình đặc quyền, đặc lợi đối với tài nguyên, môi trường đất nước.
4. Sử dụng nguồn thu hiệu quả
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế
cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn
Điện lực, Tổng công ty Thép lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi,
nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớn. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến
lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên của Việt Nam.
Ngành khai khoáng của Việt Nam đang phải đối mặt với sự phát triển thiếu bền
vững do nhiều yếu tố như cơ sở pháp lý, thực thi pháp luật và ảnh hưởng từ các yếu tố
bên ngoài
Hiểu rõ những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình khai thác quá mức các nguồn
tài nguyên, môi trường và biết được những ảnh hưởng của thị trường toàn cầu tới thị
17
trường trong nước sẽ là bước khởi đầu để thảo luận đổi mới chính sách và thể chế nhằm
giải quyết bài toán tài nguyên.
Đầy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản theo cơ chế thị trường nhất thiết phải định rõ được sở hữu tài nguyên khoáng
sản qua các giai phát triển mỏ. Khu vực mỏ khoáng sản thuộc sở hữu của các thành phần
qua các giai đoạn nên phát triển như sau: Trước khi cấp phép thăm dò cho các tổ chức, cá
nhân thì các khu vực, mỏ khoáng sản thuộc sở hữu của nhà nước, nhà nước phải thống
nhất quản lý. Sau khi cấp phép thăm dò, khu vực mỏ khoáng sản vừa thuộc quyền sở hữu
của nhà nước, vừa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được quyền thăm dò. “Lưỡng
quyền” ở đây để thể hiện được quyền lực, vai trò của nhà nước trong việc xác định
‘đúng’ quy mô, chất lượng giá trị tài nguyên khoáng sản – tài sản quan trọng trong lòng
đất và vừa tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đạt được quyền lợi về kinh tế của mình khi
đầu tư vào thăm dò để khai thác khoáng sản. Sau khi cấp phép khai thác cho các tổ chức,
cá nhân thì khu vực mỏ khoáng sản phải thuộc sổ hữu của tổ chức, cá nhân được cấp
quyền khai thác. Nhưng, thủ tục cấp phép phải được xác định trên cơ sở định giá tài
nguyên – khoáng sản – làm căn cứ để đấu giá cấp phép khai thác.
Tuy nhiên, đối với một số loại khoáng sản đặc biệt, một số vùng lãnh thổ đặc thù
của đất nước sẽ có những quy định riêng. Để đạt được những quy định kèm theo. Đặc
biệt, để khoáng sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác
phải có những quy định về chuyển giao quyền (sở hữu) phù hợp với đặc thù của tài
nguyên khoáng sản. Tất cả các quy định về vấn đề này cần được xuất phát từ đặc điểm
“khoáng sản hầu hết không tái tạo”.
Một mặt, tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi theo kiểu “mạnh ai nấy làm”,
thậm chí dưới sự “bảo kê” của chính quyền địa phương đang góp phần tàn phá nguồn của
cải mà các thế hệ cha, ông, tổ tiên chúng ta phải hi sinh không biết bao xương máu mới
gìn giữ và để lại cho chúng ta cũng như con cháu sau này.
Mặt khác, lối “tư duy nhiệm kỳ” cộng với tư tưởng “bóc ngắn cắn dài” dẫn đến
tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, thiếu khoa học đang có nguy
cơ để lại những hệ lụy không dễ gì khắc phục được cho các thế hệ mai sau.
18
Để sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả vào phát triển kinh tế bền
vững; đồng thời đảm bảo quyền thụ hưởng bình đẳng của mọi người dân đối với những
lợi ích do nguồn tài nguyên mang lại, một trong những giải pháp hàng đầu là cần phải sử
dụng tài nguyên có hiệu quả, có như vậy mới không làm thất thoát tài nguyên, thúc đẩy
nền kinh tế của đất nước phát triển mạnh dụa trên nguồn tài nguyên của nước ta ./.