Phần I Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu
I. Khái quát chung về hoạt động nhậpkhẩu:
1.Khái niệm ,vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế
quốc dân :
1.1- Khái niệm hoạt động nhập khẩu :
Ngoại thương đó là sự trao đổi thông qua mua bán trao đổi các hàng hoá và
dịch vụ giữa một quốc gia naỳ với một quốc gia khác. Sự trao đổi đó là hình thức
của mối quan hệ xã hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế lẫn nhau
về nền kinh tế giữa sản xuất hàng hoá nói riêng biệt thuộc các quốc gia khác nhau
trên thế giới. Ngoại thương là một lĩnh vực quan trọng qua đó một nước tham gia
vào phân công lao động quốc tế .
+ Nhập khẩu là một mặt của hoạt động ngoại thương là một quốc gia hay
một tổ chức kinh tế quốc tế này mua hàng hoá dịch vụ kèm theo của một quốc gia
hay một tổ chức kinh tế quốc tế khác
+ Nhập khẩu nhằm bổ sung hàng hoá khi một quốc gia nào đó không tự sản
xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng .
1.2- Vai trò của hoạt động nhập khẩu :
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay vai trò của hoạt động nhập
khẩu được thể ở các khía cạnh sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỷ luật
,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá .
+ Góp phần giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam
+ Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Nhập khẩu vừa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của nhân dân bằng cách nhập
khẩu hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Vừa nhằm cung cầu đầu vào cho hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước, từ đó giải quyết được việc làm ,tạo thu nhập cho người
lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân qua xuất khẩu hàng
hoá .
+ Đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ,sự tác động
này thể hiện ở chổ tạo đầu vào cho sản xuất ,tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang quốc gia khác .
1.3- Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động nhập khẩu :
- Đảm bảo kịp thời đồng bộ và đầy đủ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản
xuất kinh doanh .
- Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật
- Bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất
cân đối, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
2. Quản lý của nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu :
Nguyên tắc nhập khẩu :
- Sử dụng vốn nhập khẩu một cách tiết kiệm và hợp lí nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Phải nhập khẩu thiết bị kỷ thuật tiên tiến hiện đại
- Phải bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tăng nhanh xuất
khẩu
- Nhập khẩu phải khuyến khích hoạt động xuất khẩu
- Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định và vững chắc lâu dài
- Tuân thủ luật lệ của mọi nước
2.1- Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay :
- Chính phủ ưu tiên nhập khẩu thiết bị mà trong nước chưa tự sản xuất được
và nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ cao
- Phải nhập khẩu chủ yếu vật tư phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng mà
trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đủ cung ứng thị
trường tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu xa xỉ.
- Phải kiên quyết không nhập khẩu hàng kém chất lượng, hết thời gian sử
dụng
- Chỉ được nhập khẩu các mặt hàng mà chính phủ cho phép như: xăng dầu,
phân bón, thép xây dựng các loại, xi măng, thiết bị điện, điện lạnh, linh kiện xe máy
vv
- Theo quyết định số 11/TTg ban hành ngày 23/01/1998 thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu năm 1998 thành 4 nhóm mặt hàng
chủ yếu :
+ Nhóm hàng hoá cấm xuất khẩu ,cấm nhập khẩu.
+ Nhóm hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch.
+ Nhóm hàng xuất khẩu theo quản lý chuyên nghành.
+ Nhóm hàng xuát khẩu ,nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong
nước.
II. Cơ sở lý luận chung về công tác nhập khẩu linh kiện xe máy:
1. Khái niệm và phân loại hợp đồng nhập khẩu :
Khái niệm : Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để
đưa hàng đó vào trong nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, nhằm phục
vụ các ngành sản xuất chế biến trong nước
2. Phân loại :
Xét về thời gian thực hiện hợp đồng có 2 loại :
Hợp đồng ngắn hạn
Hợp đồng dài hạn
+ Hợp đồng ngắn hạn : Thường được kí kết trong một thời gian ngắn ,và sau
khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lí giữa hai bên về
hợp đồng đó cũng kết thúc
+ Hợp đồng dài hạn : Có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó
việc giao hảng được tiến hành làm nhiều lần
Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương ,người ta
chia làm 4 loại hợp đồng:
Hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồn nhập khẩu
Hợp đồng tái xuất khẩu
Hợp đồng tái nhập khẩu
3. Xét về hình thức hợp đồng có các loại sau:
Hình thức căn bản
Hình thức miệng
Hình thức mặc nhiên
III. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu :
Những nguyên tắc trình bày dưới đây được hiểu như cách xử sự hay đúng
hơn là những qui tắc thực hiện trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi
ích của xã hội cũng của cả doanh nghiệp .
Sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao
* Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường việc mua bán với các
nước từ nay tính đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ
tự do ,không còn các đièu khoản vay để nhập siêu không còn ràng buộtc như trước
đây ,vậy tấc cả các hợp đồng nhập khẩu đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả để qui
định . Đồng thời nhu cầu nhập khẩu để công nghiệp hoá và phát triển kinh tế rất lớn
,vốn để nhập khẩu lại eo hẹp .nhưng không phải ngoại tệ giành cho nhập khẩu ít đặt
ra vấn đề phải tiết kiệm .tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của một quốc gia
cũng như mọi doanh nghiệp phải:
- Sử dụng vốn tiết kiệm, giành ngoại tệ nhập vật tư phục vụ cho xản xuất và
đời sống sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
- Xác định và nghiên cứu từng thị trường để nhập khẩu hàng hóa thích hợp
với giá cả có lợi, nhanh chống phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời
sống nhân dân.
Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tíên hiện đại:
Hiện nay trình độ khoa học công nghệ kỷ thuật của nước ta còn lạc hậu rất
nhiều so với thế giới. Vì vậy chúng ta phải nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật
theo phương châm đón đầu và đi thẳng vào công nghệ hiện đại trên cơ sở phù hợp
với trình độ quản lý và nguồn tài chính của quốc gia, đồng thời phải phù hợp với
đường lối phát triển của việt nam và khu vực, nhất thiết không để mục tiêu nhập các
thiết bị củ kỹ và lạc hậu, chưa sững dụng được bao lâu thì đã thay thế, mặt khác thì
nhập khẩu phải hết sức chọn lọc để phát huy được hiệu quả cao nhất của hàng hoá
thiết bị nhập về.
Nhập khẩu phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển tăng
nhanh xuất khẩu.
- Nguyên tắc nay đòi hỏi việc nhập khẩu phải dưa trên cơ sở bảo hộ nền sản
xuất trong nước, kiên quyết không nhập hoặc hạn chế nhập mặt hàng mà trong nước
sản xuất được, hoặc sản xuất được mà chua đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng không vì
thế mà bảo hộ sản xuất trong nước với bất cứ giá nào, nhập khẩu phải kích thích cho
sản xuất trong nước phát triển và khuyến khích cho các doanh nhgiệp đổi mới máy
móc, thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu:
- Nhà nước phải khuyến khích cho các doanh nghệp chú trọng đến công tác
thị trường trong đó có việc tạo mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu và
nhập khẩu. Hiện nay có tình trạng các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nhập
khẩu tách rời nhau, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ biết xuất khẩu, các doanh nghiệp
nhập khẩu chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu,không quan tâm đến việc đẩy mạnh
xuất khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không điều hoà giữa nhập khẩu
và xuất khẩu.
1. Xây dựng thị trường vững chắc ổn định:
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà
nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất Phảinhập khẩu, vì vậy trong hoạt động nhập khẩu
các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác thị trường và mở rộng thị trường.
2.Các bước tiến hành hoạt động nhập khẩu:
A. Chuẩn bị trước khi đàm phán giao dịch:
Hoạt động kinh doanh thường phức tạp hơn hoạt động đối nội vì rất nhiều, lẽ
chẵn hạn như: bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động chịu sự điều tiết của nhiều hệ
thống pháp luật, hệ thống tiền tệ khau nhau vv…do đó, trước khi bước vào giao
dịch đơn vị kinh doanh cần phải chuẩn bị chu đáo, kết quả của công việc giao dịch
phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị đó. Công việc chuẩn bị có thể bao gồm hai bộ
phận chủ yếu: nghiên cứu tiếp cận thị trường và lập phương án kinh doanh.
B. Nghiên cứu thị trường:
Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách luật lệ
quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại , đơn vị kinh doanh ngoại
thương cân phải nhận biết hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị trường và lựa chọn
khách hàng.
C. Nhận biết hàng hóa:
Hàng hóa mua bán phải tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá
trị, nắm được những đặc tính của nó và những yêu câu của thị trường về hàng hóa
đó như: qui cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngoài, cách lựa chọn phân
loại…
+ Để chủ động việc giao dịch mua bán cần nắm vững tình hình sản xuất của
mặt hàng đónhư: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, công nhân, tây nghề,nguyên
lý vận hành …
+ Về mặt tiêu thụ, phải biết mặt hàng đang lựa chọn ở giai đoạn nào của chu
kỳ sống của nó trtên thị trường. Chu kỳ nay là tiến trình phát triển và tiêu thụ một
mặt hàng bao gồm 4 giai đoạn:
1. Thâm nhập.
2. Phát triển.
3. Bảo hòa.
4. Thoái trào.
Việc xuất nhập khẩu những mặt hàng trong giai đoạn (1)&(2) gặp thuận lợi
lớn nhất .tuy vậy ,có khi mặt hàng đã ở trong giai đoạn (4 ) nhưng mà thực hiện các
biên pháp xúc tiến tiêu thụ (quảng cáo ,cải tiến hệ thống tổ chức tiêu thụ ,giảm giá
vvv…) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu.
3. Lập phương án kinh doanh:
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thi
trường , đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh phương án này là kế hoạch
hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.
Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Đánh giá thị trường và thương nhân giao dịch :
bảo
hoà
Thoái
trào
Phát
triển
Thâm nhập
Trong bước này ,người lập phương án rút ra những nét tổng quát về tình
hình ,phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh
- Lựa chọn mặt hàng : sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở
phân tích trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan
- Đề ra mục tiêu : những mục tiêu đề ra trong phương án kinh doanh bao giờ
cũng là mục tiêu cụ thể nhỏ : sẽ bàn được bao nhiêu hàng ,với giá cả bao nhiêu ,sẽ
thâm nhập vào thị truờng nào.
- Đề ra biện pháp thực hiện : những biện pháp này là cụ thể để đạt được mục
tiêu đề ra . Những biện pháp này là có thể bao gồm biện pháp trong nước như: đầu
tư vào sản xuất ,cải tiến bao bì ,ký hợp đồng kinh tế và biện pháp ở ngoài nước như:
đẩy mạnh quảng cáo lập chi nhánh ở nước ngoài mở rộng mạng lưới đại lí
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh :
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua
nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó chủ yếu là:
- Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ mà cách tính toán cách tính đã được trình bày trên
đây
IV.Các bước giao dịch :
1. Hỏi giá :
Về phương diện luật thì đây là lời thỉnh cầu bươc giao dịch.nhưng xét vê
phương diện thương mại thì đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình
biết giá cả mà và các điều kiện để mua hàng .
Nội dung hỏi giá bao gồm : tên hàng ,qui cách phẩm chất ,số lượng ,thời gian
giao hành mong muốn .giá cả mà người mua có thể trả cho mặt hàng đó thường
được người mau giử kín.Nhưng để tránh mát thời gian hỏi di hỏi lại người mua nêu
rỏ những điều kiện mình mong muốn để làm cơ sở cho việc qui định giá : loại tiền
,thể thức thanh toán , điều cơ sở giao hàng
2. Phát giá : Luật pháp coi đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng và như vậy phát giá
có thể do người bán hoặc người mua đưa ra .nhưng trong buôn bán thì phát giá là
chào hàng ,là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình .trong chào
hàng ta đều ghi rõ tên hàng,qui cách phẩm chất số lượng ,giá cả , điều kiện cơ sở
giao hàng , điều kiện thanh toán ,ký mã hiệu ,thể thức giao hàng nhận hàng….
3. Đặt hàng :
- Lời đề nghị ký hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới
hình thức đặt hàng .trong đơn đặt hàng người mua nên cụ thể về hàng hoá định mua
và tấc cả những nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp đồng .Trong thực tế người ta
chỉ đặt hàng với khách hàng có quan hệ thường xuyên .Bởi vậy người ta thường gặp
những đặt hàng chỉ tiêu: tên hàng ,quy cách ,phẩm chất ,số lượng ,thời gian giao
hàng và điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó.Những điều kiện khác hai bên
áp dụng điều kiện chung để thoả thuận với nhau hoặc theo những điều kiện của hợp
đồng đã kí hợp đồng đã kí kết trong lần giao dịch trước
4. Hoàn giá : Khi nhận được chào hàng không chấp thuận hoàn toàn chào hàng ,mà
đưa ra một số đề nghị mới này là hoàn giá .
5. Chấp nhận : Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tấc cả mọi điều kiện của chào
hàng mà phía bên kia đưa ra .Khi đó hợp đồng được thành lập chấp nhận có hiệu
lực về mặt pháp luật cần đảm bảo những điều kiện dưới đây:
Phải được chính người chấp nhận
Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi dung nội dung của chào hàng
Phaỉ chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng
Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát đề nghị
6. Xác nhận : hai bên mua bán ,sau khi đã thống nhất thoã thuận với nhau về điều
kiện giao dịch ,có khi cẩn thận ghi lại điều kiện đã thoã thuận gởi lại cho đối
phương . Đó là văn kiện xác nhận văn văn kiện do bên bán gởi thương gọi là giấy
xác nhận bán hàng ,do bên mua gửi gọi là giấy xác nhận mua hàng .xác nhận
thường lập thành hai bản,bên lập xác nhận ký trước rồi gởi cho bên kia ,bên kia kí
xong giử lại giử lại một bản rồi giử trả một bản
V.Đàm phán giao dịch :
1. Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gở trực tiếp :
Việc gặp gở giữa hai bên để trao đổi với nhau mọi điều kiện giao dịch về mọi
vấn đề liên quan với nhau vè kí kết hợp đồng mua bán .Hình thức đàm phán này
đẩy mạnh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho
những đàm phán băng thư tín dụng , điện thoại kéo dài quá trình mà không có kết
quả . Đàm phán trực tiếp chỉ có hai đến ba ngày là có kết quả .khi hai bên có điều
kiện giải thích cặn kẽ để thuýêt phục nhau ,hợp đồng lớn ,hợp đồng phức tạp thì
dùng hình thức đàm phán trực tiếp .Hơn nữa hình thức đàm phán trực tiếp tạo điều
kiện hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì mối quan hệ lâu dài .nhưng hình thức này tốn
kém và đòi hỏi cao người đại diện đàm phán
2. Đàm phán qua thư tín dụng :
So với việc gặp gở trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi
phí .hơn nữa ,cũng có lúc giao dịch được nhiều khách hàng tranh thủ được ý kiến
của nhiều người để cân nhắc suy nghĩ và khéo léo dấu kín ý định thực sự của mình
.hình thức giao dịch nay mất nhiều thời gian ,cơ hội tốt có thể trôi qua
3. Giao dịch đàm phán qua điện thoại :
Việc trao đổi qua điện thoại nhanh chóng giúp cho việc giao dịch tiến hành
một cách khẩn trương và đúng thời cơ cần thiết .nhưng phí tổn điên thoại điện thoại
các nước rất cao .Nên phải hạn chế thời gian nói chuyện ,các bên không thể trình
bày chi tiết .Mặc khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng không có gì
làm bằng chứng cho những thoã thuận ,bởi vậy điện thoại chỉ dùng thực sự khi cần
thiết .sau khi trao đổi bằng điện thoại cần co thư xác nhận nội dung đã thoã thuận
.tóm lại ,trong từng điều kiện cụ thể người ta sẽ cho hình thức đàm phán nào thích
hợp nhất để nắm bắt được cơ hội tốt nhất cho việc mua bán .hơn nữa có thể sử dụng
kết hợp các hình thức để bổ sung những khiếm khuyết của nhau:
VI. Một số điều cần chú ý khi ký kết hợp đồng nhập khẩu:
- Cần có sự thoã thuận : thống nhất nhau tấc cả các điều khoản cần thiết
trước khi kí kết hợp đồng đã kí kết hợp đồng đã kí rồi thì việc thay một điều khoản
nào đó sẽ khó khăn và bất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi
- Văn bản hợp đồng : thường do một bên soạn thảo .truớc khi kí kết bên kia
sẽ xem lại kỹ lưỡng ,cẩn thận đối chiếu với những thoã thuận đã đạt được trong
đàm phán ,tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo
những điểm chưa được thoã thuận hoặc bỏ qua không ghi vao hợp đồng những điều
đã thống nhất
- Hợp đồng cần được: trình bầy rõ ràng sáng sủa, cách trình bầy phải phản
ánh được nội dung đã thoã thuận, tránh dùng những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận
ra nhiều cách.
- Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dung tập quán để
giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.
- Trong hợp đồng không có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở
nước người bán hoặc ở nước người mua.
- Người đứng ký kết hợp đồng nhập khẩu phải có thẩm quyền ký kết.
- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng
thông thạo.
1. Nghiên cứu xác lập căn cứ để nhập khẩu:
- Căn cứ pháp lý: căn cứ pháp lý là căn cứ đầu tiên mà doanh nghiệp phải tìm
hiểu và nắm vững để tránh vi phạm pháp luật, dự đoán được những vướng mắc từ
yếu tố khách quan, đồng thời nắm bắt được chính sách ưu đãi của nhà nược để cho
hoạt đông nhập khẩu đạt hiệu quả.
- Căn cứ về tình hình doanh nghiệp : nhằm đưa ra những mục tiêu thích hợp
và những biên pháp khả thi để thực hiện những mục tiêu này phù hợp với những
yêu cầu về tình hình thị trường trong giai đoạn cụ thể ,tránh những tình trạng đưa ra
những mục tiêu và biện pháp vượt quá khả năng của doanh nghiệp hay quá thấp so
với tiềm năng hiện có của doanh nghiệp .Trong phần này chúng ta sẽ tập trung
nghiên cứu chiến lược kinh của doanh nghiệp .khi thực hiện công tác nhập khẩu
phải xuất phát từ chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn
+ Nghiên cứu nguồn lực doanh nghiệp :
- Nguồn vốn :là một tiền đề rất quan trọng cho công tác nhạp khẩu tại công
ty .Hiện nay những nguồn vốn mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể huy động để
xuất khẩu là:
+ Vốn tự có : gồm vốn pháp định ,vốn bổ sung từ lợi nhuận
+ Vốn từ phát hành chứng khoáng
+ Vốn từ các chứng khoáng phải trả
+ Vốn vay : bao gồm vay cán bộ công nhân viên trong công ty và vay từ
ngân hàng
- Nguồn lực doanh nghiệp nghiên cứu nguồn lực doanh nghiệp nhằm phục
vụ công tác nhập khẩu trong việc phân công ,bố trí nhân lực phù hợp mục tiêu và
biện pháp đề ra.
- Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp:
- Nghiên cứu thực trạng của doanh nghiệp nhằm phản ánh kết quả của sự phù
hợp các nguồn lực của doanh nghiệp trong cho biết được tình hình tiêu thụ xe máy
của doanh nghiệp đồng thời phản ánh những khó khăn và thuận lợi của doanh
nghiệp .do đó khi nhập khẩu linh kiện xe máy doanh nghiệp sẽ lựa trên những lợi
thế mà doanh nghiệp có sẵn đồng thời khắc phục những khó khăn vươn mắc mà
doanh nghiệp gặp phải trong công tác nhập khẩu linh kiện xe máy .
- Căn cứ vào thị trường : thị trường là cơ sở quan trọng nhất trong hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng .tiến hành nghiên cứu môi
trường marketing : gồm môi trường vật chất ,môi trường chính trị - pháp luật ,môi
trường văn hoá xã hội ,môi trường kinh tế ,môi trường cạnh tranh .Nhằm xác định
biến cố then chốt của môi trường làm cơ sở để nhập khẩu .
VII.Các bước thực hiện ký kết hợp đồng nhập khẩu:
1. Xin giấy phép nhập khẩu :
- Giấy phép nhập khẩu là tiền đề quang trọng về mặt pháp lý để tiến hành các
khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất nhập khẩu .thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
phụ thuộc phần lớn vào cơ chế quản lý mặt hàng nhập khẩu .ở nước ta ngày nay ,
từng thời kỳ bộ thương mại quyết định về danh mục những hàng cấm xuất khẩu ,
ngững hàng tạm ngưng nhập khẩu ,hàng nhập khẩu quản lý hạn nghạch và hàng
xuất khẩu có định hướng
+ Đối với mặt hàng nhập khẩu chịu sự quản lý bằng hạn nghạch ,sau khi
nhận công văn phân bổ hạn nghạch , sau khi nhận được công văn phân bổ hạn
nghạch hạn nghạch ,chủ hàng nhập khẩu tới bộ thương mại chủ hàng nhập khẩu tới
bộ thương mại xin đổi lấy phiếu hạn nghạch khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu
.Chủ hàng nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu . Đơn xin phép cần kèm theo
phiéu hạn nghạch ,bản sao hợp đồng nhập khẩu hoặc LC và các giấy tờ có liên
quan.
+ Đối với những mặt hàng được phép xuất nhập khẩu nhoài hạn nghạch (tức
là không chịu sự quản lý bằng hạn nghạch )
- Nếu là hàng hoá thông thường ,khi xuất nhập khẩu doanh nghiệp không cần
giấy xin phép nhập khẩu mà chỉ cần làm giấy tờ khai hải quan ,gởi bộ thương mại
một bản để theo dõi
- Nếu là hàng hoá quan trọng (có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng trong
nước có thể tạo nên chi tiêu lớn về ngoại tệ ) thì nhập khẩu ,doanh nghiệp phải xin
giấy phép nhập khẩu
- Hiện nay việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
+ Bộ Thương mại (các phòng cấp giấy phép ) cấp những giấy phép nhập
khẩu hàng mậu dịch
+ Tổng cục hải quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch
2. Mở LC :
- Sau khi ký nhập khẩu ,cần viết đơn xin ở lc theo qui định của hợp đồng và
đến nghân hàng làm thủ tục mở lc .nội dung của lc làm thống nhất các điều khoản
của lc : chất lượng ,qui cách ,giá cả … Nên lấy hợp đồng làm căn cứ để đưa ra qui
định với nội dung trong lc .thời gian mở lc cần thực hiện theo qui định của hợp
đồng.nếu hợp đồng qui định mở lc sau khi bên bán xác nhận kỳ hạn giao nhận hàng
chúnh ta cần mở thư bên nhận được thông báo trên các bên bán .nếu hợp đồng qui
định mở như sau khi bên bán nhận được giấy phép nhận được giấy phép nhập khẩu
hoặc thanh toán trên đảm bảo thực hiện hợp đồng cần mở thư sau khi nhận được
thông báo của đối phương có giấy phép nhạp khẩu ,hoặc nghân hàng chuyển cho
biết nhận được tiền đảm bảo .
3.Làm thủ tục hải quan :
- Hàng hoá sau khi nhập khẩu vào việt nam điều phải làm thủ tục hải quan
gồm 3 bước sau:
+ Khai báo hải quan : chủ hàng khai báo chi tiết hàng hoá lên tờ khai hải
quan (custom declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục giấy tờ .yêu cầu
việc khai là trung thực và chính xác ,nội dung tờ khai gồm các mục như sau: loại
hàng ,tên hàng ,số lượng ,khối lượng ,giá trị hàng ,tên công cụ vận tải ,nhập khẩu từ
nước nào… chủ yếu là : giấy phép nhập khẩu ,hoá đơn ,phiéu đóng gói ,bảng kê chi
tiêt giấy chứng nhận xuất xứ:
- Xuất trình hàng háo : hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự ,thuận
tiện cho việc kiểm soát .chủ hàng phải chịu chi phí và nhận công việc mở , đóng và
các kiện hàng ,yêu cầu của việc xuất trình hàng háo cũng là sự trung thực của chủ
hàng .hàng hoá phải được xuất trình để kiểm tra ngay trên phương tiện vận tải và
được hải quan chấp nhận mới được chuyển qua phương tiện khác .tuy nhiên hiện
nay cho phép hàng hoá được dở và nhập vào kho hải quan trước khi xuất trình .thời
gian xuất trình tối đa là 30 ngày kể từ khi hàng hoá đến cửa khẩu .chủ hàng phải
hoàn thành thủ tục hải quan.
- Thực hiện quyết địnhcủa hải quan : sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá
hải quan sẽ ra những quuyết định như : cho hàng được phép đi biên giớ,cho hàng đi
qua một cách có điều kiện .cho hàng đi qua khi chủ hàng đã hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế .nghĩa vụ chủ hàng nghiêm túc thực hiện các quyết định của hải quan mà
cụ thể là chủ hàng kí vào nhận giấy báo thuế do nhân viên hải quan hải quan xuất
trình với điều kiện chấp nhận hoàn toàn:
Mức thuế =số lượng * trị giá *suất thuế
- Hàng nhập khẩu thì tính theo giá CIF để tính thuế và thời gian nộp thuế là
30 ngày kể từ khi nhận được giấy báo chính thức của hải quan .nếu vi phạm sẽ bị
trừng phạt 0,2 % số tiền thuế cho một ngày để
4.Tiếp nhận hàng nhập khẩu :
Trong bước này đơn vị kinh doanh nhập khẩu cần phải tiến hành các công
việc sau:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cơ quan vận tải về việc giao hàng từ tàu ở nước
ngoài về
- Xác nhận cơ quan vận tải kế hoặch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu từng năm
,từng quí ,lịch tàu , cơ câú mặt hàng , điều kiện kỉ luật khi bốc dỡ ,vận chuyển giao
nhận
- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng hoá như : vận đơn ,lệnh giao
hàng ,nếu tàu biển không giao những tài liệu cho cơ quan vận .
- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu ,ngày toa xe
chở hàng về đến sân ga giao nhận
- Xác nhận cơ quan vận tải khi tiếp nhận hàng hoá
- Thu thập chứng từ phấp lý ban đầu để tiến hàng việc khiếu nại sau này có
tổn thất xảy ra.
5.Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu :
Cơ quan hải quan (ga,cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dở
hàng ra khỏi phương tiện vận tải ,nếu hàng có thể tổn thất hoặc xếp đặt không theo
lô ,theo vận đơn thì cơ quan hải quan mới công ty giám định lập biên bản dưới tàu
,nếu hàng chuyên chở bằng đường biển mà bị hao hụt mất mát ,phải biên bản kế
toán nhận hàng với tàu “ còn bị đổ vỡ phải có biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng “ nếu
tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếuhụt mới được phát triển ,chủ hàng phải yêu
cầu vosa cấp giấy chứng nhận hàng thiếu
- Đơn vị KD NK, với tư cách là bên đứng tên trình vận đơn, phải lập dự
kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất phải yêu cầu lập biên bản
giám định nếu hàng hoá thực sự tổn thất, thiếu hụt hoặc không đồng bộ, không phù
hợp hợp đồng.
- Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập
khẩu là động vật hoặc thực vật
6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại :
- Khi thực hiện hợp dồng nhập khẩu ,chủ hàng nhập khẩu nếu phát hiện thấy
hàng nhập khẩu bị tổn thất , đổ vở ,thiếu hụt ,mất mát cần phải lập hồ sơ khiếu nại
ngay để khỏi bỏ lở thời hạn khiếu nại .
- Nếu hàng có chất lượng số lượng không phù hợp với hợp đồng hoặc có bao
bì khong phù hợp ,vi hpạm thời gian giao hàng ,hàng giao không đồng bộ thì đối
tượng khiếu nại là người bán và bộ chứng từ gồm : thư khiếu nại ,hoá đơn thương
mại ,vận đơn ,giấy chứng nhận giám định ,phiếu đóng gói ,giấy chứng số lượng
,trọng lượng ,hoá đơn tính tiền sửa chữa
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH NHậP KHẩU LINH KIệN XE GắN MÁY CủA
CÔNG TY .
A. Tình hoạt động của kinh doanh của công ty
I. Giới thiệu khái quát về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
- Tên công ty : công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ
- Tên giao dịch quốc tế :foodsuff and technology- investment corporation.
- Tên viết tắt :fococev
- Trụ sở : 64 trần quốc toản _ hải châu _tp đà nẵng
- Điện thoại (84.511) 821890 –822721-822781-821551
- Fax:(84.511) 821870-810013
- Email :fococev @ dng.vnn.vn.
- Tài khoản số :30.061037027 tại nghân hàng công thương
22.01037027 tại ngân hàng ngoại thương
+ Công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ là một doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc bộ thương mại .
+ Công ty thực hiện chế độ hoạch tóan độc đập tự chủ về tài chính có tư cách
pháp nhân ,có tài khoản riêng tại ngân hàng nhà nước ,công chịu trách nhiệm kinh
tế và dân sự về các hoạt động về tài sản chính mình .
+ Công ty tổ chức hoạt động theo pháp luật của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam
2. Quá trình hình thành và phát triển :
Tiền thân của Công ty Thực phẩm Miền Trung là Công ty Nam Thắng trực
thuộc Bộ Thương mại .sau là Công ty Thực phẩm Công nghệ Đà Nẵng thuộc Tổng
Công ty Thực phẩm - Bộ Nội thương được thành lập ngày 17/09/1975 tại quyết
định số 13 nt –qđ 1 của Bộ Nội thưong
+ Năm 1988 Bộ Nội thương có quyết định số 08 nt _qđ1, ngày 27/10/1988
về việc sát nhập tổng công ty thực phẩm và công ty thực phẩm công nghệ đà nẵng
dược bổ sung chức năng ,nhiệm vụ và đổi tên thành công ty thực phẩm miền trung
thuộc tổng công ty thực phẩm .theo chủ trương của nhà nước về việc xắp xếp lại
doanh nnghiệp quốc doanh và thực hiện nghị định 388/hđbt ngaỳ 20/11/1991 công
ty thực phẩm miền trung được lập lại doanh nghiệp nhà nước theo thông báo số
204/tb ngày 24/07/1993 của văn phòng chính phủ về quyết định số 883tm-tccb
24/07/1993 bộ trưởng bộ thương mại
- Ngày 13/08/1996 bộ trưởng bộ thương mại có quyết định số 70 tm/tccb
chuyển công ty thực phẩm miền trung thuộc tổng Công ty Thực phẩm về Bộ
Trưởng Bộ Thương mại quản lý trực tiếp.
- Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ban hành
theo quyết định số 776 tm –tccb của bộ thương mại ,giấy phép kinh doanh số
106963 ngày 01/10/1993 của trọng tài kinh tế Đà Nẵng ,giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu trực tiếp số 1161048 / gp ngày 06/01/1993 của Bộ Trưởng Bộ Thương
mại .
+ Đến ngày 13/03/2002 bộ thương mại có quyết định số 0260 /2002/qđ –
btm quyết định đổi tên Công ty Thực phẩm Miền Trung thành Công ty Thực phẩm
và Đầu tư Công nghệ.
3. Chức năng và nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty :
A. Chức năng : kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông sản
,lâm sản ,hải sản ,thực phẩm tươi sống ,thực phẩm chế biến ,nguyên liệu ,vật tư
phục vụ đời sống ,hàng công nghệ tiêu dùng .qua đó ghóp phần tạo thêm nguồn
hàng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước đồng thời tạo
thêm nguồn hàng xuất khẩu ,mang lại nguồn lợi cho đất nước ,ghóp phần thúc đẩy
nền kinh tế nước nhà phát triển
+ Nội dung hoạt động kinh doanh sản xuất nhập khẩu của Công ty:
Công ty kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống : nông lâm ,hải sản .
Các mặt hàng thực phẩm công nghệ : đường dầu ăn ,sữa tươi ,rượu…….
Các mặt hàng nông sản : hạt tiêu ,hạt điều , tiêu mè…………
Hàng công nghiệp tiêu dùng : phương tiện vận chuyển ,vật tư thiết bị ,hàng
trang trí nội thất ,vật liệu xây dựng , điện máy , điện tủe kim khí ,cho đối tương
trong và ngoài nước phục vụ sản xuất .
+ Gia công lắp ráp sửa chữa hàng điện máy ,xe máy
+ Kinh doanh dịch vụ như : dịch vụ khách sạn và ăn uống ở nơi có nhu cầu
,cho thuê kho bãi ,văn phòng làm việc .
+ Nhận uỷ thác nhập khẩu và đại lý bán các mặt hàng thuộc phạm vi kinh
doanh của cônh ty .
+ Hợp tác liên doanh đầu tư với các tổ chức cá nhân đơn vị kinh doanh khác
trong và ngoài nước để sản xuất gia công chế biến các mặt hàng trong phạm vi hoạt
dộng kinh doanh của công ty nhằm chủ động tạo nguồn hàng trong nước và xuất
khẩu.
B.nhiệm vụ Công ty :
+ Đối với nhà nước : Công ty chấp hành đầy đủ các chính sách ,chế độ pháp
luật của nhà nước và các qui định của bộ thương mại
+ Kinh doanh theo ngành hàng đã đăng kí và mục đích thành lập công ty
+ Bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao nhận cho công ty bảo đảm
sản xuất kinh doanh này càng phát triển ,bảo đảm trạng thái về tài chính ,thực huện
đầy đủ mọi chế độ nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước .
+ Đối với chính quyền : công ty chấp hành các qui định của chính quyền tai
nơi đặt trụ sở cũng như các xí nghiệp bên cạnh đó công ty tao điều kiện giải quyết
việc làm cho nhiều lao động tại nơi đặt trụ của công ty,chăm lo đời sông nhân dân
+ Cán bộ công nhân viên công ty : thực hiện phân phối theo lao động ,chăm
lo đời sống và tinh thần
+ Hàng công nghiệp tiêu dùng: phương tiện vận chuyên, vật tư thiết bị, hàng
trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, điện máy, điện tử kim khí cko các đối tượng
trong vào ngoài nước phục vụ sản xuất.
+ Gia công lắp ráp sữa chữa hàng điện máy, xe máy.
Kinh doanh dịch vụ như: dịch vụ khách sản và ăn uống ở nơi có nhu cầu, cho
thuê kho bãi, văn phòng làm việc.
+ Nhận uỷ thác nhập khẩu và đại lý bán các mặt hàng thuộc phạm vi của
công ty .
+ Hợp tác liên doanh đầy đủ với các tổ chức cá nhân đơn vị kinh doanh khác
trong và ngoài nước để sản xuất gia công chế biến các mặt hàng trong phạm vi hoạt
đông kinh doanh của công ty , nhằm chủ động tạo nguồn hàng tiêu dung trong nước
và xuất khẩu.
C.nhiệm vụ của công ty:
+ Đối với nhà nước: công ty chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ pháp luật
của nhà nước và các quy định của bộ thương mạ.
+ Kinh doanh nghành hàng có đầy đủ đăng ký và mục đích thành lập công ty.
+ Bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao cho công ty, bao đảm xản
xuất kinh doanh ngày càng phát triển, bao đảm sự trạng thái về tài chính, thực hiện
đầy đủ mọi nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước.
+ Đối với chính quyền: công ty chấp hành các quy định của chính quyền tại
nơi đặt trụ sở cung như các xí nghiệp.bên cạnh đó công ty tạo điều kiện giải quyết
việc làm cho nhiều lao động tai nơi đặt trụ sở của công ty, chăm lo đời sống của
nhân dân.
+ cán bộ công nhân viên công ty: thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ văn
hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Đối với xã hội: thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, thao gia bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
D.quyền của công ty:
- Được giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, liên doanh hợp tác đầu tư sản
xuất kinh doanh tạo ra hàng hoá, hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật và sản xuất kinh doanh và các tổ chức trong và ngoài nước. Được vây vốn
ngân hàng nhà nước việt nam, được huy động các nguồn vốn khác của các tổ chức
cá nhân trong và ngoài chính sách và pháp luận của nhà nước hiện hành.
- Được tham gia hội chợ triển lãm, quả cáo hàng hoá.
- Được tổ chức quản lý và mạng lưới sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm
vụ được giao, áp dụng các biện pháp quản lý sữ dụng lao động cung với hình thức
trả lương thưởng theo chế độ của nhà nước quy định .
- Được khiếu nại tố tụng trước cơ quan pháp luật nhà nước đối với các tổ
chức cá nhân vi phạm các điều khoảng các hợp đồng kinh tế đã ký kết, quy định chế
độ quản lý kinh doanh và tài chính của nhà nước làm thiệt hại tài sản, hàng hoá của
công ty.
4. Cơ cấu tổ chức công ty:
A) Sơ đồ tổ chức:
Ghi chú :quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu
B.Chức năng, quyền hạn của các phòng ban:
+ Tổng giám đốc: là người đứng đứng đầu công ty do bộ thương mại bổ
nhiệm là người đại diện cho nhà nước, đồng thời giám đốc là người đại diện cho cán
bộ công nhân viên điều hành mọi hoạt động của công ty theo đống chính sách pháp
luật của nhà nước. Bố cáo đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Có trách
nhiệm qui định chức năng, nhiệm vụ, xây dựng đối với các đơn vị trực thuộc.
+ Phó tổng giám đốc: do bộ thưong mại đảm nhiệm hoặc do tổng giám đốc
tiến cử, có trách nhiệm tham mưu tổng giám đốc hoặc thay quyền điều hành công ty
khi giám đốc kỹ quyền.