Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.52 KB, 22 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Vàng đen - Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất
của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện, sử dụng trongcác ngành công
nghiệpquan trọng và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao
thông vận tải.Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế
kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI,
chắc chắn loại nhiên liệu không thể tái sinh được này vẫn chưa thể bị thay
thế bởi khí đốt, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt
trời, địa nhiệt, bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu mỏ
là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm vị trí số cao về giá trị kim
ngạch xuất khẩu Việc khai thác và xuất khẩu hiệu quả mặt hàng này sẽ
mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng doanh thu
xuất khẩu cho đất nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường dầu thô thế giới
biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh
hưởng rất nhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Giá dầu trên
thế giới biến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cả những
khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt
động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” để tận dụng những thuận lợi, khắc
phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô một cách
hiệu quả nhất là một tất yếu khách quan.
1
B. NỘI DUNG
I. Thị trường dầu mỏ thế giới
1. Đặc điểm thị trường dầu mỏ thế giới
Thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,
mua bán về dầu mỏ giữa các quốc gia trên khắp thế giới. Nó có những đặc
điểm chung song cũng có những điểm hết sức khác biệt so với các thị
trường khác.


Thứ nhất, đây là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa
dạng về dầu mỏ của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi mà các
nguồn tài nguyên không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn
năng lượng khác chưa thể thay thế được vai trò chiến lược của dầu mỏ thì
nhu cầu về dầu mỏ vẫn ngày một tăng với một số lượng lớn các giao dịch
mua bán dầu mỏ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên
thế giới.
Thứ hai, thị trường dầu mỏ còn hết sức nhạy cảm với những biến
động về kinh tế, chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên
chính thị trường dầu mỏ. Chỉ cần xảy ra một sự bất ổn định về mặt chính trị
của một trong những quốc gia xuất khẩu dầu như là sự căng thẳng về chính
trị tại Nigieria hay các hoạt động phá hoại của lực lượng chống đối tại Iraq,
sự bất ổn các nguồn cung từ Nga (vụ Yukos) cũng có thể làm chao đảo thị
trường dầu mỏ
Thứ ba, thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối rất lớn của tổ
chứcOPEC.Các quyết định, chính sách của OPEC về cung cầu dầu mỏ
cũng như giá dầu đều có tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ thế
giới.Báo cáo của OPEC công bố ngày 13/08/2010 bất chấp nhu cầu dầu mỏ
2
của Mỹ vẫn ổn định, nhu cầu dầu mỏ của thế giới năm 2010 được dự báo
tăng thêm 100.000 triệu thùng/ngày, đưa mức tăng nhu cầu dầu mỏ năm
nay lên khoảng một triệu thùng/ngày (hay 1,2%), thấp hơn mức 1,7 triệu
thùng/ngày được đưa ra trong dự báo trước đây. Theo đó, tổng nhu cầu dầu
mỏ được dự báo trong năm nay sẽ đạt mức 85,5 triệu thùng, tăng so với
mức 84,46 triệu thùng của năm ngoái.
2. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
Thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối và phụ thuộc rất nhiều
vào tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Đây là một tổ chức đa chính phủ
được thành lập bởi các nước Iran, I-rắc, Kwait, Ả Rập Saudi và Venezuela
trong hội nghị tại Baghda (từ ngày 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960).

Các thành viên gồm Qatar (1961), Nam Dương (1962), LiBi (1962).Các
tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (1967), Algeria (1969) và Nigeria
(1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó.Ecuador (1973 - 1992) và Gabon
(1975 - 1994) cũng từng là thành viên của OPEC.Trong năm năm đầu tiên
đặt trụ sở cuả OPEC tại Geneve, Thuỵ Sĩ, sau đó chuyển về Viên, Áo từ
tháng 9/1965.Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng
sản lượng dầu thế giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới.
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu của các
nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu trên thị trường
thế giới.Hội nghị các bộ trưởng phụ trách vấn đề năng lượng và dầu mỏ
thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị
trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để đảm bảo việc cung cấp
dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới. Bộ trưởng các nước thành viên thay
nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một
nhiệm kỳ.
3
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập OPEC là
ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định
giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các
biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều
biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ
như trong cơn khủng hoảng dầu, OPEC đã không tìm cách hạ giá dầu mà
lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật
ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá.OPEC dựa vào việc phân
bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra
khan hiếm hoặc dư dầu giả, thông qua đó có thể có thể tăng, giảm hoặc giữ
giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm
cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho mình. OPEC giữ một vị trí quan
trọng nhất trên thị trường dầu mỏ thế giới
3. Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới

Kể từ khi có ngành công nghiệp dầu khí đến nay, với khởi đầu
Công nghiệp dầu khí Mỹ, rồi khi Nga bắt đầu xuất khẩu dầu (1884), và
phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX
Venezuala bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần thứ hai thì về
cơ bản giá dầu cũng chỉ ở mức từ 5 - 7 USD/1 thùng. Từ thập kỷ 70 của thế
kỷ XX đã liên tiếp xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu.Đặc biệt trong
những năm gần đây giá dầu thế giới luôn ở mức cao, gây ra sự biến động
trên thị trường dầu mỏ đặc biệt là từ năm 2004 đến nay.
Từ năm 1948 đến những năm cuối 1960, giá dầu trung bình của
thế giới chỉ dao động từ 2,5 - 3 USD/1 thùng. Sự ra đời của các nước thành
viên OPEC đảm bảo cho sự ổn định về giá dầu.Cú sốc giá dầu lần thứ nhất
bắt đầu vào cuối tháng 10/1973 khi Syria và Ai Cập tấn công Isarel.Mỹ và
các nước phương tây đã hỗ trợ mạnh cho Isarel.Trả đũa cho hành động này,
4
hàng loạt các nước xuất khẩu dầu trong khối Arab đã cấm vận xuất dầu cho
các nước thân với Isarel.Họ đã cắt giảm lượng dầu sản xuất từ 5 triệu thùng
một ngày xuống còn một triệu thùng. Kết quả là trong vòng 6 tháng, giá
dầu thế giới đã tăng 400%. Từ năm 1972 - 1978, giá dầu dao động từ 12 -
14 USD/1 thùng so với giai đoạn trước chỉ có 3 USD/1 thùng. Lần biến
động tiếp theo được châm ngòi bằng cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq
năm 1979. Kết quả là lượng dầu sản xuất của hai quốc gia này sụt giảm.Giá
dầu lập tức tăng từ 14 USD/1 thùng năm 1978 lên 38 USD/1 thùng năm
1981, tức tăng 271%.Cú sốc giá dầu thứ ba xảy ra vào giai đoạn Iraq tấn
công Kuwait năm 1990 - 1991. Giá dầu từ mức 20 USD/1 thùng đã tăng
lên 35 USD/1 thùng vào tháng 10/1990.
OPEC có sản lượng chính thức 24,84 triệu thùng/ngày, được áp
dụng kể từ tháng 1/2009 sau đợt cắt giảm mạnh sản lượng nhằm ngăn chặn
đà giảm giá dầu. Trước đó, giá dầu thô đã giảm từ mức cao kỷ lục hơn
147USD/thùng hồi tháng 7/2008 xuống còn khoảng 32 USD/thùng trong
tháng 12/2008 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Mới đây, mặc dù giá dầu tăng lên mức cao nhất trong năm tháng
qua ở mức trên 85 USD/thùng (06/10/2010) do đồng USD yếu, giới phân
tích tin rằng giá dầu sẽ lại giảm xuống mức 70-80 USD/thùng trong thời
gian tới
Theo dự đoán của các chuyên gia giá dầu thế giới trong năm
2011sẽ dao động xung quanh mức 60 -70USD/thùng. Giá dầu thế giới sụt
giảm là do kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và có nguy cơ rơi vào suy
thoái kép
4. Nguyên nhân của biến động
5
Giá dầu thô cùng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết
sức quan trọng. Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh
tế các nước và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho
thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm. Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá
dầu tăng hiện nay rất khác so với những cơn sốt giá dầu trước đây, tất cả
đều xảy ra đồng thời với với hiện tượng phát triển bùng nổ kinh tế do nhiều
nền kinh tế hoạt động quá nóng. Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố
như nhân tố chính trị và sự bất ổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những
nhân tố có tác động mạnh, còn nhân tố cung cầu là nhân tố quyết định sự
biến động giá dầu trên thị trường thế giới.
Nhân tố quyết định gây nên sự biến động trên thị trường mỏ chính
là nhân tố cung cầu. Cung dầu thô ngày càng hạn chế do dầu thô là nguồn
tài nguyên không tái tạo được. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra hàng loạt
các tranh luận gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu. Trong những năm gần
đây, các mỏ mới và lớn, phát hiện ngày càng ít dần, trong lúc các mỏ đang
khai thác thì đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm của hoặc đang chuyển sang
giai đoạn kết thúc
Bên cạnh đó, chính trị cũng là một nhân tố rất quan trọng gây nên
sự biến động trên thị trường dầu mỏ. Trước mắt, chính trị dầu mỏ không
phải liên quan đến vấn đề thế giới sẽ thiếu dầu mà liên quan đến sự ra đời

và ảnh hưởng ngày càng tăng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
OPEC đối với nền kinh tế thế giới, tình hình bất ổn ở Trung Đông và các
cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các khu vực hiện nay đặc
biệt ở các khu vực có trữ lượng dầu lớn.
Cuối cùng, tâm lý lo ngại cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên sự biến động tăng của giá dầu. Tâm trạng lo ngại, sự lo lắng của
6
giới kinh doanh về sự biến động giá dầu có thể phần nào được tạo ra bởi sự
đầu cơ, đã kéo dài cơn sốt giá của thị trường dầu mỏ thế giới.
7
5. Kinh nghiệm của các nước trước sự biến động giá dầu
Giá dầu cao tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới,
hạn chế tốc đô tăng trưởng, làm cho đời sống khó khăn và theo sau đó là
những lộn xộn về chính trị xã hội. Các nước xử lý vấn đề này tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế xã hội và tình hình tài nguyên mỗi nước.
Các nước OPEC chủ trương giữ giá dầu cao một cách hợp lý
theo lý luận của họ bằng cách điều chỉnh sản lượng chi để mức cung xấp xỉ
mức cầu. Với biện pháp này OPEC vừa đảm bảo có thu nhập cao vừa giữ
được nguồn tài nguyên mà họ tin rằng sau vài chục năm nữa, vai trò của họ
trên thị trường dầu khí sẽ là tuyệt đối.
Các nước sản xuất và xuất khẩu dầu nhỏ hơn thì hoặc là tranh
thủ khai thác để tăng nguồn thu, hoặc là hạn chế khai thác trong nước, mở
rộng đầu tư khai thác ở nước ngoài, phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách. Chủ
trương tăng cường khai thác để xuất khẩu chứa một nguy cơ tiềm ẩn, bởi vì
sau này họ sẽ là những nước nhập khẩu với giá dầu cao hơn gấp nhiều lần.
Do vậy, các nước có tiềm năng tài chính thì phát triển chế biến trong nước
để xuất khẩu sản phẩm lọc dầu, hạn chế tối đa xuất sản phẩm thô.
Các nước công nghiệp phát triển và các nước thiếu dầu khí thì
chủ trương đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá nguồn nhiên liệu (sử
dụng điện, hydro thay xăng hoặc sản xuất xăng dầu từ khí đốt, than đá…),

tiết kiệm năng lượng kể cả đánh thuế cao, nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng,
đồng thời đầu tư nghiên cứu các nguồn năng lượng mới. Để giữ cho giá
xăng dầu nội địa ít biến động, các nước này rất tích cực lập kho dự trữ
chiến lược, đặc biệt là Mỹ, mục tiêu dầu dự trữ phải đủ dùng trong 9 tháng,
Trung Quốc mục tiêu này là 3 tháng.
8

×