Thị trường chứng khoán GV.TS.Nguyễn Hoàng Thanh
MỤC LỤC
A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
1. Sự hình thành
2. Khái niệm
3. Chức năng
B. CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán
2. Mục tiêu quản lý và điều hành
3. Nguyên tắc hoạt động
4. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán
5. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
2. Các giai đoạn phát triển
3. Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN
4. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn
2011-2020
SV thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Thị trường chứng khoán GV.TS.Nguyễn Hoàng Thanh
A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
1. Sự hình thành:
Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị
trường tiền tệ);Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng
dài hạn; Thị trường cầm cố; và Thị trường chứng khoán.
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa
dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn
rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Khi
cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen
biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng
các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính,
nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển
kinh tế.
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là
vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát
triển ngày càng cao. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua
hình thức tài chính gián tiếp. Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình
thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát
hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường
chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán
và trao đổi chứng khoán các loại.
Có những nước thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây vài trăm năm như: Anh 1773,
Đức 1778, Mỹ 1792, Thụy Sĩ 1876, Nhật 1878, Pháp 1801. cũng có những thị trường chứng
khoán mới xuất hiện cách đây vài thập kỉ như: ở Hương Cảng 1946, Indonesia 1952, Nam
Triều Tiên 1956, Đài Loan và Thái Lan 1962, Mã Lai và Tân Gia Ba 1963… Nhưng cũng có
những nước đến cuối năm 2000 mới có thị trường chứng khoán thứ cấp như ở Việt Nam.
2. Khái niệm:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó
nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài
trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng
kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng
khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường
chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Hàng hóa giao dịch trên Thị
trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có
thời hạn trên 1 năm .
* Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:
- Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn
đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
SV thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Thị trường chứng khoán GV.TS.Nguyễn Hoàng Thanh
- Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào
thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình
thành dựa trên quan hệ cung – cầu;
- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị
trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường
chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt
bất cứ lúc nào họ muốn.
3. Chức năng:
Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;
- Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
B. CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC:
1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán:
1.1. Căn cứ vào phương diện pháp lý:
- Thị trường chứng khoán chính thức ( The Stock exchange): hay còn gọi là thị trường
chướng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước, là nơi
mua bán các loại chừng khoán đã được đăng biểu hay được biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là loại được cơ quan có thẩm quyền cho phép đảm bảo, phân phối và
mua bán qua cơ quan có môi giới
Chứng khoán biệt lệ là loại được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ
trong các cơ quan công quyền, thành phố, tỉnh quận, huyện phát hành và đảm bảo.
Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt. Giá cả được tính
theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của Hôi đồng chứng khoán. Thị trường chứng
khoán chính thức chủ yếu được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange).
- Thị trường chứng khoán phi chính thức ( Over the counter market, viết tắt là OTC): còn
gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán chứng khoán bên ngoài
sở giao dịch chứng khoán, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những
người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. Ở đây không có sự kiểm
soát của hội đồng chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa
thuận của người mua và người bán.
Các chứng khoán mua ở OTC thường là loại không được đăng biểu, ít người biết đến hay
ít được mua bán.
1.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán:
SV thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Thị trường chứng khoán GV.TS.Nguyễn Hoàng Thanh
- Thị trường sơ cấp (Primary Market) còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát
hành, đây là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu, là thị trường tạo vốn cho đơn vị
phát hành.
- Thị trường thứ cấp (Secondary Market) còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường mua
bán trực tiếp chứng khoán, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. Nói
cách khác thị trường thứ cấp là nơi mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành
qua thị trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa hai loại thị trường này là về nội dung và hình thức của từng
loại thị trường. Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi
nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù
việc giao dịch rất nhộn nhịp nhưng không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút
thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng
khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán.
Tuy nhiên, trong thực tế một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch thị trường sơ cấp vừa có
giao dịch thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp và thứ cấp có quan hệ nội tại: thị trường sơ cấp là cơ sở tiền đề, thị trường
thứ cấp là động lực. Điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường
tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình
trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường, đảm bảo chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền
kinh tế.
1.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch:
- Thị trường giao ngay ( Spot Market): còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường
“mua đứt bán đoạn”, việc mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc
thanh toán và giao toán sẽ diễn ra sau vài ngày theo quy định.
- Thị trường tương lai ( Future Market): là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại
hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và
giao toán sẽ diễn ra trong một kì hạn nhất định ở tương lai.
1.4. Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch:
- Thị trường cổ phiếu
- Thị trường trái phiếu
- Thị trường chứng khoán phát sinh: khoán phát triển ở trình độ cao. bao gồm thị trường hợp
đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các
công cụ tài chính cấp cao; Do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng
khoán.
2. Mục tiêu quản lý và điều hành:
- Hoạt động có hiệu quả.
- Điều hành công bằng.
- Phát triển ổn định.
3. Nguyên tắc hoạt động:
SV thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Thị trường chứng khoán GV.TS.Nguyễn Hoàng Thanh
- Cạnh tranh tự do: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và các
đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh bình đẳng với nhau.
- Công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành, giao dịch của các loại chứng
khoán trên thị trường.
- Trung gian mua bán: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tổ
chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép hoạt động trên thị trường.
- Đấu giá: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc
hình thành giá cả trung thực, hợp lý.
- Công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được
bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin.
4. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán:
4.1. Cổ phiếu (Stock/Share): Là loại chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông
đối với một doanh nghiệp cổ phần. Nói cách khác, cổ phiếu là giấy chứng nhận viện đầu tư
vốn vào công ty cổ phần.
Cổ phiếu được chia làm các loại:
+ Cổ phiếu vô danh
+ Cổ phiếu kí danh
+ Cổ phiếu đích danh
+ Cổ phiếu thường (Common Stocks)
+ Cổ phiếu ưu đãi (preferred Stocks)
4.2. Trái phiếu công ty (Corporate Bonds): là một loại giấy chứng nhận nợ có kì hạn do
các công ty phát hành và đến thời hạn công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả cả vốn lẫn lợi
tức cho người mua nó.
4.3. Trái phiếu dài hạn kho bạc (Treasury Bonds): là phiếu nợ dài hạn từ 5-30 năm hay hơn
nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung quỹ ngân sách. Loại này được lưu
thông trên thị trường chứng khoán, ít được phát hành. Kho bạc chủ yếu phát hành các loại tín
phiếu kho bạc ngắn hạn từ một năm trở xuống, được lưu thông trên thị trường tiền tệ.
4.4. Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds): là loại trái phiếu nợ dài hạn do Chính phủ trung
ương hay chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án
đầu tư hạ tầng. Kỳ hạn trái phiếu này từ 10-30 năm. Các trái phiếu này thường được các ngân
hàng thương mại mua khi được phát hành sau đó bán lại trên thị trường chứng khoán thứ cấp
cho các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, những người có tài sản lớn, thu nhập cao.
4.5. Công trái nhà nước (State Bonds): là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, có thời hạn từ 10
năm trở lên được phát hành từng đợt. Loại này do Nhà nước phát hành để bù đắp thiếu hụt
ngân sách. Loại tích sản tài chính này, ở các nước phát triển là loại được ưa chuộng nhất vì
hầu như không có rủi ro. Mặt khác, tuy lãi suất tương đối thấp nhưng số lãi này không phải
chịu thuế. Các định chế như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp lớn
và cả cá nhân đều thích tham gia mua bán loại công cụ nợ này trên thị trường chứng khoán.
4.6. Trái phiếu cầm cố (Mortgage Bonds): còn được gọi là khế ước vay nợ, là giấy ghi nợ
có đảm bảo bằng tài sản cầm cố chủ yếu là bất động sản. Lãi suất được ấn định cố định trong
SV thực hiện: Nguyễn Thị Chinh